Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 17 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
17
Dung lượng
122,5 KB
Nội dung
ĐỀCƯƠNGĐỊALÝNHIỆTĐỚI Câu 1: Lớp vỏ phong hóa miền nhiệtđới 1. Khái niệm Phong hóa là quá trình biến đổi cơ học và biến đổi hóa học của đá gốc và khoáng vật ở những lớp trên cùng của thạch quyển của Trái Đất, xảy ra dưới tác động cua các nhân tố khí quyển khác nhau ( mưa, gió, dao động nhiệt độ … ), của nước mặt và nước ngầm đối với hoạt động sống của sinh vật cùng tác động từ các sản phẩm phân hủy của chúng. Lớp vỏ phong hóa: Theo Fridland “ Vỏ phong hóa là phần trên cùng của vỏ Trái Đất, chịu ảnh hưởng của yếu tố ngoại sinh, trong đó đang diễn ra quá trình biến đổi các laoij đá gốc và khoáng vật mà trước đây đã được hình thành trong điều kiện nhiệt lực học khác hẳng ngày nay. => Phong hóa là quá trình không phải diễn ra trong một thời gian ngắn mà cả quá trình lâu dài. 2. Các hình thức phong hóa: 3 loại a. Phong hóa vật lý: là sự vỡ vụn của đá thành các mảnh lớn nhỏ khác nhau, không có sự thay đổi về thành phần hóa học. Nguyên nhân - Sự thay đổinhiệt độ ngày và đêm là nguyên nhân chủ yếu gây ra phong hóa vật lýđối với đá gốc. Dưới sự thay đổinhiệt độ, các khoáng vật bị co dãn không đều => hình thành các khe nứt trong đá và làm đá bị phá hủy. VD: Ở sa mạc sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khá cao. Lớp phủ thực vật nghèo nàn nên phong hóa vật lý xảy ra mạnh. - Tác động cơ học của nước và gió: Nước thấm vào các khe nứt nhỏ trên khoáng vật gây ra áp suất mao dẫn lên thành khe nứt làm cho khe nứt ngày càng Phong hóa vật lý Phong hóa hóa học Phong hóa sinh học Sự thay đổinhiệt độ Phụ thuộc vào đặc tính của đá … Tác động cơ học của nước và gió rộng ra. Gió thổi với tốc độ lớn làm bay các mảnh đá vụn và cát bụi; đồng thời các mảnh này khi va chạm vào nhau cũng bị vỡ ra. - Phụ thuộc vào đặc điểm của đá: Những loại đá chứa nhiều khoáng vật bị phá hủy nhanh hơn các đá chứa ít khoáng vật. Đá sẫm màu hấp thụ nhiệt nhanh hơn => dễ phá hủy hơn đá sáng màu. b. Phong hóa hóa học: là sự phá hủy đá có biến đổi về thành phần, tính chất chất hóa học cảu đá và khoáng vật. - Nguyên nhân: do nước, oxi trong khí quyển và sinh vật … nhưng nước là nhân tố chủ yếu. - Có 4 quá trình chủ yếu trong phong hóa hóa học: + Hydrat hóa: kết hợp của các khoáng vật với các phân tử nước + Oxi hóa: kết hợp của oxi tự do với các muối kim loại + Hòa tan: là tác động của nước làm cho khoáng vật kết hợp với nó tạo thành một hỗn hợp. VD: Nước hòa tan đá vôi tạo thành hang động + Thủy phân: thay thế ion H + ( do điện ly nước ) cho các cation kiềm và kiềm thổ trong khoáng vật. c. Phong hóa sinh học Đến một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử Trái Đất mới hình thành sinh vật. Sinh vật tham gia vào quá trình phong hóa hóa học rất mãnh liệt. P.hóa sinh học là quá trình biến đổi hóa học và phá hủy cơ học các loại đá dưới tác động trực tiếp của hoạt động sống của sinh vật và các sản phẩm phân hủy của chúng. VD: + Tảo silic có khả năng phá hủy những khoáng vật bền vững như sét kaolinit + Động vật khi đào hang, rễ thực vật khi xuyên vào kẽ nứt làm cho kẽ nứt rộng thêm => dần dần đá và khoáng vật sẽ bị vỡ nhỏ ra. 3. Đặc điểm tầng phong hóa nhiệtđới Miền nhiệtđới ẩm có đặc điểm: lượng mưa lớn ( 1500 mm/năm ), mạng lưới thủy văn dày đặc và có nhiều đầm lầy => khí hậu miền nhiệtđới là điều kiện bất lợi cho quá trình phong hóa vật lý của nham thạch. Tuy nhiên, ở những nơi mặt đất trơ trụi không có cây cỏ che phủ thì nham thạch bị ánh nằng mặt trời chiếu trực tiếp có thể lên tới nhiệt độ 60 0 C. Với nhiệt độ cao như vậy, khi bất chợt gặp mưa going, nham thạch bị nguội lạnh tức thời cũng sinh ra các vết nứt và vỡ ra thành các mảnh nhỏ. Sự nguội lạnh tức thời của các khối nham thạch có thể bóc các lớp bên ngoài dày tới vài cm, đồng thời cũng sinh ra các vết nứt nẻ đi sâu vào khối nham thạch. Nước thấm vào khối nham khi có mưa và ngược lại bị sưởi nóng bởi ánh sáng mặt trời, bốc hơi, để lại một lớp oxit sắt trên bề mặt nham thạch. Lớp oxit sắt này có tác dụng bảo vệ nham thạch chống lại hiện tượng phong hóa, nhất là phong hóa hóa học. Trong điều kiện mưa nhiều, nhiệt độ cao ở miền nhiệtđới thì phong hóa hóa học xảy ra mạnh mẽ. Nước nhiều, nhiệt độ cao đẩy mạnh hiện tượng thủy phân => giải phóng các ion sắt và nhôm => hiện tượng này gọi là Laterit hóa hay feralit hóa. - Rừng nhiệtđới ẩm có tác dụng tích cực và tiêu cực tới quá trình phong hóa: + Tích cực: Các tầng cây trong rừng bảo vệ mặt đất không chịu ảnh hưởng trực tiếp của ánh sáng mặt trời. Những cơn mưa nhỏ và ngắn chỉ làm ướt các lá cây mà không rơi trực tiếp ngay xuống mặt đất. + Tiêu cực: Rừng nhiệtđới đồng thời là một kho chứa nước, các axit hữu cơ sinh ra từ quá trình phân hủy lá rụng, trong rừng có nhiều sông lớn nhỏ khác nhau => đẩy mạnh quá trình rửa trôi các ion bazo như Ca, Na, K, P … làm cho đất nhiệtđới có độ pH chua, kém phì nhiêu hơn các vùng khác. => Quá trình phong hóa vật lý và hóa học ở miền khí hậu nhiệtđới ẩm đã tạo ra 1 lớp vỏ phong hóa dày, nhất là ở những nơi bằng phẳng. Ở miền núi, vì độ dốc các sườn lớn nên tầng phong hóa mỏng do hiện tượng xói mòn, rửa trôi xảy ra mạnh mẽ. VD: Tầng phong hóa nhiệtđới điển hình ở 1 phẫu diện đá granit như sau: - Tầng 1: 0 - 6 m: tầng đất - Tầng 2: 6 – 20 m: tầng ma ( quỷ ) - Tầng 3: 20 – 30 m: tầng đá tròn cạnh ( nếu đá gốc là đá granit ) - Tầng 4: tầng đá có nhiều vết nứt - Tầng 5: tầng đá tươi Ở Việt Nam cũng có những tầng phong hóa rất dày như tầng phong hóa đá bazan ở Tây Nguyên; tầng phong hóa của đá phiến mica ở vùng long hồ Thác Bà, ở tp Yên Bái, tp Lào Cai … Tại những công trình khai thác mỏ, nơi làm đường giao thông … ta có thể thấy những phẫu diện mà riêng tầng 1, tầng 2 của lớp vỏ phong hóa đã có chiều dày khoảng 20m. Đặc biệt, ở Việt Nam Laterit ( đá ong ) là một loại sản phẩm trong vỏ phong hóa rất chú ý. Laterit giàu sắt, nhôm, nghèo silic, kiềm và kiềm thổ; có màu nâu đỏ, vàng, bên ngoài có màu nâu xám, cấu tạo kết hạch. Trong điều kiện ẩm và ẩm ướt như nước ta thì tầng laterit khá dày. Vùng đất trống, đồi trọc do phá rừng tạo điều kiện cho hiện tượng laterit hóa phát triển mạnh. Đó chính là nguy cơ làm cho vùng trung du trở nên cằn cỗi, trơ sỏi đá. Điều này phổ biến ở các vùng trung du như: Quỳ Châu ( Nghệ An ), Cẩm Thủy ( Thanh Hóa ), Vĩnh Phúc, Lai Châu. Điện Biên … Câu 2: Các nhân tố hình thành khí hậu Khí hậu trên TĐất ở mỗi lãnh thổ nhất định đều được hình thành bởi sự tác động tổng hợp của 3 nhân tố cơ bản: Bức xạ mặt trời, hoàn lưu khí quyển và đặc điểm bề mặt đệm. Các nhân tố tham gia hình thành khí hậu thông qua các quá trình là: tuần hoàn nhiệt, tuần hoàn ẩm và hoàn lưu khí quyển. 1. Bức xạ mặt trời Mặt Trời luôn phát ra xung quanh nó một nguồn năng lượng khổng lồ dưới dạng năng lượng bức xạ. Trong đó, Trái Đất chỉ nhận được 1 phần rất nhỏ. Thế nhưng nguồn năng lượng đó lại là nguồn năng lượng chủ yếu cung cấp nhiệt cho Trái Đất. BXMT phụ thuộc vào độ cao của M.Trời ( góc nhập xạ ). Độ cao của M.Trời trong năm được xác định bởi vĩ độ địalý => từ xích đạo về cực BXMT có tính đới rõ rệt. BXMT xuyên qua khí quyển và truyền đến bề mặt Trái Đất. Khi truyền qua khí quyển, do tính chất không đồng nhất của không khí về hóa học, quang học và các điều kiện vật lý khác, các dòng bức xạ này bị khí quyển hấp thụ và khuếch tán 1 phần trước khi đến T.Đất => bức xạ sóng ngắn. Phần năng lượng mà t.đất hấp thụ được làm nó nóng lên và phản xạ lại khí quyển => bức xạ sóng dài. - Bức xạ sóng ngắn chia thành các dạng chính sau: + Bức xạ trực tiếp: năng lượng phát ra từ mặt trời dưới dạng những tia song song truyền thẳng đến bề mặt trái đất. + Bức xạ tán xạ: phần năng lượng mặt trời bị khuếch tán trong khí quyển + Bức xạ tổng cộng ( tổng xạ ) : tổng của bức xạ trực tiếp và bức xạ tán xạ. + Bức xạ phản xạ: phần năng lượng bị bề mặt trái đất phản xạ lại. - Cán cân bức xạ: là hiệu giữa lượng mặt trời chiếu xuống trái đất (thu) – lượng bức xạ mặt trời phản xạ lại ( chi ). ( hay hiệu giữa bức xạ hiệu dụng và tổng xạ ). => quyết định chế độ nhiệt: + Cán cân bức xạ > 75 kcal/cm 2 : nhiệtđới + 50 – 70 kcal/cm 2 : ôn đới + < 50 kcal/cm 2 : hàn đới Cán cân bức xạ của bề mặt đất trong 1 năm có giá trị dương ở mọi nơi, trừ bán đảo Greenland và châu Nam Cực. Trên cùng vĩ độ, cán cân bức xạ trên đại dương lớn hơn trên lục địa, vì đại dương hấp thu nhiều bức xạ hơn. Ở vùng hoang mạc cán cân bức xạ giảm, bức xạ hiệu dụng lớn, bởi vì không khí ở đây khô, trời ít mây. VD: ở Sahara cán cân bức xạ đạt khoảng 60 kcal/cm 2 . Ở các khu vực gió mùa, mùa nóng có lượng mây lớn, bức xạ đến mặt đất giảm so với các khu vực khác trên cùng vĩ độ. Trên lãnh thổ Việt Nam, cán cân bức xạ luôn dương với giá trị khoảng 80 kcal/cm 2 . - Sự phân bố theo đới của BXMT quyết định chế độ nhiệt của Trái Đất: + Các vùng vĩ độ thấp, tổng lượng bức xạ lớn, nền nhiệt độ cao được gọi là vùng nhiệt đới. + Các vĩ độ trung bình, tổng lượng bức xạ và nền nhiệt độ yếu hơn được gọi là vùng ôn đới. + Ở vùng cực, lượng bức xạ và nền nhiệt độ thấp nhất gọi là vùng hàn đới Sự phân bố bức xạ mwatj trời và nhiệt độ quy định sựu phân bố khí áp, hoàn lưu và cùng với các yếu tố này chi phối đặc điểm phân bố và biến đổi của 1 loạt các yếu tố như: độ ẩm không khí, bốc hơi, mây, mưa, … và các quá trình khác nhau xảy ra trong khí quyển. 2. Hoàn lưu khí quyển: là sự chuyển động tuần hoàn của các dòng khí Hoàn lưu là nhân tố tạo thành khí hậu rất quan trọng, vì có lien quan đến sự di chuyển của các khối không khí có tính chất vật lý khác nhau: nóng và lạnh, khô và ẩm, ổn định và bất ổn định, …. Nguyên nhân tạo nên sự chuyển động của các khối không khí trong khí quyển: sự phân bố lượng bức xạ mặt trời không đồng đều giữa các khu vực trên bề mặt trái đất và sự bất đồng nhất của mặt đệm => mặt đất nóng lên và lạnh đi không đồng đều giữa các khu vực tạo nên sự chênh lệch khí áp theo chiều ngang. Ở miền nhiệt đới, hoàn lưu ảnh hưởng mạnh nhất là dải hội tụ nhiệt đới, do dòng khí thổi quanh năm từ áp cao về xích đạo ( dòng gió mậu dịch ) và hoàn lưu gió mùa ( vùng áp cao và thấp không chỉ tồn tại ở vùng chí tuyến mà lien quan đến vùng ngoại chí tuyến ). Vào mùa hè, các đới khí áp và gió dịch chuyển về phía cực, mùa đông chúng lại dịch chuyển về phía xích đạo, tương ứng với quy luật dịch chuyển theo mùa của cán cân bức xạ bề mặt. Hoàn lưu gió mùa có rất nhiều đặc trưng cơ bản, một trong những đặc trưng cơ bản đó là sự phân bố đất liền – biển của khu vực và sự di chuyển theo mùa của dải áp thấp xích đạo giữa 2 bán cầu. VD1: Ven biển ấn độ dương và miền đông châu á ( có VN ) gió mùa đã tạo nên chế độ khí hậu riêng, muà hè nóng mưa nhiều, mùa đông khô lạnh VD2: ở việt nam: tháng 7 mưa nhiều ở phía bắc, sau đó đến tháng 9, 10 dịch chuyển xuống miền Trung. => Như vậy vào mùa đông, ưu thế của gió mùa là từ lục địa ra biển, mùa hạ gió thổi từ đại dương vào lục địa; mùa đông trùng mùa khô, mùa hè trùng mùa mưa. Trong mỗi mùa gió, ngoài hướng gió thịnh hành vẫn còn những gió khác xảy ra trong điều kiện địalý tự nhiên riêng biệt. VD1: Gió đất và gió biển ( gió Briz ) Đây là laoij gió có chu kỳ 1 ngày đêm, thường thấy ở vùng ven biển, ve hồ, các song lớn. Ban ngày gió thổi từ mặt nước vào đất liền gọi là gió biển; ban đêm gió thổi từ đất liền ra biển gọi là gió đất. Nguyên nhân: do sự nóng lên và lạnh đi không đồng đều của mặt đất và mặt nước trong ngày => vòng hoàn lưu khép kín ở gần bờ. Gió biển thường bắt đầu thổi vào khoảng 10h sáng, đạ cực đại 13 – 14 giờ chiều và yếu dần cho đến lúc mặt trời lặn. Khoảng 20h gió biển thay thế bằng gió đất cho đến 10h ngày hôm sau. VD2: Gió phơn là loại gió khô nóng thổi từ trên núi xuống Nguyên nhân: có sự chênh lệch khí áp giữa hai bên sườn núi => không khí vượt qua dãy núi để đạt trạng thái cân bằng về khí áp. Điều này giải thíc tại sao có những vùng sát biển nhưng vẫn xuất hiện cảnh quan bán hoang mạc. 3. Đặc điểm bề mặt đệm Bề mặt t.đất luôn có sự bất đồng nhất theo không gian và đặc trưng bởi sự phân bố lục địa, đại dương, đặc điểm hình thái ( đồi, núi, thung lung, đồng bằng, … ), cấu trúc sơn văn, lớp phủ thực vật, lớp phủ thổ nhưỡng, dòng biển, … - Địa hình có ảnh hưởng lớn đến khí hậu, đặc biệt những dạng địa hình lớn như núi. Vì vây, ở miền núi thường hình thành loại khí hậu riêng, gọi là khí hậu miền núi. Càng lên cao, bức xạ nhiệt trên núi càng tăng do bức xạ mặt trời tăng, lượng hơi nước giảm và độ trong suốt càng tăng. VD: ở vùng núi, về mùa hè, ban ngày lượng mây lớn nhất, đặc biệt vào giữa trưa khi có các dòng đi lên mang theo nhiều hơi nước lên cao; ít mây nhất vào buổi sáng. Ngược lại, về mùa đông, lượng mây ít nhất vào buổi trưa. - Sự phân bố lục địa và đại dương có ảnh hưởng lớn đến khí hậu. Chính chúng đã tạo nên các kiểu khí hậu lục địa và khí hậu đại dương. Điều khác nhau cơ bản giữa chúng là chế độ nhiệt. Trên lục địa, mùa hè nóng mùa đông lạnh; còn trên các đại dương quanh năm nhiệt độ ôn hòa. Sự phân bố lục địa, đại dương còn ảnh hưởng đến độ ẩm không khí. Đại dương bố hơi nhiều, không khí ẩm, nhất là vào mùa hè, mưa nhiều mùa lạnh. Ngược lại, lục địa bốc hơi ít, không khí khô, mưa nhiều mùa nóng. 25 0 C 37 0 C 7 0 C Mặt đất 3000 m - Dòng biển: có ảnh nhiều đến khí hậu VD: Dòng biển nóng Gonxtrim đưa nước ẩm từ chí tuyến lên ven bờ Tây Âu và Bắc Âu làm cho nhệt độ ấm hơn các vùng khác cùng vĩ độ. - Lớp phủ thực vật, nhất là rừng, tuy không ảnh hưởng đến khí hậu trong phạm vi lớn như các nhân tố địalý khác nhưng có vai trò quan trọng trong việc tạo thành khí hậu địa phương và vi khí hậu. Lớp phủ thực vật hấp thụ ánh sáng mặt trời chiếu xuống t.đất. Về mùa nóng, thực vật che cho mặt đất đỡ bi đốt nóng, nhiệt độ mặt đất bị cây phủ thấp hơn mặt đất trơ trụi. Ban đêm, trên mặt đất có cây phủ nhiệt độ cao hơn vì tán cây giữ lại nhiệt độ mặt đất bức xạ. Thực vật còn có tác dụng thoát hơi nước mạnh ( lớn hơn lượng bốc hơi trên ao, hồ ) nên khí hậu trong rừng là khí hậu ẩm, thường có mưa lớn hơn vùng đất trọc. Ngoài ra, lớp phủ thực vật cũng làm thay đổi hướng gió và làm giảm tốc độ cảu gió hơn những nơi có mặt đất trơ trụi. => Sự không đồng nhất của mặt đệm sữ chi phối quá trình thu chi năng lượng mặt trời, chi phối sự hoạt động của hoàn lưu khí quyển và cùng với các nhân tố hình thành khí hậu khác, góp phần tạo nên sự phân hóa cũng như những nét khác biệt về đặc điểm khí hậu, thời tiết tại mỗi địa phương. Kết luận: Ba nhân tố hình thành khí trên không tách biệt nhau mà chúng có lien quan chặt chẽ, thúc đẩy hoặc kìm hãm lẫn nhau. VD: Chế độ nhiệt cảu mặt đất ảnh hưởng đến lượng mây, nhưng mây lại làm cản trở bức xạ trực tiếp cảu mặt trời. Sự tuần hoàn mây là một trong những nhân tố cảu tuần hoàn ẩm, nhưng tuần hoàn ẩm lại phụ thuộc vào chế độ nhiệt của mặt đệm, chế độ nhiệt lại phụ thuộc vào hoàn lưu khí quyển. Câu 3: Các kiểu khí hậu nhiệtđới 1. Kiểu khí hậu nhiệtđới xích đạo - Đặc trưng: nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, oi bức, mưa nhiều trong suốt cả năm. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 25 -30 0 C, biên độ nhiệt năm thấp. Về đêm, trên biển nhiều going bão, lượng mưa từ 1000 – 3000 mm. Kiểu khí hậu này thấy ở những vĩ độ thấp, mùa đông chịu ảnh hưởng của không khí nhiệtđới khô, còn mùa hè chịu ảnh hưởng của không khí xích đạo ẩm ướt. Vào mùa hè, nhiệt độ không khí thấp hơn do ảnh hưởng của sự bốc hơi nước mưa. - Phân bố: các bồn địa ở Châu Phi, lưu vực song Amazon ở Nam Mỹ, Indonexia, … 2. Kiểu khí hậu nhiệtđới cận xích đạo - Phạm vi: ở 1 số khu vực thuộc đại dương nhiệtđới như Ấn Độ Dương và miền tây Thái bình Dương, Nam Á, vùng nhiệtđới thuộc châu Phi và Nam Mỹ, Thái Lan, Việt Nam và đông bắc Oxtraylia …. - Biểu hiện: mùa đông là gió tín phong, mùa hè chuyển thành gió tây ( có sự thay thế giữa gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hè ). Theo Alisop, ông gọi đây là khí hậu cận xích đạo. + Trên đại dương: nhiệt độ cao và biên độ nhiệt năm nhỏ + Trên lục địa: biên độ nhiệt năm lớn và tăng theo vĩ độ. Điều này thể hiện rõ nhất ở Nam Á, nơi hoàn lưu gió mùa tiến xa lên phía Bắc. VD1: Ở Cuap ( thuộc Bredin ), nhiệt độ trung bình tháng 10: 28 0 C, nhiệt đọ hơi giảm khi gió mùa mùa hè bắt đầu đưa không khí từ biển vào lục địa, nhiệt độ trung bình tháng 1: 27 0 C, tháng 6 giảm còn 24 0 C. 3. Khí hậu nhiệtđới gió mùa trên các cao nguyên nhiệtđới Ở các cao nguyên Decang thuộc Ấn Độ và Bengan, nếu không có gió mùa thì cao nguyên này chỉ là sa mạc. Ở Aditxơ – Abơca trên độ cao 2440m, nhiệt độ tháng nóng nhất ( tháng 1) là 17 0 C, tháng lạnh nhất ( tháng 12 ) là 13 0 C. Như vậy, biên độ nhiệt năm nhỏ: chỉ có 4 0 C, song giá trị tuyệt đối cảu nhiệt độ thấp so với nhiệt độ vùng đồng bằng. Biên độ ngày của nhiệt độ lớn, đôi khi nhiệt độ cực tiểu hạ xuống -3 0 C. Mùa đông rất ít khi có tuyết. 4. Kiểu khí hậu nhiệtđới chính thống - Đặc điểm: Về cơ bản kiểu khí hậu này có 1 mùa khô và 1 mùa mưa trong năm. Thời tiết quanh năm nóng. Mùa khô đồng thời là mùa đông và thuộc vùng trước FIT. Mùa hạ có mưa do FIT gây nên. Vào mùa hạ thì nhiệt độ thấp hơn so với mùa đông ( thực tế thì không có sự phân biệt mùa trong năm mà chỉ chia thành 2 mùa mưa, khô ). - Phân bố: phổ biến ở châu phi, nam Amazon, bờ đông Brazin, … Kiểu khí hậu này phân bố trên những diện tích rộng nên người ta còn phân biệt ra các á kiểu. 5. Khí hậu tín phong Đây là kiểu khí hậu chiếm diện tích lớn nhất ở miền nhiệt đới, điển hình trên các đại dương ở những vĩ độ quanh dải hội tụ nhiệtđới không di chuyển tới. Ở phía Đông của đại dương: gió tín phong thổi từ vĩ độ cao về xích đạo, ở các vĩ độ cao nhiệt độ giảm xuống 10 0 C. Vào mùa hè, nhiệt độ trung bình các tháng dao động 20 – 27 0 C. Như vậy, gradient nhiệt độ trong đới tín phong vào mùa đông lớn hơn mùa hè. Ở tầng thấp, gió tín phong hướng về xích đạo, nghĩa là ngược lại với gradient nhiệt độ mặt nước biển. Trong không khí, đới tín phong hình thành tầng kết nhiệt bất ổn định, mây xuất hiện nhiều. Ở khu vực này, bầu trời bị che phủ hoàn toàn. Tuy nhiên, trong miền tín phong không có lượng mưa lớn, ngoại trừ ở các đảo do điều kiện hình thành mưa thuận lợi. VD: quần đải Haoai, lượng mưa trung bình năm khoảng 12 000mm Ở những sườn khuất gió, lượng mưa vào khoảng 560mm/năm. Ngoài biển thoài tiết trong đới tín phong phần lớn là khô, vì mây không đạt tới mực băng kết. Chỉ 1 số đám mây có sự phát triển đối lưu rất mạnh mới có thể chọc thủng tầng nghịch nhiệt vầ cho mưa rào lớn. Mưa lớn cũng do hoạt động của bão ở khu vực này. 6. Khí hậu sa mạc nhiệtđới Dạng lục địa của khí hậu tín phong thấy ở: châu Phi, bán đảo Ả Rập, phần lớn châu Úc, Mexico, trung tâm Nam Mỹ, … Đó là những khu vực ở 2 bên xích đạo không có sự thay thể của gió mùa, nghĩa là quanh năm thịnh hành không khí nhiệt đới. Chế độ gió lục địa ở khu vực này không đặc trưng và ổn định như trên đại dương vì chúng có thể chịu ảnh hưởng của các xoáy nghịch và mùa hè còn chịu ảnh hưởng của các áp thấp miền bắc. => Những khu vực này tạo nên đới sa mạc nhiệt đới: Sahara, sa mạc A Rập, sa mạc châu Úc … lượng mây và giảng thủy ở đây rất nhỏ.