LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Hiện nay xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa đang dần trở thành xu thế khách quan lôi cuốn tất cả nước hội nhập và giao lưu với nhau trong hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Hoạt động kinh tế quốc tế của Việt Nam cũng đang ngày càng sôi động, biến chuyển mạnh mẽ không ngừng và có nhiều sắc thái mới mà trong đó TTQT đóng góp một phần không nhỏ. Quan hệ thương mại và thanh toán giữa các nước thường diễn ra vô cùng phức tạp, dễ gặp nhiều rủi ro bởi rất nhiều nguyên nhân. Vì vậy cả người xuất khẩu và người nhập khẩu đều cố gắng chọn cho mình phương thức thanh toán có khả năng giảm thiểu rủi ro trong quá trình mua bán. Phương thức thanh toán L/C ngày càng được “ưa chuộng” trong TTQT. Thanh toán bằng L/C mang lại hiệu quả cao trong TTQT nhưng bản thân nó chứa đựng nhiều rủi ro, đe dọa tới sự an toàn trong hoạt động của ngân hàng và các doanh nghiệp. Việc nghiên cứu rút ra những bài học và phòng tránh các rủi ro trong thanh toán L/C là một trong những mối quan tâm hàng đầu của ngân hàng thương mại Việt Nam, đặc biệt là ngân hàng No&PTNT Thanh Trì. Vì thế em đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài chuyên đề “Giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán L/C tại ngân hàng No&PTNT Thanh Trì”. Với mục đích nhằm đánh giá hoạt động thanh toán L/C, hoàn thiện và phát triển hoạt động TTQT nói chung và thanh toán L/C nói riêng. 2. Phạm vi nghiên cứu. Chuyên đề tập trung nghiên cứu và trình bày các cơ sở lý luận theo thông lệ quốc tế liên quan đến hoạt động thanh toán L/C, thực tiễn về hoạt động này và những rủi ro thường gặp tại ngân hàng No&PTNT Thanh Trì trong những năm gần đây từ đó nghiên cứu, tìm ra giải pháp hạn chế những rủi ro đó. 3. Phương pháp nghiên cứu. Chuyên đề sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản là phương pháp duy vật biện chứng, phân tích tổng hợp, so sánh, thống kê, minh họa bằng bảng biểu, số liệu qua các năm. Cùng với việc tham khảo sách, báo chí, tài liệu trong và ngoài nước có liên quan đến hoạt động TTQT của ngân hàng. 4. Kết cấu của chuyên đề. Chuyên đề được bố cục thành ba phần lớn: Chương 1: Giới thiệu chung về nghiệp vụ thanh toán L/C. Chương 2: Thực trạng thanh toán L/C tại ngân hàng No&PTNT Thanh Trì. Chương 3: Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán L/C tại ngân hàng No&PTNT Thanh Trì.
Học viện Ngân hàng MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 Chương 1 Giới thiệu chung về nghiệp vụ thanh toán L/C .2 1.1 Phương thức thanh toán L/C .2 1.1.1 Khái niệm L/C 2 1.1.2 Cơ sở pháp lý của phương thức thanh toán L/C .2 1.1.3 Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C .3 1.1.4 Nội dung của L/C .5 1.1.5 Phân loại L/C 5 1.2 Những rủi ro trong phương thức thanh toán L/C .6 1.2.1 Rủi ro kĩ thuật nghiệp vụ 6 1.2.2 Rủi ro đạo đức 9 1.2.3 Rủi ro chính trị .10 1.2.4 Rủi ro bất khả kháng 10 Chương 2 Thực trạng thanh toán L/C của ngân hàng No&PTNT Thanh Trì .11 2.1 Tổng quan tình hình thanh toán quốc tế tại ngân hàng No&PTNT Thanh Trì 11 2.2 Thực trạng rủi ro trong thanh toán L/C tại Agribank Thanh Trì .13 2.2.1 Tình hình thanh toán L/C hàng nhập của Agribank Thanh Trì 14 2.2.2 Rủi ro trong thanh toán L/C hàng nhập 15 2.2.3 Tình hình thanh toán L/C hàng xuất của Agribank Thanh Trì .18 2.2.4 Rủi ro trong thanh toán L/C hàng xuất .19 2.3 Đánh giá chung về rủi ro trong TTQT theo phương thức L/C tại ngân hàng No&PTNT Thanh Trì .20 2.3.1 Những kết quả đạt được trong hoạt động thanh toán L/C tại ngân hàng No&PTNT Thanh Trì 20 Chuyên đề tốt nghiệp Trương Thị Cúc TTQTC –K8 1 Học viện Ngân hàng 2.3.2 Những tồn tại dẫn đến rủi ro trong thanh toán L/C của ngân hàng No&PTNT Thanh Trì 22 2.3.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong thanh toán L/C tại ngân hàng No&PTNT Thanh Trì 25 Chương 3 Giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán L/C tại ngân hàng No&PTNT Thanh Trì .30 3.1 Định hướng hoạt động TTQT trong thời gian tới 31 3.2 Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán L/C tại ngân hàng No&PTNT Thanh Trì 31 3.2.1 Những giải pháp về nghiệp vụ 31 3.2.2 Nâng cao trình độ nghiệp vụ thanh toán viên .35 3.2.3 Đẩy mạnh công tác kiểm soát nội bộ .37 3.2.4 Giải pháp về mặt công nghệ ngân hàng .38 3.2.5 Mở rộng có hiệu quả mạng lưới ngân hàng đại lý 39 3.2.6 Phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, tăng cường biện pháp nghiệp vụ hỗ trợ cho TTQT .42 3.2.7 Thực hiện chính sách khách hàng linh hoạt.3.2.8 Nâng cao chất lượng và tốc độ xử lý chứng từ 44 3.3 Kiến nghị .45 3.3.1 Đối với Chính phủ 45 3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước .46 3.3.3 Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu .47 3.3.4 Đối với ngân hàng No&PTNT Việt Nam .47 KẾT LUẬN .48 Chuyên đề tốt nghiệp Trương Thị Cúc TTQTC –K8 2 Học viện Ngân hàng DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT No&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn NHNN Ngân hàng Nhà nước NHPH Ngân hàng phát hành NHTB Ngân hàng thông báo NHXN Ngân hàng xác nhận NHĐCĐ Ngân hàng được chỉ định L/C Letter of Credit TTQT Thanh toán quốc tế KDNT Kinh doanh ngoại tệ UCP Uniform Customs And Practice For Documentary Credit ISBP International Standard Banking Practice Under Documentary Credit Incoterms 2000 International Commercial Terms 2000 (Điều kiện thương mại quốc tế) Chuyên đề tốt nghiệp Trương Thị Cúc TTQTC –K8 3 Học viện Ngân hàng DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C 4 Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của chi nhánh 11 Biểu 2.1: Doanh số TTQT của ngân hàng No&PTNT Thanh Trì .12 Bảng 2.1: Tốc độ tẳng trưởng TTQT và KDNT của ngân hàng No&PTNT Thanh Trì 13 Bảng 2.2: Doanh số hoạt động thanh toán L/C của ngân hàng No&PTNT Thanh Trì .14 Bảng 2.3: Tình hình thanh toán L/C hàng nhập của ngân hàng No&PTNT Thanh Trì .14 Bảng 2.4: Tình hình thanh toán L/C hàng xuất của ngân hàng No&PTNT Thanh Trì 18 Chuyên đề tốt nghiệp Trương Thị Cúc TTQTC –K8 4 Học viện Ngân hàng LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Hiện nay xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa đang dần trở thành xu thế khách quan lôi cuốn tất cả nước hội nhập và giao lưu với nhau trong hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Hoạt động kinh tế quốc tế của Việt Nam cũng đang ngày càng sôi động, biến chuyển mạnh mẽ không ngừng và có nhiều sắc thái mới mà trong đó TTQT đóng góp một phần không nhỏ. Quan hệ thương mại và thanh toán giữa các nước thường diễn ra vô cùng phức tạp, dễ gặp nhiều rủi ro bởi rất nhiều nguyên nhân. Vì vậy cả người xuất khẩu và người nhập khẩu đều cố gắng chọn cho mình phương thức thanh toán có khả năng giảm thiểu rủi ro trong quá trình mua bán. Phương thức thanh toán L/C ngày càng được “ưa chuộng” trong TTQT. Thanh toán bằng L/C mang lại hiệu quả cao trong TTQT nhưng bản thân nó chứa đựng nhiều rủi ro, đe dọa tới sự an toàn trong hoạt động của ngân hàng và các doanh nghiệp. Việc nghiên cứu rút ra những bài học và phòng tránh các rủi ro trong thanh toán L/C là một trong những mối quan tâm hàng đầu của ngân hàng thương mại Việt Nam, đặc biệt là ngân hàng No&PTNT Thanh Trì. Vì thế em đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài chuyên đề “Giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán L/C tại ngân hàng No&PTNT Thanh Trì”. Với mục đích nhằm đánh giá hoạt động thanh toán L/C, hoàn thiện và phát triển hoạt động TTQT nói chung và thanh toán L/C nói riêng. 2. Phạm vi nghiên cứu. Chuyên đề tập trung nghiên cứu và trình bày các cơ sở lý luận theo thông lệ quốc tế liên quan đến hoạt động thanh toán L/C, thực tiễn về hoạt động này và những rủi ro thường gặp tại ngân hàng No&PTNT Thanh Trì trong những năm gần đây từ đó nghiên cứu, tìm ra giải pháp hạn chế những rủi ro đó. Chuyên đề tốt nghiệp Trương Thị Cúc TTQTC –K8 5 Học viện Ngân hàng 3. Phương pháp nghiên cứu. Chuyên đề sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản là phương pháp duy vật biện chứng, phân tích tổng hợp, so sánh, thống kê, minh họa bằng bảng biểu, số liệu qua các năm. Cùng với việc tham khảo sách, báo chí, tài liệu trong và ngoài nước có liên quan đến hoạt động TTQT của ngân hàng. 4. Kết cấu của chuyên đề. Chuyên đề được bố cục thành ba phần lớn: Chương 1: Giới thiệu chung về nghiệp vụ thanh toán L/C. Chương 2: Thực trạng thanh toán L/C tại ngân hàng No&PTNT Thanh Trì. Chương 3: Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán L/C tại ngân hàng No&PTNT Thanh Trì. CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ THANH TOÁN L/C 1.1 PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN L/C. 1.1.1 Khái niệm L/C. Phương thức thanh toán L/C là một sự thỏa thuận, trong đó, theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở L/C), một ngân hàng (ngân hàng phát hành L/C) sẽ phát hành một bức thư, gọi là L/C (Letter of Credit), theo đó, NHPH cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho một bên thứ ba (người thụ hưởng L/C) khi người này xuất trình cho NHPH bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều kiện và điều khoản quy định của L/C. Theo điều 2, UCP 600 nêu rõ: “Tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận bất kì, cho dù được mô tả hoặc gọi tên như thế nào, thể hiện một cam kết chắc Chuyên đề tốt nghiệp Trương Thị Cúc TTQTC –K8 6 Học viện Ngân hàng chắn và không hủy ngang của NHPH về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp”. L/C còn có những tên gọi khác như: Thư tín dụng, tín dụng thư, tín dụng chứng từ. Trong phạm vi của một bài chuyên đề, L/C được đề cập đến trong hoạt động thanh toán ngoại thương. Theo đó ngân hàng phát hành một L/C theo yêu cầu của nhà nhập khẩu cho nhà xuất khẩu được hưởng, cam kết sẽ trả tiền cho nhà xuất khẩu khi nhà xuất khẩu tuân thủ những điều kiện quy định trong L/C và chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng để được thanh toán. 1.1.2 Cơ sở pháp lý của phương thức thanh toán L/C. Hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C chịu sự điều chỉnh đồng thời bởi các nguồn luật, công ước quốc tế liên quan và các nguồn luật quốc gia; đồng thời nó chịu sự điều chỉnh trực tiếp bởi các thông lệ và tập quán quốc tế, đó là: - Quy tắc và thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ (Uniform Customs And Practice For Documentary Credit – viết tắt là UCP). - Tập quán Ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế trong kiểm tra chứng từ theo L/C (International Standard Banking Practice Under Documentary Credit – viết tắt là ISBP). - Bản phụ trương UCP về xuất trình chứng từ điện tử (Supplement To The Uniform Custom And Practice For Documentary Credit For Electronic Presentation – viết tắt là eUCP). - Quy tắc thống nhất về hoàn trả liên hàng theo L/C (Uniform Rules For Bank – To – Bank Riembursements Uder Documentary Credit – viết tắt là URR). Chuyên đề tốt nghiệp Trương Thị Cúc TTQTC –K8 7 Học viện Ngân hàng Trong đó, UCP là văn bản chính, còn các văn bản khác có tính chất giải thích và làm rõ việc áp dụng và thực hiện UCP. 1.1.3 Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C. 1.1.3.1 Các bên tham gia. - Người yêu cầu mở L/C (Applicant for L/C): Là người nhập khẩu, là bên mà theo yêu cầu của bên đó, tín dụng được phát hành. - Người thụ hưởng L/C (Beneficiary of L/C): Là người xuất khẩu, là bên được hưởng số tiền thanh toán hay sở hữu hối phiếu đã chấp nhận thanh toán theo L/C. - Ngân hàng phát hành (Issuing Bank): Là ngân hàng phục vụ người nhập khẩu, thực hiện phát hành L/C theo đơn của Người yêu cầu, nghĩa là cấp tín dụng cho Người yêu cầu. - Ngân hàng thông báo (Advising Bank): Là ngân hàng thực hiện thông báo L/C cho Người thụ hưởng theo yêu cầu của NHPH. NHTB thường là ngân hàng đại lý hay một chi nhánh của NHPH ở nước nhà xuất khẩu. - Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): Là ngân hàng bổ sung sự xác nhận của mình vào L/C theo yêu cầu hoặc theo sự ủy quyền của NHPH. - Ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank): Là ngân hàng mà tại đó L/C có giá trị thanh toán hoặc chiết khấu. Đối với L/C có giá trị tự do, thì bất kì ngân hàng nào cũng đều có thể trở thành NHĐCĐ. Trách nhiệm kiểm tra chứng từ của NHĐCĐ là giống như NHPH khi nhận được bộ chứng từ. 1.1.3.2 Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C. Trong phương thức thanh toán L/C, ngân hàng không đóng vai trò bị động như trong phương thức chuyển tiền và nhờ thu mà ngân hàng phát hành là người đưa ra cam kết đồng thời chịu trách nhiệm (hoặc ủy quyền cho ngân Chuyên đề tốt nghiệp Trương Thị Cúc TTQTC –K8 8 Học viện Ngân hàng hàng khác) thực hiện cam kết thanh toán thông qua phát hành L/C. Giữa L/C và HĐTM không có mối quan hệ với nhau. Mặc dù L/C ra đời dựa trên cơ sở là HĐTM, nhưng L/C lại chỉ ra mối quan hệ trách nhiệm giữa các bên liên quan và không liên quan đến hàng hóa. Còn giữa L/C và bộ chứng từ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, sự phù hợp của chứng từ đối với L/C là điều kiện để ngân hàng trả tiền. Căn cứ để ngân hàng trả tiền là chứng từ chứ không phải hàng hóa. Sừ tồn tại của bộ chứng từ và sự phù hợp của nó là cơ sở nền tảng của L/C. Chính mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau này đã làm phát sinh rủi ro trong quá trình thanh toán L/C. Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C Chú thích: Trước hết người xuất khẩu và người nhập khẩu phải kí kết hợp đồng thương mại, trong đó lựa chọn điều khoản thanh toán là L/C. (1) Người nhập khẩu căn cứ vào hợp đồng thương mại, viết đơn đề nghị mở L/C cho người xuất khẩu hưởng, gửi tới ngân hàng phục vụ mình. Ngân hàng thông báo (Advising Bank) Ngân hàng phát hành (Issuing Bank) Người thụ hưởng (Beneficiary) Người yêu cầu mở thư tín dụng (Applicant) (8) (7) (2) (3) (5) (6) (1) (9) (10) (4) (hợ p Hợp đồng Chuyên đề tốt nghiệp Trương Thị Cúc TTQTC –K8 9 Học viện Ngân hàng (2) Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu căn cứ vào đơn xin mở L/C, nếu đáp ứng các yêu cầu, ngân hàng sẽ phát hành L/C và thông qua ngân hàng phục vụ người xuất khẩu để thông báo tới người thụ hưởng. (3) Ngân hàng thông báo khi nhận được thư tín dụng sẽ khẩn trương thông báo, chuyển giao thư tín dụng này cho người xuất khẩu. (4) Người xuất khẩu nếu chấp nhận nội dung thư tín dụng đã mở thì tiến hành giao hàng theo điều kiện hợp đồng. (5) Sau khi đã hoàn thành việc giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo thư tín dụng, gửi tới ngân hàng phục vụ mình đề nghị thanh toán. (6) Ngân hàng này được chỉ định là ngân hàng thanh toán, tiến hành kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với các điều khoản trong thư tín dụng thì tiến hành thanh toán cho người xuất khẩu (trả tiền ngay, hoặc chấp nhận, hoặc chiết khấu). (7) Sau khi đã thanh toán, ngân hàng chuyển bộ chứng từ sang ngân hàng phát hành và đòi tiền. (8) Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ, nếu đáp ứng những điều kiện của L/C thì hoàn lại tiền cho ngân hàng đã thanh toán. (9) Ngân hàng phát hành báo cho người nhập khẩu biết bộ chứng từ đã đến, đề nghị họ làm thủ tục thanh toán. (10) Người nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu phù hợp thì tiến hành trả tiền (hoặc chấp nhận), ngân hàng sẽ trao bộ chứng từ để họ đi nhận hàng. Trong trường hợp người nhập khẩu không thanh toán, thì ngân hàng cũng không trao chứng từ cho họ. 1.1.4 Nội dung của L/C. Chuyên đề tốt nghiệp Trương Thị Cúc TTQTC –K8 10