VÙNG KINH TẾ VÀ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM

214 570 1
VÙNG KINH TẾ VÀ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

VÙNG KINH TẾ VÀ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM

Vấn đề về vùng PHẦN I: MỞ ĐẦU Địa lí là một ngành khoa học với nội dung nghiên cứu rất rộng, từ những vấn đề tự nhiên đến kinh tế xã hội. Hiện nay với xu thế phát triển mạnh mẽ của thời đại, những vấn đề Kinh tế – xã hội ngày càng được quan tâm, đòi hỏi cần có những quan điểm, cách đánh giá mới về những vấn đề đó. Khi nghiên cứu về sự phát triển, chúng ta không chỉ xem xét dưới góc độ thời gian mà hơn hết phải quan tâm đến không gian của sự phát triển đó. Vậy một vấn đề đặt ra không gian trong địa lí, nhất là trong địa lí kinh tế xã hội là thế nào. Từ yêu cầu của thực tế cho việc phát triển từng lãnh thổ đã nảy sinh sự nghiên cứu về tổ chức không gian lãnh thổ. Một loạt những quan điểm, khái niệm về vùng, phân vùng được ra đời gắn với qui luật phát triển chung của kinh tế – xã hội. Mỗi vùng là một phạm vi không gian địa lí nhất định, ở đó dưới tác động của những qui luật kinh tế, các bộ phận kết hợp với nhau thành một hệ thống thống nhất cân đối, một thể tổng hợp sản xuất – lãnh thổ. Mỗi vùng không chỉ phát triển cân đối trong nội bộ, mà còn phát triển cân đối với các vùng khác . Những quan điểm về vùng trên thế giới Việt Nam là tiền đề, là cơ sở lí luận cho việc hoạch định phân vùng, nhất là phân vùng kinh tế của mỗi nước của Việt Nam. Mỗi vùng luôn có những thế mạnh riêng về tự nhien kinh tế xã hội cho việc phát triển tốt nhất. Do vậy việc phân vùng qui hoạch vùng, hay nói ngắn gọn là chia vùng để thúc đẩy sự phát triển của từng vùng lãnh thổ của cả quốc gia. Những lí luận về vùng tạo nền tảng cho việc nghiên cứu về kinh tế - xã hội của mỗi vùng lãnh thổ được đầy đủ chính xác. Nhóm 6 – Cao học k21 1 Vấn đề về vùng PHẦN II. NỘI DUNG Chương I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VÙNG 1.1. Quan niệm về vùng Trên thực tế, có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về vùng với mục đích tiêu chí khác nhau. Song, dù qui mô của vùng có thể lớn nhó khác nhau thì đều có những điểm chung là trong một lãnh thổ đều có ranh giới nhất định (dù "cứng" hay "mềm"), trong đó có sự tác động tương hỗ giữa các yếu tố tự nhiên - môi trường - con người (cả sản xuất tiêu thụ). Như vậy có thể quan niệm về vùng như sau: "Vùng là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia có một sắc thái đặc thù nhất định, hoạt động như một hệ thống do có mối quan hệ tương đối chặt chẽ giữa các thành phần tạo nên nó, cũng như mối quan hệ có chọn lọc với không gian các cấp bên ngoài". Với quan niệm trên, có thể thấy rằng - Vùng là một hệ thống, bao gồm các mối liên hệ của các bộ phận cấu thành với các dạng liên hệ địa lý - kỹ thuật - KT - XH bên trong hệ thống cũng như bên ngoài hệ thống. - Vùng có qui mô khác nhau, sự tồn tại của cùng là khách quan có tính lịch sử (qui mô số lượng vùng có thể thay đổi theo các giai đoạn phát triển của đất nước). - Vùng tồn tại do yêu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân; Tính khách quan của vùng được cụ thể hóa thông quan những nguyên tắc do con người tạo ra. - Vùng là cơ sở để hoạch định các chiến lược, các kế hoạch phát triển theo lãnh thổ cũng như để quản lý các quá trình phát triển KT - XH của mỗi vùng. Nhóm 6 – Cao học k21 2 Vấn đề về vùng 1.2. Phân loại vùng Tùy vào từng tiêu chí, thời gian, mục đích nhất định mà có nhiều cách phân loại vùng khác nhau. Tuy nhiên trong thực tế các phân vùng chung nhất được nhiều người ủng hộ nhất hiện nay đó là cách phân loại vùng theo hai nhóm. 1.2.1. Vùng được nhà nước quản lí – xây dựng để phát triển kinh tế Nhóm vùng này bao gồm: - Vùng kinh tế: +Vùng kinh tế tổng hợp: Ví dụ như Việt Nam hiện nay có 3 vùng knh tế tổng hợp đó là: vùng kinh tế phía Bắc, vùng kinh tế miền Trung, vùng kinh tế phía Nam. +Vùng kinh tế ngành: Vùng Nông Nghiệp, vùng Công Nghiệp, vùng Du Lịch. Trong đó được phân chia nhỏ hơn thành vùng kinh tế chuyên ngành. Như trong nông nghiệp có vùng: Chuyên canh cây công nghiêp, chuyên canh cây lương thưc… - vùng phân chia hành chính: đó là sự phân chia ranh giới hành chính theo từng đơn vị hành chính như cấp vùng, tiểu vùng, tỉnh, huyện, xã, phường…. VD ở Việt Nam từ năm 1975 đến nay có: + Ngày 30.4.1975: Miền Bắc có 26 tỉnh, miền nam có 44 tỉnh, cả nước có 70 tỉnh + Ngày 27.2.1975: Miền Bắc hợp nhất còn 18 tỉnh, miền Nam còn 22 tỉnh, cả nước có tổng 38 tỉnh + Ngày 1.1.1976: Việt Nam thống nhất gồm 38 tỉnh + Năm 1978: có 39 tỉnh + Năm 1979: Tách ra Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo, cả nước có 39 tỉnh 1 đặc khu Nhóm 6 – Cao học k21 3 Vấn đề về vùng + Năm 1989: nước ta có 44 tỉnh + Năm 1992: có 53 tỉnh + Năm 1996: có 61 tỉnh + Năm 2001: có 64 tỉnh thành phố + Ngày 1.8.2008: còn 63 tỉnh thành phố (Hà Tây nhập vào Hà Nội) 1.2.2. Vùng lãnh thổ để trọng điểm đầu tư Trong nhóm vùng này bao gồm nhiều hình thức tổ chức không gian lãnh thổ mới. - Vùng kinh tế trọng điểm: VD Việt Nam có 4 vùng kinh tế trọng điểm: Vùng KTTĐ Phía Bắc, Miền Trung, Phía Nam, Vùng KTTĐ Đồng Bằng Sông Cửu Long (tháng 4.2009) - Đặc khu kinh tế: Chu Hải, Hạ Môn, Sán Đầu, Thâm Quyến, Hải Nam, Phố Đông của Trung Quốc - Khu kinh tế mở: khu kinh tế mở Chu Lai - Việt Nam, (Việt Nam có 15 khu kinh tế ven biển, 28 khu knh tế cửa khẩu) - Hành lang kinh tế: Hành lang kinh tế Đông Tây dài 1320 km đi qua 4 nước của khu vực Đông Nam Á là Mianma, Thái lan, Lào, Việt Nam. - Tam giác tăng trưởng kinh tế. Nhóm 6 – Cao học k21 4 Vấn đề về vùng Chương II: VÙNG KINH TẾ 2.1. Khái niệm vùng kinh tế Phân vùng kinh tế là quá trình nghiên cứu phân chia lãnh thổ đất nước ra thành một hệ thống các vùng kinh tế, là quá trình vạch ra hoặc tiếp tục điều chỉnh ranh giới hợp lý của toàn bộ hệ thống vùng; định hướng chuyên môn hoá sản xuất cho vùng xác định cơ cấu kinh tế vùng ứng với các kế hoạch phát triển dài hạn nền kinh tế quốc dân (15-20 năm). Trên cơ sở phân vùng kinh tế, Nhà nước có kế hoạch tổ chức, lãnh đạo quản lý kinh tế theo vùng được sát đúng, cũng như để phân bố sản xuất được hợp lý, nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất với chi phí sản xuất thấp nhất. Theo P.M. Alampiep thì: “ Vùng kinh tế là một bộ phận lãnh thổ toàn vẹn của nền kinh tế quốc dân, có những ngành sản xuất chuyên môn hóa những mối liên hệ kinh tế nội bộ chặt chẽ, đồng thời luôn luôn gắn chặt với những phần lãnh thổ khác của đất nước trên cơ sở phân công lao động theo lãnh thổ” Cũng theo P.M.Alampiep Minh Chi khi bàn về những vấn đề phân vùng kinh tế ở Miền Bắc Việt Nam, 1996, đã phát biểu rằng: “ Mỗi vùng phải là một lãnh thổ đặc thù có khả năng hoàn chỉnh về mặt kinh tế. Các đặc điểm tự nhiên, những di sản văn hóa trước đây dân cư vốn có kinh nghiệm sản xuất ở lãnh thổ đó phải làm cho nó trở thành một khâu trong chiếc xích lớn của nền kinh tế quốc dân. Do đó phân vùng có thể tạo ra khả năng liên kết mật thiết giữa tài nguyên thiên nhiên, kĩ năng của dân cư, tinh hoa của nền văn hóa quá khứ, có khả năng thực hiện liên hợp sản xuất hoàn thiện nhất, một mặt giữa các vùng với nhau, thực hành được sự phân công hợp lí, mặt khác tổ chức mỗi vùng thành một hệ thống kinh tế liên hợp lớn, nhờ đó mà đạt đến hiệu quả cao nhất”. Nhóm 6 – Cao học k21 5 Vấn đề về vùng Theo định nghĩa thì vùng kinh tế vừa chuyên môn hóa vừa phát triển tổng hợp để trở thành một nền kinh tế hoàn chỉnh cân đối giữa nông nghiệp công nghiệp Theo phân loại vùng kinh tế, vùng kinh tế gồm có vùng kinh tế tổng hợp vùng kinh tế ngành. Phân vùng kinh tế ngành là cơ sở để xây dựng kế hoạch hoá theo ngành quản lý kinh tế theo ngành, đồng thời còn là cơ sở để qui hoạch vùng kinh tế tổng hợp theo từng ngành. Phân vùng kinh tế tổng hợp dài hạn nền kinh tế quốc dân, hoàn thiện kế hoạch hoá theo lãnh thổ để phân bố lại lực lượng sản xuất hợp lý hơn, đồng thời là cơ sở để cải tạo mạng lưới địa giới hành chính theo nguyên tắc thống nhất sự phân chia vùng hành chính vùng kinh tế. Hiện nay trong các tài liệu tồn tại một số quan điểm về vùng do cách nhìn nhận khác nhau với mục đích tiêu chí phân vùng không giống nhau. Dù ở quy mô nào, lớn hay nhỏ vùng đều có điểm chung. Đó chính là một lãnh thổ có ranh giới nhất định mà trong đó diễn ra các mói quan hệ qua lại giữa các yếu tố tự nhiên con người. Như vậy, vùng là một hệ thống bao gồm các mối liên hệ giữa các bộ phận hợp thành với các dạng liên hệ địa lý, kĩ thuật, kinh tế, xã hội bên trong cũng như bên ngoài hệ thống. Quy mô của vùng rất khác nhau. Sự tồn tại của nó là khách quan có tính lịch sử. Điều đó có nghĩa là quy mô số lượng vùng có thể thay đổi tùy theo các giai đoạn phát triển của đất nước. Vùng là sản phẩm nhận thức của con người nhưng lại có tính khách quan. Vấn đề là ở chỗ nhận thức của con người phải phù hợp với quy luật khách quan. Các tiêu chí phương pháp phân vùng do con người đưa ra phải phản ánh được thực tế khách quan. Vùng có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Nó là cơ sở để hoạch định, triển khai, quản lí các chiến lược cũng như các kế Nhóm 6 – Cao học k21 6 Vấn đề về vùng hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung theo từng lãnh thổ nói riêng. Có nhiều loại vùng khác nhau. Mỗi loại được phân chia phụ thuộc vào mục đích, hệ thống chỉ tiêu phương pháp xác định vùng thích hợp. Về đại thể có một số loại vùng chủ yếu sau: - Với mục tiêu hoạch định chiến lược, xây dựng quản lý các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo lãnh thổ, nhiều quốc gia trên thế giới đã chia đất nước thành các vùng kinh tế (kinh tế - xã hội) - Dựa vào các yếu tố tự nhiên, kinh tế, kĩ thuật yêu cầu phát triển của mỗi ngành trong tổng thể nền kinh tế, lãnh thổ quốc gia được phân chia thành các vùng kinh tế ngành. - Để phát triển kinh tế -xã hội có trọng điểm, tránh dàn trải nhất là trong lĩnh vực đầu tư người ta lại chia thành các vùng kinh tế trọng điểm. - Căn cứ vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội để làm cơ sở cho việc quản lí, điều hành các quá trình phát triển theo lãnh thổ thì có các vùng phát triển, vùng chậm phát triển, vùng suy thoái. - Nhằm mục đích quản lí các hoạt động kinh tế - xã hội theo đơn vị hành chính, đất nước được chia thành các tỉnh cùng với các đơn vị hành chính cấp thấp hơn. 2.2. Những căn cứ để phân vùng kinh tế Vùng kinh tế hình thành phát triển là một tất yếu khách quan nên khi tiến hành phân vùng kinh tế, cần phải dựa trên những căn cứ khoa học sau: - Phân vùng kinh tế phải dựa trên nhiệm vụ cơ bản về xây dựng phát triển nền kinh tế quốc dân của cả nước do Đảng Nhà nước đề ra, thể hiện cụ thể bằng những chỉ tiêu nhiệm vụ lớn dài hạn. - Phân vùng kinh tế phải dựa vào yếu tố tạo vùng: Vùng kinh tế được hình thành phát triển trên cơ sở tác động tổng hợp của các yếu tố. Những yếu tố tạo vùng quan trọng nhất là: Nhóm 6 – Cao học k21 7 Vấn đề về vùng + Phân công lao động xã hội theo lãnh thổ (đây là yếu tố tạo vùng cơ bản nhất). + Yếu tố tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, sự phân bố của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các điều kiện tự nhiên khác (núi cao, sông rộng, sự khác biệt của các miền tự nhiên…). + Yếu tố kinh tế: Các trung tâm công nghiệp, các thành phố lớn, các đầu mối giao thông vận tải quan trọng, các cơ sở sản xuất nông – lâm - ngư nghiệp rộng lớn. + Yếu tố tiến bộ khoa học kỹ thuật: Tiến bộ kỹ thuật trong điều tra cơ bản, thăm dò địa chất, tìm kiếm tài nguyên, đổi mới qui trình công nghệ sản xuất. + Yếu tố lịch sử - xã hội - quốc phòng: Dân cư sự phân bố dân cư, địa bàn cư trú của các dân tộc ít người, nền văn hóa của các dân tộc các địa giới đã hình thành trong lịch sử, các cơ sở sản xuất cũ, tập quán sản xuất cổ truyền, đặc điểm chính trị, quân sự các quan hệ biên giới với các nước. - Phân vùng kinh tế phải dựa vào kết quả phân vùng địa lý tự nhiên tổng hợp của đất nước. 2.3. Các nguyên tắc phân vùng kinh tế Khi tiến hành phân vùng kinh tế cần phải tuân theo những nguyên tắc sau: - Phân vùng kinh tế phản ánh trung thực tính chất khách quan của sự hình thành vùng kinh tế; đồng thời phải phục vụ những nhiệm vụ cơ bản về xây dựng phát triển kinh tế quốc dân của cả nước. - Phân vùng kinh tế phải dự đoán phác hoạ viễn cảnh tương lai của vùng kinh tế, kết hợp tính viễn cảnh với tính lịch sử. - Phân vùng kinh tế phải thể hiện rõ chức năng cơ bản của nó trong nền kinh tế cả nước bằng sản xuất chuyên môn hoá. Nhóm 6 – Cao học k21 8 Vấn đề về vùng - Vùng kinh tế phải đảm bảo cho các mối liên hệ nội tại của vùng phát sinh một cách hợp lý, để cho sự phát triển của vùng được nhịp nhàng cân đối như một tổng thể thống nhất, có một tiềm lực kinh tế mạnh. - Phân vùng kinh tế phải xoá bỏ những sự không thống nhất giữa phân vùng kinh tế phân chia địa giới hành chính. - Phân vùng kinh tế phải bảo đảm quyền lợi của các dân tộc trong cộng đồng quốc gia có nhiều dân tộc. 2.4. Các loại vùng kinh tế Căn cứ vào qui mô, chức năng, mức độ phát triển chuyên môn hoá phát triển tổng hợp. Hệ thống các vùng kinh tế trong một nước được phân loại như sau: 2.4.1. Vùng kinh tế (kinh tế - xã hội) Vùng kinh tế - xã hội là loại vùng tương đối phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Đóng góp to lớn trong việc nghiên cứu lĩnh vực này phải kể đến các nhà địa lí Xô viết. Vùng kinh tế là đơn vị lãnh thổ có vị trí ranh giới xác định gồm các yếu tố tự nhiên, dân cư, cơ sở vật chất kĩ thuật với các hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra dưới tác động của tiến bộ khoa học công nghệ sự tồn tại của các dòng vật chất trong phạm vi nội vùng liên vùng. Nó có thể được coi là một hệ thống kinh tế - xã hội theo lãnh thổ. Vùng kinh tế là một thực thể khách quan. Vì vậy phương pháp luận phương pháp phân vùng cũng như việc xây dựng hệ thống phân vị, chỉ tiêu phải có cơ sở khoa học phản ánh được thực tế khách quan trong mỗi giai đoạn phát triển của đất nước. Vùng kinh tế có tính lịch sử bởi vì vòng đòi của mỗi phương án phân vùng cũng chỉ tồn tại trong khoảng 10 -15 năm do sự thay đổi của các yếu tố cấu thành. Quy mô của vùng rất khác nhau do sự khác biệt của các yếu tố tạo vùng. Ở Liên Xô trước đây cả ở nước ta (nửa đầu thập niên 80 của thế kỉ Nhóm 6 – Cao học k21 9 Vấn đề về vùng XX), vùng kinh tế được gọi là vùng kinh tế cơ bản dưới vùng này là các cấp phân vị thấp hơn. Giữa các quốc gia khác nhau các vùng có sự chênh lệch rất lớn về diện tích lãnh thổ. Khác với một số loại vùng, việc phân vùng kinh tế phải đảm bảo sao cho mỗi một điểm lãnh thổ của đất nước đều phải nằm trong một vùng cụ thể. Trình độ phát triển của vùng được thể hiện thông qua cơ cấu kinh tế. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt khái niệm vùng kinh tế là chuyên môn hóa phát triển tổng hợp. Chuyên môn hóa chính là đặc trưng của vùng nhằm sử dụng có hiệu quả tính trội về nguồn lực để tạo ra các ngành chuyên môn hóa. Còn việc phát triển tổng hợp với mục đích khai thác tối đa mọi nguồn lực vốn có đẻ nền kinh tế của vùng có thể hoạt động bình thường. Về mặt lãnh thổ, mỗi vùng đều có khu nhân với tư cách như là trung tâm tạo vùng. Trung tâm càng lớn thì sức hút càng mạnh phạm vi lãnh thổ của vùng càng rộng. Vùng kinh tế hình thành là do kết quả của quá trình phân công lao động theo lãnh thổ. Nó được coi là công cụ không thể thiếu trong việc hoạch định phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia, là cơ sở để xây dựng, triển khai, quản lí các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo các vùng lãnh thổ. 2.4.1.1. Tính chất khách quan của vùng kinh tế Khi LLSX XH phát triển sẽ thúc đẩy sự phát triển của phân công LĐXH. Phân công LĐXH được biểu hiện ở 2 hình thức cơ bản là phân công lao động theo ngành phân công lao động theo lãnh thổ. Phân công lao động theo lãnh thổ dẫn tới hình thành các không gian kinh tế đặc thù - Các vùng kinh tế. Vùng kinh tế (cũng giống như bất kỳ thực thể kinh tế nào đó) hình thành, hoạt động & phát triển đều có tính qui luật. Con người (có thể) & Nhóm 6 – Cao học k21 10 . trọng điểm: VD Việt Nam có 4 vùng kinh tế trọng điểm: Vùng KTTĐ Phía Bắc, Miền Trung, Phía Nam, Vùng KTTĐ Đồng Bằng Sông Cửu Long (tháng 4.2009) - Đặc khu kinh. với những đặc trưng cơ bản của một hình thái KT- XH nhất định. Nhưng cần hiểu rằng, không phải ở mọi hình thái KT- XH trong lịch sử đều tồn tại vùng kinh tế.

Ngày đăng: 31/12/2013, 13:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan