Hiện nay ngân hàng No&PTNT Thanh Trì hoạt động theo chỉ thị của ngân hàng No&PTNT Việt Nam. Hoạt động thanh toán L/C cũng tuân theo quy trình thống nhất của ngân hàng No&PTNT Việt Nam. Do đó, ngân hàng No&PTNT Việt Nam cần:
Mở rộng có hiệu quả mạng lưới ngân hàng đại lý và cơ cấu tiền gửi ngoại tệ hợp lý
Nới lỏng các điều kiện thanh toán L/C đi đôi với việc kiểm tra giám sát chặt chẽ quá trình thanh toán L/C tại các ngân hàng chi nhánh.
Đào tạo đội ngũ thanh tra, kiểm tra, giám sát có trình độ toàn diện về mọi mặt giúp co Ban lãnh đạo kiểm tra đánh giá các hoạt động TTQT của các
chi nhánh, từ đó ngân hàng No&PTNT Việt Nam có cơ sở đưa ra những chính sách phù hợp hơn cho hoạt động TTQT.
KẾT LUẬN
Thanh toán quốc tế theo phương thức L/C có vai trò ngày càng quan trọng và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng kim ngạch TTQT của các ngân hàng nói chung và ngân hàng No&PTNT Thanh Trì nói riêng. Điều này cũng chứng tỏ sự ưu việt của phương thức này trong hoạt động ngoại thương. Tuy nhiên như trong chương 1 và chương 2 đã trình bày, hoạt động thanh toán L/C mang tính nhạy cảm cao, tiềm ẩn rủi ro lớn. Mong muốn có được sự đóng góp nhỏ vào phát triển hoạt động TTQT của ngân hàng, trên góc độ
nghiên cứu về rủi ro khi sử dụng phương thức thanh toán L/C, điều này được thể hiện qua phần luận chứng, luận giải của chuyên đề. Theo đó, chuyên đề đã thực hiện được những nội dung chủ yếu sau:
Tổng hợp và hệ thống hóa logic các lý luận cơ bản về L/C, rủi ro trong thanh toán L/C .
Dựa trên cơ sở lý luận của chương 1, chuyên đề nghiên cứu phân tích đánh giá thực trạng rủi ro trong TTQT theo phương thức L/C tại ngân hàng No&PTNT Thanh Trì. Trên cơ sở đó, rút ra những kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân gây ra rủi ro tại ngân hàng.
Qua phân tích thực trạng và những nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong nghiệp vụ thanh toán bằng L/C tại ngân hàng No&PTNT Thanh Trì, một hệ thống giải pháp được đề xuất đối với khách hàng, đối với ngân hàng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất mọi rủi ro trong phương thức thanh toán L/C. Đồng thời cũng đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ, NHNN và các cán bộ ngành liên quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nghiệp vụ TTQT theo phương thức L/C của ngân hàng.
Nghiên cứu về rủi ro trong thanh toán L/C không hẳn là đề tài mới mẻ, nhưng vẫn là một vấn đề còn nổi cộm, đòi hỏi sự nghiên cứu chuyên sâu và hiệu quả. Chính vì vậy, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do điều kiện có hạn vì vậy chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự thông cảm và những ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô và các bạn. Cuối cùng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể các thầy cô và các bạn của Học viện Ngân hàng nói chung và khoa Ngân hàng chuyên ngành Thanh toán quốc tế nói riêng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Thanh toán quốc tế và Tài trợ ngoại thương – Giảng viên Nguyễn Thanh Trúc, Học viện Ngân hàng.
2. Giáo trình Thanh toán quốc tế - PGS.TS Nguyễn Văn Tiến.
3. Cẩm nang Thanh toán quốc tế bằng L/C - PGS.TS Nguyễn Văn Tiến. 4. Các quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ - Phòng thương mại quốc tế, ấn phẩm số 600 (UCP 600).
5. Trang Web của ngân hàng No&PTNT Việt Nam: www.agribank.com.vn 6. Báo cáo hoạt động kinh doanh của ngân hàng No&PTNT Thanh Trì các năm 2005 – 2008.