1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ

15 11,9K 128
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 29,56 KB

Nội dung

TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ

MỤC LỤC “Nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng rau an toàn trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm – Hà Nội” 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Rau là loại thực phẩm rất cần thiết và không thể thay thế được trong đời sống hàng ngày của con người trên khắp hành tinh, cây rau cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể con người như các loại vitamin, chất khoáng… Khi đời sống của người dân được nâng cao, nhu cầu lương thực và các thức ăn giàu đạm được bảo đảm thì yêu cầu về sản phẩm rau xanh không chỉ đơn thuần là đủ về số lượng mà cần yêu cầu cả về chất lượng. Tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm đang trong tình trạng đáng báo động, hiện nay, tình trạng ô nhiễm vi sinh vật, hóa chất độc hại, kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng. Theo số liệu của Cục Quản lý chất lượng Vệ sinh an toàn thực phẩm cho thấy, các vụ ngộ độc thực phẩm cho sản phẩm nông nghiệp và thủy sản là 217 vụ với 5.230 người mắc và 142 người chết; Ngộ độc do cá nóc là 125 vụ với 726 người mắc và 120 người chết. Đặc biệt tỷ lệ ngộ độc do rau củ quả chiếm tỷ lệ cao nguyên nhân do hóa chất bảo vệ thực vật, cũng do thói quen của người dân hay ăn các thức ăn rau tươi sống chính vì thế hàm lượng chất bảo vệ thực vật tồn dư trong các loại rau là nguyên nhân gây ra ngộ độc. Ngộ độc thự c phẩm do rau củ quả là 168 vụ với 3.082 người mắc và 16 người chết; ngộ độc do nấm độc là 99 vụ với 473 người mắc phải và 81 người chết. Số liệu của Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cũng cho thấy 86,6% việc chế biến thực phẩm chủ yếu là hộ gia đình, cá thể, trong đó chiếm 86,7 % không đạt yêu cầu về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm ( chủ yếu về điều kiện cơ sở và con người ) Thực tế hiện nay nhu cầu về sản phẩm rau hoa quả của người dân là ngày càng tăng, các sản phẩm rau, hoa quả được bán tràn lan trên thị trường mà không có sự quản lý và kiểm định chất lượng của các nhà khoa học. Các cơ sở sản xuất và tiêu thụ rau an toàn đã xuất hiện nhưng còn mang tính nhỏ lẻ và chưa phổ biến một cách rộng rãi. vì vậy vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm với mặt hàng nông sản nhất là sản phẩm rau đang được xã hội đặc biệt quan tâm. Trước tình hình trên, các địa phương sản xuất rau an toàn cũng khá phổ biến, đã có rất nhiều vùng sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, nhưng có khá nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tới khả năng tiêu dùng sản phẩm này của người dân, điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới tính an toàn trong sản phẩm tiêu dùng của họ và quá trình bán hàng của các cơ sở sản xuất rau an toàn. Tuy nhu cầu tiêu dùng rau an toàn ngày càng tăng nhưng có đến 74% Lượng rau an toàn sản xuất theo quy trình an toàn phải bán trên thị trường, chỉ 24% bán trong các của hàng siêu thị rau an toàn. Thị trấn Trâu Quỳ là một thị trấn nhỏ nằm phía đông thành phố Hà Nội thuộc huyện ngoài thành Hà Nội, huyện Gia Lâm. Với dân số khoảng 21053 người (nguồn: ủy ban nhân dân thị trấn Trâu Quỳ), nhu cầu tiêu dùng rau, củ, quả hàng ngày là rất lớn. Hiện nay có khá nhiều các tầng lớp dân cư sống trên địa bàn do đó nhu cầu tiêu dùng rau là rất đa dạng và phức tạp, bên cạnh đó với hệ thống cung ứng các loại rau, củ, quả chưa thành một hệ thống cho việc quản lý đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng đang là một mối lo ngại về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn. Vì vậy, trước tình hình trê n tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên nhu cầu tiêu dùng rau an toàn trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ- Gia Lâm- Hà Nội” nhằm nghiên cứu và phân tích các yếu tố ảnh hƣởng tới nhu cầu rau an toàn của người dân trong khu vực và từ đó đưa ra một số các khuyến nghị, giải pháp cho các bên liên quan tới vấn đề. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu xác định nhằm làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu dùng rau an toàn trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ- Gia Lâm- Hà Nội, từ đó giúp chúng tôi đưa ra những kiến nghị, giải pháp giúp ngƣời dân, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp đưa ra những phương án tiêu dùng và tiêu th ụ sản phẩm rau an toàn. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở dữ liệu và thực tiễn về rau an toàn các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu dùng rau an toàn. - Nghiên cứu xác định đặc điểm tiêu dùng sản phẩm rau an toàn và các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu dùng rau an toàn trên địa bàn thị trấn Trâ u Quỳ. - Đưa ra các giải pháp giúp cho các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất và chất lượng chủng loại sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng với rau an toàn. Vậy vấn đề mà chúng ta quan tâm chính là tại sao người tiêu dùng không thể tiếp cận được với rau an toàn và những gì ảnh hưởng tới quá trình tiếp cận của họ. Để người dân biết đến sản phẩm rau an toàn, và tiêu dùng là một vấn đề còn nhiều điều để cho các nhà sản xuất và các cơ quan chức năng quan tâm từ đó dẫn tới thành lập đề tài nghiên cứu của chúng tôi. 1.3. CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Tình hình thị trường RAT trên địa bàn Trâu quỳ-gia lâm- hà nội như thế nào? Tình hình quản lý thị trường RAT tại Hà Nội như thế nào? Làm thế nào để quản lý thị trường RAT trên địa bàn Trâu quỳ-gia lâm- hà nội hiệu quả hơn? 1.4 CÁCH TIẾP CẬN Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đưa ra hai cách tiếp cận cơ bản đó là: - Tiếp cận theo nhu cầu: dựa vào nhu cầu của người dân trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ về sử dụng các sản phẩm rau an toàn. - Tiếp cận có sự tham gia: kết hợp trên giác độ cả người sản xuất và người tiêu dùng rau an toàn để làm rõ vấn đề về việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu dùng rau an toàn của người dân trên địa bàn. 1.5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là những hộ dân trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ những người đang trực tiếp sử dụng các loại rau trên thị trường. Qua đó nghiên cứu hành vi tiêu dùng của họ và các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng rau của họ trên địa bàn nghiên cứu. 1.5.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Nghiên cứu nhằm phản ánh thực trạng nhu cầu tiêu dùng rau an toàn và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu dùng rau an toàn trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ nhằm đưa ra các giải pháp giúp cho c ác đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn hoàn thành quy trình sản xuất và chất lượng chủng loại sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với rau an toàn. - Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, trọng điểm là một số các thôn như Đào Nguyên, An Đào, Cửa Việt, Vườn Dâu, Nông Lâm. Việc chọn địa bàn nghiên cứu như vậy đảm bảo có cách nhìn tượng đối tổng thể về việc chọn mẫu. - Phạm vi thời gian: đề tài của chúng tôi được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 11/9/2013 - 13/10/2010 1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài chủ yếu dùng phương pháp thu thập dữ liệu, phân tích các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được. Phương pháp thu thập dữ liệu là phương pháp cơ bản được sử dụng trong các công trình nghiên cứu, nó góp phần quan trọng để đưa ra những nhận định, đánh giá đúng đắn và có cơ sở khoa học. Các dữ liệu thu được từ hai nguồn: Dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp Dữ liệu sơ cấp: Đây là những dữ liệu ở dạng thô chưa qua xử lý, thường cung cấp các thông tin mang tính đơn lẻ. Dữ liệu này thường được thu thập bằng các phương pháp điều tra, phỏng vấn. Bằng việc tiến hành điều tra chọn mẫu nhóm tác giả thiết lập các phiếu điều tra bao gồm những câu hỏi lựa chọn phương án trả lời về những vấn đề liên quan đến thực trạng thị trường RAT và tình hình QLNN đối với thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội và các câu hỏi mở đi sâu vào tìm hiểu những ý kiến, kiến nghị của các chủ cơ sở kinh doanh cũng như các cán bộ quản lý. Phiếu điều tra được gửi đến các đối tượng khác nhau là những người tiêu dùng ở một số địa điểm trên địa bàn Hà Nội, phiếu điều tra trắc nghiệm tại một số cơ sở kinh doanh RAT, tại Chi cục BVTV và Quản lý thị trường Hà Nội. Dữ liệu thứ cấp: Đây là những dữ liệu đã qua xử lý. Thông tin dữ liệu thứ cấp được lấy từ các nguồn sách báo, giáo trình, tạp chí, internet và các tài liệu nghiên cứu có liên quan để phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài. Khi đã có được kết quả điều tra chúng em tiến hành phân tích, tổng hợp sau đó tiến hành xử lý bằng các phương pháp thống kê, phương pháp thủ công nhằm làm cơ PHIẾU ĐIỀU TRA SỬ DỤNG RAU AN TOÀN Câu 1: Bạn hiện công tác và làm việc ở đâu? A: Nội thành thành phố B: Ngoại thành thành phố C: Tỉnh khác Câu 2: Công việc hiện tại của bạn là gì? A: Học sinh sinh viên B: nội trợ C: Tự làm kinh doanh D: Nghề khác Câu 3: Tình trạng hiện tại của bạn là gì? A: Sống một mình B: Sống với gia đình chưa kết hôn C: Đã kết hôn, chưa có con D: Đã kết hôn và có con Câu 4: Thu nhập hàng tháng của bạn goặc gia đình bạn( nếu bạn đã lập gia đình hoặc đang sống với bố mẹ) A: Dưới 1 triệu B: 1 triệu đến 3 triệu C: 10 đến 15 triệu D: trên 15 triệu Câu 5: Bạn có thường xuyên mua rau? A: Hàng ngày B: 4 đến 6 lần trên 1 tuần C: 1 đến 3 lần trên 1 tuần D: không mua Câu 6: Địa điểm hàng ngày mua rau? A: An đào B: Đào nguyên C: Cửu Việt D: Nông Lâm Câu 7: Giá rau thế nào: A: Đắt B: Rẻ C: Bình thường D: Quá rẻ E: Quá đắt Câu 8: Khi lựa chọn sản phẩm rau nói chung và rau an toàn nói riêng, bạn chú ý đến các yếu tố sau như thế nào? . 13/10/2010 1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài chủ yếu dùng phương pháp thu thập dữ liệu, phân tích các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được. Phương pháp thu. tiến hành phân tích, tổng hợp sau đó tiến hành xử lý bằng các phương pháp thống kê, phương pháp thủ công nhằm làm cơ PHIẾU ĐIỀU TRA SỬ DỤNG RAU AN TOÀN

Ngày đăng: 31/12/2013, 12:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w