Định hướng hoạt động TTQT trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán L/C tại ngân hàng No&PTNT Thanh Trì (Trang 46)

Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong thời gian vừa qua đã đạt những thành tựu đáng kể, đó là việc Việt Nam gia nhập ASEAN, APEC, và đặc biệt là gia nhập WTO vào ngày 7/11/2006, tạo một bước ngoặt quan trọng trong thời kỳ đổi mới. Hiệp ước thương mại Việt Mỹ đã được ký kết. Quan hệ kinh tế với EU, Trung Quốc, Nga có những cải thiện đáng kể. Điều đó mở ra cho ngân hàng nhiều cơ hội song cũng không ít khó khăn, thách thức, khi mà các ngân hàng thương mại và các công ty tài chính lớn trên thế giới đang có xu hướng sát nhập với nhau để trở thành những ngân hàng và công ty tài chính khổng lồ.

Trong bối cảnh đó, ngân hàng No&PTNT Thanh Trì chú trọng phát triển hoạt động đối ngoại, tập trung các nghiệp vụ TTQT, đặc biệt là lĩnh vực xuất nhập khẩu nhằm giúp các bạn hàng và ngân hàng nước ngoài hiểu về

ngân hàng Việt Nam và từ đó nâng cao uy tín của ngân hàng trên thị trường quốc tế. Xuất phát từ phương hướng hoạt động của nghiệp vụ nói trên, hoạt động TTQT mà đặc biệt là phương thức thanh toán bằng L/C tại Ngân hàng No&PTNT Thanh Trì sẽ triển khai theo hướng sau:

Thứ nhất: Củng cố và tiếp tục mở rộng thị phần TTQT của ngân hàng.

Mở rộng thị phần hoạt động là một trong những mục tiêu mà nhiều ngân hàng theo đuổi. Thị phần hoạt động nó vừa tác động đến kết quả kinh doanh vừa nâng cao uy tín và hình ảnh của ngân hàng. Mở rộng thị phần đồng nghĩa với tăng số lượng khách hàng và mở rộng địa bàn hoạt động. Trong tương lai, ngân hàng thực hiện TTQT cho các doanh nghiệp ở các tỉnh và thành phố. Để đạt đươc mục tiêu này, ngân hàng cần tiến hành xây dựng những chính sách Marketing phù hợp như quảng cáo, khuếch trương, giao tiếp, PR, giá cả sản phẩm…nhằm gới thiệu ngân hàng, tạo niềm tin, ấn tượng tốt về ngân hàng đối với khách hàng, đưa khách hàng đến với ngân hàng.

Thứ hai: Tiếp tục củng cố và duy trì tốc độ phát triển TTQT.

Hoạt động TTQT của ngân hàng liên tục tăng qua các năm. Điều đó cho thấy hoạt động TTQT của ngân hàng là có hiệu quả. Điều quan trọng lúc này là tiếp tục tăng khối lượng thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức L/C tại ngân hàng, đặc biệt là tăng số món và số tiền L/C xuất khẩu được thông báo qua ngân hàng. Từ đây, phấn đấu tăng thu dịch vụ phí thanh toán L/C trong tổng thu phí dịch vụ của ngân hàng.

Thứ ba: Nâng cao chất lượng và độ an toàn của nghiệp vụ thanh toán L/C.

Quản lý chặt chẽ việc mở L/C nhập khẩu bằng hạn mức ủy quyền và nguồn thanh toán cho nước ngoài, nhằm tránh những rủi ro tín dụng của khách hàng và rủi ro tỷ giá. Giữ chữ “Tín” trong thanh toán, thực hiện nghiêm

túc các nghĩa vụ mà ngân hàng No&PTNT Thanh Trì đã cam kết với nước ngoài. Nghiên cứu phát triển và mở rộng các loại hình L/C trả ngay để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Phát triển có trọng điểm bảo lãnh mở L/C trả chậm dài hạn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện đại phục vụ cho chương trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đưa các loại L/C đặc biệt vào tài trợ ngoại thương để nâng cao chất lượng TTQT và thu hút khách hàng đến với ngân hàng. Để đáp ứng nhu cầu TTQT ngày càng cao đó, ngân hàng dự định sẽ đưa các loại L/C đặc biệt vào sử dụng như L/C giáp lưng, L/C đối ứng, L/C điều khoản đỏ.

Thứ tư: Cải tiến công nghệ TTQT và đầu tư vào yếu tố con người.

Đầu tư thích đáng để công nghệ thông tin thực sự trở thành mũi nhọn, tạo nên bước đột phá cho việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ, tăng năng lực cạnh tranh. Tiếp tục hoàn thiện dự án hiện đại hóa ngân hàng (WB II), xây dựng và triển khai hệ thống thông tin quản trị trên nền tảng của hệ thống kế toán theo tiêu chuẩn quốc tế. Đào tạo và bổ sung đội ngũ cán bộ quản lý và kỹ thuật – nghiệp vụ ngân hàng quốc tế phải được quan tâm hàng đầu, đặc biệt là năng lực nghiệp vụ tài trợ thương mại xuất nhập khẩu. Kỹ năng giao tiếp của cán bộ nghiệp vụ và tiếp thị cũng là nội dung cần đào tạo một cách có hệ thống.

Ngoài ra ngân hàng No&PTNT Thanh Trì còn đưa ra những định hướng như gắn liền hoạt động TTQT với kinh doanh ngoại hối, mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài, đào tạo và đào tạo lại kết hợp với nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao trình độ cho các cán bộ. Đứng trước yêu cầu phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu của nghiệp vụ thanh toán L/C, ngân hàng cũng phải có những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán L/C để đạt được mục tiêu chiến lược của ngân hàng trong thời kỳ mới.

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN L/C TẠI NGÂN HÀNG No&PTNT THANH TRÌ.

3.2.1 Những giải pháp về nghiệp vụ.

3.2.1.1 Đối với L/C hàng nhập.

a. Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng nhập khẩu.

Trong phương thức thanh toán L/C, trách nhiệm của NHPH là rất lớn vì đã cam kết thay mặt cho người mua thanh toán cho người bán. Do đó việc thẩm định các dự án nhập khẩu có ý nghĩa hết sức quan trọng để đảm bảo an toàn cho ngân hàng. Ngân hàng cần thẩm định khách hàng một cách kỹ lưỡng trước khi mở L/C. Khách hàng phải có hoạt động kinh doanh tốt, tình hình tài chính lành mạnh, không còn nợ quá hạn tại ngân hàng. Để tiến hành thẩm định kỹ lưỡng, chính xác khách hàng không phải là điều đơn giản, vì khi đến với ngân hàng, một số khách hàng đã có sự chuẩn bị, đối phó. Tại ngân hàng, thẩm định khách hàng là khâu bắt buộc đối với khách hàng mỗi khi mở L/C (ký quỹ 100% và dưới 100%) nhưng việc này chưa được chú trọng đúng mức, đôi khi chỉ mang tính hình thức. Có nắm vững được tình hình tài chính của doanh nghiệp và khả năng thanh toán của họ thì NHPH mới hạn chế được rủi ro tín dụng của khách hàng. Nhưng hiện nay công tác thẩm định khách hàng tại ngân hàng còn nhiều điều bất cập. Do cạnh tranh giữa các ngân hàng và tâm lý của ngân hàng là sợ mất khách hàng nên có những lúc không tiến hành thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp, mà đơn giản chỉ dựa vào việc tính toán hiệu quả kinh tế lô hàng để quyết định cho doanh nghiệp nhập khẩu vay vốn và mở L/C. Thật ra đây không phải là biện pháp hạn chế rủi ro hữu hiệu, vì cán bộ ngân hàng không thể hiểu cặn kẽ bằng doanh nghiệp về tình hình thị trường tiêu thụ hàng hóa (giá cả, chủng loại, chất lượng, mẫu mã, khả năng tiêu thụ…), các khoản chi phí phải tính đến (thuế nhập khẩu, chi phí vận chuyển hàng hóa từ cảng về kho, chi phí kiểm hóa,…) chưa kể một số loại

hàng nguyên liệu đặc biệt, chúng chỉ dùng cho một số doanh nghiệp nhất định hoặc các mặt hàng chưa có ở thị trường trong nước...Do vậy, quá trình xem xét tính toán trở nên khập khiễng, thiếu cơ sở chính xác. Trong thực tế, khi xảy ra “sự cố từ phía nhà nhập khẩu”, ngân hàng chỉ dựa vào sự sai sót của chứng từ để từ chối thanh toán, còn khi chứng từ đã hoàn toàn phù hợp với các điều kiện và điều khoản của L/C thì NHPH không thể từ chối mà phải thực hiện thanh toán cho ngân hàng nước ngoài. Lúc này, NHPH chỉ còn cách cầm quản lô hàng nhập khẩu để phát mại.

Thực ra việc lập được bộ chứng từ thỏa mãn các điều kiện và điều khoản của L/C đối với khách hàng nước ngoài là không khó, nếu họ không mắc phải những lỗi lớn như: Giao hàng muộn, mua bảo hiểm sau ngày giao hàng lên tàu, chứng nhận xuất xứ không theo quy định của L/C…thì chỉ sau vài lần giao dịch với NHPH, người bán có thể biết được “tính tình” của ngân hàng này và bằng kinh nghiệm đã có, họ có thể lập được bộ chứng từ hoàn hảo.

b. Cân nhắc những điều kiện bất lợi trong L/C đối với NHPH.

Cân nhắc điều kiện đảm bảo thanh toán: Hiện tượng khá phổ biến hiện nay ở Việt Nam là hàng hóa đến trước bộ chứng từ thanh toán. Để giảm chi phí lưu kho, lưu bãi nhà nhập khẩu thường yêu cầu người hưởng gửi trực tiếp 1/3 B/L cho mình và 2/3 B/L còn lại gửi qua NHPH. Trong trường hợp này, nếu chấp nhận điều kiện đó thì nhất thiết vận đơn phải theo lệnh của ngân hàng mở (B/L made out to th order of Issuing bank) để đảm bảo quyền định đoạt và kiểm soát bộ chứng từ cho ngân hàng thông qua hình thức ký hậu.

Xem xét các điều kiện đòi tiền: Đòi tiền bằng điện là hình thức trong đó bảo lưu quyền đòi lại. Nghĩa là sau khi đã chuyển tiền bằng điện thanh toán cho người bán, nếu bộ chứng từ có lỗi và nhà nhập khẩu từ chối thanh toán thì ngân hàng mở có quyền đòi nhà xuất khẩu là rất khó, còn tùy thuộc vào thiện

chí và khả năng tài chính của họ nên khó tránh khỏi những tranh chấp xảy ra, đặc biệt với những doanh nghiệp uy tín thấp. Vì vậy, khi thực hiện đòi tiền bằng điện, ngân hàng được chỉ định thanh toán cần đặc biệt quan tâm tới khả năng hoàn tiền từ nhà xuất khẩu.

Nếu L/C quy định ngân hàng hoàn tiền là một nước thứ ba ở nước ngoài, điều này dễ dẫn đến rủi ro cho NHPH vì theo URR 522, khi nhận được yêu cầu hoàn tiền của NHTB hay NHĐCĐ thì ngân hàng hoàn tiền phải lập tức chuyển tiền ngay mà không phụ thuộc vào việc các điều kiện và điều khoản của L/C đã được tuân hay chưa (vì ngân hàng hoàn tiền là ngân hàng giữ tài khoản tiền gửi của ngân hàng No&PTNT Thanh Trì). Vì vậy khi phát hành L/C có yêu cầu thêm một điều khoản cho NHTB như sau: “Yêu cầu gửi thông báo hoàn tiền cho Ngân hàng No&PTNT Thanh Trì năm ngày trước khi gửi điện yêu cầu hoàn cho ngân hàng hoàn tiền” để đảm bảo quyền kiểm soát bộ chứng từ hàng hóa của NHPH.

Nếu L/C có yêu cầu xác nhận thì cần chọn những ngân hàng đại lý có quan hệ tốt và có uy tín với Ngân hàng No&PTNT Thanh Trì làm ngân hàng xác nhận. Bởi vì hiện nay có nhiều ngân hàng đại lý của ngân hàng sẵn sàng xác nhận L/C cho ngân hàng với một hạn mức tín dụng tương đối lớn. Vì vậy chúng ta cần tranh thủ hạn mức tín dụng của những ngân hàng này dành cho mình để tránh những rủi ro về vốn phải ký quỹ tại ngân hàng xác nhận.

Trường hợp khách hàng nhập khẩu mua hàng hóa theo giá CFR hoặc FOB thì sau khi hàng đã qua lan can tàu, rủi ro đã dịch chuyển sang người mua. Nếu xảy ra rủi ro về hàng hóa trong quá trình vận chuyển mà không thuộc trách nhiệm của hãng tàu, trong khi đó người nhập khẩu không mua bảo hiểm hàng hóa và có ý trốn tránh trách nhiệm thanh toán thì sẽ gây khó khăn cho NHPH. Vì vậy Ngân hàng No&PTNT Thanh Trì đã yêu cầu tất cả trường hợp nhập khẩu hàng hóa với giá chưa có bảo hiểm mà dùng vốn vay của ngân

hàng để thanh toán thì khách hàng phải mua bảo hiểm cho hàng hóa đó trước khi phát hành L/C.

c. Định mức ký quỹ một cách hợp lý.

Nếu việc định mức được quy định một cách hợp lý thì rủi ro tín dụng khách hàng và rủi ro tỷ giá sẽ giảm. Vì nếu tỷ giá tăng mạnh, tỷ lệ ký quỹ cao buộc nhà nhập khẩu phải chọn giải pháp nhận hàng có lợi hơn, và nếu trong trường hợp khách hàng nhập khẩu có rủi ro tín dụng, không còn khả năng thanh toán thì ngân hàng được phép quản lý lô hàng và chỉ phải trả thay khách hàng phần giá trị còn lại của L/C sau khi đã trừ đi phần ký quỹ. Tuy nhiên, định mức ký quỹ một cách hợp lý là việc làm không dễ, bởi lẽ định mức ký quỹ cao hoặc chỉ vì lợi ích cục bộ của ngân hàng thì sẽ gây khó khăn về vốn cho khách hàng nhập khẩu, họ sẽ không đồng ý và bỏ sang quan hệ với ngân hàng khác có mức ký quỹ thấp hơn. Không nên phân biệt tỷ lệ ký quỹ giữa L/C mở bằng vốn tự có và L/C mở bằng vốn vay của ngân hàng, bởi vì mức độ an toàn của loại L/C này là như nhau. Vì vậy, cần xác định mức ký quỹ hợp lý phụ thuộc vào uy tín của doanh nghiệp nhập khẩu, căn cứ vào hiểu quả kinh tế của lô hàng nhập về. Định mức ký quỹ phải cao hơn tỷ suất lợi nhuận mà lô hàng mang lại, vì trong một số trường hợp nhà nhập khẩu thế chấp bằng cả lô hàng, nếu không có khả năng thanh toán cho ngân hàng mở thì chính ngân hàng No&PTNT Thanh Trì có quyền định đoạt hàng hóa, căn cứ vào tỷ lệ trượt giá của đồng tiền. Trong thời kỳ tỷ giá biến động mạnh, ngân hàng No&PTNT Thanh Trì cần phải điều chỉnh tỷ lệ ký quỹ để tránh rủi ro về tỷ giá. Tỷ lệ điều chỉnh phải tương ứng với tỷ lệ trượt giá đồng tiền trong thời gian tới.

d. Tuân thủ đúng theo quy định của UCP mà NHPH đã dẫn chiếu.

UCP ra đời đã là một cơ sở vững chắc cho thanh toán bằng L/C trong thương mại quốc tế. Nếu trong L/C có dẫn cchieuesUCP thì văn bản này trở

thành văn bản pháp lý bắt buộc, ràng buộc trách nhiệm và nghĩa vụ của tất cả các bên tham gia. Khi ngân hàng đã dẫn chiếu UCP vào L/C thì yêu cầu các bên tham gia tuân thủ những quy tắc của UCP. Việc cố tình làm trái nó là một vi phạm có thể gây nên nhiều rủi ro cho các bên. Chính vì vậy cần phải am hiểu UCP và nắm được tinh thần của nó sẽ giúp ngân hàng tránh được những rủi ro không đáng tiếc xẩy ra, gây thiệt hại đến tài sản cũng như uy tín của ngân hàng.

3.2.1.2 Đối với L/C hàng xuất.

a. Về kiểm tra chứng từ.

Khi ngân hàng No&PTNT Thanh Trì tham gia vào phương thức tín dụng với tư cách là NHTB thì chỉ là ngân hàng cung ứng dịch vụ thu phí và không bị ràng buộc bởi trách nhiệm phải thanh toán. Tuy nhiên, quyền lợi đi đôi với nghĩa vụ. Ngân hàng phải có trách nhiệm xác thực tính trung thực của L/C nhằm phòng ngừa gặp phải L/C giả. Ngân hàng phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của L/C do mình thông báo. Vì vậy, ngân hàng phải thực hiện nghiêm túc quy trình thanh toán L/C xuất khẩu do ngân hàng No&PTNT Việt Nam ban hành. Ngoài ra khi nhận được L/C, nếu không sửa đổi được thì nên từ chối chiết khấu L/C để tránh những rủi ro phát sinh sau này. Ngoài ra việc làm hài lòng khách hàng trong quá trình kiểm tra chứng từ cũng gặp nhiều bất cập. Có khách hàng thì muốn ngân hàng “thoáng nhoáng” cho, khách hàng khác lại muốn ngân hàng phải kiểm tra và ngăn chặn mọi sai sót. Điều này đã làm cho cán bộ ngân hàng cũng không biết nên giải thích thế nào cho phù hợp bởi UCP 600 cũng chỉ định ngân hàng kiểm tra chứng từ với một sự cẩn thận hợp lý mà không chỉ ra hợp lý là như thế nào. Nếu xảy ra tranh chấp, ngân hàng sẽ gặp khó khă. Vì thế nếu UCP 600 chỉ ra được rõ ràng hơn và chi tiết hơn phạm vi trách nhiệm kiểm tra chứng từ của thanh toán viên sẽ tháo gỡ được mâu thuẫn này.

b. Về chiết khấu chứng từ.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán L/C tại ngân hàng No&PTNT Thanh Trì (Trang 46)