1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH xã hội TRONG PHÁT TRIỂN KINH tế THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG xã hội CHỦ NGHĨA ở nước TA HIỆN NAY

21 765 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 340 KB

Nội dung

An sinh xã hội (ASXH) đang đặt ra và được hầu hết các quốc gia quan tâm và không ngừng hoàn thiện, nhất là trong một xã hội phát triển với xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ như hiện nay. Vì vậy, ASXH không chỉ là vấn đề riêng rẽ của một quốc gia mà là vấn đề chung của cộng đồng quốc tế. Tuy hiện nay, mỗi quốc gia vẫn có cách hiểu về ASXH và xây dựng hệ thống chính sách ASXH có những điểm khác nhau. Trong đó kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế và thực hiện chính sách an sinh xã hội là xu hướng chung tiến bộ của nhân loại, là mối quan tâm của nhiều quốc gia. Đây thực chất là thực hiện một chính sách phát triển và tăng trưởng kinh tế công bằng; tạo cơ hội cho mọi người trong phát triển và được thụ hưởng đầy đủ hơn các thành quả của phát triển và tăng trưởng kinh tế; phòng ngừa và khắc phục các rủi ro trong kinh tế thị trường và rủi ro xã hội khác; không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi người

Trang 1

MỞ ĐẦU

An sinh xã hội (ASXH) đang đặt ra và được hầu hết các quốc gia quan tâm

và không ngừng hoàn thiện, nhất là trong một xã hội phát triển với xu thế toàn cầuhóa mạnh mẽ như hiện nay Vì vậy, ASXH không chỉ là vấn đề riêng rẽ của mộtquốc gia mà là vấn đề chung của cộng đồng quốc tế Tuy hiện nay, mỗi quốc gia vẫn

có cách hiểu về ASXH và xây dựng hệ thống chính sách ASXH có những điểm khácnhau Trong đó kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế và thực hiện chính sách ansinh xã hội là xu hướng chung tiến bộ của nhân loại, là mối quan tâm của nhiều quốcgia Đây thực chất là thực hiện một chính sách phát triển và tăng trưởng kinh tế côngbằng; tạo cơ hội cho mọi người trong phát triển và được thụ hưởng đầy đủ hơn cácthành quả của phát triển và tăng trưởng kinh tế; phòng ngừa và khắc phục các rủi rotrong kinh tế thị trường và rủi ro xã hội khác; không ngừng nâng cao chất lượngcuộc sống của mọi người

Ở nước ta, khái niệm an sinh xã hội còn tương đối mới, mặc dù chúng tacũng đã thực hiện khá sớm nhiều nội dung quan trọng Hiện nay, an sinh xã hội đãtrở thành vấn đề trung tâm trong chiến lược phát triển đất nước, bởi vì việc chăm lo

và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân là mục tiêu caonhất của sự nghiệp xây dựng xã hội XHCN ở Việt Nam Đại hội XI của Đảng nhấn

mạnh: phát triển kinh tế nhanh, bền vững, đồng thời “thực hiện có hiệu quả tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển”1 Tuy nhiên, trong quá trình thực tiễn thực hiện, bên cạnh những kết quả đã đạtđược còn tồn tại một số hạn chế và đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết Chính vì vậy,

nghiên cứu: “Thực hiện chính sách an sinh xã hội trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay” có ý nghĩa lý luận và

thực tiễn sâu sắc

1

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr 227

Trang 2

NỘI DUNG

1 MỘT SÔ VẤN ĐỀ VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA

1.1 Một số vấn đề về an sinh xã hội

* Quan niệm về an sinh xã hội

Phạm trù an sinh xã hội có rất nhiều quan niệm khác nhau, nhưng thường

được đề cập đến theo hai nghĩa rộng và hẹp Theo nghĩa rộng: an sinh xã hội là sự bảo đảm thực hiện các quyền để con người được an bình, bảo đảm an ninh, an toàn trong xã hội.

Theo nghĩa hẹp, an sinh xã hội là sự bảo đảm thu nhập và một số điều kiện thiết yếu khác cho cá nhân, gia đình và cộng đồng trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập vì lý do bị giảm hoặc mất khả năng lao động hay mất việc làm; cho những người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, những người yếu thế, người

bị ảnh hưởng bởi thiên tai địch họa

Bản chất của an sinh xã hội là tạo ra lưới an toàn gồm nhiều tầng, nhiều lớp chotất cả các thành viên xã hội trong trường hợp bị giảm, bị mất thu nhập hay gặp phảinhững rủi ro khác Chính sách an sinh xã hội là một chính sách xã hội cơ bản của Nhànước nhằm thực hiện chức năng phòng ngừa, hạn chế và khắc phục rủi ro, bảo đảm an

toàn thu nhập và cuộc sống cho các thành viên trong xã hội ASXH là một “vỏ bọc” hay một “giá đỡ”, một “chiếc ô” che chở… nhằm bảo đảm cho một xã hội và

mỗi con người (trong đó con người được đặt ở vị trí trung tâm) sự bảo đảm về bằngvật chất, tinh thần và các dịch vụ xã hội… mà nhà nước, cộng đồng dân cư, nhómngười hay một tổ chức (gồm các cá nhân, tập thể hay cộng đồng) tạo nên Nó mangđến cho những đối tượng nghèo đói, yếm thế, gặp rủi ro bất thường về các nhu cầu

cơ bản khi họ phải đối diện với khó khăn, thách thức Từ đó, ASXH được một hệ

thống chính sách, pháp luật, chương trình hay những bộ quy tắc của xã hội tạo ra,

được Nhà nước thực hiện bằng nguồn ngân sách và sự huy động từ nhiều nguồn lực

Trang 3

nhằm nâng cao năng lực của người dân, của gia đình, và cộng đồng để tăng cườngkhả năng ngăn ngừa, chống đỡ, giảm nhẹ, khắc phục những rủi ro gặp phải trongcuộc sống Theo quan niệm này, ASXH đem đến cho tất cả mọi người quyền hưởng

sự an toàn Quyền đó đặt trên sự thỏa mãn tối thiểu về kinh tế, văn hóa cần cho nhân

cách và sự tự do phát triển trong trường hợp thất nghiệp hoặc gặp phải rủi ro Đóchính là sự bảo vệ mà xã hội dành cho các thành viên của mình thông qua một sốbiện pháp công cộng đối phó với những khó khăn về kinh tế và xã hội do bị ngừng

và bị giảm thu một cách đáng kể bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp,

tuổi già hoặc chết hay sự bảo đảm trợ cấp cho những gia đình đông con…

* Vai trò của An sinh xã hội

Chính sách xã hội là những phương thức, cơ chế và biện pháp của Nhà nước,của Đảng và tổ chức xã hội nhằm thỏa mãn không ngừng các yêu cầu vật chất, tinhthần của nhân dân phù hợp với sự phát triển của đất nước Chính sách xã hội là sự cụthể hóa các chủ trương, phương thức, biện pháp đó trong thực tiễn bằng các chế địnhcủa pháp luật Vậy nên, ASXH có vai trò rất to lớn trong Chính sách xã hội

Ít nhất và trước hết là, vai trò bảo đảm Bảo đảm là luôn duy trì và hướng

tới sự an toàn của các thành viên trong xã hội Vai trò, nhiệm vụ này của ASXHnhằm phát huy hết mọi tiềm năng, nguồn lực con người, tạo ra cho họ cơ hội pháttriển tốt nhất Nó được cụ thể hóa bằng những chính sách y tế, an sinh giáo dục, laođộng và việc làm, sự chăm sóc tinh thần và các phúc lợi xã hội khác

Hai là, vai trò bảo hiểm Bảo hiểm xã hội là một chế định xã hội nhằm huy

động nguồn tài chính từ người lao động, người sử dụng lao động, sự hỗ trợ của nhànước và các tổ chức xã hội và các nguồn khác về vật chất để bảo hiểm cho gia đìnhhoặc người lao động, cho đối tượng chính sách xã hội người có công… khi ốm đau, tainạn, thai sản hay già yếu, bệnh tật hay chết dẫn đến giảm bất ngờ các nguồn thu nhập

Ba là, vai trò hỗ trợ Là vai trò tất yếu của ASXH Nó nhằm bảo vệ cho các

nhóm cư dân thiệt thòi, yếm thế, không đủ khả năng vật chất để bảo đảm nhu cầu tốithiểu của cuộc sống nên họ dễ tổn thương Hỗ trợ gồm: trợ cấp thường xuyên hay

Trang 4

đột xuất… Hoạt động này rất linh hoạt và ngày càng có yêu cầu cao; đối tượng ngàycàng mở rộng, không chỉ ốm đau, bệnh tật, bệnh xã hội, ma túy, mà còn ngăn ngừarủi ro thiên tai hoặc phòng vệ các nguy cơ khác

Bốn là, vai trò cứu trợ Cứu trợ là một hình thức được thực hiện thường

xuyên và đột xuất cho nhóm người chưa hoặc không có khả năng vượt qua các hoàncảnh của họ như tàn tật, trẻ mồ côi, nạn nhân chiến tranh, người khuyết tật vĩnhviễn…với nhiều hình thức và sự đa dạng về huy động nguồn tài chính trong xã hội

Năm là, vai trò ưu đãi Vai trò ưu đãi trong hệ thống ASXH của Việt Nam

nhằm bảo đảm cho nhóm người có công trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đấtnước và nhóm người hoạt động cống hiến vì lợi ích cộng đồng mà gặp tai nạn rủi rodẫn đến họ mất các khả năng hoặc giảm thiểu khả năng cạnh tranh sinh tồn và pháttriển trong đời sống xã hội Đó là các thương bệnh binh, con cái họ và những người

có công khác Vai trò ưu đãi xã hội gắn với trách nhiệm xã hội của một thể chếchính trị, vì vậy trách nhiệm chính yếu thuộc về Nhà nước

* Đặc điểm của chính sách An sinh xã hội

ASXH là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống các chính sách xã hộicủa bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới Nó còn là thước đo về trình độ phát triển,

về tính nhân văn và thể hiện bản chất nền chính trị một quốc gia Nó có những đặcđiểm chủ yếu sau đây:

- Đặc điểm xã hội của nó là hướng tới giải quyết các quyền và các nhu cầu

của mọi thành viên trong xã hội về quyền sống khỏe mạnh, quyền làm việc, quyền

cư trú và quyền mưu cầu hạnh phúc…

- Đặc điểm điều hòa lợi ích xã hội, hướng tới đối tượng các nhóm cư dân

nghèo đói do sự khác nhau về văn hóa, về địa bàn cư trú, về các yếu tố không đồngđều trong việc hưởng lợi các nguồn tài nguyên quốc gia và những cơ hội khác hoặc

vì các yêu cầu cư trú sinh hoạt (nơi biên giới, hải đảo)… nhằm bảo vệ các nguồn tàinguyên hay lợi ích an ninh quốc gia…

Trang 5

- Đặc điểm nhân văn xã hội Nó được hình thành trên một nền tảng truyền

thống lịch sử cộng đồng dân tộc Việt Đó là sự đùm bọc và che chở lẫn nhau tronghoạn nạn, rủi ro, trong tai biến bất thường, hoặc các biến cố chính trị xã hội… Đấtnước càng phát triển, nhà nước càng phải chú trọng đến nền ASXH cho mỗi người

và mọi người dân, làm cho an dân là làm cho sự trường tồn của đất nước

* Các nhân tố tác động tới an sinh xã hội

Sự tác động của các nhân tố tới hệ thống ASXH có nhiều nhưng có thể tựuchung lại gồm: i) Trình độ hay mức độ phát triển của một quốc gia dân tộc (bao gồmchính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và an ninh quốc phòng) trong tương quan pháttriển chung của thế giới tại một thời điểm lịch sử cụ thể; ii) Mô hình và nền tảng củamột nền kinh tế, nhất là chính sách cụ thể của mô hình cải cách kinh tế - xã hội.Kinh tế thế nào, mô hình phát triển của nó ra sao thì hệ thống ASXH phải bắt buộctương thích với nó; iii) Sự tác động của năng lực và trình độ hoạch định chính sáchcủa bộ máy cầm quyền Hệ thống ASXH, phụ thuộc vào chính sách xã hội và nóchính là sản phẩm của bộ máy Nhà nước và được điều chỉnh bởi cơ chế, phạm vi,thời điểm và quá trình hoạch định chính sách cùng các giải pháp để thực hiện chínhsách xã hội; iiii) và cuối cùng, ASXH phụ thuộc vào sự tham gia của cộng đồng.Sức mạnh của chính sách, hiện thực hóa nó trong đời sống và xã hội hóa huy độngcác nguồn lực tài chính, nguồn lực con người…sẽ được thành công nếu tạo ra đượcsức mạnh từ cộng đồng và xã hội

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng;khi mà các sức mạnh của thông tin và những liên kết khác đã vượt ra khỏi biên giớiquốc gia; khi mà hội nhập có yêu cầu cao chưa từng có song hành với yêu cầu ổnđịnh và phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước đang đặt ra thì vấn đềASXH cần phải được coi nó là một chỉ báo của sự ổn định và phát triển Mọi hoạtđộng của xã hội đều phải hướng về con người - mà con người là trung tâm thì ansinh cho con người phải được coi là quan trọng và trước hết Nền ASXH Việt Namđúng nghĩa, đúng thực chất và nhân bản đang cần được tiếp tục hoàn thiện, cần được

Trang 6

chuyển đổi mạnh mẽ và phù hợp Nếu vậy, phải có sự quan tâm can thiệp mạnh mẽcủa Nhà nước, của thể chế chính trị nhằm làm cho hệ thống ASXH vừa là chỉ báo sựphát triển và ổn định nền kinh tế; đồng thời nó cũng là nguồn lực cho sự phát triểnbền vững của quốc gia dân tộc.

* Tiếp cận An sinh xã hội

ASXH với ý nghĩa và nội dung của nó vô cùng rộng lớn và bao quát đếnnhiều lĩnh vực đời sống kinh tế, chính trị xã hội và cả trong lĩnh vực an ninh quốcphòng Cần có những cách tiếp cận hài hòa, khoa học và thực tiễn

Về phương pháp luận mác xít Để xây dựng hoàn thiện hệ thống các giải

pháp về ASXH, không thể không tiếp cận theo phương pháp trong cách nhìn nhậnđánh giá nền ASXH về hình thành, vận hành trên nền tảng kinh tế - xã hội với hoàncảnh lịch sử cụ thể, khách quan Yêu cầu phát triển nền ASXH là xuất phát từ thựctiễn khách quan, tất yếu, tự thân đối với mỗi đất nước, mỗi cộng đồng nếu muốnhướng tới sự phát triển bền vững Vì vậy, cần phải xác định các nhân tố ảnh hưởngđến xây dựng hệ thống ASXH hoàn thiện vì mục tiêu lâu dài trong phát triển

Về cơ cấu, chức năng của ASXH Là nhìn nhận và đánh giá nó dưới tác

động sự thay đổi của đời sống kinh tế - xã hội tới các nhóm xã hội, nhất là nhómyếm thế Trên thực tế, khi kinh tế của nền kinh tế thị trường phát triển cao hơn thìtác động và rủi ro tới một bộ phận người dân càng lớn, nó làm thay đổi cơ cấu,chuyển dịch địa vị, vai trò của nhiều cá nhân và cộng đồng Hệ thống được hiểu làtập hợp của nhiều đơn vị, yếu tố và thành phần tương tác hợp thành thì cũng phải

hiểu rằng ASXH cũng là một hệ thống nên phải được xem xét, đánh giá, phân định

và với vai trò của một thể chế để đưa đến những quyết sách phát triển phù hợp

Về biến đổi xã hội Biến đổi xã hội là một tất yếu và mang tính phổ biến.

Đó chính là quá trình mà khuôn mẫu, hành vi, thiết chế, sự phân tầng và các ứng đáp

xã hội thay đổi theo thời gian Do sự biến đổi và hành vi ứng đáp này mà các nhómyếm thế cũng có nhiều cơ hội để thoát ra khỏi địa vị xã hội yếm thế của họ

Trang 7

Về phân tầng xã hội Đó chính là hệ thống các vị trí xã hội của một trật tự

xã hội Vị trí càng quan trọng thì xu hướng chiếm lĩnh nó càng mạnh mẽ và quyếtliệt bởi nó được xã hội cung cấp nhiều tiện ích hơn Phân tầng xã hội có tính kháchquan, tất yếu Nhưng xã hội phải xác định được rằng cần phải có sự trợ giúp xã hộicho những nhóm yếm thế và những rủi ro để tạo ra sự ổn định xã hội

* Hệ thống an sinh xã hội Việt nam hiện nay

Hệ thống An sinh xã hội Việt Nam hiện nay là một bộ phận của Chính sáchASXH, được gắn kết hữu cơ với các chính sách phát triển kinh tế, bảo đảm ổn địnhchính trị gắn với sức mạnh quốc phòng - an ninh trong xây dựng và bảo vệ đất nước;phát triển bền vững và hội nhập quốc tế sâu rộng Bao gồm:

Bảo hiểm xã hội, là trụ cột quan trọng nhất của nền ASXH Nó bao gồm cả

một hệ thống cả về chính sách, tổ chức và nguồn lực để vận hành, bảo đảm được tínhbền vững và không ngừng phát triển của thể chế Vì vậy, nó liên quan và thậm chí “chiphối” và ảnh hưởng đến nhiều chính sách phát triển của quốc gia Vận hành của Bảohiểm xã hội theo hai cơ chế: bắt buộc và tự nguyện BHXHVN hiện đã có các doanhnghiệp tư nhân tham gia, thực hiện đa dạng hóa hoạt động và huy động nguồn lực

Ưu đãi xã hội, được coi là bộ phận căn cốt của nền An sinh xã hội, thực hiện

công nhận, tôn vinh, đãi ngộ cho đối tượng người có công được hưởng các trợ giúpcủa Nhà nước và cộng đồng qua các chế độ ưu đãi về vật chất, tinh thần phù hợp vớiđiều kiện cụ thể của khả năng kinh tế đất nước và luôn được điều chỉnh bởi các chếđịnh Nhà nước

Trợ giúp xã hội là bộ phận thiết yếu hướng vào nhóm cư dân thiệt thòi, yếm

thế thường dễ bị tổn thương Họ không có khả năng bảo đảm được nhu cầu tối thiểucủa cuộc sống do bị rơi vào hoàn cảnh rủi ro, éo le bất thường Trợ giúp xã hội đượcthực hiện bằng nguồn quỹ phúc lợi của Nhà nước và sự huy động từ cộng đồng Đốitượng cần trợ giúp rất đa dạng và thường không ổn định và có các hình thức trợ giúpthường xuyên và trợ giúp đột xuất

Trang 8

Chính sách lao động, là hệ thống chính sách của Nhà nước, hướng bảo đảm

cho nhu cầu về việc làm hay ít nhất cũng tạo cho nhóm người rủi ro có cơ hội.Chẳng hạn, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số khu vực nông thôn được đào tạonghề để có việc làm, được khám, chữa bệnh, hoặc trợ giúp khi chưa có việc làm,giúp họ vượt qua những khúc cam go của cuộc sống

Các phong trào xã hội là những hoạt động của cộng đồng thường mang tính

đơn lẻ, qua đó giúp đỡ, chia sẻ với những người gặp khó khăn Các phong trào này

là hoạt động riêng lẻ trong mạng lưới ASXH Nó hình thành và tồn tại bởi truyềnthống văn hóa, tình tương thân tương ái, vì vậy, nó khác với các mạng lưới của hệthống ASXH của các nước khác

Trong đời sống, rủi ro có thể ngẫu nhiên đến với bất cứ con người nào và trongnhững hoàn cảnh không giống nhau Trong đó, nhóm dễ bị tổn thương nhất là trẻ em vàphụ nữ, người già, người bị bệnh tật, đồng bào dân tộc thiểu số và vùng khó khăn

Việc thực thi chính sách ASXH là trách nhiệm của cả cộng đồng, của các tổchức quốc tế, thậm chí là ở từng con người, từng đơn vị doanh nghiệp…

Nghiên cứu để ban hành các chính sách trợ giúp xã hội trong ASXH là phảinghiên cứu các quy luật chi phối nó với đời sống, sự hình thành các nguy cơ, cácgiải pháp ứng phó để hướng tới chính sách hữu hiệu, phù hợp với cuộc sống Để xâydựng và hoàn thiện hệ thống chính sách bảo đảm ASXH cần phải có cách nhìn tổngthể và phải dựa vào hai xuất phát điểm, đó là: a) Phải xây dựng một hệ thống lý luậnlàm cơ sở và hệ quy chiếu cho các đối tượng của ASXH và xây dựng được mục tiêuhướng tới sự hoàn thiện; b) cần phải nắm vững được đối tượng, mục tiêu hướng định

và thực trạng xã hội của ASXH

Bảo hiểm xã hội là một trụ cột vững chắc của ASXH Bởi vì, BHXH với cácloại hình huy động nguồn lực là bắt buộc và tự nguyện BHXH bắt buộc là một chếđịnh pháp lý nhằm bảo vệ an toàn và an sinh nhất cho người lao động bằng cáchthông qua nguồn tài chính huy động được từ người lao động, người sử dụng laođộng và sự hỗ trợ của Nhà nước góp phần tạo ra sự ổn định cho không chỉ người lao

Trang 9

động mà cả gia đình họ khi ốm đau, tai nạn, thai sản, già hoặc chết…dẫn đến giađình họ bị giảm thu bất ngờ.

Chính sách cho ASXH được thực hiện bằng nhiều hình thức như cứu trợ xãhội, dịch vụ xã hội, chăm sóc y tế, và các khoản trợ cấp như trợ cấp thôi việc, trợcấp thất nghiệp, trợ cấp tai nạn… Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện các chính sáchđối với người nghèo, với các nhóm cư dân cư trú ở vùng sâu, vùng xa, hướng tớigiảm khoảng cách chênh lệc giữa các nhóm cư dân

Trải qua chiến tranh dài, nền kinh tế đất nước trì trệ, kém phát triển nên hệthống ASXH Việt Nam không ổn định, thường phải áp dụng các giải pháp tình thếtrước mắt Thời kỳ tập trung quan liêu bao cấp cũng đã cản trở không nhỏ đến sựphát triển mở rộng hệ thống ASXH Vậy nên, việc chăm lo cho các đối tượng côngnhân, viên chức, lực lượng vũ trang, người có công chỉ dừng ở mức tối thiểu Cácđối tượng khác chưa được chú trọng quan tâm Vì vậy, ngoài việc huy động nguồnngân sách, Nhà nước cần mở rộng mạnh hơn cơ chế huy động sự trợ giúp từ cộngđồng như xây dựng các loại quỹ xã hội và cổ súy cho huy động nguồn lực tổng hợp

để trợ giúp đạt hiệu quả cao

1.2 Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với thực hiện chính sách an sinh xã hội ở nước ta hiện nay

Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội được tổ chức tại ha-ghen (Đan Mạch) vào tháng 3-1995 đã đưa ra tuyên bố 29 điểm, trong đó nhấnmạnh: "Phát triển xã hội, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường có quan hệ phụthuộc và thúc đẩy lẫn nhau; là khuôn khổ cho các nỗ lực của chúng ta nhằm đạtđược một cuộc sống chất lượng cao hơn cho tất cả mọi người Tăng trưởng kinh tếbền vững và trên diện rộng trong bối cảnh phát triển bền vững là yếu tố cần thiết choduy trì phát triển xã hội công bằng lâu bền"

Cô-pen-Nhận thức trên rất phù hợp với nhận thức của Đảng và Nhà nước ta về pháttriển bền vững Quan điểm xuyên suốt nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là gắntăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội ngay trong từng bước

Trang 10

và từng chính sách phát triển Nghị quyết Trung ương 6, khóa X "Về tiếp tục hoànthiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa", một lần nữa nhấnmạnh: "giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa, bảođảm tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường"2; "từng bước mở rộng và cải thiện

hệ thống an sinh xã hội để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đa dạng của mọi tầng lớpnhân dân trong xã hội, nhất là của nhóm đối tượng chính sách, đối tượng nghèo"3

Nhận thức và quan điểm trên của Đảng ta cần phải được quán triệt và cụ thểhóa trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa và thực hiện chính sách an sinh xã hội ở nước ta trong quá trình hội nhập

Trên thế giới có nhiều mô hình giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh

tế và thực hiện chính sách an sinh xã hội Các nước theo mô hình kinh tế thị trường

tự do cũ (điển hình là Mỹ) đề cao vai trò tuyệt đối của thị trường, coi thị trường làchính thống, thị trường không chỉ điều tiết các hoạt động kinh tế mà còn chủ yếuđiều tiết thu nhập; vai trò của nhà nước đối với phát triển kinh tế và giải quyết vấn

đề xã hội, bảo đảm công bằng, trong đó có an sinh xã hội chỉ là thứ yếu Trong thếgiới hiện đại, nhiều nước theo mô hình kinh tế thị trường tự do cũ đã có sự điềuchỉnh theo hướng tăng cường vai trò của nhà nước trong việc quản lý kinh tế và thựchiện chính sách an sinh xã hội khi chuyển sang mô hình phát triển theo kinh tế thịtrường tự do mới Tuy nhiên, ở mô hình này, vai trò của khu vực tư nhân vẫn đượcnâng cao, vai trò của nhà nước vẫn bị xem nhẹ Các nước theo mô hình kinh tế thịtrường xã hội, điển hình là Cộng hòa Liên bang Đức, về cơ bản vẫn dựa trên môhình kinh tế thị trường tự do mới, nhưng có sự kết hợp sử dụng cơ chế thị trường vớiviệc thi hành một hệ thống các chính sách phúc lợi xã hội để bảo đảm sự đồng thuận

xã hội cho phát triển

Ngày đăng: 03/12/2016, 20:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. PGS, TS. Đinh Công TuấnViện Nghiên cứu châu Âu, Tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đến hệ thống an sinh xã hội các nước Bắc Âu, Tạp chí cộng sản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Viện Nghiên cứu châu Âu, "Tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đến hệ thống an sinh xã hội các nước Bắc Âu
4. Đinh Công Tuấn (2011), Mô hình phát triển Bắc Âu, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình phát triển Bắc Âu
Tác giả: Đinh Công Tuấn
Nhà XB: Nxb Từ điển Bách khoa
Năm: 2011
6. TS Phạm Hiệp (2012)Chuyển đổi nhận thức về an sinh xã hội vì phát triển bền vững đất nước trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Tạp chí cộng sản Sách, tạp chí
Tiêu đề: (2012)"Chuyển đổi nhận thức về an sinh xã hội vì phát triển bền vững đất nước trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
10.Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.189, 191 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật
1. Bùi Xuân Dự (2012), ASXH: Mô hình nhà nước xã hội hay nhà nước phúc lợi? Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Khác
3. Báo Mới (2011), Điều chỉnh dự toán thu chi năm 2011 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam Khác
5. Linh Hương (2012), Kinh tế toàn cầu vẫn trong tình trạng tồi tệ Khác
7. Nguyễn Đắc Hưng (2012)Thực hiện mục tiêu kích cầu, thúc đẩy tăng trưởng bền vững và bảo đảm an sinh xã hội, Tạp chí cộng sản Khác
8. Nguyễn Hữu Dũng (2010)Thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội đối với nông dân nước ta hiện nay Tạp chí cộng sản Khác
9. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, tr 137 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w