LỜI MỞ ĐẦU Công tác quản lý tiền lương là một trong những chức năng quan trọng trong công tác quản trị doanh nghiệp. Nó có quan hệ mật thiết với các hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp. Tiền lương là một yếu tố chi phí sản xuất quan trọng, là một bộ phận cấu thành giá thành sản phẩm của doanh nghiệp nhưng lại là nguồn thu chủ yếu của người lao động. Các đặc điểm trên đòi hỏi khi tổ chức công tác tiền lương, doanh nghiệp phải tuân theo những nguyên tắc và những chính sách, chế độ đối với người lao động. Vì vậy, trong doanh nghiệp, việc xây dựng thang lương, bảng lương, quỹ tiền lương, định mức lương, lựa chọn các hình thức trả lương phù hợp đảm bảo sự phân phối công bằng cho mọi người lao động trong quá trình làm việc, làm cho tiền lương thực sự là động lực cho người lao động làm việc tốt hơn, không ngừng đảm bảo cải thiện đời sống vật chất tinh thần của người lao động và gia đình họ là một việc cần thiết và cấp bách. Trên cơ sở lý luận trên và thực tế thu nhập được trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần xây dựng An Việt, em đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Công ty cổ phần xây dựng An Việt” Bố cục đề tài gồm ba phần: Chương I: Cơ sở lý luận về quản lý tiền lương trong doanh nghiệp Chương II : Thực trạng công tác quản lý tiền lương tại Công ty cổ phần xây dựng An Việt Chương III: Một số giải pháp tăng cường quản lý quỹ tiền lương tại Công ty cổ phần xây dựng An Việt.
Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội LỜI MỞ ĐẦU Công tác quản lý tiền lương là một trong những chức năng quan trọng trong công tác quản trị doanh nghiệp. Nó có quan hệ mật thiết với các hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp. Tiền lương là một yếu tố chi phí sản xuất quan trọng, là một bộ phận cấu thành giá thành sản phẩm của doanh nghiệp nhưng lại là nguồn thu chủ yếu của người lao động. Các đặc điểm trên đòi hỏi khi tổ chức công tác tiền lương, doanh nghiệp phải tuân theo những nguyên tắc và những chính sách, chế độ đối với người lao động. Vì vậy, trong doanh nghiệp, việc xây dựng thang lương, bảng lương, quỹ tiền lương, định mức lương, lựa chọn các hình thức trả lương phù hợp đảm bảo sự phân phối công bằng cho mọi người lao động trong quá trình làm việc, làm cho tiền lương thực sự là động lực cho người lao động làm việc tốt hơn, không ngừng đảm bảo cải thiện đời sống vật chất tinh thần của người lao động và gia đình họ là một việc cần thiết và cấp bách. Trên cơ sở lý luận trên và thực tế thu nhập được trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần xây dựng An Việt, em đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Công ty cổ phần xây dựng An Việt” Bố cục đề tài gồm ba phần: Chương I: Cơ sở lý luận về quản lý tiền lương trong doanh nghiệp Chương II : Thực trạng công tác quản lý tiền lương tại Công ty cổ phần xây dựng An Việt Chương III: Một số giải pháp tăng cường quản lý quỹ tiền lương tại Công ty cổ phần xây dựng An Việt. Phạm Tường Long Lớp: KT12-K55 Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Trong thời gian thực tập tại Công ty, em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều của các cán bộ phòng kế toán, tài vụ Công ty cổ phần xây dựng An Việt. Đặc biệt là sự hướng dẫn chỉ bảo nhiệt tình của thầy giáo Th.S Nguyễn Thị Hồng Nga giáo viên giảng dạy khoa Kế toán. Em xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày 07 tháng 07 năm 2010 Học sinh Phạm Tường Long Phạm Tường Long Lớp: KT12-K55 Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN Vấ̀ QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Bản chất của tiền lương trong doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm về tiền lương. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người có sức lao động theo năng suất và hiệu quả công việc được giao. Tiền lương danh nghĩa được hiểu là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động. Số tiền này nhiều hay ít phụ thuộc trực tiếp vào năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động, phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm làm việc…ngay trong quá trình lao động. Mức lương tối thiểu là mức tiền lương trả cho người lao động làm các công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường đủ để bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tích lũy tái sản xuất sức lao động mở rộng (NĐ 203/2004/NĐ-CP ngày 14/2/2004) Tiền lương thực tế được hiểu là số lượng các loại hàng hóa tiêu dùng và các loại dịch vụ cần thiết mà người lao động hưởng lương có thể mua được bằng tiền lương danh nghĩa của họ. Tiền lương tối thiểu là tiền lương nhất định trả cho người lao động làm các công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường đảm bảo nhu cầu đủ sống cho người lao động. 1.1.2. Chức năng cơ bản của tiền lương Tiền lương là khoản thu nhập chủ yếu của người của người lao động, là nguồn lợi ích mà người lao động dùng để nuôi sống bản thân và gia đình họ, dùng để duy trì quá trình tái sản xuất tự nhiên và xã hội. Với ý nghĩa như vậy, tiền lương có những chức năng cơ bản sau: Phạm Tường Long Lớp: KT12-K55 Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội - Chức năng thước đo giá trị : là giá trị sức lao động vì tiền lương có bản chất là giá cả hàng hóa sức lao động - Chức năng kích thích : tiền lương là đòn bẩy kinh tế thu hút người lao động làm việc hăng say, nhiệt tình, tăng năng suất lao động, khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. - Chức năng tích lũy : đảm bảo cho người lao động không chỉ duy trì cuộc sống mà còn có thể dự phòng cho cuộc sống lâu dài khi họ hết khả năng lao động hoặc gặp rủi ro bất trắc. 1.1.3. Bản chất của tiền lương Theo C.Mỏc giá trị sức lao động bằng “ giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết để bù đắp lại sức lao động đã hao phí trong quá trình sản xuất, giá trị của những chi phí nuôi dưỡng con người trước và sau tuổi có khả năng lao động, giá trị những chi phí cần thiết cho việc học hành” những chi phí này không chỉ phụ thuộc vào những nhu cầu tự nhiên sinh lý của con người mà còn phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội. Như vậy, tiền lương thường xuyên biến động xoay quanh giá trị sức lao động, sự biến động này thể hiện bản chất của tiền lương là giá cả sức lao động trong nền kinh tế thị trường, và nó luụn biến động. Trong các doanh nghiệp, tiền lương là một bộ phận chi phí cấu thành chi phí sản xuất kinh doanh nờn nó được quản lý chặt chẽ. Với người lao động, tiền lương là một bộ phận thu nhập từ quá trình lao động, ảnh hưởng trực tiếp đến mức sống của họ. Phấn đấu nâng cao tiền lương trên cơ sở nâng cao năng suất lao động là mục tiêu của doanh nghiệp và của người lao động, mục đích này tạo động lực để phát triển DN và nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động. 1.1.4. Vai trò của tiền lương Để thỏa mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần cho bản thân con người phải tham gia vào quá trình lao động. Thông qua quá trình lao động đó họ sẽ nhận được một khoản tiền công tương đương với sức lao động đã bỏ ra để ổn định Phạm Tường Long Lớp: KT12-K55 Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội cuộc sống. Qua đó nảy sinh những nhu cầu mới và những nhu cầu này sẽ tiếp tục tạo động lực cho người lao động. Vì vậy, tiền công của người lao động là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với bản thân người lao động nói riêng và với các nhà quản lý nói chung. Tiền lương là nguồn sống của người lao động và gia đình họ, là động lực thúc đẩy họ làm việc. Về phía doanh nghiệp phải trả lương cho người lao động thích hợp để kích thích họ làm việc tốt hơn. Khi kết thúc công việc nào đó người lao động cần được nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, ăn uống… thì mới có thể tái sản xuất sức lao động. Việc tái sản xuất sức lao động này phải thông qua tiền lương thì mới đảm bảo cho người lao động làm việc tốt. Ngày nay, các nhà quản trị không thể dùng quyền lực để ép buộc người lao động làm việc, mà họ phải làm thế nào để khuyến khích họ làm việc? Cái đó chỉ có thể là tiền lương, tiền thưởng để giúp cho họ lao động tốt hơn. Do vậy, Nhà nước cần phải có một hệ thống tiền lương sao cho phù hợp với người lao động. Khi thiết bị cụng nghờ, máy móc kỹ thuật hiện đại, các doanh nghiệp muốn tăng năng suất lao động, lợi nhuận tăng… thì cần phải có những chính sách nhằm kích thích người lao động cả về vật chất và tinh thần. Cụ thể, doanh nghiệp cần phải có một hệ thống lương bổng hợp lý sao cho người lao động có thể thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của mình hiện tại và có một phần nhỏ nhằm đảm bảo cho cuộc sống của họ sau này. Tổ chức tiền lương trong doanh nghiệp được công bằng và hợp lý sẽ tạo ra hòa khí giữa những người lao động, hình thành khối đại đoàn kết trên dưới một lòng, một ý chí vì sự nghiệp phát triển của doanh nghiệp và vì lợi ích của bản thân họ. Do vậy sẽ kích thích họ hăng say làm việc và họ có thể tự hào về mức lương họ đạt được. Ngược lại, tiền lương trong doanh nghiệp thiếu công bằng và không hợp lý thì hiệu quả công việc sẽ không được đảm bảo. Phạm Tường Long Lớp: KT12-K55 Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội 1.2. Chế độ trả lương trong DN Hiện nay có 2 hình thức trả lương sau: 1.2.1.Chế độ tiền lương cấp bậc: Chế độ tiền lương cấp bậc là toàn bộ những quy định của Nhà nước và các xí nghiệp, doanh nghiệp áp dụng, vận dụng để trả lương cho người lao động. Căn cứ vào chất lượng và điều kiện lao động khi họ hoàn thành một công việc nhất định. Chế độ tiền lương cấp bậc áp dụng cho công nhân, những người lao dộng trực tiếp, và trả lương theo kết quả lao động của họ, thể hiện qua số lượng và chất lượng. (Giáo trình Kinh tế Lao động – Trường ĐH Kinh tế Quốc dân) Nội dung của chế độ trả lương cấp bậc : 1.2.1.1. Thang lương: Thang lương là bản xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lương giữa những công nhân trong cùng một nghề hoặc một nhóm nghề giống nhau, theo trình độ lành nghề (xác định theo bậc) của họ. Những nghề khác nhau sẽ có những thang lương tương ứng khác nhau. Một thang lương bao gồm một số bậc lương và hệ số phù hợp với các bậc lương đó. Số bậc và các hệ số của thang lương khác nhau không giống nhau. Bậc lương là bậc phân biệt về trình độ lành nghề của công nhõn và được xếp từ thấp đến cao (bậc cao nhất có thể là bậc 3, bậc 6, bậc 7 .) Hệ số lương chỉ rõ lao động của công nhân ở một bậc nào đó (lao động có trình độ lành nghề cao), được trả lương cao hơn công nhân bậc 1 (bậc có trình độ lành nghề thấp nhất – hay còn gọi là lao động giản đơn) trong nghề bao nhiêu lần Bội số của thang lương là hệ số của bậc cao nhất trong một thang lương. Đó là sự gấp bội giữa hệ số lương của bậc cao nhất so với hệ số lương của bậc thấp nhất hoặc so với mức lương tối thiểu. Phạm Tường Long Lớp: KT12-K55 Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội 1.2.1.2. Mức tiền lương Mức tiền lương là số tiền dùng để chi trả cho người lao động trong một đơn vị thời gian (giờ, ngày, thỏng) phù hợp các bậc trong thang lương. Trong một thang lương, mức tuyệt đối của mức lương được quy định cho bậc một hay mức lương tối thiểu, các bậc còn lại thì được tính dựa vào suất lương bậc một và hệ số lương tương ứng với bậc đó. Mức lương bậc một là mức lương ở bậc thấp nhất trong nghề. Mức lương này ở từng nghề khác nhau cũng khác nhau, phụ thuộc vào mức độ phức tạp về kĩ thuật và điều kiện lao động, và phụ thuộc vào hình thức trả lương. Trong nền kinh tế, mức lương bậc một của một nghề nào đó luôn luôn lớn hơn hoặc bằng mức lương tối thiểu. Mức lương tối thiểu là mức tiền lương trả cho người lao động làm những công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường, bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tích lũy tái sản xuất sức lao động mở rộng. Tiền lương tối thiểu được Nhà nước quy định theo từng thời kỳ trên cơ sở về trình độ phát triển về kinh tế - xã hội của đất nước và yêu cầu của tái sản xuất sức lao động xã hội. Từ ngày 01/01/2010 mức lương tối thiểu chung được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 97/2009/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với doanh nghiệp trong nước và Nghị định 98/2009/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân nước ngoài tại Việt Nam. 1.2.2.Chế độ tiền lương theo chức vụ: Chế độ tiền lương chức vụ là toàn bộ những quy định của Nhà nước mà các tổ chức quản lý nhà nước, các tổ chức kinh tế, xã hội và các doanh nghiệp áp dụng để trả lương cho nhân viên và cán bộ quản lý. Xây dựng chế độ tiền lương theo chức vụ theo trình tự các bước sau: Bước 1: Xây dựng chức danh cho lao động Phạm Tường Long Lớp: KT12-K55 Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội - Chức danh lãnh đạo quản lý - Chức danh chuyên môn, kỹ thuật - Chức danh thừa hành, phục vụ, dịch vụ Bước 2 : Đánh giá sự phức tạp của lao động trong từng chức danh Đánh giá sự phức tạp thường được thực hiện trên cơ sở của việc phân tích nội dung công việc và xác định mức độ phức tạp của từng nội dung đó qua phương pháp cho điểm. Trong từng nội dung công việc của lao động quản lý khi phân tích sẽ xác định các yếu tố của lao động quản lý cần có. Đó là yếu tố chất lượng và yếu tố trách nhiệm. Yếu tố chất lượng của nghề hoặc công việc bao gồm: trình độ đã đào tạo theo yêu cầu nghề nghiệp hay công việc, trách nhiệm an toàn đối với người và tài sản… Trong hai yếu tố trên, theo kinh nghiệm, yếu tố chất lượng nghề nghiệp chiếm khoảng 70% tổng số điểm (tính bình quân) còn yếu tố trách nhiệm chiếm khoảng 30%. Bước 3 : Xác định bội số và số bậc trong một bảng lương hay ngạch lương. Một bảng lương có thể có nhiều ngạch lương, mỗi ngạch ứng với một chức danh và trong ngạch có nhiều bậc lương. Bội số của bảng ngạch lương thường được xác định tương ứng như phương pháp được áp dụng khi xây dựng tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, cấp bậc công việc của công nhân. Số bậc lương trong ngạch lương, bảng lương được xác định dựa vào mức độ phức tạp của lao động và số chức danh nghề được áp dụng. Bước 4 : Xác định mức lương bậc một và mức lương khác trong bảng lương Xác định mức lương bậc một bằng cách lấy mức lương tối thiểu trong nền kinh tế nhân với hệ số của mức lương bậc một so với mức lương tối thiểu. Hệ số của mức lương bậc một so với mức lương tối thiểu được xác định căn cứ vào các Phạm Tường Long Lớp: KT12-K55 Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội yếu tố như mức độ phức tạp của lao động quản lý tại bậc đó, điều kiện lao động liên quan đến hao phí lao động, yếu tố trách nhiệm… Các mức lương của các bậc khác nhau được xác định bằng cách lấy mức lương bậc một nhân với hệ số của bậc lương tương ứng. 1.3. Các hình thức trả lương trong DN 1.3.1. Hình thức trả lương theo thời gian Tiền lương trả theo thời gian áp dụng đối với toàn bộ cán bộ công nhân viên nhưng chủ yếu áp dụng với nhân viên và cán bộ quản lý. Đối với người công nhân sản xuất thì hình thức trả lương này chỉ áp dụng trong những công việc không thể tiến hành định mức một cách chặt chẽ và chính xác, hoặc vì tính chất của sản xuất nếu thực hiện trả công theo sản phẩm sẽ không đảm bảo được chất lượng sản phẩm, không đem lại hiệu quả thiết thực. Hình thức trả lương theo thời gian gồm hai chế độ: theo thời gian đơn giản và theo thời gian có thưởng. 1.3.1.1. Chế độ trả lương theo thời gian đơn giản : Chế độ trả lương theo thời gian đơn giản là chế độ trả lương mà tiền lương nhận được của mỗi người công nhân do mức lương cấp bậc cao hay thấp và thời gian thực tế làm việc nhiều hay ít quyết định. Chế độ trả lương này chỉ áp dụng ở những nơi khó xác định mức lao động chính xỏc, khú đánh giá công việc chính xác. Tiền lương được tính như sau: Ltti = Lcbi* Ti Trong đó: Ltti : Tiền lương thực tế người lao động i nhận được trong một đơn vị thời gian Lcbi : Lương cấp bậc công việc của công nhân i tính theo thời gian Ti : Mức thời gian của công việc bậc i Phạm Tường Long Lớp: KT12-K55 Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Chế độ trả lương này có nhược điểm là mang tính chất bình quân, không khuyến khích sử dụng hợp lý thời gian làm việc, tiết kiệm nhiên liệu, tập trung công suất của máy móc thiết bị để tăng năng suất lao động, và chỉ áp dụng ở những nơi khó xác định mức lương lao động chính xác 1.3.1.2. Chế độ trả lương theo thời gian có thưởng: Chế độ trả lương này là sự kết hợp giữa chế độ trả lương theo thời gian đơn giản với tiền thưởng, khi đạt được những chỉ tiêu về số lượng hoặc chất lượng đã quy định. Chế độ trả lương này chủ yếu áp dụng đối với những công nhân phụ làm công việc phục vụ như công nhân sửa chữa, điều chỉnh thiết bị … Ngoài ra còn áp dụng đối với những công nhân làm việc ở những khâu sản xuất có trình độ cơ khí hóa cao, tự động hóa hoặc những công việc phải tuyệt đối đảm bảo chất lượng. Tiền lương của công nhân được tính như sau: Ltt = Lcb * T + tiền thưởng Trong đó: Ltt : Tiền lương thực tế của công nhân Lcb : Tiền lương cấp bậc công việc tính theo thời gian T : Thời gian làm việc của công nhân Các hình thức tiền thưởng đó là : - Thưởng hoàn thành và hoàn thành vượt mức nhiệm vụ sản xuất, công tác - Thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm - Thưởng tăng năng suất lao động - Thưởng sáng kiến, sáng chế Ngoài các chế độ và hình thức thưởng như trên, các doanh nghiệp còn có thể thực hiện các hình thức khác, tùy theo các điều kiện và yêu cầu thực tế của hoạt động sản xuất kinh doanh. Chế độ trả lương này có nhiều ưu điểm hơn chế độ trả lương theo thời gian đơn giản. Trong chế độ trả lương này, không những phản ánh trình độ thành thạo Phạm Tường Long Lớp: KT12-K55 . trạng công tác quản lý tiền lương tại Công ty cổ phần xây dựng An Việt Chương III: Một số giải pháp tăng cường quản lý quỹ tiền lương tại Công ty cổ phần xây. quản lý tiền lương tại Công ty cổ phần xây dựng An Việt Bố cục đề tài gồm ba phần: Chương I: Cơ sở lý luận về quản lý tiền lương trong doanh nghiệp Chương