1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN QUAN NIỆM về cơ CHẾ THỊ TRƯỜNG TRONG lý THUYẾT nền KINH tế hỗn hợp và sự vận DỤNG vấn đề này TRONG PHÁT TRIỂN KINH tế THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG xã hội CHỦ NGHĨA ở nước TA

18 1,4K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 237 KB

Nội dung

Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp là tư tưởng trung tâm của kinh tế học trường phái chính hiện đại. Mầm mống về nền kinh tế hỗn hợp có từ những năm cuối thế kỷ XIX. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, nó được các nhà kinh tế học Mỹ là Hassen tiếp tục nghiên cứu và được Samuelson phát triển trong “Kinh tế học”.

Trang 1

QUAN NIỆM VỀ CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG TRONG LÝ THUYẾT NỀN KINH TẾ HỖN HỢP VÀ SỰ VẬN DỤNG VẤN ĐỀ NÀY TRONG PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG

XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA

Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp là tư tưởng trung tâm của kinh tế học trường phái chính hiện đại Mầm mống về nền kinh tế hỗn hợp có từ những năm cuối thế kỷ XIX Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, nó được các nhà kinh tế học Mỹ là Hassen tiếp tục nghiên cứu và được Samuelson phát triển trong “Kinh tế học”

Samuelson sinh năm 1915 tại Gary, bang Indiana nước Mỹ; là người sáng lập ra khoa kinh tế học nổi tiếng chuyên đào tạo sau đại học của Viện Công nghệ Massachusetts Ông được đào tạo ở trường Đại học Chicagô và Harvard Ông nổi tiếng thế giới nhờ nhiều công trình khoa học của mình và là người Mỹ đầu tiên được nhận giải thưởng Nobel về kinh tế năm 1970 Ông tham ra viết bài trong mục Kinh tế học của tạp chí Newsweeks, thường điều trần trước quốc hội Mỹ, cố vấn chuyên môn cho Ngân hàng dự trữ liên bang

và Bộ Ngân khố Hoa Kỳ, nhiều tổ chức tư nhân phi vụ lợi Ông đã từng làm

cố vấn kinh tế cho Tổng thống Kennedy và còn là giáo sư thỉnh giảng tại trường Đại học New York

Cuốn “Kinh tế học” do Samuelson viết được xuất bản lần đầu tiên tại New York vào năm 1948 Nó được dịch ra nhiều thứ tiếng và được xem là chuẩn mực cho việc giảng dạy kinh tế cơ bản cho các trường học ở Mỹ và một số nước khác Cuốn sách gồm 2 tập Tập I từ chương 1 đến chương 20 nói về kinh tế học vi mô; tập II từ chương 21 đến chương 37 nói về kinh tế học vĩ mô Năm 1995 cuốn sách đã được xuất bản lần thứ 15 có sửa đổi và bổ sung những vấn đề mới nhất của kinh tế học hiện đại Đặc điểm nổi bật trong

“Kinh tế học” là đã vận dụng một cách tổng hợp các tư tưởng và phương pháp

Trang 2

của những trường phái kinh tế trong lịch sử để phân tích những vấn đề của nền kinh tế hàng hóa phát triển, xây dựng các lý thuyết kinh tế làm cơ sở cho các hoạt động của doanh nghiệp và chính sách kinh tế của nhà nước tư sản

Nếu các nhà kinh tế học cổ điển say sưa với “bàn tay vô hình”, “thăng bằng tổng quát”, hạn chế tối đa sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế; trường phái Keynes say sưa với “bàn tay hữu hình”, đề cao vai trò vai trò điều tiết vĩ mô của nhà nước, phê phán những khuyết tật của cơ chế thị trường; trường phái tự do mới, một mặt khuyến khích phát triển cơ chế thị trường, nhưng mặt khác lại quan tâm đến giải quyết những vấn đề xã hội, khắc phục hậu quả tiêu cực của cơ chế thị trường thông qua vai trò của nhà nước với các mục tiêu, phương pháp và công cụ can thiệp khác nhau; thì Samuelson quan tâm đến cả hai yếu tố này Ông chủ trương phát triển kinh tế với cả hai bàn tay là cơ chế thị trường và nhà nước điều tiết, thiếu một trong những bàn tay

ấy “thì cũng như định vỗ tay bằng một bàn tay” Theo đó, cùng với việc quan tâm đến vai trò của nhà nước, thì Samuelson cũng đã đi vào lý giải một cách khá chi tiết và đầy đủ vấn đề cơ chế thị trường – một phạm trù mà trước đó còn là một bí ẩn đối với nhiều nhà kinh tế học tư sản và tiểu tư sản

Theo Samuelson, do sản xuất của nền kinh tế bị hạn chế bởi các nguồn lực và kiến thức công nghệ, mỗi xã hội – dù giàu hay nghèo đều phải lựa chọn Điều đó có nghĩa là, mỗi xã hội đều phải xác định cần sản xuất loại hàng hóa nào, sản xuất ra sao và sản xuất cho ai? Đó là ba vấn đề cơ bản của

tổ chức kinh tế Một trong những nhiệm vụ cơ bản của kinh tế học là nghiên cứu và giải thích những cách thức khác nhau mà xã hội trả lời các câu hỏi: cái

gì, thế nào và cho ai Các xã hội khác nhau, được tổ chức theo những hệ thống kinh tế khác nhau và kinh tế học nghiên cứu những cơ chế khác nhau mà xã hội có thể vận dụng để phân bổ các nguồn lực khan hiếm của mình Đây là hướng tiếp cận khá mới mẻ của ông

Trang 3

Samuelson cho rằng, cơ chế thị trường là một hình thức tổ chức kinh tế, trong đó cá nhân người tiêu dùng và những nhà kinh doanh tác động lẫn nhau qua thị trường để xác định ba vấn đề trung tâm của tổ chức kinh tế là cái gì? như thế nào? và cho ai? Cơ chế thị trường “không phải là sự hỗn độn mà là một trật tự kinh tế” Với cách hiểu này cho thấy, mặc dù chưa thật đầy đủ, nhưng ít nhiều, ở đây Samuelson đã bước đầu hiểu được cốt lõi của vấn đề cơ chế thị trường

Nền kinh tế thị trường là một cơ chế tinh vi để phối hợp mọi người, mọi hoạt động và mọi doanh nghiệp thông qua hệ thống giá cả và thị trường Nó là một phương tiện gián tiếp để tập hợp tri thức và hành động của hàng triệu cá nhân khác nhau Không có một bộ não hay hệ thống tính toán trung tâm, nhưng nó vẫn giải quyết được những vấn đề sản xuất và phân phối bao gồm hàng triệu các ẩn số và mối tương quan mà không ai biết, những vấn đề ấy dù cho những siêu máy tính nhanh nhất ngày nay cũng không thể làm nổi Chẳng

ai thiết kế ra thị trường, nhưng nó vẫn vận hành rất tốt Trong nền kinh tế thị trường, không có một cá nhân hay tổ chức đơn lẻ nào có trách nhiệm sản xuất, tiêu dùng, phân phối hay định giá Thực ra ở đây, Samuelson đã nhìn thấy vai trò to lớn không thể thiếu của thị trường trong nền kinh tế

Thị trường là một cơ chế, trong đó người mua và người bán tương tác với nhau để xác định giá cả và sản lượng của hàng hóa hay dịch vụ Như vậy, nói đến thị trường và cơ chế thị trường là phải nói tới hàng hóa, người bán, người mua và giá cả hàng hóa

Trong hệ thống thị trường, mọi thứ đều có giá cả, đó là giá trị của hàng hóa và dịch vụ được tính bằng tiền Giá cả thể hiện mức mà mọi người và các hãng tự nguyện trao đổi nhiều loại hàng hóa khác nhau Giá cả hoạt động như một tín hiệu đối với người sản xuất và tiêu dùng Nếu người tiêu dùng muốn mua nhiều hàng hóa nào đó hơn nữa thì giá sẽ tăng và nó phát tín hiệu cho

Trang 4

người bán hàng rằng cần cung nhiều hơn Mặt khác, nếu một hàng hóa nào đó tồn kho quá nhiều thì những người bán và sản xuất sẽ giảm giá để giảm bớt lượng tồn kho Với mức giá thấp hơn, nhiều người tiêu dùng muốn mua hàng hóa hơn, nhưng người sản xuất lại muốn sản xuất ít hơn Kết quả là sự cân bằng giữa người mua và người bán được duy trì Giá cả sẽ kết hợp các quyết định của người sản xuất và người tiêu dùng trên thị trường Giá tăng sẽ làm giảm lượng mua sắm của người tiêu dùng và khuyến khích sản xuất Ngược lại, giá giảm sẽ khuyến khích người tiêu dùng và không khuyến khích sản xuất Giá cả là quả cân trong cơ chế thị trường Tóm lại, giá cả chỉ cho người sản xuất biết sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và phân phối cho ai?

Theo Samuelson, nói đến cơ chế thị trường là phải nói đến quan hệ cung – cầu hàng hóa, đó là hai lực lượng cơ bản – người bán và người mua trên thị trường Sự biến động của giá cả đã làm cho trạng thái cân bằng cung – cầu thường xuyên biến đổi Đó chính là nội dung của quy luật cung – cầu hàng hóa và dịch vụ trên thị trường

Nền kinh tế thị trường chịu sự điều khiển của “hai ông vua”, đó là người tiêu dùng và kỹ thuật Người tiêu dùng điều khiển thị trường vì họ là người bỏ tiền ra mua hàng hóa mà các hãng sản xuất ra, nghĩa là họ bỏ phiếu bằng đô la Họ chọn điểm nằm trên ranh giới khả năng sản xuất Song kỹ thuật lại hạn chế người tiêu dùng một cách căn bản Theo Samuelson, vì nền kinh tế không vượt qua được ranh giới khả năng sản xuất nên lá phiếu của người tiêu dùng không thể quyết định được vấn đề phải sản xuất hàng hóa gì Nhu cầu phải tuân theo sự cung ứng của người kinh doanh Người kinh doanh định giá hàng hóa của mình theo chi phí sản xuất Họ sẵn sàng bỏ những lĩnh vực kinh doanh ít lợi nhuận để chuyển sang kinh doanh ở lĩnh vực khác mang lại nhiều lợi nhuận hơn Như vậy, chi phí sản xuất, các quyết định kinh doanh

và lá phiếu bằng đô la của người tiêu dùng mới thực sự xác định nên sản xuất

Trang 5

cái gì Ở đây thị trường đóng vai trò trung gian hòa giải giữa sở thích của người tiêu dùng và những hạn chế về kỹ thuật

Samuelson cho rằng, trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận là động lực chi phối hoạt động của người kinh doanh Các hãng luôn hướng tới mục tiêu đạt lợi nhuận tối đa, vì vậy họ sẽ rời bỏ các hoạt động không đem lại lợi nhuận và đầu tư vào sản xuất những hàng hóa có nhu cầu cao, thu nhiều lợi nhuận Đây là một nhận thức hoàn toàn chính xác và cũng là một bước tiến so với những nhà kinh tế học trước đó trong lịch sử Thực tiễn cho thấy rằng, trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, vì lợi nhuận tối đa cho mình, mà các nhà

tư bản đã không ngừng tăng cường bóc lột lao động làm thuê, ít chú ý tới các vấn đề xã hội, môi trường…Một học giả phương Tây đã viết: chủ nghĩa tư bản là một cỗ máy sáng tạo / hủy hoại Cỗ máy ấy càng sáng tạo nhiều thì hủy hoại càng lớn; Nó tàn phá cả môi trường sinh thái, các cân bằng lâu dài của tự nhiên lẫn bản thân con người và các hình thái xã hội; Nó đẻ ra tình trạng bất bình đẳng ngày càng lớn (1969, 20% dân số nghèo nhất thế giới nắm 2,3% các nguồn lực, đến 1994, chỉ còn nắm 1,1% Trong khi đó, 20% dân số giàu nhất thế giới năm 1969 nắm 69% và 1995 chiếm 89% các nguồn lực; Một người Thụy Sỹ một ngày làm ra số của cải bằng một người Ôtiôpia lao động suốt một năm Những điều này không thể được coi là chính đáng

Samuelson cũng chỉ ra rằng, kinh tế thị trường hoạt động trong môi trường cạnh tranh, do các quy luật kinh tế chi phối Việc cạnh tranh giữa những nhà sản xuất sẽ xác định các hàng hóa được sản xuất như thế nào Cách tốt nhất để các nhà sản xuất giữ mức giá cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận là giảm chi phí sản xuất nhờ áp dụng các phương pháp sản xuất hiệu quả nhất -Samuelson đã áp dụng lý thuyết bàn tay vô hình của A Smith, nguyên lý “cân bằng tổng quát” của Leon Walras để phân tích môi trường hoạt động của kinh

tế thị trường Và theo lô gích, muốn có lợi nhuận cao, các chủ thể kinh tế phải

Trang 6

tìm cách để cải tiến, đổi mới trình độ sản xuất, áp dụng những tiến bộ kỹ thuật công nghệ mới; còn nhà nước phải có trách nhiệm trong việc tạo ra môi trường cạnh tranh pháp lý thuận lợi để cho nền kinh tế phát triển Đây là một đánh giá khá chính xác, có ý nghĩa rất lớn trong lịch sử cũng như trong tình hình hiện nay

Từ những phân tích và lý giải trên, Samuelson đã đưa ra sơ đồ tổng quát về cơ chế thị trường (xem hình vẽ)

Cạnh tranh

Giày dép Giày dép

Nhà cửa Nhà cửa

Chè Chè

Cái gì ?

Thế nào ?

Cho ai ?

Lao động Lao động

Đất đai Đất đai

Vốn Vốn

Cầu Cung

Cạnh tranh

Doanh nghiệp

Giá cả trên TT

h ng àng hoá

giá cả trên TT yếu tốsx SX

Hộ gia đình

Trang 7

Trong sơ đồ này cho thấy, bức tranh tổng quát về việc người tiêu dùng

và người sản xuất quan hệ với nhau như thế nào để xác định giá cả và số lượng hàng hóa đầu ra, đầu vào Trong vòng tuần hoàn này có hai loại thị trường Phía trên là thị trường hàng hóa đầu ra như chè hay giày dép, phía dưới là thị trường hàng hóa đầu vào yếu tố sản xuất như đất đai, lao động, vốn Trên thị trường có hai lực lượng chính, đó là hộ gia đình và các doanh nghiệp tác động qua lại với nhau

Hộ gia đình là những người tiêu dùng các hàng hóa và dịch vụ vì thế trên thị trường đầu ra, hộ gia đình là sức cầu Cầu về hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ của hộ gia đình cũng tuân theo nguyên tắc ích lợi giới hạn Để có tiền mua hàng hóa tiêu dùng, hộ tiêu dùng phải xuất hiện trên thị trường đầu vào

để bán yếu tố sản xuất nào đó Vì vậy trên thị trường đầu vào hộ gia đình là sức cung, sức cung của hộ gia đình được xác định theo nguyên tắc thích nghỉ ngơi hay thích làm việc, thích tiêu dùng hiện tại hay thích tiêu dùng tương lai hoặc là sở hữu đất đai

Doanh nghiệp là người sản xuất hàng hóa để bán trên thị trường hàng hóa và dịch vụ, vì vậy trên thị trường này doanh nghiệp là sức cung, cung hàng hóa của doanh nghiệp hoạt động tuân theo nguyên lý chi phí sản xuất, điều này có nghĩa, khi giá cả hàng hóa trên thị trường càng cao, thì doanh nghiệp bán ra một khối lượng hàng hóa lớn hơn Để có thể tiến hành sản xuất, doanh nghiệp phải mua các yếu tố sản xuất trên thị trường Do vậy trên thị trường này, doanh nghiệp là sức cầu Cầu của doanh nghiệp về các yếu tố sản xuất được tuân theo nguyên tắc lợi ích giới hạn Tức là, doanh nghiệp sẽ mua khối lượng yếu tố sản xuất lớn hơn khi giá cả của các yếu tố sản xuất giảm xuống

Như vậy, hộ gia đình mua hàng hóa và bán các yếu tố sản xuất Hãng kinh doanh bán hàng hóa và mua các yếu tố sản xuất Hộ gia đình sử dụng thu

Trang 8

nhập do bán sức lao động và các đầu vào khác để mua hàng hóa của các hãng kinh doanh Hãng kinh doanh xác định mức giá các hàng hóa của họ trên cơ

sở chi phí sản xuất và các tài khoản khác Giá cả hàng hóa trên thị trường được xác định trên cơ sở cân đối nhu cầu của người tiêu dùng với mức cung của các hãng sản xuất Giá trên thị trường yếu tố sản xuất được xác định trên

cơ sở cân đối giữa cung của hộ gia đình với cầu của các hãng kinh doanh

Theo sơ đồ này, đồng tiền được vận động theo quy trình vòng tròn, khép kín Nó đi từ hộ tiêu dùng ra thị trường hàng hóa tiêu dùng, dịch vụ để mua hàng hóa Thông qua giá cả và quan hệ cung – cầu, tiền trở về tay các doanh nghiệp Doanh nghiệp lại dùng lượng tiền đó để mua các yếu tố sản xuất Thông qua quan hệ cung – cầu và giá cả, nó lại trở về hộ gia đình

Với cơ chế vận động như vậy, thị trường sẽ hoạt động nhịp nhàng, trôi chảy, nền kinh tế sẽ đạt được sự cân bằng chung

Samuelson cũng chỉ ra rằng, thị trường không phải lúc nào cũng đưa tới kết quả tối ưu, mà nó có cả những hạn chế nhất định Thứ nhất, đó là độc quyền và các hình thức cạnh tranh không hoàn hảo khác Thứ hai, những ảnh hưởng ngoại sinh tiêu cực như ô nhiễm môi trường, khủng hoẳng, thất nghiệp,thu nhập bất bình đẳng Chính vì vậy mà cần có vai trò của nhà nước

để khắc phục những hạn chế này

A Smith, người viết tác phẩm “sự giàu có của các quốc gia” (1776) là người đầu tiên thừa nhận trật tự của hệ thống thị trường Ông phát hiện ra nguyên tắc về “bàn tay vô hình” Nguyên tắc này là mỗi người, trong khi theo đuổi lợi ích cá nhân của mình đều bị bàn tay vô hình dẫn tới kết quả làm lợi cho tất cả Ông nêu lên sự hòa hợp giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng như sau:

Mỗi cá nhân đều sử dụng vốn liếng của mình sao cho nó tạo ra giá trị lớn nhất Nói chung anh ta không chú ý đến việc khuyến khích lợi ích cộng

Trang 9

đồng và cũng không biết khuyến khích nó như thế nào Anh ta chỉ chú ý tới

sự an toàn cá nhân, tới các thu hái cá nhân Trong quá trình đó, anh ta đã bị một bàn tay vô hình dẫn dắt tới một kết cục mà anh ta không định Do việc theo đuổi lợi ích cá nhân, anh ta thường xuyên khuyến khích nâng cao lợi ích cộng đồng một cách có hiệu quả hơn là khi anh ta chủ định làm điều đó

Quan niệm trên về cơ chế thị trường của Samuelson có nhiều mặt hợp

lý và phù hợp trong phát triển nền kinh tế thị trường Tuy nhiên, nó vẫn còn những điểm bất hợp lý, xa rời thực tiễn Những nội dung ông đưa ra còn mang nặng yếu tố tâm lý chủ quan, thiên về mặt kỹ thuật của kinh tế thị trường Ông chưa chỉ ra được một cách đầy đủ và chính xác nguồn gốc, bản chất cũng như chức năng, vai trò của vấn đề nghiên cứu Samuelson đứng trên lập trường giai cấp tư sản để xem xét, lý giải vấn đề kinh tế, bảo vệ cho quyền lợi của các nhà tư bản và chủ nghĩa tư bản

Thực tiễn lịch sử phát triển của kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa đã chứng minh những hạn chế của lý thuyết này Bởi lẽ bên cạnh những ưu điểm, nó còn tồn tại nhiều khuyết tật không thể tránh khỏi Trong cuốn “Kinh

tế học”, Samuelson cũng đã thừa nhận những kết luận khoa học và sự tiên đoán của Mác về tính quá độ của kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa Mác đã lập luận rằng, nếu không có sự kiểm soát, sức sản xuất của thị trường và sự cạnh tranh nhất định sẽ diễn ra hỗn loạn và gây ra những cuộc suy thoái trầm trọng, và làm tăng thêm sự bần cùng của công nhân Mác khẳng định rằng, chủ nghĩa tư bản đã đến ngày tận thế và những cuộc cách mạng, chủ nghĩa xã hội sẽ sớm xảy ra Trong các thập kỷ sau đó, lịch sử đã khẳng định những lời tiên đoán của Mác Những cuộc khủng hoẳng và suy thoái kinh tế liên tiếp sảy

ra và đặc biệt là sự ra đời của nước Nga vào năm 1917 càng chứng tỏ sự thất bại của cơ chế thị trường tự do cạnh tranh

Trang 10

Xuất phát từ lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và từ thực tiễn sự tồn tại và hoạt động của chính cơ chế thị trường trong lịch sử phát triển kinh tế thế giới, trực tiếp là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, chúng ta có thể hiểu cơ chế thị trường một cách đầy đủ, đó là cơ chế tự điều chỉnh các cân đối của nền kinh tế theo yêu cầu của các quy luật giá trị, quy luật cung – cầu, giá cả , cạnh tranh, lưu thông tiền tệ Nó là guồng máy vận hành của nền kinh tế hàng hóa phát triển, là phương thức cơ bản để phân phối và sử dụng các nguồn vốn, tài nguyên, công nghệ, sức lao động Căn cứ vào thị trường, các doanh nghiệp sẽ quyết định: sản xuất cái gì? sản xuất thế nào? sản xuất cho ai?

Cơ chế thị trường đòi hỏi mọi chủ thể kinh tế phải được tự do kinh doanh (trong những ngành nghề, lĩnh vực pháp luật cho phép); mọi chủ thể kinh doanh đều được quyền tự chủ; các hình thức lợi ích như, lợi nhuận, thu nhập chính là động lực, mục tiêu tìm kiếm của các chủ thể hoạt động trên thương trường; cạnh tranh là phương thức hoạt động chủ yếu của các doanh nghiệp trên thị trường

Nói đến cơ chế thị trường là nói tới vai trò điều tiết của các quy luật kinh tế khách quan, nó không phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của con người Lúc này, thị trường là cơ sở để xác định ba vấn đề trung tâm của tổ chức kinh tế: sản xuất cái gì? sản xuất thế nào? sản xuất cho ai?

Cơ chế thị trường bao gồm ba nhân tố cơ bản đó là, thị trường, nhà nước và người tiêu dùng Mỗi một nhân tố có một vai trò vị trí khác nhau và tất cả đều có quan hệ chặt chẽ không tách rời nhau

Dấu hiệu đặc trưng nhất của cơ chế thị trường là cơ chế hình thành giá

cả tự do Người bán và người mua thông qua thị trường để xác định giá cả Giá cả thị trường là hạt nhân, là trung tâm của cơ chế này, và là bàn tay vô hình trực tiếp điều tiết hành vi kinh doanh của các chủ thể kinh tế

Ngày đăng: 02/12/2016, 21:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w