Văn hoá Việt nam là thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để không ngừng hoàn thiện mình. Văn hoá Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc. Trong thời đại Hồ chí Minh, với đường lối đúng đắn và sáng tạo của Đảng ta, văn hoá Việt Nam tiếp tục được phát huy, đã góp phần quyết định vào những thắng lợi to lớn của nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trang 1TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRÊN LĨNH VỰC VĂN HOÁ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở NƯỚC TA HIỆN
NAY
Văn hoá Việt nam là thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới
để không ngừng hoàn thiện mình Văn hoá Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc Trong thời đại Hồ chí Minh, với đường lối đúng đắn và sáng tạo của Đảng ta, văn hoá Việt Nam tiếp tục được phát huy, đã góp phần quyết định vào những thắng lợi to lớn của nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc
và xây dựng chủ nghĩa xã hội
Ngày nay, các quốc gia, dân tộc trong quá trình tìm kiếm con đường phát triển của mình đã quan tâm nhiều đến vấn đề văn hoá Văn hoá được khẳng định một cách đầy đủ hơn vị trí, vai trò vốn có của nó trong đời sống
xã hội và trong các chiến lược phát triển của mỗi quốc gia Nhận thức đúng đắn và khoa học tầm quan trọng của văn hoá, Đảng ta khẳng định: Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực văn hoá
Quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
và mở cửa giao lưu kinh tế, giao lưu văn hoá với thế giới đã đưa nước ta hội nhập với cộng đồng quốc tế, phát huy được nội lực và tranh thủ được ngoại lực tạo ra thế và lực mới cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Tuy nhiên, trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường càng ngày chúng ta càng nhận thức rõ là không chờ kinh tế phát cao
Trang 2rồi mới giải quyết các vấn đề xã hội, mà ngay trong từng bước và suốt quá trình phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa tăng trưởng kinh tế phải luôn gắn với việc giải quyết các vấn đề xã hội, văn hoá và xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa
Việc phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và sự tác động tiêu cực của kinh tế thị trường trong bối cảnh toàn cầu hoá đã làm phát sinh nhiều vấn đề xã hội nổi cộm, bức xúc như thất nghiệp, đói nghèo, tệ nạn xã hội, bất công bằng trong hưởng thụ các dịch vụ văn hoá, xã hội cơ bản, và sự suy thoái của đạo đức, lối sống; sự xâm nhập của những sản phẩm và những sinh hoạt phi văn hoá, phản văn hoá từ bên ngoài vào Việt Nam Người lao động thuộc các thành phàn kinh tế khác nhau cũng có những mối quan tâm khác nhau về tư tưởng, văn hoá Cách thức thể hiện nhu cầu, lợi ích kinh tế, xã hội,
tư tưởng và văn hoá ở họ cũng khác nhau Mặt khác, văn hoá còn là một lĩnh vực nhạy cảm thường xuyên bị các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá cách mạng nước ta, nhất là trong sự nghiệp đổi mới hiện naAy Trước thực tế
đó, tăng cường vai trò quản lý của nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội vừa là một yêu cầu khách quan, một đòi hỏi bức xúc của thực tiễn quá trình đổi mới, vừa là một giải pháp quan trọng để quản lý chặt chẽ các lĩnh vực của đời sống xã hội, bảo đảm cho sự phát triển đất nước trên từng lĩnh vực theo đúng mục tiêu xã hội chủ nghĩa Trong đó, một lĩnh vực đặc biệt quan trọng, giữ vai trò nền tảng tinh thần của xã hội là lĩnh vực văn hoá
Tăng cường vai trò quản lý nhà nước về văn hoá Thực chất là quá trình nhà nước sử dụng các công cụ quyền lực như hệ thống pháp luật, hệ thống các chính sách, các thiết chế xã hội và hệ thống các phương tiện truyền thông để tác động vào các chủ thể văn hoá, các thiết chế văn hoá, các hoạt động văn hoá…nhằm xây dựng một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; ngăn ngừa những nảy sinh từ mặt trái của kinh tế thị trường, từ quá trình mở cửa, hội nhập quốc tế, giữ gìn sự trong sáng của văn hoá Việt nam,
Trang 3hướng mọi hoạt động văn hoá vào việc xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện cả phẩm chất và năng lực, đáp ứng sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và mở cửa ở nước ta hiện nay rất cần thiết phải tăng cường vai trò quản lý nhà nước về văn hoá Mặt trái của kinh tế thị trường, mở cửa đã và đang gây ảnh hưởng xấu tới quá trình xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm lung lay các hệ giá trị truyền thống quý báu của dân tộc, làm băng hoại đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ quần chúng nhân dân lao động,trong đó có
cả cán bộ, đảng viên Tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng Trước những biến động chính trị phức tạp trên thế giới, một số người dao động, hoài nghi về con đường xã hội chủ nghĩa, phủ nhận thành quả của chủ nghĩa xã hội hiện thực trên thế giới, phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội ở nước ta; phủ nhận lịch sử cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Không ít người còn mơ hồ, bàng quan hoặc mất cảnh giác trước những luận điệu thù địch xuyên tạc, bôi nhọ chế độ ta Nguy hại hơn, tệ sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hoá dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ…đang gây xói mòn đến thuần phong mỹ tục của dân tộc Không ít trường hợp vì đồng tiền và danh vị mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, đồng chí, đồng nghiệp Nạn mê tín dị đoan khá bổ biến…Những tệ nạn đó, gây sự bất bình của nhân dân, làm tổn thương uy tín của Đảng và vai trò quản lý của nhà nước đối với xã hội Chúng ta biết rằng, không có con người văn hoá thì cũng không có một xã hội văn hoá và càng không có một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Nhà nước cần phải tập trung ngăn chặn và khắc phục mọi ảnh hưởng tiêu cực từ mặt trái của kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập tác động xấu đến nền văn hoá, ảnh hưởng không tốt tới đạo đức, lối sống, nhân cách của con người Việt nam
Trang 4Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, cùng với những tiến bộ
và thành tựu đạt được về kinh tế, trên mặt trận văn hoá cũng được phát triển
và mở rộng cả về qui mô và phương thức hoạt động Chẳng hạn, sự mở rộng các loại hình sân khấu, âm nhạc, ca nhạc, các đoàn biểu diễn nghệ thuật, các hình thức lễ hội, các loại sách báo, tạp chí, băng đĩa…làm cho đời sống văn hoá tinh thần ngày càng phong phú, sôi động, nhưng cũng vô cùng phức tạp
và ẩn chứa nhiều nguy cơ khó lường Do vậy, nếu chúng ta buông lỏng quản
lý nhà nước về văn hoá sẽ là tiếp tay cho những hiện tượng, mầm mống tiêu cực nảy sinh đưa đến sự phát triển chệch hướng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực văn hoá
Bên cạnh đó, do mở cửa, hội nhập, giao lưu, hợp tác quốc tế, cùng với
sự tiếp nhận những tinh hoa văn hoá nhân loại, những thành tựu về khoa học -công nghệ hiện đại và giáo dục, đào tạo của thế giới, chúng ta cũng phải đối mặt với những khó khăn và thách thức về sự xâm nhập của những luồng văn hoá xấu độc, kém lành mạnh, lối sống thực dụng phương Tây đang theo sự
mở cửa, giao lưu để thâm nhập vào nước ta, làm tổn hại những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc ta, làm chuyển hoá về đạo đức, lối sống, tư tưởng, ý thức chính trị của quần chúng nhân dân lao động, dẫn đến làm phai nhạt lý tưởng xã hội chủ nghĩa, làm chệch hướng con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay Đây chính là hiện tượng du nhập tiếp thu văn hoá ngoại lai một cách mù quáng, không có sự chọn lọc; là một hình thức xâm lăng văn hoá- hình thức nô dịch mới của chủ nghĩa tư bản đối với nước ta Đảng ta đã chỉ rõ: Đi vào kinh tế thị trường, mở rộng giao lưu quốc tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất, tiếp thu những tinh hoa của nhân loại, song phải luôn luôn coi trọng những giá trị truyền thống và bản sắc dân tộc, quyết không được tự đánh mất mình Để giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, ngăn chặn những tác động tiêu cực, sự xâm nhập của những luồng văn hoá ngoại bang, lai căng… thì phải tăng cường công tác quản lý của nhà nước, kiểm soát chặt chẽ các
Trang 5nguồn du nhập của những văn hoá phẩm đồi truỵ, xa lạ, lạc lỏng với bản sắc dân tộc; đề ra những qui định cụ thể trong xuất, nhập cảnh các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch, giải trí, hợp tác làm ăn đối với cá nhân và các tổ chức trong nước cũng như nước ngoài, nhằm ngăn chặn kịp thời sự truyền bá, tiêm nhiễm và ảnh hưởng của các luồng văn hoá xấu độc từ bên ngoài vào nước ta Đồng thời “đấu tranh chống sự xâm nhập của các loại văn hoá độc hại, những khuynh hướng sùng ngoại, lai căng, mất gốc Khắc phục tâm lý sùng bái đồng tiền, bất chấp đạo lý, coi thường các giá trị nhân văn”1
Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước về văn hoá trong nền kinh tế thị trường hiện nay, còn do đòi hỏi khách quan trước sự chống phá của kẻ thù bằng chiến lược “diễn biến hoà bình” trên lĩnh vực văn hoá đối với cách mạng nước ta Cùng với những chiêu bài về “dân chủ”, “ nhân quyền”, “tự do tôn giáo” nhằm bôi nhọ nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, các thế lực phản động đang tìm mọi cách, bằng nhiều con đường lén lút hoặc công khai du nhập vào nước
ta, kích động lối sống cá nhân, hưởng lạc, truyền bá cái gọi là dân chủ văn minh theo kiểu phương Tây, dùng sức mạnh của đồng tiền và phô trương văn minh vật chất để cám dỗ, mua chuộc, làm thoái hoá, biến chất một bộ phận cán bộ, đảng viên Nguy hại hơn, là làm cho giới trẻ hôm nay quay lưng lại với quá khứ hùng hồn của dân tộc, lao vào con đường ăn chơi, hưởng thụ,suy đồi về đạo đức, lối sống, vứt bỏ những thuần phong mỹ tục, những giá trị văn hoá lâu đời của dân tộc, mà cha ông ta dã bao đời vun đắp nên bằng mồ hôi, nước mắt và xương máu của mình Do mơ hồ về chính trị, trong sáng tác văn học đã xuất hiện một số tác phẩm có nội dung xấu với ý đồ xuyên tạc đường lối của Đảng, bôi nhọ thần tượng Hồ Chí Minh, phỉ báng quá khứ, cố tình nguỵ biện, đánh lộn con đen giữa chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa, gieo giắc mầm độc trong lương tri và tâm hồn thế hệ trẻ… Cho nên, tăng cường vai trò quản lý của nhà nước trên mặt trận này không chỉ làm thất
1 ĐCSVN, Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới, Nxb CTQG, H,2005, tr.494
Trang 6bại âm mưu, ý đồ thâm hiểm của kẻ thù trong diễn biến hoà bình, dùng con đường văn hoá làm cho chúng ta tự diễn biến và sụp đổ, mà còn có ý nghĩa đánh thức lương tri, tâm hồn, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ngăn chặn nguy cơ tha hoá, suy đồi trong tâm hồn, tư tưởng và nhân cách của một bộ phận cán
bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân
Từ những luận giải trên cho thấy rằng, trong điều kiện nền kinh tế thị trường và mở cửa hiện nay, để xây dựng được nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát huy được sức mạnh của yếu tố văn hoá trong phát triển kinh tế- xã hội, ngăn chặn có hiệu quả sự xâm nhập của các luồng văn hoá xấu độc từ bên ngoài, xây dựng được một đời sống văn hoá vui tươi, lành mạnh trong xã hội thì chúng ta phải tăng cường vai trò quản lý của nhà nước trên lĩnh vực văn hoá Đây là một yêu cầu khách quan, là chức năng quản lý
xã hội của nhà nước, là đòi hỏi của thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta Đảng ta xác định, “ có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
” là một trong sáu nội dung của mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta
Vì thế, mọi hành động xem nhẹ và buông lỏng sự quản lý của nhà nước về văn hoá đều làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực này và cũng là làm mất định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta
Trong suốt quá trình đổi mới từ Đại hội VI đến nay, Đảng và Nhà nước
ta thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hoá; đặt vấn đề văn hoá vào đúng vị trí xứng đáng của nó trong sự nghiệp đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội; chú trọng quản lý tốt và chặt chẽ toàn diện các hoạt động văn hoá ,văn nghệ, báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình…góp phần bảo vệ, giữ gìn và xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Với quan điểm, chủ trương, chính sách đúng đắn, hợp lý của Đảng và Nhà nước ta, thông qua các nghị quyết chuyên đề bàn về văn hoá như Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị, khoá VI; Nghị quyết Trung ương 4, khoá
Trang 7VII; Nghị quyết Trung ương 5, khoá VIII, lĩnh vực văn hoá , văn nghệ ở nước
ta có bước phát triển mạnh mẽ không ngừng, các hoạt động văn hoá được mở rộng, các loại hình văn hoá đã góp phần trực tiếp phục vụ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, khôi phục được những giá trị văn hoá truyền thống, ngăn chặn được những luồng văn hoá xấu độc từ bên ngoài và gìn giữ được những thuần phong mỹ tục, văn hiến Việt Nam Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, báo chí, xuất bản góp phần tích cực động viên toàn dân tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nâng cao kiến thức và chất lượng cuộc sống
Quá trình thực hiện nền kinh tế thị trường và mở cửa đã và đang đặt ra rất nhiều vấn đề phức tạp, khó khăn, thách thức, cũng như hạn chế trong công tác quản lý của nhà nước trên lĩnh vực văn hoá Đó là, trong khi tập trung sức vào nhiệm vụ kinh tế, Đảng và Nhà nước ta chưa lường hết những tiêu cực nói trên, từ đó chưa đặt đúng vị trí của văn hoá, chưa coi trọng công tác giáo dục về tư tưởng, đạo đức, lối sống, thiếu các biện pháp cần thiết trên cả hai mặt “xây” và “chống” trên lĩnh vực văn hoá Công tác nghiên cứu lý luận chưa làm rõ nhiều vấn đề liên quan đến văn hoá trong quá trình đổi mới; chưa xác định được những giá trị truyền thống cũng như hệ giá trị mới cần xây dựng; chưa đề cập đến quản lý các mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế, văn hoá và chính trị, văn hoá và kinh tế; chưa xây dựng được chiến lược phát triển văn hoá song song với chiến lược phát triển kinh tế Trong lãnh đạo và quản lý có những biểu hiện buông lỏng, né tránh, hữu khuynh Trong hoạt động kinh tế, chưa chú ý đến các yếu tố văn hoá, các yêu cầu phát triển văn hoá tương ứng Mức đầu tư ngân sách cho văn hoá còn thấp Những lệch lạc và việc làm sai trái trong văn hoá, văn nghệ chưa được kịp thời phát hiện, việc xử lý bị buông trôi hoặc có khi lại dùng biện pháp hành chính không thích hợp Công tác quản lý báo chí, văn hoá , xuất bản nhiều mặt buông lỏng, để nảy sinh những khuynh hướng không lành mạnh
Trang 8Một số giá trị văn hoá và đạo đức xã hội suy giảm Mê tín, hủ tục phát triển.
Cụ thể, về quản lý các hoạt động tín ngưỡng văn hoá, trong những năm gần đây cùng với bước phát triển về kinh tế, nhiều hoạt động tín ngưỡng văn hoá cũng phát triển mạnh mẽ, lan rộng trên địa bàn khắp cả nước Các hoạt động
lễ hội do nhà nước hoặc do các địa phương tổ chức hầu như diễn ra quanh năm, tính chất, qui mô ngày càng mở rộng, gây lãng phí thời gian, tiền của và kéo theo nhiều tệ nạn xã hội phức tạp, khó kiểm soát Đặc biệt, khi nền kinh
tế thị trường phát triển, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện thì việc khôi phục lại nhiều lễ hội để duy trì nét sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng, nhớ về tổ tiên, ghi công những cụ thần Hoàng, ông tổ, những vị anh hùng dân tộc có công với non sông đất nước…cũng là điều tốt và cần được duy trì, tổ chức chặt chẽ Thế nhưng, không phải lễ hội nào và bao giờ cũng đạt được mục đích đó Nhiều người đã lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng của Nhà nước ta để hành nghề mê tín dị đoan, lợi dụng các lễ hội đó để buôn thần, bán thánh, biến những nơi thờ cúng tôn nghiêm trở thành thương trường, làm giàu bất chính, vụ lợi cá nhân Việc xem tướng số, bói toán, vay trả tiền “âm phủ” diễn ra khá công khai và phổ biến tại các nơi lễ hội, đền thờ, miếu mạo Qua
đó, cũng phản ánh phần nào mặt trái của kinh tế thị trường thời mở cửa Rõ ràng lối sống thực dụng nảy sinh trong nền kinh tế thị trường đã tác động tới đời sống tâm linh của con người, làm biến tướng một số thuần phong mỹ tục tốt đẹp của truyền thống dân tộc Ví như hiện tượng đốt vàng mã cũng đang là vấn đề gây nhức nhối dư luận xã hội…Tuy nhiên, vai trò quản lý nhà nước đối với vấn đề này còn lỏng lẻo và chưa có biện pháp hiểu hiệu, thậm chí ở một số lễ hội còn thả nổi cho hoạt động này tự do diễn ra Điều cần nói là sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng của nhà nước như Bộ Văn hoá Thông tin với Bộ Công an, chính quyền và các đoàn thể ở các địa phương chưa tốt, chưa đồng bộ, thường xuyên liên tục, thậm chí ỷ lại, trông chờ lẫn nhau Năm
2001 Chính phủ đã ban hành Nghị định 31/ 2001/ NĐ- CP về xử phạt hành
Trang 9chính trong lĩnh vực văn hoá thông tin, có qui định cụ thể về phạt cảnh cáo, phạt tiền đối với các hoạt lợi dụng tự do tín ngưỡng, bói toán, đốt vàng mã tại nơi công cộng Song từ khi nghị định ban hành cũng chưa thấy cơ quan chức năng nào xử phạt, các hoạt động phản văn hoá vẫn ngang nhiên tồn tại và ngày càng công khai hơn nơi các lễ hội Như vậy, công tác quản lý nhà nước thông qua các cơ quan chức năng để khắc phục những hiện tượng tiêu cực trên mặt trận văn hoá dường như chỉ dừng lại ở văn bản, giấy tờ, hoặc có chăng chỉ là tuyên truyền, nhắc nhở, phối hợp lỏng lẻo, hình thức, chiếu lệ, làm cho có làm
Những năm gần đây, lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước ta, tôn giáo hoạt động mạnh mẽ hơn Nhiều tôn giáo mới, thực chất
là những tà giáo được dịp mọc lên khắp nơi Hiện tượng truyền đạo trái phép trong các vùng đồng bào dân tộc ít người đã hình thành một số tổ chức tôn giáo phản động, hoạt động phi pháp, chống phá chính quyền, đi ngược lại đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng, đã và đang gây mất ổn định về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên một số địa bàn chiến lược trong cả nước Trước tình hình đó, công tác quản lý của nhà nước, nhất là chính quyền
cơ sở chưa thực sự sâu sát, việc kiểm tra, giám sát hoạt động tín ngưỡng tôn giáo chưa thường xuyên, kịp thời, thậm chí còn để xảy ra một số hiện tượng phức tạp và bị bất ngờ Khi sự việc xảy ra rồi mới đi tìm hiểu để “chữa cháy” Điển hình như vụ “phật tử tự thiêu” cuối năm 2000 ở thành phố Hồ Chí Minh,
vụ “nhà nước tin lành đề ga” ở Tây Nguyên năm 2001…Cố nhiên, do nhiều nguyên nhân dẫn đến những vụ việc đó, nhưng xét ở góc độ quán lý nhà nước trên lĩnh vực văn hoá thì công tác theo dõi, nắm bắt tình hình của các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương còn yếu, thiếu sâu sát và kịp thời, còn buông lỏng địa bàn và trách nhiệm chưa cao
Về việc quản lý, kiểm soát các phong tục tập quán trong đời sống sinh hoạt văn hoá cộng đồng Những năm vừa qua, tác động của mặt trái kinh tế
Trang 10thị trường đã làm nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực như lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền làm tiêm nhiễm trong tư tưởng và quan hệ của nhiều người, nhất là giới trẻ, gây nên những vấn đề xã hội bức xúc, kéo dài mà chưa
có hồi kết Nhiều phong tục tập quán vốn dĩ rất tốt đẹp, là bản sắc văn hoá của dân tộc, giờ đây đang đứng trước nguy cơ biến thành những hủ tục, tệ nạn xã hội Chẳng hạn như việc tang lễ, cưới xin, mừng thọ, khao chức tước…cũng đang là vấn đề thời sự gây nhức nhối trong đời sống xã hội Nhiều đám cưới
tổ chức linh đình hàng trăm mâm cỗ, kéo dài nhiều ngày, không phải là khao dân làng mà vì mục đích vụ lợi Mặc dù, Nhà nước đã có những qui định, chỉ thị về thực hiện việc cưới, việc tang, tổ chức vui chơi, thực hành tiết kiệm trong những ngày lễ, tết Nhưng vấn đề tổ chức thực hiện và duy trì các qui định, kiểm tra, giám sát các hoạt động này vẫn chưa tốt, chưa khắc phục được Trên thực tế, có một số địa phương chấp hành qui định này rất nghiêm,
tổ chức các lễ hiếu, hỉ…theo đời sống mới, vừa đơn giản gọn nhẹ, ít tốn kém, nhưng vẫn trang nghiêm Bên cạnh đó, do việc duy trì của các cơ quan quản
lý nhà nước, các cấp chính quyền cơ sở chưa nghiêm túc, thậm chí ở một số nơi, cán bộ có chức, có quyền chưa gương mẫu, còn ngang nhiên vi phạm các qui định trên Chính vì thế cho đến nay, những văn bản chỉ thị, qui định của nhà nước vẫn chưa thực sự đi vào cuộc sống, các hủ tục vẫn diễn ra và mở rộng cả tính chất lẫn qui mô, đã làm cho thuần phong mỹ tục, nếp sống văn hoá bị đảo lộn, biến dạng gây hậu quả xấu đối với xã hội
Về việc quản lý các hoạt động văn hoá , văn nghệ, xuất bản, phát thanh, truyền hình Có thể khẳng định rằng, thời gian qua các vấn đề trên đã góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới của đất nước, làm phong phú đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân, định hướng cho suy nghĩ và hành động của nhân dân ta, hình thành tư tưởng đạo đức, lối sống xã hội chủ nghĩa Tuy nhiên, Đảng ta cũng nhiều lần chỉ ra rằng, công tác quản lý của nhà nước đối với các hoạt động này có lúc vẫn còn buông lỏng Nhiều ấn phẩm yếu kém về