2.3.1 Những kết quả đạt được trong hoạt động thanh toán L/C tại ngân hàng No&PTNT Thanh Trì. ngân hàng No&PTNT Thanh Trì.
Qua nghiên cứu thực trạng trong TTQT theo phương thức L/C tại chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Thanh Trì, chúng ta thấy được rằng rủi ro xẩy ra khi sử dụng phương thức này là ở nhiều góc độ khác nhau, muôn hình muôn vẻ, và luôn đồng hành với hoạt động TTQT của ngân hàng. Song ngân hàng cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc thanh toán L/C, đặc biệt là đã hạn chế được phần nào những thiệt hại đã xẩy ra cho chi nhánh và ngăn chặn kịp thời những rủi ro tiềm ẩn trong phương thức thanh toán này.
2.3.1.1 Về nghiệp vụ.
Trong những năm gần đây, doanh số phát hành L/C và dư nợ bảo lãnh nhập khẩu hàng trả chậm đã giảm đi rất nhiều và hiện chiếm một tỷ lệ không đáng kể, và hầu như không phát sinh do đó đã ngăn chặn được những nguy cơ rủi ro tiềm tàng từ phương thức thanh toán này. Việc phát hành L/C trả chậm đã không diễn ra một cách tràn lan mà chỉ chấp nhận cho những doanh nghiệp cần nhập khẩu dây chuyền công nghệ mới hoặc nguyên vật liệu trong nước chưa sản xuất được,…Đồng thời ngân hàng đã tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình tiệu thụ hàng hóa của các doanh nghệp để thu hồi vốn cho ngân hàng. Ngoài ra, những rủi ro tác nghiệp từ phía ngân hàng hầu như không còn
xảy ra nữa, những trục trặc do chậm trễ hay sai sot trên đường truyền đã được khắc phục một cách cơ bản. Chi nhánh đã nắm vững hơn về nghiệp vụ và được thực hiện giao dịch trực tiếp với ngân hàng nước ngoài, giúp quá trình hình thành và thanh toán L/C ngày càng được nhanh chóng kịp thời.
2.3.1.2 Về cơ sở vật chất kỹ thuật.
Đây là vấn đề nổi bật nhất trong những thành tựu mà ngân hàng đạt được. Hiện nay, ngân hàng đã thay đổi hầu như toàn bộ hệ thống máy tính mới, ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật vào trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hệ thống mạng SWIFT phát triển đã tiết kiệm được thời gian, chi phí và độ an toàn, chính xác cao. Ngoài ra ngân hàng còn sử dụng mạng Internet để cung cấp thông tin và dịch vụ tư vấn.
Cùng theo sự phát triển chung của hệ thông ngân hàng No&PTNT Việt Nam, là một loạt các dự án công nghệ có tầm quan trọng đặc biệt được triển khai, cụ thể: Dự án IPCAS giai đoạn II; Dự án kết nối thẻ Visa, Master Card, Banknetvn; Nâng cấp mạng truyền thông; Kết nối trực tuyến với công ty chứng khoán; Cung cấp dịch vụ SMS; Dự án tư vấn chiến lược phát triển công nghệ thông tin và dịch vu tới năm 2015; Mua bản quyền Microsoft Office cho toàn hệ thống.
Một số dự án quan trọng khác như hệ thống xác thực tập trung PKI, hệ thống đào tạo trực tuyến E-learning, dự án xây dựng Trung tâm hỗ trợ chi nhánh và khách hàng Contact Center, phát hành thẻ chip theo chuẩn EMV cũng đã được triển khai, tạo nền tảng công nghệ tiên tiến để Ngân hàng No&PTNT cung cấp nhiều sản phẩm ngân hàng hiện đại như gửi nhiều nơi, rút nhiều nơi, Telephone Bankinh, Internet Banking.
Chiến lược công nghệ thông tin của Ngân hàng No&PTNT là tiếp tục đầu tư hiện đại hóa công nghệ phục vụ hoạt động ngân hàng, chuẩn hóa cơ
cấu tổ chức công nghệ thông tin phù hợp với mô hình xử lý tập trung của ngân hàng hiện đại, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu cạnh tranh hội nhập.
Chính nhờ triển khai những nghiệp vụ trên mà nghiệp vụ TTQT đã trở nên đơn giản hóa và nhanh chóng hơn. Cán bộ TTQT có thể tự quản lý khách hàng của mình. Các phòng kết nối với nhau nên nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng kịp thời.
2.3.1.3 Phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới.
Thời gian gần đây, ngân hàng đã đưa các loại L/C đặc biệt vào tài trợ xuất nhập khẩu như: L/C chuyển nhượng, nhận tư vấn cho khách hàng về bộ chứng từ hoàn hảo, chiết khấu bộ chứng từ theo L/C,…thủ tục thanh toán L/C được thực hiện ngày càng nhanh chóng, gọn nhẹ, đơn giản tiến tới phù hợp với thông lệ quốc tế.
2.3.1.4 Về chất lượng cán bộ TTQT.
Lượng thanh toán viên có trình độ cao ngày càng tăng. Hiện tại phòng Kinh doanh ngoại hối có 100% cán bộ là có trình độ đại học. Chi nhánh liên tục tạo điều kiện cho cán bộ TTQT đi học để nâng cao trình độ nghiệp vụ tại các trung tâm đào tạo sau đại học có uy tín chất lượng tốt. Cùng với sự phát triển vượt bậc này đã mang lại lượng khách hàng ngày càng gia tăng, uy tín của ngân hàng ngày càng được khẳng định.
2.3.1.5 Về kết hợp kiểm tra,kiểm sát.
Ngân hàng No&PTNT Thanh Trì đã phục vụ tốt các yêu cầu công tác của các cơ quan thanh tra và kiểm soát, đồng thời trong quá trình hoạt động, ngân hàng cũng đã kết hợp tốt với một số bộ phận và cơ quan quản lý cấp trên trong việc giải quyết các vướng mắc phát sinh trong giao dịch thanh toán theo phương thức L/C với khách hàng và ngân hàng nước ngoài.
2.3.2 Những tồn tại dẫn đến rủi ro trong thanh toán L/C của ngân hàng No&PTNT Thanh Trì.
2.3.2.1 Bản thân phương thức thanh toán L/C còn những tồn tại.
Thanh toán bằng L/C chiếm vị trí ngày càng quan trọng trong thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu của các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng No&PTNT Thanh Trì nói riêng, và nó cũng là phương thức thanh toán phức tạp nhất trong ba phương thức thanh toán đang được sử dụng. Vì vậy, những vướng mắc mà thanh toán bằng L/C mang lại cũng là nhiều nhất và chủ yếu nhất. Những vướng mắc do nó mang lại thường là:
Căn cứ trả tiền duy nhất trong thanh toán L/C là bộ chứng từ gửi hàng. Nhưng nhận thức được thế nào là bộ chứng từ hoàn hảo lại thực sự chưa thống nhất giữa các ngân hàng: cùng một bộ chứng từ từ, ở ngân hàng này nó là phù hợp, nhưng ở ngân hàng khác nó lại không được chấp nhận, việc này gây nên tranh chấp khó giải quyết.
Việc thanh toán chỉ dựa trên bộ chứng từ mà không căn cứ vào hàng hóa đã là một khe hở để một số tổ chức cá nhân tiến hành lừa đảo.
Thực hiện thanh toán bằng L/C đòi hỏi nghiệp vụ cao, phức tạp gồm cả nghiệp vụ ngoại thương, vận tải, bảo hiểm,…đồng thời đòi hỏi phải thực hiện chính sách tuyệt đối mà không phải lúc nào các bên tham gia cũng có khả năng thực hiện đúng như yêu cầu.
Đối với L/C xuất khẩu.
L/C được mở bằng thư hoặc có xác nhận bằng thư sai mẫu chữ ký rất nhiều. Tại những ngân hàng có quan hệ đại lý, việc xác nhận chữ ký có nhiều khó khăn, song những ngân hàng không có quan hệ đại lý phải xác nhận qua một ngân hàng thứ ba. Bên cạnh đó, một số ngân hàng thứ ba không đồng ý
thực hiện dịch vụ nên phải yêu cầu qua một ngân hàng khác tạo ra nhiều bất lợi cho ngân hàng xuất khẩu.
Với hạn chế số lượng ngân hàng đại lý, Chi nhánh gặp không ít khó khăn trong việc thông báo L/C cũng như mất đi một lượng khách hàng xuất khẩu qua ngân hàng, càng làm cho tình tràng thiếu hụt ngoại tệ trở nên trầm trọng, gây rủi ro cho thanh toán.
Kiến thức về vận tải và bảo hiểm của cán bộ ngân hàng còn rất hạn chế nên gây ra không ít rủi ro cho khách hàng lẫn ngân hàng.
2.3.2.2 Tồn tại từ phía khách hàng.
Để thực hiện tốt nghiệp vụ TTQT thì cả phía ngân hàng và phía khách hàng đều phải thực hiện tốt. Do đó, dù ngân hàng có nghiệp vụ giỏi đến đâu đi chăng nữa mà bên phía đơn vị xuất nhập khẩu có nhiếu sai sót, sơ suất và kém thì việc thanh toán cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Vì vậy, những tồn tại từ phía ngân hàng là điều đáng lưu ý và cần được khắc phục. Những tồn tại mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam hay gặp đó là:
a. Đối với khách hàng xuất khẩu.
Khi nhận được thông báo L/C doanh nghiệp xuất khẩu kiểm tra L/C chưa kỹ, không phát hiện ra dấu hiệu mập mờ hay những điều khoản mà phía mình khó thực hiện, những điều khoản bất lợi. Dẫn đến việc thực hiện không đúng L/C, kết quả bị nước ngoài trừ tiền chậm trả, có khi là bị từ chối chấp nhận thanh toán.
Đối với các đơn vị xuất khẩu, sai sót trong quá trình lập chứng từ là một tồn tại chủ yếu từ trước cho đến nay vẫn chưa khắc phục được. Nguyên nhân trực tiếp là do trình độ nghiệp vụ ngoại thương, nghiệp vụ TTQT còn thấp. Trong quá trình thực hiện L/C, khi nhận được các L/C dài, nhiều nội
dung, yêu cầu nhiều chứng từ và sử dụng ngôn ngữ khó hiểu đã dẫn đến hiểu sai và nhầm lẫn.
Vận đơn là một chứng từ quan trọng, bị kiểm tra rất chặt, vậy mà vẫn có lỗi: người ký Bill of Lading (B/L) không chỉ rõ năng lực của mình, B/L ghi như vậy sẽ bị người mua từ chối ngay. Các lỗi khác như không kỳ vận đơn, nội dung B/L khác với nội dung L/C.
Bên cạnh những lỗi nghiệp vụ là những lỗi trong văn bản tiếng Anh về ngữ pháp, lỗi chính tả, lỗi đánh máy,…đó là những lỗi rất nhỏ nhưng nếu không phát hiện ra để sữa chữa thì vẫn có thể bị từ chối thanh toán.
Trên thực tế, lập được một bộ chứng từ hoàn hảo, không có một lỗi nào là một điều hiếm thấy. Việc trả tiền dựa vào thiện chí người mua là chủ yếu, nếu chưa muốn trả tiền ngay thì họ có thể tìm mọi cách để trì hoãn. Vì vậy, cán bộ TTQT tư vấn giúp khách hàng lập được bộ chứng từ phù hợp là điều rất cần thiết.
b. Đối với khách hàng nhập khẩu.
Nghiệp vụ mở L/C nhập của các doanh nghiệp nhập khẩu còn thấp, thường mắc lỗi, không bám sát hợp đồng dẫn tới bên bán hàng không chấp nhận, phải sửa đổi lại gây tổn thất chi phí vô ích, mất thời gian. Nhiều khi việc mở L/C nhập còn thiếu sót gây thiệt hại cho chính đợn nhập khẩu. Điều này chỉ có doanh nghiệp nhập khẩu tự khắc phục. Ngân hàng chỉ mở L/C theo đúng đơn yêu cầu mở L/C của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp nhập khẩu cũng có thể gặp rủi ro bấ khả kháng. Chẳng hạn một công ty xuất nhập khẩu mở L/C trả chậm nhập khẩu xe máy cũ của Nhật. Hàng về đến cảng Hải Phòng, nhưng trong thời gian đó văn bản của Chính phủ cấm nhập ô tô, xe máy cũ. Vì vậy ngân hàng không ký hậu B/L để doanh nghiệp đi nhận hàng. Việc nhận hàng và thanh toán bị đình lại.
Đơn vị nhập khẩu cũng gặp phải rủi ro khi đối tác của mình không thực hiện nghiêm chỉnh hợp đồng. Họ giao hàng không đúng với số lượng, chất lượng nhưng lại lập chứng từ phù hợp với L/C để đòi tiền. Chỉ đến khi nhận hàng, doanh nghiệp mới phát hiện ra hàng không đúng giá trị. Bên Việt Nam cũng có những khiều nại, kiện tụng nhưng có những vụ khôn giải quyết được hoặc mất nhiều công sức và thời gian làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2.3.2.3 Tồn tại từ phía ngân hàng.
Tuy đã nâng cao nghiệp vụ TTQT nhưng ngân hàng vẫn gặp phải sự cản trở của nhiều yếu tố gây trở ngại cho hoạt động kinh doanh của mình.
a. Chất lượng thẩm định khách hàng nhập khẩu của ngân hàng còn nhiều bất cập, định mức ký quỹ chưa hợp lý theo từng đối tượng.
Ngân hàng có cam kết thay mặt cho người mua thanh toán cho người bán nhưng đứng trước sức ép cạnh tranh, sợ mất khách hàng mà nhiều khi việc thẩm định khách hàng của ngân hàng còn chưa hợp lý và đúng mức. Trong nhiều trường hợp thì bản thân ngân hàng cũng gặp phải những khó khăn để xác thực về tính chân thật của thông tin được yêu cầu bởi bên thẩm định khách hàng. Ngân hàng mở L/C cho đơn vị nhập khẩu phải biết chắc khả năng thu được nợ từ khách hàng. Nhưng thực tế, ngân hàng chỉ biết số tiền thực tế trên tài khoản của đơn vị, tình hình thanh toán L/C trước đó, trong khi ngân hàng còn phải biết chính xác doanh nghiệp làm ăn thế nào, thua lỗ ra sao, và thu nhập từ hoạt động kinh doanh có nhiều không,…mà những thông tin này, thực sự ngân hàng vẫn chưa cung cấp đầy đủ. Vì thế ngân hàng thực sự chưa yên tâm khi người nhập khẩu không có khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng.
Nhiều khi L/C có những điều khoản mập mờ, khó thực hiện mà khách hàng là người không có kinh nghiệm thì không nhận ra. Còn ngân hàng khi nhận L/C, thực hiện đúng theo nguyên tắc kiểm tra mã khóa xong thông báo luôn, không xem qua để lưu ý giúp khách hàng khiến cho khách hàng có thể bị thiệt thòi vì thực hiện sai L/C.
c. Kiểm soát nội bộ không được đề cao.
Việc kiểm tra, kiểm soát công tác nghiệp vụ chưa có kế hoạch cụ thể. Hoạt động thanh tra, kiểm soát nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức, sơ sài. Điều đó dễ bị lợi dụng gây ra những sai trái đang tiếc.
d. Các sản phẩm, dịch vụ mới nhằm hỗ trợ cho TTQT chưa thực sự hoàn thiện.
Việc đa dạng hóa sử dụng các dạng L/C là cần thiết và hiện nay ngân hàng đã bước đầu áp dụng thực hiện các loại L/C đặc biệt như L/C chuyển nhượng, tuy nhiên còn những L/C khác được quốc tế ưa chuộng sử dụng rất nhiều như L/C giáp lưng, L/C tuần hoàn, L/C điều khoản đỏ…thì ngân hàng vẫn chưa đưa vào sử dụng, nên đây cũng là một phần lý do hạn chế các doanh nghiệp đến với ngân hàng. Mặt khác, việc sử dụng L/C đặc biệt ở Chi nhánh nói riện và ở các ngân hàng thương mại nói chung ngoại trừ VCB thì công tác nghiệp vụ còn chưa được cọ xát nhiều.
e. Chính sách khách hàng linh hoạt nhưng đôi khi lại làm khó cho chính ngân hàng.
Đó là khi các doanh nghiệp nhập khẩu thấy lỗ không muốn nhập hàng. Họ thường yêu cầu ngân hàng tìm lỗi chứng từ để từ chối thanh toán hoặc hoãn thanh toán làm ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng mà vì đứng trên lập trường muốn giữ khách hàng đến tình thế khó xử.