Sự đấu tranh và chuyển hóa của các mặt đối lập là nguồn gốc, động

Một phần của tài liệu Sự vận dụng quy luật mâu thuẫn CNHHDH ở huyện minh hòa tỉnh quảng bình (Trang 32 - 34)

7. Bố cục của khóa luận

1.2.3. Sự đấu tranh và chuyển hóa của các mặt đối lập là nguồn gốc, động

động lực của sự phát triển

Như chúng ta đã biết, không phải bất kỳ sự đấu tranh của các mặt đối lập đều dẫn đến sự chuyển hoá giữa chúng. Chỉ có sự đấu tranh của các mặt đối lập phát triển đến mức độ nhất định, hội tụ tất cả các điều kiện cần thiết mới dẫn đến sự chuyển hoá, bài trừ phủ định lẫn nhau. Trong giới tự nhiên, chuyển hoá của các mặt đối lập thường diễn ra một cách tự phát, còn trong xã hội, chuyển hoá của các mặt đối lập nhất thiết phải diễn ra thông qua hoạt động có ý thức của con người.

Do đó, không nên hiểu sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mặt đối lập chỉ là sự hoán đổi vị trí một cách đơn giản, máy móc, mà đây là quá trình diễn ra hết sức phức tạp, trải qua nhiều khâu trung gian. Tùy mỗi sự vật, hiện tượng mà có sự chuyển hóa khác nhau. Thông thường thì mâu thuẫn chuyển hoá theo hai phương thức:

Phương thức thức nhất: Mặt đối lập này chuyển hoá thành mặt đối lập kia và ngược lại nhưng ở trình độ cao hơn xét về phương diện chất của sự vật.

Ví dụ: Mâu thuẫn giữa vô sản và tư sản biểu hiện thành cuộc cách mạng vô sản lật đổ giai cấp tư sản.

Hay, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong xã hội phong kiến đấu tranh chuyển hoá lẫn nhau để hình thành quan hệ sản xuất mới là quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và lực lượng sản xuất mới ở trình độ cao hơn.

Phương thức thứ hai: Cả hai mặt đối lập chuyển hoá lẫn nhau để thành hai mặt đối lập mới hoàn toàn.

Ví dụ: Giải quyết mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ (chế độ phong kiến), xã hội lại xuất hiện mâu thuẫn mới là mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản (chế độ tư bản chủ nghĩa).

Hay: Nền kinh tế Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Từ những mâu thuẫn trên cho ta thấy trong thế giới hiện thực, bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng chứa đựng trong bản thân nó những mặt, những thuộc tính có khuynh hướng phát triển ngược chiều nhau. Sự đấu tranh chuyển hoá của các mặt đối lập trong điều kiện cụ thể tạo thành mâu thuẫn. Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan, phổ biến của thế giới. Mâu thuẫn được giải quyết, sự vật cũ mất đi, sự vật mới hình hành. Sự vật mới lại nảy sinh các mặt đối lập và mâu thuẫn mới.

Các mặt đối lập trong mâu thuẫn mới lại đấu tranh chuyển hoá và phủ định lẫn nhau để tạo thành sự vật mới hơn, tiến bộ hơn. Cứ như vậy mà các sự vật, hiện tượng trong thế gới khách quan thường xuyên phát triển và biến đổi không ngừng. Vì vậy mâu thuẫn là nguồn gốc và động lực của mọi quá trình vận động phát triển của sự vật, hiện tượng. Với câu nói nổi tiếng của Hêraclit càng minh chứng rõ điều này: “Chúng ta không thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông”.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng tìm thấy nguồn gốc của sự vận động và phát triển ở mâu thuẫn, ở sự đấu tranh giữa các khuynh hướng, các mặt đối lập tồn tại trong các sự vật và hiện tượng. C.Mác khẳng định rằng: Cái cấu thành bản chất của sự vật biện chứng, chính là sự cùng tồn tại của hai mặt mâu thuẫn, sự đấu tranh của hai mặt ấy và sự dung hợp của hai mặt ấy thành một phạm trù mới. Vậy mâu thuẫn là sự tác động lẫn nhau của các mặt, các khuynh hướng đối lập. Sự tác động qua lại, sự đấu tranh của các mặt đối lập quy định một cách tất yếu

những thay đổi của các mặt đang tác động qua lại, cũng như sự vật nói chung, nó là nguồn gốc vận động và phát triển, là xung lực của sự sống. Như vậy, ta thấy rằng chính mâu thuẫn là nguồn gốc, là động lực của sự vận động và phát triển của mọi sự vật, hiện tượng.

Một phần của tài liệu Sự vận dụng quy luật mâu thuẫn CNHHDH ở huyện minh hòa tỉnh quảng bình (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w