VẤN ĐỀ VÙNG TRONG ĐỊA LÝ KINH TẾ
Chủ đề: Vấn đề vùng PHẦN MỞ ĐẦU Địa lí là một ngành khoa học với nội dung nghiên cứu rất rộng, từ những vấn đề tự nhiên đến kinh tế xã hội. Hiện nay với xu thế phát triển mạnh mẽ của thời đại, những vấn đề Kinh tế – xã hội ngày càng được quan tâm, và đòi hỏi cần có những quan điểm, cách đánh giá mới về những vấn đề đó. Khi nghiên cứu về sự phát triển, chúng ta không chỉ xem xét dưới góc độ thời gian mà hơn hết phải quan tâm đến không gian của sự phát triển đó. Vậy một vấn đề đặt ra không gian trong địa lí, nhất là trong địa lí kinh tế xã hội là thế nào. Từ yêu cầu của thực tế cho việc phát triển từng lãnh thổ đã nảy sinh sự nghiên cứu về tổ chức không gian lãnh thổ. Một loạt những quan điểm, khái niệm về vùng, phân vùng được ra đời gắn với qui luật phát triển chung của kinh tế – xã hội. Mỗi vùng là một phạm vi không gian địa lí nhất định, ở đó dưới tác động của những qui luật kinh tế, các bộ phận kết hợp với nhau thành một hệ thống thống nhất và cân đối, một thể tổng hợp sản xuất – lãnh thổ. Mỗi vùng không chỉ phát triển cân đối trong nội bộ, mà còn phát triển cân đối với các vùng khác . Những quan điểm về vùng trên thế giới và Việt Nam là tiền đề, là cơ sở lí luận cho việc hoạch định phân vùng, nhất là phân vùng kinh tế của mỗi nước và của Việt Nam. Mỗi vùng luôn có những thế mạnh riêng về tự nhien và kinh tế xã hội cho việc phát triển tốt nhất. Do vậy việc phân vùng và qui hoạch vùng, hay nói ngắn gọn là chia vùng để thúc đẩy sự phát triển của từng vùng lãnh thổ và của cả quốc gia. Những lí luận về vùng tạo nền tảng cho việc nghiên cứu về kinh tế - xã hội của mỗi vùng lãnh thổ được đầy đủ và chính xác. Nhóm 5 - K22 - Địa lý Tự nhiên 1 Chủ đề: Vấn đề vùng PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VÙNG VÀ VÙNG KINH TẾ 1.1. Vùng và phân loại vùng 1.1.1. Quan niệm về vùng Vùng là một khái niệm rất phổ biến, thông dụng nhưng lại được hiểu một cách khác nhau tùy thuộc vào từng ngành khoa học. Hiện nay trong các tài liệu tồn tại một số quan điểm về vùng do cách nhìn nhận khác nhau với mục đích và tiêu chí phân vùng không giống nhau. Dù ở quy mô nào, lớn hay nhỏ vùng đều có điểm chung. Đó chính là một lãnh thổ có ranh giới nhất định mà trong đó diễn ra các mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố tự nhiên và con người. Theo từ điển Bách khoa địa lí Xô viết (1988), vùng là một lãnh thổ được tách ra trên cơ sở tập hợp các dấu hiệu có quan hệ mật thiết với nhau, là cấp phân vị trong hệ thống phân chia lãnh thổ. Còn về phương diện địa lí, vùng là một lãnh thổ toàn vẹn thường được đặc trưng bằng sự đồng nhất về nguồn gốc, về các bộ phận có quan hệ qua lại với nhau của lớp vỏ địa lí hoặc nền sản xuất xã hội. Còn ngắn gọn hơn, theo từ điển tiếng Việt (1994), vùng là phần đất đai, hoặc nói chung là không gian tương đối rộng có những đặc điểm về tự nhiên hay xã hội, phân biệt với các phần khác ở xung quanh. Trong công trình “Việt Nam – lãnh thổ và các vùng địa lí” (1998), GS Lê Bá Thảo đã xác định, vùng là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia có một sắc thái đặc thù nhất định, hoạt động như một hệ thống do có những mối quan hệ tương đối chặt chẽ giữa các thành phần cấu tạo nên nó, cũng như mối quan hệ có chọn lọc với các không gian các cấp bên ngoài. Như vậy, vùng là một hệ thống bao gồm các mối liên hệ giữa các bộ phận hợp thành với các dạng liên hệ địa lý, kĩ thuật, kinh tế, xã hội bên trong cũng như bên ngoài hệ thống. Quy mô của vùng rất khác nhau. Sự tồn tại của nó là khách quan và có tính lịch sử. Điều đó có nghĩa là quy mô và số lượng vùng có thể thay đổi tùy theo các giai đoạn phát triển của đất nước. Vùng là sản phẩm nhận thức của con người nhưng lại có tính khách quan. Vấn đề là ở chỗ nhận thức của con người phải phù hợp với quy luật khách quan. Các tiêu chí và phương pháp phân vùng do con người đưa ra phải phản ánh được thực tế khách quan. Nhóm 5 - K22 - Địa lý Tự nhiên 2 Chủ đề: Vấn đề vùng Vùng có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Nó là cơ sở để hoạch định, triển khai, quản lí các chiến lược cũng như các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và theo từng lãnh thổ nói riêng. 1.1.2 Phân loại vùng Có nhiều loại vùng khác nhau. Mỗi loại được phân chia phụ thuộc vào mục đích, hệ thống chỉ tiêu và phương pháp xác định vùng thích hợp. Về đại thể có một số loại vùng chủ yếu sau: - Với mục tiêu hoạch định chiến lược, xây dựng và quản lý các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo lãnh thổ, nhiều quốc gia trên thế giới đã chia đất nước thành các vùng kinh tế (kinh tế - xã hội) - Dựa vào các yếu tố tự nhiên, kinh tế, kĩ thuật và yêu cầu phát triển của mỗi ngành trong tổng thể nền kinh tế, lãnh thổ quốc gia được phân chia thành các vùng kinh tế ngành. - Để phát triển kinh tế -xã hội có trọng điểm, tránh dàn trải nhất là trong lĩnh vực đầu tư người ta lại chia thành các vùng kinh tế trọng điểm. - Căn cứ vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội để làm cơ sở cho việc quản lí, điều hành các quá trình phát triển theo lãnh thổ thì có các vùng phát triển, vùng chậm phát triển, vùng suy thoái. - Nhằm mục đích quản lí các hoạt động kinh tế - xã hội theo đơn vị hành chính, đất nước được chia thành các tỉnh cùng với các đơn vị hành chính cấp thấp hơn. Trên cơ sở những quan niệm trên, có thể khẳng định rằng, như một hệ thống, vùng là một lãnh thổ tương đối đồng nhất bao gồm các bộ phận cấu thành có mối liên hệ chặt chẽ với nhau đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của bản thân lãnh thổ đó cũng như giữa nó với các lãnh thổ khác Song, dù qui mô của vùng có thể lớn nhỏ khác nhau thì đều có những điểm chung là trong một lãnh thổ đều có ranh giới nhất định, trong đó có sự tác động tương hỗ giữa các yếu tố tự nhiên - môi trường - con người (cả sản xuất và tiêu thụ). Như vậy có thể quan niệm về vùng như sau: "Vùng là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia có một sắc thái đặc thù nhất định, hoạt động như một hệ thống do có mối quan hệ tương đối chặt chẽ giữa các thành phần tạo nên nó, cũng như mối quan hệ có chọn lọc với không gian các cấp bên ngoài". Với quan niệm trên, có thể thấy rằng Nhóm 5 - K22 - Địa lý Tự nhiên 3 Chủ đề: Vấn đề vùng - Vùng là một hệ thống, bao gồm các mối liên hệ của các bộ phận cấu thành với các dạng liên hệ địa lý - kỹ thuật - KT - XH bên trong hệ thống cũng như bên ngoài hệ thống. - Vùng có qui mô khác nhau, sự tồn tại của cùng là khách quan có tính lịch sử (qui mô và số lượng vùng có thể thay đổi theo các giai đoạn phát triển của đất nước). - Vùng tồn tại do yêu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân; Tính khách quan của vùng được cụ thể hóa thông quan những nguyên tắc do con người tạo ra. - Vùng là cơ sở để hoạch định các chiến lược, các kế hoạch phát triển theo lãnh thổ cũng như để quản lý các quá trình phát triển KT - XH của mỗi vùng. 1.1.3. Các loại vùng kinh tế - xã hội tiêu biểu 1.1.3.1. Khái quát chung Tùy vào từng tiêu chí, thời gian, mục đích nhất định mà có nhiều cách phân loại vùng khác nhau. Tuy nhiên các quan điểm, nguyên tắc, phương pháp phân vùng được các nhà nghiên cứu đưa ra càng khách quan, khoa học thì hệ thống phân vùng càng được bám sát với thực tiễn. Phân vùng được hiểu là việc phân chia một lãnh thổ lớn (ví dụ: quốc gia) thành những lãnh thổ đồng cấp có quy mô nhỏ hơn, phục vụ cho những mục tiêu nhất định. Đó là sản phẩm của tư duy khoa học dựa trên nền tảng của phương pháp luận thích hợp. Các nguyên tắc chung về phân vùng bao gồm: - Tính đồng nhất tương đối của lãnh thổ (thường dùng để phân chia các vùng – cảnh quan, vùng tự nhiên hoặc vùng văn hóa – lịch sử). - Trình độ phát triển kinh tế - xã hội, trong đó nổi lên vai trò của hệ thống đô thị với tư cách như trung tâm tạo vùng. - Tính hiệu quả của các điều kiện đảm bảo cho quản lý lãnh thổ. - Tính phù hợp về ranh giới hành chính (đối với các vùng kinh tế). Xét về mặt kinh tế xã hội, vùng là cơ sở để hoạch định các chiến lược, kế hoạch phát triển theo lãnh thổ cũng như để quản lý các quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên từng bộ phận của mỗi quốc gia. Tùy theo các mục tiêu cụ thể sẽ có các loại vùng tương ứng với chỉ tiêu và phương pháp phân loại phù hợp. 1.1.3.2. Các loại vùng tiêu biểu a. Vùng hành chính Nhóm 5 - K22 - Địa lý Tự nhiên 4 Chủ đề: Vấn đề vùng Vùng hành chính được phân ra nhằm phục vụ cho việc quản lí các hoạt động kinh tế - xã hội theo các đơn vị hành chính. Phân chia hành chính là một công việc phức tạp. Đó là sự kết hợp giữa các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội trong thời điểm hiện tại và tương lai, có tính đến trình độ phát triển kinh tế và khả năng quản lí. Kết quả phân chia có tính pháp lí và được thể hiện thong qua các qui định của Hiến pháp và pháp luật. Về phương diện địa lí hành chính, trong quá trình dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã phân chia lãnh thổ thành những đơn vị hành chính nhiều cấp để thuận tiện cho việc quản lí, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Dĩ nhiên, do nhận thức và quan điểm về vấn đề này có sự khác nhau ở mỗi thời kì nên công tác phân chia lãnh thổ quốc gia thành các đơn vị hành chính có nhiều thay đổi. Ngay từ thời Hai Bà Trưng, nước ta đã được phân chia thành các quận, huyện với 65 thành trì. Dưới các triều đại Lý, Trần, Hồ các bộ phận của lãnh thổ nước ta được gọi là các Lộ. Đến triều Lê, các Lộ đổi thành Trấn.Lúc này cả nước chỉ có 5 Đạo, mỗi Đạo lại gồm nhiều Phủ, Châu, Huyện. Sang triều Nguyễn, các Trấn đổi thành các Tỉnh… Đến cuối thời Pháp thuộc, cả nước gồm có 3 Kì 69 tỉnh, trong đó Bắc Kì có 26 tỉnh, Trung Kì có 19 tỉnh, Nam Kì có 21 tỉnh và khu Sài Gòn - Chợ Lớn (Nguyễn Quang Ân, 1997) Sau ngày miền Bắc được giải phóng (1954), ngoài cấp Tỉnh ở vùng Đông Bắc và Tây Bắc còn có các cấp trung gian giữa quốc gia và tỉnh là khu tự trị Thái - Mèo (1955, năm 1962 đổi thành khu tự trị Tây Bắc), khu tự trị Việt Bắc năm 1956… Một trong những chủ trương của nhà nước là tiến hành cải cách hành chính nhằm giảm bớt cấp quản lí trung gian giữa Trung ương và địa phương. Trong vòng hai thập niên (1976-1996), số đơn vị hành chính cấp tỉnh của nước ta tăng lên do việc tái lập các tỉnh từ các tỉnh được hợp nhất vào thời kì trước. Lúc đầu cả nước có 38 tỉnh (thành phố, đặc khu) bao gồm Trung du và miền núi phía bắc 9 tỉnh, đồng bằng sông Hồng 6 tỉnh, Bắc Trung Bộ 3 tỉnh, duyên hải Nam Trung Bộ 4 tỉnh, Tây Nguyên 3 tỉnh, Đông Nam Bộ 4 tỉnh và đồng bằng song Cửu Long 9 tỉnh. Vào thập niên 80 số đơn vị hành chính tăng lên 40, bao gồm 3 thành phố (Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Hải Phòng), 1 đặc khu (Vũng Tàu- Côn Đảo) và 36 tỉnh. Vào năm 1994 con số này tăng lên 53 tỉnh, thành phố. Nhóm 5 - K22 - Địa lý Tự nhiên 5 Chủ đề: Vấn đề vùng Ngày 6 tháng 11 năm 1996 Quốc hội lại phê chuẩn tái lập 15 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc trung ương (Đà Nẵng) và 8 tỉnh (Bắc Thái, Hà Bắc, Hải Hưng, Minh Hải, Nam Hà, Quảng Nam- Đà Nẵng, Sông Bé và Vĩnh Phú) Như vậy, ngoài câp Trung ương, nước ta tồn tại 3 cấp hành chính: tỉnh, huyện và xã với các vai trò của cấp là khác nhau. Nếu phân chia có cơ sở khoa học, phù hợp với các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội và trình độ quản lí thì sẽ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội. Còn ngược lại, sẽ gây ra những tốn kém không đáng có, mất nhiều thời gian để ổn định các hoạt động kinh tế - xã hội. b Vùng theo trình độ phát triển Vùng được phân theo trình độ phát triển là loại vùng tương đối phổ biến trên thế giới. Nó được phân chia nhằm mục đích phục vụ cho công tác quản lí và điều khiển các quá trình phát triển theo lãnh thổ của từng quốc gia. Hệ thống chỉ tiêu được sử dụng để phân vùng thường liên quan đến trình độ phát triển KT- XH. Dựa vào hệ thống chỉ tiêu này, người ta phân chia lãnh thổ của mỗi quốc gia thành 3 loại vùng: vùng phát triển, vùng chậm phát triển và vùng suy thoái. Vùng phát triển thường là các lãnh thổ tập trung nhiều thế mạnh cho phát triển và trên thực tế đã thể hiện rõ tiềm lực về kinh tế của đất nước. Đây là vùng có vai trò quyết định đối với nền kinh tế cả nước. VD: Ở Trung Quốc, vùng ven biển phía Đông với nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, tiềm lực mạnh được coi là vùng phát triển. Ở Hàn Quốc, vùng phát triển là Xơ un và phụ cận Vùng chậm phát triển là lãnh thổ mà nền kinh tế chưa phát triển. Các nguyên nhân chủ yếu thường là thiếu điều kiện để phát triển như mạng lưới giao thông ít về số lượng xấu về chất lượng; dân cư thưa với trình độ dân trí thấp, tài nguyên thiên nhiên hạn chế hoặc khó khăn trong khai thác, sử dụng do địa hình. Ở nước ta, có thể coi vùng Tây Bắc là vùng chậm phát triển. Trong tương lai khi hoàn thành nhà máy thuỷ điện Sơn La và kéo theo đó là hàng loạt ngành kinh tế khác, bộ mặt kinh tế của vùng sẽ được thay đổi. Vùng suy thoái là vùng mà nền kinh tế hưng thịnh trước đây đang rơi vào tình trạng khủng hoảng, trì trệ. Lí do là hậu quả của quá trình khai thác tài nguyên lâu dài, nhưng thiếu biện pháp bảo vệ môi trường dẫn đến cạn kiệt tài nguyên. Vùng suy thoái có thể gặp ở một số quốc gia có ưu thế về khai thác một vài loại khoáng sản nào đó hoặc khai thác tài nguyên bừa bãi, thiếu kế hoạch. Nhóm 5 - K22 - Địa lý Tự nhiên 6 Chủ đề: Vấn đề vùng c. Vùng kinh tế - xã hội (vùng kinh tế tổng hợp) Đối với địa lí học, vùng kinh tế - xã hội (hay gọi vắn tắt là vùng kinh tế) với tư cách là vùng kinh tế tổng hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vùng kinh tế - xã hội là loại vùng tương đối phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Đóng góp to lớn trong việc nghiên cứu lĩnh vực này phải kể đến các nhà địa lí Xô viết. Vùng kinh tế là đơn vị lãnh thổ có vị trí và ranh giới xác định gồm các yếu tố tự nhiên, dân cư, cơ sở vật chất kĩ thuật với các hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra dưới tác động của tiến bộ khoa học công nghệ và sự tồn tại của các dòng vật chất trong phạm vi nội vùng và liên vùng. Nó có thể được coi là một hệ thống kinh tế - xã hội theo lãnh thổ. Vùng kinh tế là một thực thể khách quan. Vì vậy phương pháp luận và phương pháp phân vùng cũng như việc xây dựng hệ thống phân vị, chỉ tiêu phải có cơ sở khoa học và phản ánh được thực tế khách quan trong mỗi giai đoạn phát triển của đất nước. Vùng kinh tế có tính lịch sử bởi vì vòng đòi của mỗi phương án phân vùng cũng chỉ tồn tại trong khoảng 10 -15 năm do sự thay đổi của các yếu tố cấu thành. Quy mô của vùng rất khác nhau do sự khác biệt của các yếu tố tạo vùng. Ở Liên Xô trước đây và cả ở nước ta (nửa đầu thập niên 80 của thế kỉ XX), vùng kinh tế được gọi là vùng kinh tế cơ bản và dưới vùng này là các cấp phân vị thấp hơn. Giữa các quốc gia khác nhau các vùng có sự chênh lệch rất lớn về diện tích lãnh thổ. Khác với một số loại vùng, việc phân vùng kinh tế phải đảm bảo sao cho mỗi một điểm lãnh thổ của đất nước đều phải nằm trong một vùng cụ thể. Trình độ phát triển của vùng được thể hiện thông qua cơ cấu kinh tế. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt khái niệm vùng kinh tế là chuyên môn hóa và phát triển tổng hợp. Chuyên môn hóa chính là đặc trưng của vùng nhằm sử dụng có hiệu quả tính trội về nguồn lực để tạo ra các ngành chuyên môn hóa. Còn việc phát triển tổng hợp với mục đích khai thác tối đa mọi nguồn lực vốn có đẻ nền kinh tế của vùng có thể hoạt động bình thường. Về mặt lãnh thổ, mỗi vùng đều có khu nhân với tư cách như là trung tâm tạo vùng. Trung tâm càng lớn thì sức hút càng mạnh và phạm vi lãnh thổ của vùng càng rộng. Vùng kinh tế hình thành là do kết quả của quá trình phân công lao động theo lãnh thổ. Nó được coi là công cụ không thể thiếu trong việc hoạch định phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia, là cơ sở để xây dựng, triển khai, quản lí các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo các vùng lãnh thổ. Nhóm 5 - K22 - Địa lý Tự nhiên 7 Chủ đề: Vấn đề vùng d Vùng kinh tế ngành Nếu như vùng kinh tế - xã hội bao gồm tất cả các hoạt động của nền kinh tế thì vùng ngành chỉ liên quan đến một ngành cụ thể. Cũng như vùng kinh tế tổng hợp sự ra đời của vùng ngành liên quan chặt chẽ đến sự phân công lao động theo lãnh thổ. Nền kinh tế của quốc gia tất nhiên gồm nhiều ngành, chúng được tập hợp lại thành khu vực 1, khu vực 2, khu vực 3. Để xây dựng, triển khai và quản lý chiến lược phát triển một ngành nào đó theo lãnh thổ, căn cứ vào nguồn lực và yêu cấu phát triển của ngành người ta phân chia lãnh thổ của một quốc gia thành các vùng ngành. Ở nước ta, phân vùng kinh tế ngành được tiến hành sớm hơn vùng kinh tế tổng hợp. Năm 1962, UB kế hoạch Nhà nước phối hợp với Bộ nông nghiệp triển khai nghiên cứu phân vùng nông nghiệp và đến năm 1964 đã chia miền bắc thành 4 vùng nông nghiệp với 46 tiểu vùng. Cũng thời gian trên, Bộ lâm nghiệp đã tổ chức điều tra và phân vùng lâm nghiệp miền bắc để làm cơ sở cho việc phát triển của ngành… Sau khi đất nước tái thống nhất, phân vùng kinh tế ngành được triển khai trong phạm vi cả nước với qui mô lớn trên quan điểm tổng hợp, kết hợp phát triển ngành với lãnh thổ và được chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ. Nhiều vùng ngành lần lượt hình thành như 7 vùng nông nghiệp, 3 vùng du lịch, 6 vùng công nghiệp (những năm đầu thế kỉ XXI). * Vùng nông nghiệp Là vùng được phân chia sớm nhất trong số các loại vùng ngành nước ta. Có nhiều quan niệm về vùng nông nghiệp, một tròng những quan niệm đó là: Vùng nông nghiệp là những lãnh thổ sản xuất nông nghiệp được phân chia với mục đích phân bố hợp lí và chuyên môn hoá đúng đắn sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nhu cầu ngày càng tăng của Nhà nước và nhân dân trên cơ sở sử dụng đầy đủ và có hiệu quả nhất các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của các vùng trong nước cũng như trong nội bộ từng vùng sao cho mỗi vùng có thể sản xuất ra số lượng sản phẩm nhiều nhất trên một đơn vị diện tích, với chi phí ít nhất trên một đơn vị sản phẩm. Các nguyên tắc cơ bản để phân vùng nông nghiệp: - Đảm bảo sự cân đối giữa sản xuất nông nghiệp với nhu cầu về nông sản của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. - Có sự kết hợp thoả đáng giữa sản xuất và khả năng. Nhóm 5 - K22 - Địa lý Tự nhiên 8 Chủ đề: Vấn đề vùng - Triển khai theo hướng kết hợp chuyên môn hoá với phát triển tổng hợp, trong đó chuyên môn hoá là chủ đạo, còn phát triển tổng hợp là cơ sở. - Có sự hài hoà giữa phân vùng hành chính và phân vùng nông nghiệp Nhóm 5 - K22 - Địa lý Tự nhiên 9 Chủ đề: Vấn đề vùng Hình 1: Lược đồ 7 vùng kinh tế của Việt Nam Nhóm 5 - K22 - Địa lý Tự nhiên 10