Nội dung của quy luật mâu thuẫn

Một phần của tài liệu Sự vận dụng quy luật mâu thuẫn CNHHDH ở huyện minh hòa tỉnh quảng bình (Trang 26 - 27)

7. Bố cục của khóa luận

1.2.Nội dung của quy luật mâu thuẫn

Lịch sử phát triển của triết học là lịch sử phát triển của tư duy triết học gắn với cuộc đấu tranh của hai phương pháp tư duy – biện chứng và siêu hình. Chính cuộc đấu tranh lâu dài của hai phương pháp này đã thúc đẩy tư duy triết học phát triển và được hoàn thiện dần với thắng lợi của tư duy biện chứng duy vật.

Phép biện chứng duy vật là sự thống nhất hữu cơ giữa lý luận và phương pháp. Hệ thống các quy luật, phạm trù của nó không chỉ phản ánh đúng đắn thế giới khách quan mà còn chỉ ra những cách thức để định hướng cho con người nhận thức và cải tạo thế giới. Phép biện chứng duy vật không chỉ khái quát những thành tựu của tất cả các khoa học cụ thể, mà còn kết tinh những tinh hoa trong quá trình phát triển tư tưởng triết học của nhân loại. Phép biện chứng duy vật trình bày một cách có hệ thống chặt chẽ tính chất biện chứng của thế giới thông qua những phạm trù và những quy luật chung nhất của thế giới (tự nhiên, xã hội và tư duy).

Ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật có ý nghĩa phương pháp luận chỉ đạo mọi hoạt động của con người, trong đó, quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (gọi tắt là quy luật mâu thuẫn) là hạt nhân của phép biện chứng. Nghiên cứu quy luật này để thấy rõ được nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển. Quy luật này vạch ra nguồn gốc, động lực của sự phát triển; phản ánh quá trình đấu tranh giải quyết mâu thuẫn bên trong sự vật. Từ đó, phải vận dụng nguyên tắc mâu thuẫn mà ý đồ cơ bản của nó là phải nhận thức đúng đắn mâu thuẫn của sự vật, trước hết là mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn chủ yếu, phải phân tích mâu thuẫn và quá trình đấu tranh giải quyết mâu thuẫn. Đấu tranh là phương thức giải quyết mâu thuẫn”. Tuy nhiên, hình thức đấu tranh rất đa dạng, linh hoạt, tùy thuộc mâu thuẫn cụ thể và hoàn cảnh lịch sử cụ thể.

Theo quan điểm biện chứng thì sự vật nào cũng là một thể thống nhất của các mặt đối lập, tức là, các mặt có xu hướng, khuynh hướng trái ngược nhau. Chính sự tác động lẫn nhau giữa các mặt đối lập tạo nên mâu thuẫn sự vật.

Khi nói đến mâu thuẫn biện chứng là nói đến mâu thuẫn tất yếu của những mặt trái ngược nhau. Ví dụ, điện có cực âm, cực dương. Trong các mặt đối lập, chúng vừa đấu tranh với nhau ( Với nghĩa tác động theo xu hướng trái ngược nhau) nhưng các mặt đối lập lại là thống nhất với nhau.

Mâu thuẫn tồn tại từ khi sự vật xuất hiện cho đến khi sự vật kết thúc. Trong cùng một sự vật, hiện tượng không chỉ có một mâu thuẫn mà có thể có rất nhiều mâu thuẫn, khi mâu thuẫn này được giải quyết thì mâu thuẫn khác lại hình thành... Và cứ như vậy thế giới vật chất luôn vận động, biến đổi không ngừng. Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập tạo thành xung lực nội tại của sự vận động và phát triển, dẫn tới sự mất đi của cái cũ và nhường chỗ cho sự ra đời của cái mới.

Một phần của tài liệu Sự vận dụng quy luật mâu thuẫn CNHHDH ở huyện minh hòa tỉnh quảng bình (Trang 26 - 27)