1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty Cổ Phần Thương Mại Du Lịch Lục Nam

53 834 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 286 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU 3 PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DU LỊCH LỤC NAM 3 1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DU LỊCH LỤC NAM 3 1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DU LỊCH LỤC NAM 3 1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần thương mại du lịch Lục Nam 3 1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty cổ phần thương mại du lịch Lục Nam 3 1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DU LỊCH LỤC NAM 3 1.4 TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH LỤC NAM 3 PHẦN 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DU LỊCH LỤC NAM 3 2.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY 3 2.2. TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY 3 2.2.1. Các chính sách kế toán chung 3 2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán và hệ thống tài khoản kế toán. 3 2.2.3 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán 3 2.3. TỔ CHỨC KẾ TOÁN CÁC PHẦN HÀNH CỤ THỂ 3 2.3.1. Tổ chức hạch toán kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 3 2.3.2 Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương Error! Bookmark not defined. PHẦN 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI LỤC NAM 3 3.1. Đánh giá về công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty CP TM DL Lục Nam 3 3.1.1 Những kết quả đạt được 3 3.1.2 Những mặt còn hạn chế 3 3.2. ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI LỤC NAM 3 3.2.1 Nâng cao trình độ đội ngũ kế toán trong công ty 3 3.2.2 Một số kiến nghị 3 KẾT LUẬN 3 LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Để đạt được điều này đòi hỏi các nhà quản lý phải có những biện pháp thiết thực trong chiến lược kinh doanh của mình. Một trong những chiến lược mũi nhọn của các doanh nghiệp là tập trung vào khâu bán hàng. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp thương mại, phải giám sát chặt chẽ từ khâu mua hàng tới khâu tiêu thụ hàng hóa để khi doanh nghiệp tung hàng hóa ra thị trường sẽ tiêu thụ được và được thị trường chấp nhận. Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình luân chuyển hàng hóa trong doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tạo nguồn thu bù đắp những khoản chi phí bỏ ra, từ đó tạo ra lợi nhuận phục vụ cho quá trình tái sản xuất kinh doanh. Vấn đề đặt ra là làm sao tổ chức tốt khâu bán hàng, rút ngắn được quá trình luân chuyển hàng hóa nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Trong đó biện pháp quan trọng nhất và hiệu quả nhất phải kể đến là thực hiện tốt công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh. Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh giữ vai trò hết sức quan trọng là phần hành chủ yếu trong công tác kế toán của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thương mại nói riêng. Góp phần phục vụ đắc lực hoạt động bán hàng của mỗi doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tăng nhanh khả năng thu hồi vốn, kịp thời tổ chức quá trình kinh doanh tiếp theo, cung cấp thông tin nhanh chóng để từ đó doanh nghiệp phân tích, đánh giá lựa chọn các phương án đầu tư có hiệu quả nhất. Công tác kế toán nói chung hạch toán tiêu thụ hàng hóa nói riêng của các doanh nghiệp được hoàn thiện dần song mới chỉ đáp ứng được yêu cầu quản lý ở các doanh nghiệp với mức độ còn hạn chế. Bởi vậy bổ sung và hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nói chung, hạch toán tiêu thụ hàng hóa nói riêng luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, Công ty cổ phần thương mại du lịch Lục Nam cũng là 1 doanh nghiệp thương mại đã sử dụng kế toán để điều hành và quản lý mọi hoạt động kinh doanh của công ty. Trong đó nhiệm vụ chính của kế toán là theo dõi sát sao từ quá trình bán hàng với số lượng hàng hóa bán ra là bao nhiêu, chi phí là bao nhiêu để từ đó cung cấp các thông tin chính xác về doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh trong từng kỳ sao cho nhanh nhất chính xác nhất và hiệu quả nhất. Kết cấu báo cáo tổng hợp gồm 3 phần PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DU LỊCH LỤC NAM PHẦN 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DU LỊCH LỤC NAM PHẦN 3 MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CPTMDL LỤC NAM

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT VÀ TỔCHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANHCỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DU LỊCH LỤC NAM 3

1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DU LỊCH LỤC NAM 3

1.2 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DU LỊCH LỤC NAM 3

1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần thương mại du lịch Lục Nam 3 1.2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty cổ phần thương mại du lịch Lục Nam 3

1.3 TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DU LỊCH LỤC NAM3 1.4 TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH LỤC NAM 3

PHẦN 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁNTẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DU LỊCH LỤC NAM 3

2.1 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY 3

2.2 TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY 3

Trang 2

2.3.1 Tổ chức hạch toán kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 3

2.3.2 Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương Error!

Bookmark not defined.

Trang 3

PHẦN 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCHTOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI LỤC

3.1 Đánh giá về công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty CP TM DL Lục Nam 3

3.1.1 Những kết quả đạt được 3

3.1.2 Những mặt còn hạn chế 3

3.2 ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI LỤC NAM 3

3.2.1 Nâng cao trình độ đội ngũ kế toán trong công ty 3

3.2.2 Một số kiến nghị 3

KẾT LUẬN 3

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp là

tối đa hóa lợi nhuận, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất Để đạt được điều này đòi hỏi các nhà quản lý phải có những biện pháp thiết thực trong chiến lược kinh doanh của mình Một trong những chiến lược mũi nhọn của các doanh nghiệp là tập trung vào khâu bán hàng Đặc biệt đối với các doanh nghiệp thương mại, phải giám sát chặt chẽ từ khâu mua hàng tới khâu tiêu thụ hàng hóa để khi doanh nghiệp tung hàng hóa ra thị trường sẽ tiêu thụ được và được thị trường chấp nhận Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình luân chuyển hàng hóa trong doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tạo nguồn thu bù đắp những khoản chi phí bỏ ra, từ đó tạo ra lợi nhuận phục vụ cho quá trình tái sản xuất kinh doanh Vấn đề đặt ra là làm sao tổ chức tốt khâu bán hàng, rút ngắn được quá trình luân chuyển hàng hóa nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Trong đó biện pháp quan trọng nhất và hiệu quả nhất phải kể đến là thực hiện tốt công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh giữ vai trò hết sức quan trọng là phần hành chủ yếu trong công tác kế toán của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thương mại nói riêng Góp phần phục vụ đắc lực hoạt động bán hàng của mỗi doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tăng nhanh khả năng thu hồi vốn, kịp thời tổ chức quá trình kinh doanh tiếp theo, cung cấp thông tin nhanh chóng để từ đó doanh nghiệp phân tích, đánh giá lựa chọn các phương án đầu tư có hiệu quả nhất.

Công tác kế toán nói chung hạch toán tiêu thụ hàng hóa nói riêng của các doanh nghiệp được hoàn thiện dần song mới chỉ đáp ứng được yêu cầu quản lý ở các doanh nghiệp với mức độ còn hạn chế Bởi vậy bổ sung và hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nói chung, hạch toán tiêu thụ hàng hóa nói

Trang 5

riêng luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp.

Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, Công ty cổ phần thương mại du lịch Lục Nam cũng là 1 doanh nghiệp thương mại đã sử dụng kế toán để điều hành và quản lý mọi hoạt động kinh doanh của công ty Trong đó nhiệm vụ chính của kế toán là theo dõi sát sao từ quá trình bán hàng với số lượng hàng hóa bán ra là bao nhiêu, chi phí là bao nhiêu để từ đó cung cấp các thông tin chính xác về doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh trong từng kỳ sao cho nhanh nhất chính xác nhất và hiệu quả nhất.

Kết cấu báo cáo tổng hợp gồm 3 phần

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DU LỊCH LỤC NAM

PHẦN 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DU LỊCH LỤC NAM

PHẦN 3 MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CPTMDL LỤC NAM

Trang 6

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨTHUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG

SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦNTHƯƠNG MẠI DU LỊCH LỤC NAM

1.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DU LỊCH LỤC NAM

Công ty CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DU LỊCH LỤC NAM được thành lập từ 01/01/1990 Từ khi thành lập tới 01/12/2002 công ty có tên gọi là Trung tâm thương nghiệp Lục Nam, là một chi nhánh, chịu sự quản lý của Trung tâm thương mại Bắc Giang và là doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước Ngày 01/12/2002 công ty đổi tên thành Công ty cổ phần thương mại du lịch Lục Nam chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ phần trong đó vốn nhà nước chiếm 40%, còn lại là các cổ đông đóng góp và hoạt động kinh doanh độc lập không thuộc sự quản lý của Trung tâm thương mại Bắc Giang và có các đặc trưng sau đây:

 Tên đầy đủ: Công ty CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DU LỊCH LỤC NAM  Tên viết tắt: Công ty CP TM DL Lục Nam.

 Địa chỉ công ty: Số 225, Thị trấn Đồi Ngô, huyện Lục Nam, Thành phố Bắc Giang.

 Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động công ty số 308565 của Phòng đăng ký kinh doanh, Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc Giang cấp.

 Ngành nghề kinh doanh của công ty

Bán buôn, bán lẻ : Các mặt hàng phục vụ đời sống của người dân như + Văn phòng phẩm : bút, giấy, sách vở,thước kẻ

+ Đồ điện tử : quạt điện, máy say sinh tố, tủ lạnh, nồi cơm điện, tivi, điều hòa, máy giặt…

Trang 7

+ Đồ chơi trẻ em : xe đạp mini

Công ty Cổ phần thương mại Du lịch Lục Nam là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng

1.1 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦACÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DU LỊCH LỤC NAM

1.1.1 Chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần thương mại du lịch LụcNam

Để tồn tại và phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, Công ty CP TM DL Lục Nam không những phải giải quyết những vấn đề tồn tại trước mắt mà còn phải đưa ra được những định hướng và mục tiêu phát triển mới cho tương lai, từng bước thực hiện để có được vị thế lớn mạnh, chắc chắn trên thị trường.

- Giữ gìn và phát triển khách hàng là điều kiện sống còn của các doanh nghiệp, ý thức được điều này các cấp lãnh đạo và toàn thể nhân viên của công ty tập trung tìm kiếm và áp dụng các dịch vụ văn minh thương mại mới nhất có thể đạt được cho khách hàng và của cửa hàng Mặt hàng được mở rộng hơn đáp ứng nhu cầu tốt hơn Trong thời gian tới công ty sẽ tiến hành nghiên cứu sâu hơn về khách hàng trên lĩnh vực thị hiếu, sở thích, độ tuổi.

- Về mặt hàng kinh doanh : Công ty sẽ khai thác thêm những nguồn hàng mới, ngoài các sản phẩm truyền thống đem lại doanh số và lợi nhuận cao thì cửa hàng chú ý kinh doanh những mặt hàng có nhu cầu lớn cho tương lai.

- Chiến lược cạnh tranh : Thông qua việc nắm rõ được thế mạnh, điểm yếu của mình kết hợp với thời cơ và cơ hội trên thị trường, công ty có thể đề

Trang 8

ra mục tiêu trước mắt và lâu dài trong khoảng 10 năm Đây là chiến lược chung cho sự phát triển và bồi dưỡng nhân lực, nghiên cứu giữu gìn khách hàng hữu hiệu, khai thác mở rộng các mặt hàng đang kinh doanh đi đôi với công nghệ bán phù hợp vói khách hàng, cách thức phân phối và đẩy mạnh sức mua thông qua giao tiếp với khách hàng.

- Thiết lập và khẳng định thương hiệu trên thị trường bởi lẽ thương hiệu được xem như một tài sản của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng, vốn đầu tư và nhân tài.

- Tổ chức lại bộ máy kế toán theo hường chuyên môn hóa, giảm nhẹ khối lượng công việc cho nhân viên kế toán, tuyển dụng thêm nhân sự, đưa ra các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thêm cho cán bộ kế toán để đảm đương những nhiệm vụ mới.

+ Tiếp tục khẳng định vị trí của Công ty trên địa bàn huyện, tiến tới sẽ mở thêm nhiều chi nhánh xuống các xã : Cẩm Lý, Bảo Sơn, Vô Tranh, Huyền Sơn.

+ Nâng cao doanh số bán hàng : mở rộng hoạt động kinh doanh thêm các lĩnh vực như đầu tư, xây dựng, kinh doanh các dịch vụ như cho thuê xe ô tô + Chiến lược cạnh tranh : thông qua việc công ty đã có uy tín của mình trên đại bàn huyện Trong thời gian tới công ty sẽ tiến hành nghiên cứu sâu hơn về khách hàng trên các lĩnh vực thị hiếu, sở thích, độ tuổi qua đó nắm bắt được nhu cầu của khách hàng để đáp ứng được nhu cầu tốt hơn.

Bên cạnh việc tổ chức các hoạt động sản xuất - kinh doanh có hiệu quả và đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Công ty còn tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội, từ thiện, các hoạt

Trang 9

động của các tổ chức kinh tế - xã hội, các hiệp hội nhằm tăng cường sự hợp tác, học hỏi kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất - kinh doanh.

1.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty cổ phầnthương mại du lịch Lục Nam

- Đặc điểm về hàng hóa : Hàng hóa trong kinh doanh thương mại bao gồm

các

loại vật tư, sản phẩm có hình thái vật chất cụ thể hay không có hình thái vật chất mà doanh nghiệp mua về để bán.

- Đặc điểm về hoạt động : Hoạt động kinh tế cơ bản của kinh doanh thương

mại là lưu chuyển hàng hóa Lưu chuyển hàng hóa là sự tổng hợp các hoạt động thuộc quá trình mua bán, trao đổi và dự trữ hàng hóa.

- Đặc điểm về phương thức lưu chuyển hàng hóa : Lưu chuyển hàng hóa

trong kinh doanh thương mại có thể theo một trong hai phương thức là bán buôn và bán lẻ

+ Bán buôn hàng hóa : Là bán cho người kinh doanh trung gian chứ không bán thẳng cho người tiêu dùng.

+ Bán lẻ hàng hóa : Là việc bán thẳng cho người cho người tiêu dùng trực tiếp, từng cái, từng ít một.

- Đặc điểm về tổ chức kinh doanh : Tổ chức kinh doanh thương mại có thể theo nhiều mô hình khác nhau như tổ chức Công ty bán buôn, bán lẻ, Công ty kinh doanh tổng hợp, Công ty môi giới, Công ty xúc tiến thương mại - Đặc điểm về sự vận động của hàng hóa : Sự vận động của hàng hóa trong kinh doanh thương mại cũng không giống nhau, tùy thuộc vào nguồn hàng,

Trang 10

ngành hàng, do đó chi phí thu mua và thời gian lưu chuyển hàng hóa cũng khác nhau giữa các loại hàng.

Công ty chỉ áp dụng 2 phương thức bán hàng là bán buôn và bán lẻ  Bán buôn :

Trong hình thức bán buôn, Công ty bán buôn theo hai phương thức: bán buôn qua kho theo hình thức bán hàng trực tiếp và bán buôn hàng hóa vận chuyển thẳng Bán buôn là phương thức bán hàng chủ yếu của Công ty vì phương thức này giúp cho hàng hóa của Công ty tiêu thụ với số lượng lớn, tránh hiện tượng thất thoát và thu hồi vốn nhanh, ít có hiện tượng ứ đọng vốn hay khách hàng nợ nần dây dưa chiếm dụng vốn của Công ty có cơ sở vững chắc về pháp lý, mặt khác Công ty có thể chủ động lập kế hoạch mua và bán hàng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kinh doanh của Công ty.

 Bán lẻ

Công ty CP TM DL Lục Nam áp dụng hình thức bán lẻ thu tiền trực tiếp Nhân viên bán hàng thu tiền và trực tiếp giao hàng cho khách.

1.1.3 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty

 Quy trình bán hàng

Bước 1 : Khi có nhu cầu mua hàng, khách hàng yêu cầu doanh nghiệp gửi báo giá

Bước 2 : Sau khi nhận yêu cầu báo giá của khách hàng, nhân viên bán hàng tiến hành lập và gửi báo giá cho khách hàng.

Bước 3 : Khách hàng nhận báo giá của doanh nghiệp, tiến hành lập đơn đặt hàng và chuyển cho nhân viên bán hàng.

Trang 11

Bước 4 : Nhân viên bán hàng chuyển đơn đặt hàng cho kế toán kho

Bước 5 : Sau khi nhận được đơn đặt hàng từ nhận viên bán hàng, kế toán kho tiến hành lập Phiếu xuất kho và chuyển cho thủ kho.

Bước 6 : Thủ kho nhận Phiếu xuất kho và tiến hành xuất hàng, sau đó chuyển cho nhân viên bán hàng.

Bước 7 : Nhân viên bán hàng nhận hàng từ thủ kho, tiến hành lập Hóa đơn bán

hàng hoặc hóa đơn GTGT và chuyển hàng cho khách hàng.

Bước 8 : Khách hàng nhận hàng và Hóa đơn từ nhân viên bán hàng và làm thủ tục thanh toán

TH 1 : Khách hàng chưa thanh toán sẽ chuyển sang bước 9 TH 2 : Khách hàng thanh toán ngay sẽ chuyển sang bước 10 Bước 9 : Kế toán công nợ vào ghi sổ công nợ

Bước 10 : Nhân viên kế toán nhận tiền của khách hàng và chuyển cho kế toán bán hàng

Bước 11 : Kế toán bán hàng lập Phiếu thu và chuyển tiền cùng Phiếu thu cho Thủ quỹ

Bước 12 : Thủ quỹ nhận Phiếu thu, thu tiền và ghi sổ quỹ, sau đó chuyển Phiếu thu cho kế toán tiền lương và vốn bằng tiền

Bước 13 : Kế toán tiền lương và vốn bằng tiền ghi sổ tiền mặt  Phương thức thanh toán

Trang 12

Công ty CP TM DL Lục Nam thực hiện phương thức thanh toán rất đa dạng, phụ thuộc vào các hợp đồng kinh tế đã ký kết, khách hàng có thể trả chậm từ 10 đến 15 ngày hoặc có thể thanh toán ngay, có thể bằng tiền mặt, cho nợ ( nếu là khách quen và thường xuyên mua hàng của công ty ), ngân phiếu, séc chuyển khoản, séc bảo chi, ủy nhiệm chi Việc thanh toán có thể thanh toán ngay hoặc thanh toán sau một khoảng thời gian nhất định sau khi nhận được hàng Công ty luôn tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng thanh toán, đồng thời đảm bảo không gây thiệt hại kinh tế cho Công ty Phương thức thanh toán trả chậm hiện nay đang được áp dụng phổ biến với hình thức bán buôn Đồng thời việc thanh toán trả chậm chỉ được thực hiện đối với khách hàng có quan hệ lâu dài với Công ty, hoặc khách hàng có tài sản thế chấp được ngân hàng bảo lãnh.

1.3 TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINHDOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DU LỊCH LỤC NAM

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

Trang 13

*Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận :

- Hội đồng quản trị : Là cơ quan cao nhất của công ty gồm 5 thành viên do đại hội cổ đông bầu hoặc miễn nhiệm.

+ Chủ tịch hội đồng quản trị : Là người đại diện hợp pháp của Công ty trước các cơ quan Nhà nước và pháp luật, có chức năng chủ trì đại hội cổ đông, triệu tập và chủ trì các cuộc họp HĐQT kiểm tra tình hình thực hiện nghị quyết của đại hội cổ đông, các quyết định của HĐQT ký tên vào các cổ phiếu, trái phiếu, các văn bản của HĐQT và các biên bản của đại hội cổ đông + Phó chủ tịch hội đồng quản trị : Có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ do chủ tịch phân công và thay mặt chủ tịch hội đồng quản trị thực thi công việc được chủ tịch ủy quyền trong thời gian vắng mặt Các thành viên còn lại trong hội đồng quản trị đều là người trợ giúp cho chủ tịch hội đồng quản trị và trực tiếp thực thi nhiệm vụ đã được hội đồng quản trị phân công không ủy quyền cho người khác.

- Ban kiểm soát : gồm 3 người là tổ chức thay mặt cổ đông kiểm soát mọi mặt quản trị kinh doanh điều hành của công ty.

+ Trưởng ban kiểm soát : có trách nhiệm phân công kiểm soát viên, phụ trách từng loại công việc.

+ Kiểm soát viên : tiến hành kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra sổ sách kế toán, báo cáo quyết toán tài chính ở công ty và giám sát mọi hành vi vi phạm pháp luật hay điều lệ của công ty.

- Ban giám đốc gồm: Giám đốc và Phó Giám đốc.

+ Giám đốc : Là người đứng đầu công ty, người đại diện pháp nhân duy nhất của công ty, chịu trách nhiệm toàn diện trước cơ quan chủ quản và Nhà nước.

Trang 14

+ Phó giám đốc : Là người giúp Giám đốc điều hành 1 hoặc 1 số lĩnh vực của công ty theo sự phân công của Giám đốc Thay mặt giám đốc giải quyết công việc được phân công, những công việc vượt quá thẩm quyền của mình thì phải trao đổi và xin ý kiến của Giám đốc.

- Phòng hành chính : Có chức năng tham mưu cho Giám đốc về việc sắp xếp, bố trí cán bộ đào tạo và phải bố trí đúng người, đúng ngành ngề, công việc, quyết toán chế độ người lao động theo chính sách, chế độ của Nhà nước và chế độ của Công ty

- Phòng kinh doanh : Tiếp nhận và tiêu thụ hàng hóa, đối chiều thu tiền bán hàng trên địa bàn của các cửa hàng trực thuộc Làm các công việc khác theo sự phân công của ban Giám đốc Công ty.

- Phòng kế toán : Hạch toán mọi hoạt động của Công ty theo chế độ hiện hành, theo yêu cầu của Ban Giám đốc và quy chế tổ chức của Công ty Lập báo cáo hoạt động của Công ty theo biểu mẫu quy định vào cuối tháng, quý, năm để trình Ban Giám đốc và các nghành chức năng.

Mối quan hệ giữa Giám đốc và các phòng ban, các bộ phận tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được tổ chức chặt chẽ từ trên xuống dưới.

1.4 TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦACÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH LỤC NAM

 Tình hình tài chính của công ty cổ phần thương mại du lịch Lục Nam

Trang 15

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 2010 – 2012 13 Lợi nhuận khac4099753567142803333119799133-23004200-16,1094304976643,1561214 Tổng lợi nhuận kế toán

Nhìn vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010– 2012 ta thấy tổng lợi nhuận năm 2012 tăng hơn 3 tỷ so với năm 2011, và tăng hơn 4 tỷ so với năm 2010 điều này chứng tỏ tình hình kinh doanh của công ty ngày một tăng lên Cụ thể LN sau thuế năm 2012 là 6.587.456.234 ,năm 2011 là 3.067.234.897, năm 2010 là 2.115.078.300 công ty tang doanh thu qua các năm chứng tỏ công ty có khả năng kinh doanh tốt ,và phát triển trong tương lai

Trang 16

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 tăng 75.25864% so với năm 2011 ,năm 2011 tăng 48,75% so năm 2010 cho thấy công ty có doanh thu tăng lên so với các năm

Giá vốn hàng bán năm 2012 tăng 71,09% so với năm 2011 ,năm 2011 tăng 49.51% so năm 2010 tình hình khủng hỏng inh tế đã kéo theo sự ảnh hưởng đáng kể về giá bán các sản phẩm lam cho giá vốn hàng bán leo thang

Doanh thu hoạt đông tài chính năm 2012 tăng so với năm 2011 và 2010 Các loại chi phí như chi phí tài chính ,chi phí bán hàng chi phí quản lý doang nghiệp đều gia tăng theo các năm nhưng bù vào đó có các doanh thu cũng tăng đáng kể

Nhìn chung báo cáo kết quả kinh doanh của công ty khả quan và co xu hướng kinh doanh tiềm năng trong tương lai tuy ảnh hưởng nhiều về khủng hoảng kinh tế nhưng đội ngũ nhân viên trong công ty không ngừng cố gắng để đẩy mạnh doanh thu tăng cường tìm kiếm những khách hàng tiềm ẩn các đại lý phân phối nhỏ lẻ giúp công ty tìm lại vị thế trên thị trường.

Trang 17

PHẦN 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁNTẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DU LỊCH LỤC NAM2.1 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY

 Bộ máy kế toán

Phòng kế toán là trợ thủ đắc lực nhất giúp Giám đốc nắm rõ tình hình tài chính của công ty, có trách nhiệm phản ánh chính xác toàn diện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, từ đó giúp tổng giám đốc, phó giám đốc đề ra các biện pháp tổ chức quản lý kinh doanh thích hợp cho công ty.

Tương ứng với mô hình tổ chức bộ máy của công ty để đảm bảo cho công tác hạch toán được diễn ra thuận lợi, công ty đã áp dụng mô hình tổ chức công tác kế toán tập trung có nghĩa là Công ty chỉ mở một bộ sổ kế toán, tổ chức một bộ máy kế toán để thực hiện tất cả các giai đoạn hạch toán của

Trang 18

 Nhiệm vụ cụ thể của từng người :

- Kế toán trưởng : Là người có quyền tổ chức và chỉ đạo toàn diện công tác kế toán của công ty, kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức bộ máy công tác kế toán, phân công lao động kế toán hợp lý, hướng dẫn toàn bộ công việc kế toán trong phòng kế toán phát huy được khả năng chuyên môn, tạo nên sự kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận kế toán cung cấp thông tin chính xác, kịp thời để phục vụ cho việc chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

- Kế toán tổng hợp : Lập các chứng từ ban đầu, các chứng từ ghi sổ chi tiết Cập nhật chứng từ vào các sổ chi tiết theo quy định Theo dõi, kiểm kê kho, cửa hàng và ký sổ chi tiết hàng hóa, sổ quỹ cuối mỗi tháng.

- Kế toán tiền lương và vốn bằng tiền : Căn cứ vào bảng chấm công, hệ số lương, phụ cấp … để tiến hành lập bảng tổng hợp tiền lương từng phòng ban, bộ phận và toàn công ty.

- Kế toán kho hàng hóa : Có nhiệm vụ theo dõi tình hình biến động của hàng hóa cá về hiện vật lẫn giá trị thông qua các phiếu nhập, phiếu xuất Kế toán hàng hóa cùng với thủ kho có nhiệm vụ theo dõi, phản ánh chính xác tình hình xuất, tồn kho hàng hóa.

- Kế toán công nợ phải thu : Có nhiệm vụ theo dõi, hạch toán công nợ chi tiết theo từng khách hàng.

- Kế toán công nợ phải trả : Có nghĩa vụ theo dõi, hạch toán công nợ chi tiết của từng nhà cung cấp.

- Thủ quỹ : Là người nắm giữ ngân sách của công ty, theo dõi tiền mặt tại quỹ, là người trực tiếp cất giữ, bảo quản và chi các khoản doanh thu bán hàng trực tiếp xuất tiền cho các khoản chi phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh khi có lệnh của cấp trên.

Trang 19

2.2 TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY2.2.1 Các chính sách kế toán chung

Công ty đang áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp theo quyết định 15/2006/QĐ – BTC của Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành ngày 20/03/206, áp dụng các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các thông tư hướng dẫn ban hành kèm theo các chuẩn mực đó.

- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm - Đơn vị tiền tệ dùng để ghi sổ kế toán ở công ty là VNĐ.

- Kỳ kế toán : Quý.

- Phương pháp hạch toán thuế GTGT : Hiện nay công ty đang áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ cho tất cả các mặt hàng đang kinh doanh.

- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho : phương pháp nhập trước – xuất trước

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho : phương pháp kê khai thường xuyên - Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho : HTK được phản ánh và ghi chép theo nguyên tắc thực tế đích danh.

- Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ (hữu hình, vô hình, thuê tài chính) : TSCĐ hữu hình, vô hình được ghi nhận theo giá gốc, TSCĐ thuê tài chính được ghi nhận theo giá trị hợp lý hoặc giá trị hiện tại của khoản tiền thuê tối thiểu.

- Phương pháp khấu hao TSCĐ (hữu hình, vô hình, thuê tài chính) : khấu hao theo đường thẳng để trừ dần vào nguyên giá TSCĐ theo thời gian sử dụng

Trang 20

ước tính phù hợp với Quyết định 206/2003/QĐ – BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc ban hành chế độ quản lý, sử dụng và khấu hao TSCĐ

2.2.2 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán

- Quy trình vào sổ : Từ các chứng từ gốc, kế toán nhập số liệu vào máy, phần mềm kế toán sẽ tự động cập nhập và phản ánh vào Sổ nhật ký chung, song song với đó là vào các sổ chi tiết (như sổ chi tiết từng loại hàng hóa, sổ chi tiết từng loại doanh thu, sổ chi tiết theo dõi công nợ từng khách hàng …) Sau đó, từ Sổ nhật ký chung sẽ vào Sổ cái các tài khoản Từ các Sổ chi tiết, phản ánh vào Bảng tổng hợp chi tiết Sau đó, cần có sự kiểm tra, đối chiếu Sổ cái tài khoản với bảng tổng hợp chi tiết.

+ Khi mua hàng về, căn cứ vào bộ hóa đơn chứng từ, kế toán vào kế toán mua hàng, phiếu mua hàng khai báo các số liệu theo yêu cầu của phần mềm như mã kho, mã vật tư, tên vật tư, đvt, tài khoản, đơn giá, số lượng, thành tiền…

+ Khi xuất kho bán hàng, kế toán hàng tồn kho phải vào mục quản lý hàng tồn kho và kích chuột vào mã hàng bán, xác định phương pháp tính giá cho hàng tồn kho và xuất ra khỏi kho

+ Kế toán bán hàng sẽ nhập dữ liệu vào phiếu xuất kho kiêm bán hàng theo mẫu của phần mềm, các bút toán doanh thu phần mềm sẽ tự hạch toán.

Trang 21

Phần mềm kế toán Fast Accounting được chia thành 3 phân hệ lớn

Kế toán tiền mặt, tiền gửi,

Kế toán tài sản cố định Kế toán công cụ, dụng cụ

2.2.3 tổ chức vận dụng tài khoản kế toán

Hệ thống tài khoản kế toán mà công ty sử dụng theo quyết định 15/QĐ/BTC chi tiết cho từng TK

Tài khoản “156 – Hàng hóa” : Phản ánh số hiện có và sự biến động của

hàng hóa theo giá mua thực tế Kết cấu cơ bản của tài khoản này như sau :

Bên Nợ : Phản ánh làm tăng giá trị thực tế hàng hóa tại kho, quầy

(giá mua và chi phí thu mua)

Bên Có : Giá trị mua hàng của hàng hóa xuất kho, quầy.

Chi phí thu mua phân bổ cho hàng tiêu thụ

Trang 22

Dư Nợ : Trị giá thực tế hàng hóa tồn kho

TK 156 gồm 2 tiểu khoản : TK 1561 – Giá mua hàng

TK 1562 – Chi phí mua hàng hóa

Tài khoản “632 – Giá vốn hàng bán” : Phản ánh giá vốn của hàng hóa đã

bán, được xác định là tiêu thụ trong kỳ, phản ánh khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Bên Nợ : Giá vốn thực tế của hàng hóa tiêu thụ trong kỳ.

Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho trích lập cuối niên độ kế toán.

Bên Có : Kết chuyển giá vốn hàng hóa, lao vụ, dịch vụ đã cung cấp trong kỳ

sang TK 911 – xác định kết quả kinh doanh

Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho hoàn nhập cuối niên độ kế toán TK 632 không có số dư cuối kỳ.

Tài khoản “131 – Phải thu khách hàng” :

Bên Nợ : Số tiền phải thu của khách hàng về sản phẩm đã giao, lao vụ dịch vụ

đã hoàn thành được xác định là tiêu thụ

Bên Có : Số tiền khách hàng đã trả nợ

Số tiền đã nhận ứng trước, trả trước của khách hàng

Dư Nợ : Số tiền còn phải thu của khách hàng

Dư Có : Phản ánh số tiền nhận trước hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu của

khách hàng theo chi tiết của từng đối tượng cụ thể

Trang 23

Tài khoản “511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” : Phản ánh

doanh thu của khối lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp được xác định là tiêu thụ trong kỳ không phân biệt là đã thu tiền hay sẽ thu được tiền.

Bên Nợ : Thuế TTĐB, thuế xuất khẩu, thuế GTGT tính theo phương pháp

trực tiếp phải nộp tính trên doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp trong kỳ.

Các khoản ghi giảm doanh thu bán hàng

Kết chuyển doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thuần sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.

Bên Có : Ghi tổng doanh thu tiêu thụ trong kỳ

TK 511 : không có số dư cuối kỳ

Tài khoản “512 – Doanh thu nội bộ” : Phản ánh doanh thu của số sản phẩm,

hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một công ty.

Bên Nợ : Trị giá hàng bán bị trả lại, khoản giảm giá hàng bán đã chấp nhận

trên khối lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán nội bộ kết chuyển cuối kỳ kế toán

Số thuế TTĐB phải nộp của số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán nội bộ.

Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp của số sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ nội bộ

Bên Có : Tổng doanh thu bán hàng nội bộ của đơn vị thực hiện trong kỳ kế

toán

Trang 24

TK 512 không có số dư cuối kỳ

Tài khoản “521 – Chiết khấu thương mại” :

Bên Nợ : Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàngBên Có : Kết chuyển chiết khấu thương mại

TK 521 : Không có số dư cuối kỳ.

Tài khoản “531 – Hàng bán bị trả lại” :

Bên Nợ : Doanh thu của hàng bán đã bị trả lại đã trả lại tiền cho người mua

Bên Có : Kết chuyển doanh thu của hàng đã bị trả lại

TK 531 : Không có số dư cuối kỳ

Tài khoản “532 - Giảm giá hàng bán” :

Bên Nợ : Các khoản giảm giá đã chấp nhận cho người mua Bên Có : Kết chuyển giảm giá hàng bán

TK 532 : Không có số dư cuối kỳ.

Tài khoản “711 – Thu nhập khác” : Dùng để phản ánh các khoản thu nhập

khác, các khoản doanh thu ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Bên Nợ : Số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp đối với các

khoản thu nhập khác ở doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp.

Bên Có : Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ

Trang 25

TK 711 không có số dư cuối kỳ

Tài khoản “641 – Chi phí bán hàng” : dùng để tập hợp và kết chuyển

CPBH thực tế phát sinh trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh.

Bên Nợ : Tập hợp chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳBên Có : Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng

Kết chuyển chi phí bán hàng để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ Tài khoản 641 không có số dư cuối kỳ.

Tài khoản “642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp” : dùng để tập hợp và kết

chuyển các chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và chi phí khác liên quan đến hoạt động chung của toàn doanh nghiệp.

Bên Nợ : Các khoản chi phí QLDN thực tế phát sinh trong kỳ.Bên Có : Các khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp

Hoàn nhập số chênh lệch dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả đã trích lập lớn hơn số phải trích lập cho kỳ tiếp theo.

TK 642 không có số dư cuối kỳ.

Tài khoản “811 – Chi phí khác” : dùng để phản ánh những khoản chi phí

phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của các doanh nghiệp.

Bên Nợ : Các khoản chi phí phát sinh

Bên Có : Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí phát sinh trong kỳ

sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh

Trang 26

TK 811 không có số dư cuối kỳ

Tài khoản “821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp” : dùng để phản

ánh chi phí thuế TNDN của doanh nghiệp bao gồm : chi phí thuế TNDN hiện hành và chi phí thuế TNDN hoãn lại.

Bên Nợ : Chi phí thuế TNDN phải nộp tính vào chi phí

Thuế TNDN các năm trước phải nộp bổ sung

Bên Có : Số thuế phải nộp nhỏ hơn số thuế tạm phải nộp

Số thuế phải nộp được ghi giảm do các sai sót của các năm trước TK 821 không có số dư cuối kỳ

Tài khoản “911 – Xác định kết quả kinh doanh” :

Bên Nợ : Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ.

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Chi phí bán hàng, chi phí QLDN cho hàng tiêu thụ trong kỳ Chi phí tài chính, chi phí khác trong kỳ

Kết chuyển số lãi từ hoạt động kinh doanh trong kỳ.

Bên Có : Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

Doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác trong kỳ Kết chuyển số lỗ từ hoạt động kinh doanh trong kỳ TK 911 không có số dư cuối kỳ

Tài khoản “421 – Lợi nhuận chưa phân phối” : dùng để phản ánh kết quả

Ngày đăng: 28/12/2013, 17:30

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Phòng kế toán là trợ thủ đắc lực nhất giúp Giám đốc nắm rõ tình hình tài chính của công ty, có trách nhiệm phản ánh chính xác toàn diện các nghiệp vụ  kinh tế phát sinh, từ đó giúp tổng giám đốc, phó giám đốc đề ra các biện pháp  tổ chức quản lý kinh doan - Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty Cổ Phần Thương Mại Du Lịch Lục Nam
h òng kế toán là trợ thủ đắc lực nhất giúp Giám đốc nắm rõ tình hình tài chính của công ty, có trách nhiệm phản ánh chính xác toàn diện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, từ đó giúp tổng giám đốc, phó giám đốc đề ra các biện pháp tổ chức quản lý kinh doan (Trang 15)
Sơ đồ: Trình tự hoạch toán theo hình thức nhật ký chung - Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty Cổ Phần Thương Mại Du Lịch Lục Nam
r ình tự hoạch toán theo hình thức nhật ký chung (Trang 26)
Bảng kê-nhập-xuất-tồn sản phẩm hàng hóa - Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty Cổ Phần Thương Mại Du Lịch Lục Nam
Bảng k ê-nhập-xuất-tồn sản phẩm hàng hóa (Trang 29)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w