1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TÀI LIỆU THAM KHẢO lý LUẬN GIÁ TRỊ THẶNG dư TRONG tác PHẨM tư bản của các mác, ý NGHĨA đối với NHIỆM vụ PHÁT TRIỂN KINH tế THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG xã hội CHỦ NGHĨA ở nước TA HIỆN NAY

27 531 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 159 KB

Nội dung

“Tư bản” là tác phẩm đồ sộ, vĩ đại của C.Mác. Tác phẩm thiên tài này của Mác không chỉ là một công trình nghiên cứu kinh tế hết sức vĩ đại, mà còn có ý nghĩa to lớn về mặt triết học. Có thể coi “Tư bản” là tác phẩm kinh điển, chủ yếu của chủ nghĩa Mác, có giá trị lịch sử nhất, hàm chứa nhiều nội dung và gắn bó với Mác suốt 40 năm từ năm 1843 đến năm 1883.

Trang 1

LÝ LUẬN GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG TÁC PHẨM TƯ BẢN CỦA CÁC MÁC VÀ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC

TA HIỆN NAY

LỜI MỞ ĐẦU

“Tư bản” là tác phẩm đồ sộ, vĩ đại của C.Mác Tác phẩm thiên tài này củaMác không chỉ là một công trình nghiên cứu kinh tế hết sức vĩ đại, mà còn có ýnghĩa to lớn về mặt triết học Có thể coi “Tư bản” là tác phẩm kinh điển, chủyếu của chủ nghĩa Mác, có giá trị lịch sử nhất, hàm chứa nhiều nội dung và gắn

bó với Mác suốt 40 năm từ năm 1843 đến năm 1883

Các nội dung Mác nghiên cứu đề cập trong bộ “Tư bản” đã để lại chonhân loại nói chung và đặc biệt là giai cấp vô sản trên toàn thế giới một kho tàngtri thức khoa học, đồ sộ Điều đó, đòi hỏi các thế hệ sau Mác cần phải tiếp tụcnghiên cứu bổ sung, làm cho học thuyết kinh tế của Mác ngày càng hoàn thiện

và đáp ứng ngày càng tốt hơn những vấn đề thực tiễn đang đặt ra Trong các nộidung của tác phẩm, chúng ta thấy: Học thuyết giá trị thặng dư có một vị trí đăcbiệt quan trọng, là một trong những phát kiến vĩ đại của Mác Chính học thuyếtgiá trị thặng dư và chủ nghĩa duy vật lịch sử đã đưa học thuyết chủ nghĩa chủnghĩa xã hội trở thành một khoa học thực sự V.I Lê-nin chỉ rõ: “Học thuyết giátrị thặng dư là viên đá tảng của học thuyết kinh tế của Mác”

Tuy nhiên, từ khi lý luận giá trị thặng dư của Mác ra đời cho đến nay cácthế lực chống Mác luôn luôn tìm mọi cách tấn công vào lý luận này Đăc biệt,hiện nay có một số quan điểm cho rằng học thuyết giá trị thặng dư của Máckhông còn giá trị nữa, họ phê phán, hoài nghi thậm chí có người phủ nhận họcthuyết giá trị thặng dư không chỉ về phương pháp nghiên cứu mà cả những luậnđiểm cơ bản trong lý luận này Do đó, việc đánh giá một cách khách quan, khoahọc và khẳng định những giá trị lý luận - thực tiễn to lớn của học thuyết này làviệc làm hết sức cần thiết nhằm đập tan những luận điểm sai trái phản động,khẳng định sức sống của chủ nghĩa Mác nói chung và học thuyết giá trị thặng dưnói riêng trong thời đại ngày nay

Trang 2

Do điều kiện thời gian nghiên cứu tác phẩm còn có những hạn chế nhấtđịnh, mặt khác các nội dung của bộ “Tư bản” rất rộng và bao chứa trên nhiềulĩnh vực Do đó, trong bài thu hoạch này, tác giả tập trung nghiên cứu làm rõvấn đề: Lý luận giá trị thặng dư trong bộ “Tư bản” của C.Mác và ý nghĩa đối vớinhiệm vụ phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước tahiện nay

1 LÝ LUẬN GIÁ TRỊ THẶNG DƯ - HÒN ĐÁ TẢNG TRONG BỘ

“TƯ BẢN” CỦA C MÁC.

1.1 Khái lược tiểu sử của C.Mác, sự ra đời và kết cấu của bộ “Tư bản”

Bộ “Tư bản” là tác phẩm thiên tài và là một công trình nghiên cứu kinh tế

to lớn của C.Mác Sinh ngày 5/5/1818, trong một gia đình thuộc tầng lớp trunglưu Do Thái ở Trier miền Rénani nước Đức, năm 1835, C.Mác vào trường đạihọc tổng hợp Bon và sau đó học đại học tổng hợp Béclin, khoa luật, sử, triếthọc Năm 1841, ông nhận bằng tiến sĩ triết học Năm 1842, ông làm chủ tờ báoSông Ranh và bắt đầu nghiên cứu kinh tế chính trị Năm 1843, C.Mác cướiGienni Phôn Vextơphalen, sau đó đến Pari để xuất bản tạp chí Niên giám Pháp -Đức ở đó, C.Mác đã gặp Ph Ăngghen và từ đó hai ông đã trở thành những ng-ười bạn thân thiết của nhau suốt đời và có thể nói tình bạn của các ông hiếm cótình bạn nào sánh được

Là người sáng lập chủ nghĩa Mác, nhà lý luận kiệt xuất, nhà tư tưởng củagiai cấp vô sản và người hoạt động thực tiễn, C.Mác luôn theo dõi sát phong tràocách mạng thế giới, đặc biệt là Công xã Pari Trong quãng đời hoạt động cáchmạng của mình C.Mác đã để lại cho nhân loại nhiều tác phẩm nổi tiếng, đặc biệt

là bộ “Tư bản”

Để viết tác phẩm đồ sộ, vĩ đại này, Mác đã phải làm việc suốt hơn bốnmươi năm, từ những năm 40 của thế kỷ 19 tới khi người qua đời (14-3-1883).Quyển I được xuất bản năm 1867, các quyển tiếp theo được xuất bản ngay saukhi Mác mất và do Ph.Ăngghen biên tập

Trang 3

Tác phẩm thiên tài này của Mác là một công trình nghiên cứu hết sức vĩđại Chúng ta biết, “Tư bản”ra đời là sự nối tiếp, phát triển các tác phẩm nghiêncứu kinh tế trước đó như: Đấu tranh giai cấp ở Pháp 1848-1850, Ngày 18 thángsương mù của Lui Bonapacte, Cách mạng ở Trung Quốc và ở châu Âu, Sự thốngtrị của Anh ở Ấn Độ, Tình cảnh của công nhân công xưởng… Trong đó Bảnthảo kinh tế 1857 tuy không được xuất bản, nhưng có thể coi đó là di bản đầutiên của bộ Tư bản Cuối năm 1859, C.Mác xuất bản tác phẩm: Góp phần phêphán khoa kinh tế chính trị Đến tháng 7- 1863, Mác đã hoàn thành một bản thảolớn: Phê phán kinh tế chính trị học, với 23 quyển vở, gồm 1472 trang Tác phẩm

có thể coi là bản thảo thứ 2 của bộ “Tư bản”

Bản thảo lần thứ ba của bộ “Tư bản” được viết năm 1864-1865 Lần này,Mác đã thay đổi cơ cấu của tác phẩm và có dự kiến viết bộ “Tư bản” gồm 4quyển Trong đó, 3 quyển đầu trình bày hầu như toàn bộ các học thuyết kinh tếcủa Mác

Bộ “Tư bản” được C.Mác trình bày bao gồm 4 quyển (hay 7 tập từ tập 23đến tập 26 phần III – C.Mác và Ăng ghen toàn tập ), được khái quát bằng kếtcấu như sau:

Quyển I: Quá trình sản xuất của tư bản, gồm 8 phần, 32 chương, và có

thể khái quát thành 4 nội dung quan trọng đó là: Lý luận giá trị, lý luận giá trịthặng dư, lý luận về tiền công, lý luận về tích luỹ tư bản và tích luỹ nguyên thuỷ

tư bản Mác mở đầu công trình của mình bằng việc nghiên cứu hàng hoá Bởi,

“trong những xã hội do phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa chi phối thì củacải biểu hiện ra là một “đống hàng hoá khổng lồ”, còn từng hàng hoá một thìbiểu hiện ra là hình thái nguyên tố của của cải ấy”1 Nhưng vấn đề trung tâm củaquyển I bộ “tư bản” là giá trị thặng dư Mác nghiên cứu, vạch rõ thực chất củagiá trị thặng dư và sự chuyển hoá giá trị thặng dư thành tư bản…nghiên cứu bảnthân tư bản được sản xuất ra như thế nào trong lịch sử

Tổng kết toàn bộ quyển I, Mác viết: “Phương thức chiếm hữu tư bản chủnghĩa do phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đẻ ra, và do đó cả chế độ tư hữu

1 C.M¸c vµ Ph.¡ngghen: Toµn tËp, tËp 23, Nxb CTQG, Hµ Néi, 1995, Tr: 61

Trang 4

tư bản chủ nghĩa nữa đều là sự phủ định đầu tiên đối với chế độ tư hữu cá nhândựa trên lao động của bản thân Nhưng nền sản xuất tư bản chủ nghĩa lại đẻ ra

sự phủ định bản thân nó, với tính tất yếu của một quá trình tự nhiên đó là sựphủ định cái phủ định Sự phủ định này không khôi phục lại chế độ tư hữu, màkhôi phục là chế độ sở hữu cá nhân trên cơ sở những thành tựu của thời đại tưbản chủ nghĩa: trên cơ sở hiệp tác và sự chiếm hữu công cộng đối với ruộng đất

và những tư liệu sản xuất do chính lao động làm ra”2

Quyển II: Quá trình lưu thông tư bản, Có 3 phần 21 chương, gồm 3 nội

dung: Những biến hoá hình thái của tư bản và tuần hoàn của những biến hoáhình thái ấy, chu chuyển của tư bản, tái sản xuất và lưu thông tư bản xã hội.Trong quyển này, Mác đi sâu phân tích quá trình tuần hoàn của tư bản nhằmvạch rõ hơn nữa bản chất của sản xuất tư bản chủ nghĩa Các tư bản cá biệt và tưbản xã hội nói chung được trình bày trong một thể thống nhất- dưới dạng tư bảncông nghiệp- coi như những nhà tư bản công nghiệp đảm nhiệm toàn bộ hoạtđộng sản xuất kinh doanh và chiếm đoạt toàn bộ giá trị thặng dư của xã hội

Trong quá trình lưu thông của tư bản, tư bản đã biểu hiện dưới những hìnhthái cụ thể hơn như: tư bản tiền tệ, tư bản sản xuất và tư bản hàng hoá Trongcác hình thái ấy, quan hệ giai cấp bị xuyên tạc và bị che dấu; sự tự lớn lên của tưbản biểu hiện thành kết quả của sự vận động của tư bản, của sự thay thế hìnhthái của tư bản; và sự vận động đó càng diễn ra nhanh bao nhiêu thì tư bản càng

tự lớn lên bấy nhiêu Trong tuần hoàn của tư bản đã diễn ra sự thống nhất giữasản xuất và lưu thông, và những hình thái nói trên của tư bản bắt nguồn từ sựthống nhất ấy

Quyển III: Toàn bộ quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, gồm 7 phần,

52 chương, với 7 nội dung đó là: Sự chuyển hoá giá trị thặng dư thành lợi nhuận

và tỷ suất giá trị thặng dư thành tỷ suất lợi nhuận, sự chuyển hoá lợi nhuận thànhlợi nhuận bình quân,quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân có xu hướng giảmxuống, sự chuyển hoá tư bản hàng hoá thành tư bản kinh doanh hàng hoá và tưbản kinh doanh tiền tệ( thương nghiệp và ngân hàng), Sự phân chia lợi nhuận

2 C.M¸c vµ Ph.¡ngghen: Toµn tËp, tËp 23, Nxb CTQG, Hµ Néi, 1995, Tr: 1059

Trang 5

thành lợi tức và thu nhập của chủ xí nghiệp Tư bản cho vay, sự chuyển hoá củalợi nhuận siêu ngạch thành địa tô, các loại thu nhập và những nguồn của chúng.Mác quay trở về điểm xuất phát khi bắt đầu nghiên cứu, tức là quay về với hiệnthực tư bản chủ nghĩa như nó đã trực tiếp biểu hiện ra Quan hệ giai cấp biểuhiện ra một cách xuyên tạc và bị che dấu nhất, nhưng đồng thời cũng cụ thểnhất, và do đó cũng hiện thực nhất

Đặc điểm của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tư bản chủ nghĩakhông phải là quan hệ giai cấp, sự bóc lột giai cấp nói chung, mà là quan hệ giaicấp nằm cái vỏ tư bản chủ nghĩa Do đó, Mác nghiên cứu mối quan hệ giai cấp

ấy bắt đầu trong quyển I và kết thúc việc nghiên cứu đó ở quyển III bộ “tư bản”

Quyển IV: Phê phán lịch sử lý luận giá trị thặng dư Đến năm 1865, bảnthảo hoàn chỉnh với ba quyển đầu đã viết xong, chỉ còn bản thảo quyển IV đang

ở giai đoạn tài liệu ban đầu

Năm 1867, quyển I bộ Tư bản được xuất bản bằng tiếng Đức, số lượng

1000 bản Ngay từ khi C.Mác còn sống, nó đã được tái bản tới 138 lần, bằng 14thứ tiếng với khối lượng 5- 6 triệu bản Quyển I bộ Tư bản ra đời đánh dấu bướcngoặt thực sự trong khoa kinh tế chính trị và được đánh giá như là “tiếng sét nổgiữa bầu trời quang đãng của chủ nghĩa tư bản” Trong quyển I bộ “Tư bản”,C.Mác đã trình bày ba học thuyết kinh tế quan trọng nhất: giá trị- lao động; giátrị thặng dư và tích luỹ tư bản

Như vậy, lý luận giá trị thặng dư được Mác trình bày ở quyển I bộ “Tư bản”

1.2 Vị trí, đối tượng, phương pháp nghiên cứu và kết cấu của lý luận giá trị thặng dư.

Lý luận giá trị thặng dư của C.Mác có vị trí đặc biệt quan trọng, là mộttrong hai phát kiến vĩ đại về mặt xã hội của Mác ở thế kỷ XIX Chính học thuyếtgiá trị thặng dư và chủ nghĩa duy vật lịch sử đã đưa học thuyết chủ nghĩa xã hộitrở thành một khoa học thực sự V.I Lênin cho rằng: “ học thuyết giá trị thặng

dư là viên đá tảng của học thuyết kinh tế của Mác”3, mà “học thuyết kinh tế củaMác lại là nội dung chủ yếu của Chủ nghĩa Mác”4

3 V.I Lª nin : Toµn tËp, tËp 23, Nxb TiÕn bé, M, 1980, , Tr: 55.

4 S®d, t 26, 1980, tr 60.

Trang 6

Nếu như ở phần I của bộ “Tư bản” đối tượng nghiên cứu của lý luận giátrị là nghiên cứu quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong trạng thái mầm mống,thì đối tượng nghiên cứu của lý luận giá trị thặng dư là nghiên cứu sự tồn tại vàphát triển của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, thông qua việc tìm ra hàng hoásức lao động với tư cách là điều kiện quyết định để tiền chuyển hoá thành tưbản, tìm ra quy luật giá trị thặng dư - quy luật kinh tế tuyệt đối của CNTB và sứmệnh của giai cấp vô sản, tức là nghiên cứu trực tiếp quan hệ sản xuất tư bảnchủ nghĩa trong trạng thái hình thành và tồn tại

Phương pháp Mác sử dụng để nghiên cứu kinh tế chính trị nói chung, giátrị thặng dư trong xã hội tư bản nói riêng là phương pháp trừu tượng hoá khoahọc Đây là phương pháp này đòi hỏi phải loại bỏ khỏi quá trình và hiện tượngđược nghiên cứu những cái đơn nhất, ngẫu nhiên, tạm thời; để tách ra nhữnghiện tượng và quá trình phổ biến, vững chắc để nắm lấy cái bản chất, tất yếu củacác hiện tượng và các quá trình kinh tế ấy Phương pháp trừu tượng hoá đi từhiện tượng để lần mò tìm bản chất của nó, bên cạnh đó, Mác còn sử dụngphương pháp kết hợp giữa lôgic và lịch sử

Chính nhờ phương pháp trừu tượng hoá khoa học mà Mác đã làm cho họcthuyết giá trị thặng dư của mình trở thành một trong hai phát kiến vĩ đại Cácnhà kinh tế học tư sản thời Mác cũng đã phải thừa nhận phương pháp của Mác

và nhờ đó, Mác đã được đặt lên ngang hàng những trí tuệ có năng lực kiệt xuất

Lý luận giá trị thặng dư của C.Mác được C.Mác trình bày tập trung trongquyển I bộ “Tư bản”, được kết cấu từ phần thứ hai đến phần thứ năm, với 13chương Cụ thể là:

Phần thứ hai: Nghiên cứu sự chuyển hoá của tiền thành tư bản đồng thờivới sự chuyển hoá sức lao động thành hàng hoá

Phần thứ ba: Nghiên cứu sự sản xuất ra giá trị thặng dư tuyệt đối, vạch rõbản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản là sản xuất giá trị thặng dư, cơ sở tồn tại

và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa

Phần thứ tư: Phân tích quá trình sản xuất giá trị thặng dư tượng đối

Phần thứ năm: Phân tích tổng hợp hai hình thức sản xuất giá trị thặng dưtương đối, sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và mối quan hệ của chúng

Trang 7

Các phần trên C.Mác đã vạch rõ bản chất bóc lột, mục đích và phươngtiện bóc lột của chủ nghĩa tư bản là sản xuất giá trị thặng dư, nhưng Mác chưanói đến quy luật giá trị thặng dư Chỉ đến chương XXIII, khi phân tích quy luậtphổ biến của tích luỹ tư bản chủ nghĩa, Mác mới nói đích danh quy luật giá trịthặng dư: “sản xuất giá trị thặng dư hay lợi nhuận là quy luật tuyệt đối củaphương thức sản xuất này”5 Đến đây, Mác đã xây dựng hoàn chỉnh lý luận giátrị thặng dư trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa Đây là nền tảng, cơ sở lý luậnquan trọng nhất để Mác tiếp tục nghiên cứu, phân tích quá trình lưu thông của tưbản và toàn bộ quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa.

1.3 Nội dung cơ bản của lý luận giá trị thặng dư

Ở phần thứ nhất, trong chương hàng hoá và tiền Mác đã cho rằng; Hànghoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của conngười thông qua mua bán, trao đổi với nhau Hàng hoá là một phạm trù lịch sử.Hàng hoá có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị Hai thuộc tính đó củahàng hoá do tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá quyết định Lich

sử phát triển của kinh tế hàng hoá qua nhiều giai đoạn, với nhiều hình thức traođổi từ hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên của giá trị đến hình thái mở rộng, hìnhthái chung, và đến hình thái tiền tệ Như vậy, tiền tệ tự phát ra đời trong quátrình phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá

Mác cho rằng tiền tệ là một hình thái giá trị của hàng hoá, là sản phẩm củaquá trình phát triển sản xuất và trao đổi hàng hoá Bản chất của tiền là một hànghoá, nhưng đó là hàng hoá đặc biệt và nó đóng vai trò làm vật ngang giá chungcho tất cả các hàng hoá khác

Để tiến hành nghiên cứu lý luận giá trị thặng dư, trước hết Mác đi sâuphân tích và trình bày sự chuyển hoá của tiền tệ thành tư bản thông qua việcphân tích công thức chung của tư bản (T- H - T’)

C.Mác cho rằng: lưu thông hàng hoá là khởi điểm của tư bản, khi kinh tếhàng hoá phát triển đến một trình độ nhất định thì cùng với lưu thông hàng hoágiản đơn theo công thức (H - T - H), tức là sự chuyển hoá của hàng hoá thànhtiền tệ và sự chuyển hoá ngược lại của tiền thành hàng hoá, tức là bán để mà

5 C.M¸c vµ Ph.¡ngghen: Toµn tËp, TËp 23, Nxb, CTQG, Hµ Néi, 1995, Tr: 872.

Trang 8

mua Nhưng bên cạnh đó, lại xuất hiện sự vận động của công thức (T - H - T),tức là sự chuyển hoá của của tiền thành hàng hoá, và sự chuyển hoá ngược lạicủa hàng hoá thành tiền, tức là mua để mà bán Và C.Mác chỉ rõ: “trong sự vậnđộng của chúng, những đồng tiền nào đi theo vòng lưu thông cuối cùng này đềuđược chuyển hoá thành tư bản, trở thành tư bản, và do mục đích của chúng cũng

đã là tư bản rồi”6 So sánh hai công thức trên giúp chúng ta nhận thấy sự giống

và khác nhau giữa lưu thông hàng hoá giản đơn và lưu thông hàng hoá tư bảnchủ nghĩa, nhưng đồng thời thông qua đó nó phản ánh trình độ phát triển khácnhau trong từng giai đoạn của kinh tế hàng hoá Mác nhận thấy trong công thứcnày nó có mâu thuẫn Đó là, nhìn bề ngoài sự vận động của tư bản qua côngthức (T - H - T) thì dường như tiền lớn lên trong lưu thông (lớn hơn so với sốtiền đã ứng ra lúc ban đầu) Số tăng thêm đó hay số dư so với giá trị lúc ban đầu,C.Mác gọi đó là giá trị thặng dư và ký hiệu là (m) Mâu thuẫn này được C.Máclàm rõ khi phân tích chúng

Sự vận động của công thức chung của tư bản nhìn bề ngoài dường nhưmâu thuẫn với các quy luật của sản xuất hàng hoá, dường như giá trị thặng dư

do lưu thông hàng hoá tạo ra Thực tế nhiều người đã lầm tưởng rằng cả sản xuất

và lưu thông hàng hoá đều tạo ra giá trị và giá trị thặng dư Bàn về vấn đề này,C.Mác viết: “Tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể xuấthiện ở bên ngoài lưu thông Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thờikhông phải trong lưu thông”7

Giá trị thặng dư không thể xuất hiện từ lưu thông Xét các trường hợp:Trao đổi ngang giá; mọi người đều bán cao hơn giá trị hoặc mọi người đều muathấp hơn giá trị; hoặc có trường hợp chuyên mua rẻ, bán đắt Các trường hợptrên đều không làm tăng thêm giá trị hàng hoá Do đó, lưu thông không tạo ragiá trị và giá trị thặng dư Song, nếu không lưu thông, tức là tiền để trong tủ sắt,hàng hoá để trong kho, trong bãi thì cũng không thể có được giá trị thặng dư.Như vậy, giá trị thặng dư vừa sinh ra trong quá trình lưu thông lại vừa không thểsinh ra trong quá trình ấy Đó chính là mâu thuẫn của công thức chung của tư

6 C.M¸c vµ Ph.¡ngghen: Toµn tËp, tËp 23, Nxb CTQG, Hµ Néi, 1995, Tr: 222

7 C.M¸c vµ Ph.¡ngghen: Toµn tËp, tËp 23, Nxb,CTQG, Hµ Néi, 1995, Tr: 249

Trang 9

bản Chìa khoá để giải quyết mâu thuẫn của công công thức chung là nhà tư bảnphải mua được trên thị trường một loại hàng hoá đặc biệt, mà giá trị sử dụng của

nó có đặc tính là khi tiêu dùng thì đem lại lượng giá trị lớn hơn giá trị của bảnthân nó, tức là đem lại giá trị thặng dư Hàng hoá ấy chính là sức lao động,C.Mác viết: “Một thứ hàng hoá mà khi tiêu dùng nó thực sự thì vật hoá được laođộng và do đó sẽ tạo ra được giá trị Và người chủ tiền đã tìm được thứ hàng hoáđặc biệt ấy trên thị trường: đó là năng lực lao động hay sức lao động”8 Sự tiêudùng nó trong sản xuất đã tạo thêm giá trị thặng dư cho nhà tư bản Như vậy,Mác là người đầu tiên phân tích và giải quyết mâu thuẫn công thức chung đóbằng lý luận về hàng hoá sức lao động

Định nghĩa về sức lao động Mác viết: “Sức lao động hay năng lực laođộng là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể,trong một con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sảnxuất ra một giá trị sử dụng nào đó”9 Như vậy, sức lao động gồm cả lao động cơbắp và lao động trí óc, cả thể lực và trí lực Trong mọi xã hội, sức lao động đều

là yếu tố cơ bản của sản xuất Nhưng sức lao động chỉ trở thành hàng hoá khi cóhai điều kiện: thứ nhất, là người lao động phải có khả năng chi phối sức laođộng ấy, phải là người tự do sở hữu năng lực lao động, thân thể của mình và chỉbán sức lao động đó trong một thời gian nhất định, Mác viết: “ Muốn cho ngườichủ sức lao động ấy có thể bán được nó với tư cách là hàng hoá, thì người đóphải có khả năng chi phối được sức lao động ấy, do đó, người ấy phải là kẻ tự do

sở hữu năng lực lao động của mình, thân thể của mình”10 Thứ hai, người chủsức lao động không có khả năng bán cái gì ngoài sức lao động chỉ tồn tại trong

cơ thể của anh ta, Mác viết: “ và mặt khác, anh ta không còn có một hàng hoánào khác để bán, nói một cách khác là trần như nhộng, hoàn toàn không cónhững vật cần thiết để thực hiện sức lao động của mình”.11 Sức lao động trởthành hàng hoá thì nó cũng giống như các hàng hoá khác, có hai thuộc tính làgiá trị và giá trị sử dụng Nhưng nó là một hàng hoá đặc biệt, đặc biệt ở chỗ,trong quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình lao động để sản xuất ra

8 C.M¸c vµ Ph.¡ngghen: Toµn tËp, tËp 23, Nxb,CTQG, Hµ Néi, 1995, Tr: 251

9 C.M¸c vµ Ph.¡ngghen: Toµn tËp, tËp 23, Nxb CTQG, Hµ Néi, 1995, Tr: 251

10 C.M¸c vµ Ph.¡ngghen: Toµn tËp, tËp 23, Nxb CTQG, Hµ Néi, 1995, Tr: 251

11 C.M¸c vµ Ph.¡ngghen: Toµn tËp, tËp 23, Nxb CTQG, Hµ Néi, 1995, Tr: 253

Trang 10

một hàng hoá nào đó thì sức lao động tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trịcủa bản thân nó, phần giá trị dôi ra so với giá trị sức lao động là giá trị thặng dư.Đây chính là đặc điểm riêng có của giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động.Đặc điểm này là chìa khoá để giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung của

tư bản Để làm rõ hơn giá trị thặng dư được tạo ra như thế nào? C.Mác tiếp tụcnghiên cứu về quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa

Từ việc Mác nghiên cứu và đi đến kết luận: hàng hoá có hai thuộc tính làgiá trị sử dụng và giá trị; lao động sản xuất hàng hoá có tính chất hai mặt là laođộng cụ thể và lao động trừu tượng, nên quá trình sản xuất hàng hoá nói chung

và sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa nói riêng cũng có tính chất hai mặt Mộtmặt, đó là quá trình lao động, tức là quá trình kết hợp sức lao động với tư liệusản xuất để tạo ra những giá trị sử dụng với quy cách, phẩm chất nhất định, đápứng nhu cầu xã hội Trong bất cứ xã hội nào, quá trình lao động cũng là sự kếthợp hai nhân tố người và vật, nhưng nó chỉ khác nhau ở trình độ phát triển củalao động mà thôi Mặt khác, lao động sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa nó làquá trình tạo ra và làm tăng giá trị của hàng hoá, đây là quá trình mang tính đặcthù của riêng của xã hội tư bản Sở dĩ, nó có tính đặc thù như vậy là vì nó gắnvới hai điều kiện ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, gắn với cơ

sở kinh tế là chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và cơ sở xã hội là việccấu thành hai giai cấp cơ bản đó là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản Đồng thời,

nó gắn với đặc điểm của quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là sản phẩm màngười công nhân tạo ra bị nhà tư bản bóc lột; người công nhân làm việc dưới sựliểm kê, kiểm soát của nhà tư bản và do đó xuất hiện quan hệ tư bản thống trị laođộng làm thuê Quá trình sản xuất, nhà tư bản cũng phải tuân theo quy luật giátrị tức phải căn cứ vào thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hànghoá Để làm rõ nội dung này C.Mác đã đưa ra ví dụ cả bằng thời gian lao độngcần thiết và cả biểu hiện tiền Mác đã làm rõ quá trình tạo ra giá trị và quá trìnhlàm tăng giá trị So sánh quá trình tạo ra giá trị với quá trình làm tăng giá trịthấy: “Quá trình làm tăng giá trị chẳng qua cũng chỉ là quá trình tạo ra giá trịđược kéo dài quá một điểm nào đó mà thôi Nếu quá trình tạo ra giá trị chỉ kéo

Trang 11

dài đến cái điểm ở đó giá trị sức lao động do tư bản trả được hoàn lại bằng mộtvật ngang giá mới, thì đó chỉ là một quá trình giản đơn tạo ra giá trị Còn nếunhư quá trình tạo ra giá trị vẫn tiếp diễn quá điểm đó, thì nó trở thành một quátrình làm tăng giá trị”12

Tiếp tục phân tích Mác làm rõ thời gian lao động tất yếu và thời gian laođộng thặng dư Từ những ví dụ đó, Mác đã chứng minh rằng nhờ năng suất laođộng cao nên người công nhân chỉ dùng một phần ngày lao động để sản xuất ravật ngang giá với giá trị sức lao động của mình, được gọi là thời gian lao độngtất yếu (hay cần thiết) Phần ngày còn lại được gọi là thời gian lao động thặng

dư, trong đó người công nhân tạo ra một bộ phận giá trị mới dư ra ngoài giá trịsức lao động Như vậy, ngày lao động được chia làm hai phần; thời gian laođộng tất yếu và thời gian lao động thặng dư Đến đây, chúng ta đi đến kết luận :giá trị thặng dư là giá trị mới do lao động của người công nhân tạo ra ngoài giátrị sức lao động, là kết quả lao động không công của công nhân cho nhà tư bản.Mác viết: Bí quyết của sự tăng thêm giá trị của tư bản, quy lại là ở chỗ tư bảnchi phối được một số lượng lao động không công nhất định của người khác.Nguồn gốc của giá trị thặng dư là lao động không được trả công của người laođộng làm thuê và được tạo ra trong quá trình sản xuất

Tiếp tục làm rõ vai trò của mỗi bộ phận tư bản trong quá trình làm tăngthêm giá trị C.Mác phân tích tư bản bất biến và tư bản khả biến Để sản xuất giátrị thặng dư, nhà tư bản phải ứng tư bản ra để mua tư liệu sản xuất và sức laođộng, tức là chuyển hoá tư bản tiền tệ thành hai hình thái khác nhau của tư bảnsản xuất Một bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thức tư liệu sản xuất trong quátrình sản xuất Giá trị của tư liệu sản xuất được lao động cụ thể của người côngnhân chuyển vào sản phẩm mới không tăng lên hay giảm đi Bộ phận tư bản ấyđược gọi là tư bản bất biến (c) Bộ phận tư bản này không tạo ra giá trị thặng dư,Mác viết: “ Trong quá trình sản xuất bộ phận tư bản biến thành nguyên liệu, vậtliệu phụ và tư liệu lao động, không thay đổi đại lượng giá trị của nó Vì vậy tôigọi nó là bộ phận lao động bất biến của tư bản hay vắn tắt hơn là tư bản bất

12 C.M¸c vµ Ph.¡ngghen: Toµn tËp, tËp 23, Nxb CTQG, Hµ Néi, 1995, Tr: 291-292

Trang 12

biến”13 Đối với bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động thì lại khác Sau quátrình sản xuất, bằng lao động trừu tượng của mình, người công nhân tạo ra mộtgiá trị mới không những đủ bù đắp lại giá trị sức lao động do nhà tư bản đã trảcho công nhân, mà còn có một bộ phận giá trị thặng dư cho nhà tư bản Do vậy,

bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động đã có sự biến đổi về lượng trong quátrình sản xuất Bộ phận này gọi là tư bản khả biến (v), Mác viết: “ Bộ phận tưbản biến thành sức lao động lại thay đổi giá trị của nó trong quá trình sản xuất

Nó tái sản xuất ra vật ngang giá với bản thân nó và ngoài ra lại còn sản xuất ramột số dư, tức là giá trị thặng dư; giá trị thặng dư này có thể thay đổi, có thể lớnhơn hoặc nhỏ hơn từ một đại lượng bất biến, bộ phận này của tư bản khôngngừng chuyển hoá thành một đại lượng khả biến Vì thế tôi gọi nó là bộ phậnkhả biến của tư bản hay vắn tắt hơn là tư bản khả biến”14 Thực tiễn, người tathấy xí nghiệp nào sử dụng máy móc và công nghệ hiện đại thì năng suất laođộng cao hơn, do đó thu được lợi nhuận nhiều hơn Thực tiễn này gây ra mộtcảm tưởng sai lầm là máy móc cũng tạo ra giá trị thặng dư Cũng như mọi bộphận cấu thành khác của tư bản bất biến, máy móc không tạo ra giá trị mặc dù

đó là một nhân tố không thể thiếu của bất cứ quá trình sản xuất hiện đại nào.Máy móc dù có hiện đại như thế nào cũng chỉ là lao động chết Nó phải được laođộng sống cải tử hoàn sinh để biến thành nhân tố của quá trình lao động Nó chỉ

là phương tiện, nhờ đó sức sản xuất của lao động tăng lên

Để có khối lượng giá trị thặng dư ngày càng lớn, nhà tư bản đã dùng nhiềuphương pháp khác nhau, tuỳ theo điều kiện kinh tế - kỹ thuật trong từng giaiđoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản Có hai phương pháp cơ bản sản xuất giá trịthặng dư là đó là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và phươngpháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối Để xây dựng phương pháp sản xuất giátrị thặng dư tuyệt đối, Mác xây dựng giả thiết khi thời gian lao động tất yếu là cốđịnh, còn thời gian lao động thặng dư và ngày lao động là biến đổi, sau đó Mác

đi viết sơ đồ, phân tích sơ đồ và rút ra kết luận: “Giá trị thặng dư được sản xuất

ra bằng cách kéo dài ngày lao động, thì tôi gọi đó là giá trị thặng dư tuyệt đối”15

13 C.M¸c vµ Ph.¡ngghen: Toµn tËp, tËp 23 Nxb CTQG, Hµ Néi, 1995, Tr: 311

14 C.M¸c vµ Ph.¡ngghen: Toµn tËp, tËp 23, Nxb CTQG, Hµ Néi, 1995, Tr: 31

15 C.M¸c vµ Ph.¡ngghen: Toµn tËp, tËp 23, Nxb CTQG, Hµ Néi, 1995, Tr: 458

Trang 13

Phương pháp này ứng dụng ở thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản khi kỹ thuật cònthủ công (nhưng nó gặp phải giới hạn ngày lao động có 24h) Để xây dựngphương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối Mác cũng xây dựng giả thiết đo

độ dài ngày lao động và việc phân chia thành lao động cần thiết và lao độngthăng dư là đã cho sẵn, phân tích và rút ra kết luận: “Giá trị thặng dư có được dorút ngắn thời gian lao động cần thiết và do sự thay đổi tương ứng trong tỷ lrệ cácđại lượng của hai bộ phận cấu thành ngày lao động, thì tôi gọi đó là giá trị thặng

dư tương đối”16 Vậy là muốn rút ngắn thời gian lao động tất yếu phải hạ thấpgiá trị hàng hoá sức lao động, tức là hạ thấp giá trị tư liệu sinh hoạt của côngnhân và con cái họ Việc đó chỉ diễn ra trong lĩnh vực sản xuất, điều quyết định

là tăng năng suất lao động trong hai nghành cơ bản: Nghành sản xuất ra tư liệusinh hoạt và nghành sản xuất ra tư liệu sản xuất để sản xuất ra tư liệu sinh hoạtcần thiết cho người công nhân và con cái họ Phương pháp này áp dụng phổ biến

ở thời kỳ sau của chủ nghĩa tư bản khi kỹ thuật công nghệ phát triển ngày càngtăng lên Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản không gạt bỏ phương pháp sản xuất giá trịtuyệt đối, mà trái lại nó vận dụng gắn bó chặt chẽ với nhau Đồng thời C.Máccũng chỉ ra giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do ápdụng công nghệ mới làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị thịtrường của nó

Khi nghiên cứu phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối, Máccũng đã phân tích ba giai đoạn phát triển, cũng là ba nấc thang tăng năng suấtlao động, để tạo ra giá trị thặng dư tương đối trong chủ nghĩa tư bản Đó là: hiệptác lao động giản đơn, sự phân công trong công trường thủ công, máy móc vàđại công nghiệp Và Mác cho rằng: Sự phát triển ba giai đoạn nói trên của chủnghĩa tư bản trong công nghiệp đây thực chất là ba giai đoạn phát triển từngbước của lực lượng sản xuất và do đó nâng cao tỷ suất giá trị thặng dư tương đốiđối với công nhân lao động làm thuê

Đồng thời Mác tiếp tục phân tích mối quan hệ giữa phương pháp sản xuấtgiá trị thặng dư tuyệt đối và phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối,Mác đưa ra luận điểm rất quan trọng đó là hai phương pháp này nó có quan hệ

16 C.M¸c vµ Ph.¡ngghen: Toµn tËp, tËp 23, Nxb CTQG, Hµ Néi, 1995, Tr: 458

Ngày đăng: 26/01/2018, 17:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w