Lênin có nhiều tác phẩm phát triển học thuyết Mác về nhà nước như: hà “Nước và cách mạng”; “Tai họa sắp đến và những phương pháp ngăn ngừa tai họa đó”; “Những người Bônsêvích sẽ giữ được chính quyền hay không?’; “Nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô Viết”; “Cách mạng vô sản và tên phản bội Causky”; “Bàn về nhà nước”; “Kinh tế chính trị trong thời đại chuyên chính vô sản”; trong đó “Nhà nước và cách mạng” là tác phẩm chủ yếu nhất, tiêu biểu nhất. Đây là một tác phẩm kinh điển xuất sắc của học thuyết Mácxít về nhà nước, là kim chỉ nam cho chúng ta học tập và nghiên cứu lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước"
Trang 1LÊNIN BÀN VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ NƯỚC CHUYÊN CHÍNH VÔ SẢN TRONG TÁC PHẨM “NHÀ NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG” Ý NGHĨA ĐỐI VỚI XÂY DỰNG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC TA HIỆN NAY
Lênin có nhiều tác phẩm phát triển học thuyết Mác về nhà nước như: hà
“Nước và cách mạng”; “Tai họa sắp đến và những phương pháp ngăn ngừa taihọa đó”; “Những người Bônsêvích sẽ giữ được chính quyền hay không?’;
“Nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô Viết”; “Cách mạng vô sản và tênphản bội Causky”; “Bàn về nhà nước”; “Kinh tế chính trị trong thời đạichuyên chính vô sản”; trong đó “Nhà nước và cách mạng” là tác phẩm chủyếu nhất, tiêu biểu nhất Đây là một tác phẩm kinh điển xuất sắc của họcthuyết Mácxít về nhà nước, là kim chỉ nam cho chúng ta học tập và nghiêncứu lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước
1 Hoàn cảnh ra đời và kết cấu của tác phẩm
1.1 Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm “Nhà nước và cách mạng”
Tên đầy đủ của tác phẩm là “Nhà nước và cách mạng Học thuyết của
chủ nghĩa Mác về nhà nước và những nhiệm vụ của giai cấp vô sản trong cách mạng” V.I Lênin hoàn thành công trình này vào khoảng tháng 8, tháng
9 năm 1917, được in thành sách vào năm 1918,; năm 1919 được xuất bản lầnthứ hai và từ năm 1918 đến 1961 cuốn sách được xuất bản 190 lần, với sốlượng nhiều, bằng nhiều thứ tiếng dân tộc trong nước và trên thế giới Hiệnnay tác phẩm được in trọng vẹn trong: V.I Lênin Toàn tập, tập 33, Nxb, Tiến
bộ, Mátxcơva, 1976 Đây là tác phẩm có giá trị lớn về lý luận cũng như thựctiễn đối với giai cấp vô sản và những người lao động trên thế giới trong sựnghiệp cách mạng giải phóng giai cấp, dân tộc và nhân loại
Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh tình hình thế giới và nước Nga có nhiềubiến động Chủ nghĩa tư bản đã phát triển đến giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
Trang 2Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918) nổ ra hòng phân chia lại thị trườngthế giới và dập tắt phong trào cách mạng của giai cấp công nhân ở các nước.Vốn mâu thuẫn ở các nước đế quốc gay gắn, ngày càng trầm trọng hơn (mâuthuẫn giữa tư sản với vô sản, giữa chủ nghĩa đế quốc với nhân dân các nướcthuộc địa và nửa thuộc địa, giữa chủ nghĩa đế quốc với chủ nghĩa đế quốc) Điều
đó đã làm tăng thêm tinh thần cách mạng của nhân dân, thúc đẩy cuộc đấu tranhcách mạng của giai cấp vô sản và phong trào cách mạng vô sản thế giới pháttriển mạnh mẽ Thời cơ giai cấp vô sản giành lấy chính quyền từ tay giai cấp tưsản đã chín muồi, vấn đề quan hệ giữa cách mạng vô sản với nhà nước được đặttrong chương trình nghị sự, việc giai cấp vô sản tiến hành cách mạng bạo lực đểgiành lấy chính quyền đã trở thành hành động thực tế trước mắt
Mặt khác, bọn phản động cơ hội ở quốc tế II điển hình là Bécstanh vàCausky, mưu toan chống lại những nguyên lý về nhà nước của Mác, chống lạiviệc xây dựng phương pháp cách mạng để thay thế nhà nước tư sản bằng nhànước vô sản Chúng phủ nhận phương pháp cách mạng bạo lực của Mác Cònbọn vô chính phủ thì tìm cách chống lại bất kỳ một nhà nước nào kể cả nhànước chuyên chính vô sản Trước tình hình đó Lênin cho rằng nếu không đấutranh kiên quyết chống những thiên biến cơ hội chủ nghĩa về vấn đề nhà nướcthì không thể đấu tranh giải phóng quần chúng lao động khỏi ảnh hưởng củagiai cấp tư sản nói chung
Nước Nga lúc này là nơi tập trung những mâu thuẫn lớn của chủ nghĩa
đế quốc, là trung tâm của phong trào cách mạng thế giới; nước Nga trở thànhmắt khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền đế quốc chủ nghĩa Tình trạng haichính quyền song song tồn tại ở Nga đòi hỏi cần được chấm dứt, tất cả chínhquyền phải được về tay Xô Viết Từ đó vấn đề khởi nghĩa vũ trang giànhchính quyền được đặt ra trực tiếp đối với những người cộng sản và nhân dânlao động Nga
Trang 3Tác phẩm được viết vào đêm trước của cách mạng Tháng Mười, khi cáclực lượng xã hội tiến bộ, dưới sự lãnh đạo của Đảng Bốnsêvích, đang chuẩn
bị cho trận công kích cuối cùng theo sánh lược “biến chiến tranh đế quốcthành nội chiến cách mạng”, đưa đến sự ra đời của nhà nước dân chủ kiểumới đầu tiên trên thế giới
Trong bối cảnh đó, trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm lịch sử, những bàihọc từ cách mạng 1848-1851, từ công xã Pa-ri1871 tại Tây Âu; từ cách mạng1905-1907 tại Nga; từ cuộc bút chiến với Cauxky và các đại diện của chủnghĩa cơ hội, chủ nghĩa cải lương, cuốn sách “Nhà nước và cách mạng” rađời nhằm mục đích trang bị cho các nhà cách mạng, các nhà mácxít cũng nhưphong trào công nhân Nga nói chung những quan điểm cơ bản của chủ nghĩaMác về nguồn gốc và bản chất của nhà nước, về chuyên chính vô sản, về đặcđiểm của nền dân chủ mới-dân chủ của giai cấp vô sản, về giai đoạn của chủnghĩa cộng sản, vấn đề nhà nước tiêu vong,v.v…
Cuốn sánh này là một trong những nội dung quan trọng của chủ nghĩaduy vật lịch sử, là cẩm nang lý luận về nhà nước của các nhà mácxít thời đó,được soạn thảo công phu với tính cách là kiến thức triết học và chính trị cơbản để vận dụng vào quá trình xây dựng nhà nước chuyên chính vô sản saukhi cách mạng xã hội thắng lợi Tác phẩm đã trình bày một cách có hệ thốngcác quan điểm của chủ nghĩa Mác về vấn đề nhà nước, phát triển lên mộtbước lý luận Mácxít về nhà nước và cách mạng cho phù hợp với điều kiệnlịch sử mới, làm cơ sở cho hoạt động thực tiễn cách mạng
1.2 Kết cấu và nội dung cơ bản của tác phẩm
*.Về kết cấu tác phẩm gồm 7 chương
Chương I: Xã hội có giai cấp và Nhà nước (4 tiết)
Chương II: Nhà nước và cách mạng Kinh nghiệm những năm 1848-1851(2tiết)
Trang 4Chương III: Nhà nước và cách mạng Kinh nghiệm Công xã Pari 1871.
Sự phân tích của Mác (5 tiết)
Chương IV: Tiếp theo Những lời giải thích bổ sung của Ăngghen (6 tiết)Chương V: Những cơ sở kinh tế để Nhà nước tiêu vong (4 tiết)
Chương VI: Bọn cơ hội chủ nghĩa tầm thường hoá chủ nghĩa Mác (3 tiết)Chương VII: Kinh nghiệm các cuộc cách mạng Nga năm1905-1917
* Nội dung cơ bản của tác phẩm: Lênin bảo vệ và phát triển quan điểm củaMác-Ăngghen về nguồn gốc, bản chất của nhà nước; phân tích rõ bản chất củanhà nước tư sản và tính tất yếu phải đập tan nhà nước đó bằng cách mạng bạolực; khẳng định tư tưởng của chủ nghĩa Mác về chuyên chính vô sản; Lênin bàn
về nhà nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và biện pháp xây dựngnhà nước trong thời kỳ này, bàn về sự tiêu vong nhà nước; chỉ ra mục tiêu,nhiệm vụ, phương pháp của cách mạng vô sản Do nội dung bao quát và hết sứcsâu sắc được trình bày một cách có hệ thống như vậy Cho nên trong phạm vibản thu hoạch này tác giả trình bày nhận thức của mình về vấn đề: Tư tưởng củaLênin bàn về đặc điểm của Nhà nước chuyên chính vô sản trong tác phẩm “Nhànước và cách mạng” ý nghĩa đối với xây dựng bộ máy Nhà nước ta hiện nay
2 Nội dung thu hoạch tư tưởng của Lênin bàn về đặc điểm cơ bản của Nhà nước chuyên chính vô sản trong tác phẩm
Tổng kết kinh nghiệm lịch sử của cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấpcông nhân, C.Mác đã kết luận rằng giai cấp vô sản không thể chỉ chiếm lấy và
sử dụng bộ máy nhà nước sẵn có để cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới,trái lại, phải đập tan bộ máy quan liêu đó và thay thế nó bằng bộ máy nhànước kiểu mới, nhà nước của giai cấp vô sản, nhà nước chuyên chính vô sản.Không có nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản thì không thể hoànthành được nhiệm vụ lịch sử vĩ đại xây dựng chủ nghĩa cộng sản
Trang 5C.Mác đã viết: “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa,
là thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia Thích ứng với thời kỳ
ấy là một thời kỳ quá độ chính trị và Nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gìkhác hơn là chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản” (1)
Bảo vệ và phát triển một cách sáng tạo học thuyết của C.Mác vàPh.Ăngghen về nhà nước trong thời đại chủ nghĩa đế quốc và cách mạng vôsản, V.I.Lênin đã đập tan những luận điểm cuả chủ nghĩa cơ hội mà đại biểu
là Bécstanh và Causky Bọn chúng thần thánh hoá nền dân chủ tư sản, sùngbái chế độ đại nghị, tuyên truyền dân chủ “thuần tuý” và đối lập dân chủ vớichuyên chính Về thực chất, chúng phủ nhận chuyên chính vô sản, V.I.Lênin
viết:, “Chỉ những người đã hiểu rằng chuyên chính của một giai cấp là tất yếu không những cho mọi xã hội có giai cấp nói chung, không những cho giai
cấp vô sản sau khi đã lật đổ giai cấp tư sản mà còn cho suốt cả thời kỳ lịch sử
từ chế độ tư bản chủ nghĩa đến “xã hội không có giai cấp” đến chế độ cộngsản chủ nghĩa, chỉ những người đó mới thấm nhuần được thực chất của họcthuyết Mác về Nhà nước”(2) Lênin đã chỉ ra nhờ có bộ máy Nhà nước củamình, giai cấp vô sản mới hoàn thành được nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá
độ là: trấn áp sự phản kháng của giai cấp bóc lột, đập tan âm mưu phục hồicủa chúng; tổ chức, cải tạo toàn thể quần chúng lao động không vô sản và nửa
vô sản, lôi cuốn họ vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội; xây dựng vàcủng cố lực lượng để chống lại mọi âm mưu xâm lược của bọn đế quốc và cáclực lượng phản động quốc tế củng cố và phát triển quan hệ hợp tác giữa cácnước XHCN, ủng hộ và giúp đỡ phong trào cách mạng thế giới
Việc thiết lập chuyên chính vô sản là quy luật phổ biến đối với tất cả cácdân tộc để thực hiện bước quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản.Trong những điều kiện lịch sử và đặc điểm không hoàn toàn giống nhau Vì
1)1 Các Mác và Ph.Ăngghen, toàn tập, Nxb CTQG, H, 1995, T.19, tr 47
2)2 V.I.Lênin: Toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, M, 1976, tr.43-44
Trang 6thế việc tổ chức nhà nước chuyên chính vô sản tất nhiên sẽ có những hìnhthức khác nhau, song các hình thức đó đều thể hiện quyền làm chủ tập thể vềchính trị của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản điều đóđược thể hiện ở những đặc điểm chủ yếu của Nhà nước chuyên chính vô sản:
Đặc điểm thứ nhất: Nhà nước chuyên chính vô sản là nhà nước của dân,
do dân, vì dân, là một tổ chức thực hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dânlao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản
Cũng như các kiểu nhà nước trong lịch sử, nhà nước chuyên chính vôsản là bộ máy của một giai cấp – giai cấp vô sản- để thống trị một giai cấpkhác- giai cấp tư sản Song đối với giai cấp vô sản, sự thống trị giai cấp khôngphải là mục đích cuối cùng, trái lại chỉ là tạm thời và cần thiết để thực hiệnviệc xoá bỏ áp bức, bóc lột, xoá bỏ giai cấp, do đó, cũng xoá bỏ sự cần thiếtcủa bản thân nhà nước nói chung Lênin viết: “Các giai cấp bị bóc lột cầnđến sự thống trị chính trị để thủ tiêu hoàn toàn mọi sự bóc lột, nghĩa là để bảo
vệ lợi ích của đại đa số nhân dân chống lại thiểu số rất nhỏ những chủ nô hiệnđại, tức là bọn địa chủ và bọn tư bản”(3)
Lênin đã chỉ ra sự khác nhau căn bản giữa nhà nước chuyên chính vô sảnvới các nhà nước đã có trong lịch sử là ở chỗ: các nhà nước trước đây bao giờcũng là công cụ của số ít những kẻ bóc lột để áp bức số đông nhân dân laođộng, trái lại, Nhà nước chuyên chính vô sản là công cụ của số đông nhân dânlao động chống lại số ít bọn bóc lột Nhà nước chuyên chính vô sản là nhànước kiểu mới, nhà nước của nhân dân lao động dựa trên cơ sở liên minhcông nông do giai cấp công nhân và đội tiền phong của nó là Đảng Mác-Lênin lãnh đạo Nhà nước chuyên chính vô sản không phải là một quyền lựcđặc biệt tách rời xã hội và đối lập với xã hội mà là một quyền lực chung của
số đông nhân dân, một công cụ để giải phóng xã hội, giải phóng con người
3)3 V.I.Lênin: Toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, M, 1976, tr.31
4 V.I.Lênin: Toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, M, 1976, tr.10
Trang 7Vì thế, nhà nước chuyên chính vô sản không phải là một nhà nước theonguyên nghĩa của từ đó nữa; nó là “nửa nhà nước”.
“Nhà nước là cơ quan thống trị của một giai cấp nhất định”, đây là quanđiểm không những đúng với mọi nhà nước nói chung mà cũng đúng đối vớinhà nước chuyên chính vô sản nói riêng Song điều đó không có nghĩa là chỉriêng giai cấp vô sản là người làm chủ đối với xã hội Trái lại, Nhà nướcchuyên chính vô sản là tổ chức để toàn thể nhân dân lao động thực hiện quyềnlàm chủ tập thể của mình Chính vì vậy, Nhà nước chuyên chính vô sản là nhànước thực sự của dân, do dân và vì dân Nhân dân lao động dưới sự lãnh đạocủa giai cấp công nhân, là người sáng lập và quản lý nhà nước, nhằm chốnglại kẻ thù và xây dựng cuộc sống mới cho mình Thực chất của chuyên chính
vô sản là quyền lãnh đạo của giai cấp vô sản đối với toàn xã hội, chủ yếuthông qua nhà nước Điều đó được thể hiện ở chỗ: Đường lối chính trị củagiai cấp vô sản là việc chỉ đạo và tổ chức hoạt động của nhà nước; Giai cấp
vô sản là giai cấp duy nhất nắm trong tay công cụ bạo lực để trấn áp giai cấpbóc lột và cấc thế lực thù địch khác Lãnh đạo và làm chủ là hai phạm trùkhông đồng nhất Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo để toàn thể nhân dân laođộng thực hiện quyền làm chủ Nhân dân lao động có thật sự làm chủ thì sựlãnh đạo của giai cấp vô sản mới đạt được mục đích của nó Trong xã hội xãhội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân lao động được tham gia quản lýnhà nước là quyền làm chủ cao nhất, đầy đủ nhất, có hiệu lực nhất Quyềnlàm chủ ấy sẽ không thể thực hiện được, nếu không có sự lãnh đạo của giaicấp vô sản
Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, quần chúng nhân dân không phải chỉ làngười hưởng thụ những thành quả do chính quyền cách mạng đem lại màcòn là người sáng tạo ra những thành quả đó Thực hiện quyền làm chủ tậpthể về chính trị, kinh tế và văn hoá, nhân dân lao động trở thành chủ thểchân chính của lịch sử Quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động về
Trang 8chính trị là thực chất của nền dân chủ vô sản, nền dân chủ cao nhất, rộng rãinhất và triệt để nhất trong lịch sử, “dân chủ gấp triệu lần”, so với nền dânchủ tư sản Nó đối lập với nền dân chủ tư sản; một bên (dân chủ tư sản), dựatrên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, dựa trên chế độ người bóc lột người;ngược lại một bên (dân chủ vô sản) dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sảnxuất, làm chủ tập thể về kinh tế của nhân dân lao động Nhà nước chuyênchính vô sản là nhà nước của dân, do dân, vì dân, điều đó được bảo đảm bởinhững cơ chế và điều kiện sau đây:
Một là, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân lao động tham gia vào
công việc quản lý của nhà nước, thông qua cơ chế gián tiếp hay trực tiếp.Nguyên tắc tổ chức, cơ chế hoạt động và luật pháp của nhà nước xã hộichủ nghĩa bảo đảm cho đông đảo nhân dân lao động thực sự tham gia quản lýNhà nước, có quyền quyết định những công việc trọng đại của nhà nước Chế
độ bầu cử thật sự dân chủ bảo đảm cho nhân dân lao động có quyền lựa chọnnhững đại biểu xứng đáng của mình vào các cơ quan quyền lực nhà nước.Luật pháp và các thể chế của nhà nước bảo đảm cho nhân dân có quyền và cókhả năng thực tế kiểm tra, giám sát, phê bình đội ngũ công chức và cơ quannhà nước, có quyền bãi miễn những đại biểu do mình bầu ra Hệ thống tổchức nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ, trong đó mọi quyền đềuthuộc về nhân dân thông qua các cơ quan quyền lực do nhân dân bầu ra
Hai là, người lao động làm chủ đối với tư liệu sản xuất; đời sống chính
trị và văn hoá tham gia quản lý nhà nước một cách có hiệu quả
Không nhận thức rõ nhà nước chuyên chính vô sản là nhà nước do giaicấp vô sản lãnh đạo, tổ chức và hoạt động theo đường lối chính trị của giaicấp vô sản mà chỉ nói “dân chủ”, nói “nhân dân” chung chung là mơ hồ vềbản chất giai cấp của nhà nước Song nếu không thấy rõ sự thống nhất hữu cơgiữa tính chất giai cấp với tính chất nhân dân của nhà nước chuyên chính vô
Trang 9sản thì cũng sai lầm nghiêm trọng Bởi vì, một nhiệm vụ cực kỳ quan trọngcủa cách mạng vô sản là phát huy quyền làm chủ tập thể, xây dựng chế độlàm chủ tập thể của nhân dân lao động; đó vừa là mục tiêu, vừa là động lựccủa cách mạng xã hội chủ nghĩa Quyền làm chủ tập thể của nhân dân laođộng đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, được thể chế hóa bằng phápluật, thực hiện chủ yếu thông qua các hoạt động quản lý của nhà nước.
Đặc điểm thứ hai, sự kết hợp giữa hai chức năng trấn áp và tổ chức xây
dựng, trong đó tổ chức xây dựng là chủ yếu
Bản chất của nhà nước chuyên chính vô sản được thể hiện rõ ở hai chứcnăng cơ bản; chức năng trấn áp và chức năng tổ chức xây dựng Sự thống nhấtgiữa hai chức năng này, trong đó chức năng tổ chức xây dựng là chủ yếu, làđặc điểm quan trọng của nhà nước chuyên chính vô sản Nhà nước chuyênchính vô sản là công cụ bạo lực để giai cấp vô sản trấn áp, đè bẹp sự phảnkháng của giai cấp bóc lột Giai cấp vô sản thiết lập nhà nước của mình,không phải để bảo đảm quyền tự do cho “tất cả mọi người”, mà là để trấn áp
kẻ thù của mình, để bảo vệ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội Chừng nàocòn giai cấp bóc lột, còn những thế lực thù địch đối với sự nghiệp giải phónggiai cấp công nhân và những người lao động; chừng nào còn tồn tại chủ nghĩa
đế quốc và các lực lượng phản động quốc tế thì chừng đó còn phải tăngcường khả năng bạo lực trấn áp của nhà nước chuyên chính vô sản
Đảng của giai cấp công nhân không ngừng chăm lo xây dựng vàcủng cố các công cụ bạo lực của nhà nước chuyên chính vô sản, phảithường xuyên nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng đập tanmọi âm mưu bạo loạn của bọn phản động bên trong và mọi hành độngxâm lược của kẻ thù bên ngoài, bảo vệ vững chắc chính quyền nhà nước
vô sản Sự nghiệp của nhân dân lao động còn đòi hỏi nhà nước chuyênchính vô sản phải kiên quyết thi hành cưỡng bức bằng bạo lực đối với bọnphá hoại, bọn đầu cơ, ăn bám, bọn lưu manh chuyên nghiệp, buộc chúng
Trang 10phải phục tùng pháp luật của nhà nước Khi bàn về vấn đề này, Lênincũng chỉ ra chuyên chính vô sản không phải chỉ là bạo lực đối với bọn bóclột, và cũng không phải chủ yếu là bạo lực Mà khác với nhà nước trướcđây, các nhà nhà nước trước đây mới chỉ chú trọng tổ chức bạo lực đểtrấn áp, còn nhà nước chuyên chính vô sản là công cụ của giai cấp vô sản
để thực hiện kiểu tổ chức lao động xã hội cao hơn so với chủ nghĩa tưbản V.I Lênin viết: “Chuyên chính vô sản, tức là thời kỳ quá độ tiến lênchủ nghĩa cộng sản, sẽ đem lại một chế độ dân chủ cho nhân dân, cho sốđông, đi đôi với sự trấn áp tất yếu đối với số ít, đối với bọn bóc lột”5
Trong các cuộc cách mạng trước đây, nhân dân lao động là người thamgia quyết định việc lật đổ giai cấp thống trị nhưng không đóng vai trò làm chủtrong chế độ xã hội mới Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa nhân dân laođộng là người đóng vai trò chủ động, sáng tạo trong việc tổ chức xây dựngtrật tự xã hội mới, phương thức sản xuất mới Nhà nước chuyên chính vô sảnkhông những là một tổ chức để nhân dân lao động thi hành quyền lực củamình trong việc trấn áp kẻ thù, mà còn là một tổ chức thể hiện quyền làm chủcủa nhân dân lao động trong việc tổ chức quản lý toàn bộ sự nghiệp xây dựng
xã hội mới, cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới là một sự nghiệp vĩ đạikhó khăn phức tạp, là nội dung chủ yếu của cách mạng xã hội chủ nghĩa Giai cấp công nhân và nhân dân lao động phải được tổ chức một cách tậptrung dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản thì mới có thể hoạt động một cách tựgiác có tổ chức, có kỷ luật trên quy mô toàn xã hội; mới cải tạo được xã hội cũ xâydựng một xã hội mới Vì thế, tổ chức và xây dựng là chức năng chủ yếu của Nhànước chuyên chính vô sản Nhà nước thực hiện tốt chức năng bạo lực trấn áp là đểbảo đảm điều kiện thiết yếu cho việc nhân dân lao động tổ chức và xây dựng một
xã hội mới Tổ chức và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội cộng sản là mục đíchcuối cùng của cách mạng vô sản, bảo đảm “cơ sở kinh tế”, “sức sống” và “sự thắng
55 V.I.Lênin: Toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, M, 1976, tr.110
Trang 11lợi” cho việc trấn áp kẻ thù của cách mạng Hiện nay giai cấp vô sản muốn thay thếnhà nước tư sản bằng nhà nước vô sản thì phải thông qua chuyên chính vô sản chứkhông có con đường nào khác V.I Lênin viết: “Nhà nước tư sản bị thay thế bởi
nhà nước vô sản (chuyên chính vô sản) không thể bằng con đường “tiêu vong”
được, mà chỉ có thể, theo quy luật chung, bằng một cuộc cách mạng bạo lực thôi”(6)
Đặc điểm thứ ba- Sự thống nhất giữa tính dân tộc và tính quốc tế của
Nhà nước chuyên chính vô sản
Nhà nước chuyên chính vô sản là nhà nước đầu tiên trong lịch sử, vừa cótính dân tộc vừa có tính quốc tế Tính dân tộc của nhà nước chuyên chính vôsản thể hiện trước hết ở chỗ nó là một hình thức chính trị làm cho giai cấp vôsản mỗi nước “tự mình trở thành dân tộc” Khi đã nắm chính quyền, giai cấpcông nhân trở thành giai cấp lãnh đạo của dân tộc; Nhà nước vô sản trở thànhngười đại biểu cho lợi ích và chủ quyền của dân tộc, thực hiện triệt để nhấtquyền độc lập, tự do của dân tộc; vì nhà nước đó tiêu biểu cho quyền làm chủcủa nhân dân lao động đối với Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của mình Lợi íchdân tộc chân chính mà nhà nước xã hội chủ nghĩa là người đại biểu, hoàn toàntrái ngược với lợi ích “dân tộc” theo quan điểm của giai cấp tư sản Nó khôngđối lập, mà hoàn toàn nhất trí với lợi ích quốc tế của giai cấp vô sản Vì thế,kết hợp nghĩa vụ dân tộc và nghĩa vụ quốc tế là đặc trưng của Nhà nướcchuyên chính vô sản, thể hiện bản chất và vai trò lịch sử của giai cấp côngnhân Lênin chỉ rõ rằng khi giai cấp công nhân đã giành được chính quyền thìgiai cấp đó có những khả năng to lớn chưa từng thấy trong việc góp phần vào
sự nghiệp giải phóng tất cả những người lao động và các dân tộc bị áp bứctrên toàn thế giới Chính vì thế, nghĩa vụ quốc tế của nhà nước chuyên chính
vô sản càng vô cùng trọng đại Sự thiết lập chuyên chính vô sản ở mỗi nướcchẳng những là thắng lợi của giai cấp vô sản và quần chúng lao động nước ấy,
66 V.I.Lênin: Toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, M, 1976, tr.27