1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò và suy thoái rừng ngập mặn việt nam

9 565 9

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 147,18 KB

Nội dung

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nôi Bộ môn sinh thái học – khoa Môi trường Tiểu luận: Vai trò suy thoái rừng ngập mặn Việt Nam Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thu Hà Sinh viên: Nguyễn Thị Oanh Hà Nội, tháng 10, năm 2012 I. Tổng quan Rừng ngập mặn là một trong những vùng đất ngập nước quan trọng, là sản phẩm hoạt động của các hệ cửa sông nhiệt đới mà ở đó thường xuất hiện những điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại phát triển của tập đoàn các cây ngập mặn, do vậy RNM là một hệ sinh thái ổn định giàu có. RNM đóng góp vai trò to lớn trong bảo vệ môi trường cũng như phát triển kinh tế xã hội. Là một hệ sinh thái quan trọng giàu có nhất trên thế giới, rừng ngập mặn là nơi cư ngụ, cung cấp thức ăn cho nhiều loài thủy sinh vật cũng như những loài chuyên sinh sống kiếm ăn trong những cánh rừng này. Không những vậy , rừng ngập mặn còn có vai trò đặc biệt quan trong trong bảo vệ môi trường, duy trì đa dạng sinh học, ổn định đường bờ, bảo vệ đê điều, lá chắn bão lũ, giảm thiệt hại do thiên nhiên gây ra. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của chiến tranh, khi quân đội mỹ sử dụng hàng loạt vũ khí chiến tranh hóa học, chất độc hủy diệt dải xuống nước ta, diện tích rừng ngập mặn nước ta đã bị giảm đi đáng kể, bên cạnh đó hiện nay RNM đang bị suy thoái nghiêm trọng do hoạt động phát triển không bền vững, cơ chế quản lý thiếu đồng bộ, chưa đi vào thực tế. II. Phương pháp nghiên cứu Thu thập tổng quan tài liệu thứ cấp: qua các nghiên cứu trong nước về vai trò của rừng ngập mặn cũng như hiện trạng suy thoái rừng ngập mặn ở nước ta hiện nay, giải thích nguyên nhân cũng nhu đưa ra những khuyến nghị để giải quyết tính trạng trên. III. Kết quả nghiên cứu A. Suy thoái rừng ngập mặn 1. Hiện trạng rừng ngập mặn Việt Nam a. Phân vùng rừng ngập mặn đất ngập mặn ven biển Việt Nam Hai chín tỉnh thành phố có rừng đất ngập mặn ven biển chạy suốt từ Móng Cái đến Hà Tiên. Trong đó: • 5 tỉnh ven biển Bắc Bộ:Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình. • Vùng ven biển Trung Bộ có 14 tỉnh: từ Thanh Hoá cho đến Bình Thuận. • Vùng ven biển Đông Nam Bộ Tây Nam Bộ có 10 tỉnh: Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang. b. Diện tích phân bố rừng ngập mặn trên toàn quốc Bảng 1: diện tích phân bố rừng ngập mặn Việt Nam STT Vùng ven biển Chưa có rừng ngập mặnrừng ngập mặn Tổng Rừng tự nhiên Rừng trồng Tổng 1 Quảng Ninh Đồng bằng 50.689 19.745 17.905 37.651 88.340 2 Bắc Bộ 5.353 564 1.321 1.885 7.238 3 Bắc Trung Bộ 741 2 26.768 2 743 4 Nam Trung Bộ 19.444 14.898 106.137 41.666 61.110 5 Đông Nam Bộ 37.745 22.400 152.131 128.537 166.282 6 Đồng bằng sông Cửu Long 113.972 57.610 17.905 209.741 323.712 7 Tổng 50.689 19.745 1.321 37.651 88.340 Bảng 2: diện tích rừng ngập mặn theo hệ thống đê biển Vùng ven biển Tổng chiều dài tuyến đê Chiều dài đê có bãi ưu tiên xây dựng rừng ngập mặn bảo vệ đê Đã có rừng trước đê Có thể trống mới Chiều dài đê Theo diện tích Chiều dài đê Diện tích Tổng bảo vệ Trồng bổ sung ĐB Bắc Bộ 841 254 27.209 23.040 4.169 187 7.770 Bắc Trung Bộ 338 67 5.393 5.393 589 88 1.997 ĐB SCL 1.259 792 37.009 36.420 4.758 143 3.826 Tổng 2.438 1.113 69.611 64.853 4.169 418 13.593 Bảng 3: phân cấp rừng ngập mặn phòng hộ STT Loại rừng Diện tích đã có rừng Diện tích chưa có rừng Rất xung yếu Xung yếu Tổng Rất xung yếu Xung yếu Tổng 1 Rừng tự nhiên (h 27.078 10.799 37.877 0 0 0 2 Rừng trồng (ha) 27.493 50.895 78.388 0 0 0 3 Tổng 54.256 61.694 115.950 18.858 18.486 37.344 Hình 1: diễn biến rừng ngập mặn nước ta từn năm 1493 tới năm 2008 Trước chiến tranh diện tích rừng ngập mặn của nước ta đạt 408.500 ha, nhưng tới năm 1962 đã giảm 29% xuống còn 290000 ha, tới năm 2000 diện tích giảm nghiêm trọng xuống còn 155290 ha, giảm thêm 28% so sau 40 năm. Tuy nhiên có một tín hiệu đáng mừng tới năm 2008 diện tích rừng ngập mặn đã tăng tuy không nhiều lên 209740 ha. 2. Nguyên nhân suy thoái rừng ngập mặn • Lịch sử: lượng lớn chất độc hóa học với mục đích phát quang trong cuộc chiến tranh khốc liệt với đế quốc Mỹ đã hủy hoại hàng nghìn a rừng ngập mặn nước ta, ngoài ra do điều kiện kinh tế khó khăn trong chiến tranh người dân phải phai thác nguồn lợi từ rừng để sống nên số lượng rừng cũng giảm đi đáng kể. • Yếu tố tự nhiên: xói lở bờ biển hay ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai cũng làm cho diện tích rừng suy giảm. • Khai thác quá mức dẫn tới cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng, phá rừng lấy gỗ, nuôi tôm quảng canh là một trong những nguyên nhân chính làm cho diện tích rừng suy giảm nhanh chóng. Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường đất, nước làm ảnh hưởng tới sự sinh trưởng phát triển của các loài cây rừng ngập mặn. • Công tác quản lý thiếu đồng bộ, Trong đó hệ thống tổ chức, cơ chế chính sách các giải pháp để bảo vệ phát triển rừng ngập mặn ven biển còn nhiều điểm bất cập thậm chí là chưa phù hợp, chưa có sự kết hợp giữa bảo tồn lợi ích cũng như sinh kế của người dân địa phương. • Công tác nghiên cứu về rừng ngập mặn chưa nhiều khiến cho hiểu biết của người dân về vai trò vô cùng qua trọng của rừng ngập mặn của những người dân địa phương chưa cao, khiến ý thức bảo vệ rừng chưa tốt. ngoài ra cho có sự đầu tư nghiên cứu quy mô. B. Vai trò rừng ngập mặn 1. Vai trò rừng ngập mặn với môi trường • Phòng hộ bảo vệ đường bờ : các rải rừng ngập mặn phòng hộ ven biển có tác dụng vô cùng quan trọng khi có các trận lũ lụt, thiên tai, nhờ có rừng ngập mặn mà các khu dân cư phía sau cánh rừng được bảo vệ an toàn cả về tính mạng cũng như tài sản người dân. Do rừng ngập mặn có tác dụng làm ngăn cản sức công phá của bão lũ, giảm cường độ của các cơn lũ quét, giảm độ cao của các ngọn sóng khi qua các cánh rừng nên tác hại của chúng giảm đi đánh kể. • Mở rộng diện tích đất bồi, hạn chế xói lở : Rễ cây rừng ngập mặn với cấu tạo rất đa dạng đặc biệt thúc đẩy quá trình lắng đọng phù sa, trầm tích bồi tụ nhanh. Ngăn chặn có hiệu quả hoạt động công phá của sóng, gió, hạn chế xói lở các quá trình xâm thực biển. • Điều hòa khí hậu : những cánh rừng được ví như những lá phổi xanh giúp điều hòa khí hậu cân bằng lượng oxi cacbonic, những cánh rừng ngập mặn cũng vậy, chúng làm khí hậu dịu mát hơn, giảm nhiệt độ tối đa giảm biên độ nhiệt. Cân bằng lượng khí Oxi cacbonic do tán lá hấp thụ cacbonic mạnh, giảm thiểu khí nhà kính. • Phân hủy chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trương: RNM là nơi lưu trữ, phân hủy chất thải kể cả hợp chất hữu cơ khó phân hủy từ nội địa chuyển ra, chất ô nhiễm ven biển như dầu mỏ, các loại rác thải. Nhờ vi sinh vật có trong khu hệ đất ngập nước trong rễ một số loài cây ngập mặn mà các chất thải chở thành chất dinh dưỡng cho các loài khác môi trường được trong sạch. Kháng sinh của các loài vi khuẩn, nấm men, nấm sợi ức chế vi sinh vật gây bệnh cho động thực vật, làm sạch môi trường. • Giảm xâm nhập mặn: Khi có RNM quá trình xâm nhập mặn diễn ra chậm trong phạm vi hẹp vì khi triều cao nước lan tỏa vào trong rừng. Hệ rễ dầy giảm tốc độ dòng chảy, tán cây làm giảm tốc độ gió. • Tăng cường đa dạng sinh học: rừng ngập mặn là nơi cư trú sinh sản kiếm ăn của rất nhiều loài động vật trên cạn cũng như dưới nước hay cả một số loài đông vật quý hiếm. Rừng ngập mặn cung cấp môi trường sống, thức ăn giúp cho nhiều loài sinh vật có nơi chú ngụ, sinh trưởng cà phát triển. hơn Hơn thế hệ sinh thái rừng ngập mặn do được bồi tụ bởi phù xa của sông biển nên giầu giàu có phong phú đã góp phần không nhỏ vào đa dạng sinh học. 2. Vai trò rừng ngập mặn với kinh tế - xã hội • Tạo sinh kế cho cộng đồng địa phương: ngoài ý nghĩa về mặt môi trường, rừng ngập mặn còn gắn bó vô cùng mật thiết với đời sống cộng đồng địa phương, nơi cung cấp lâm sản, các loại cây rừng ngập mặn làm than có rất nhiều ưu điểm như nhiệt lượng lớn, ít khói, cháy lâu. Cung cấp nguồn lợi thủy sản tự nhiên như các loài cáy, vạng, ba khía, cá vược, cá măng, sâm đất… các loài cây rừng ngập mặn trong thời gian ra hoa còn là nơi cho các loài ong làm tổ, sinh mật, nguồn lợi mật ong rừng tự nhiên mang lại cũng rất lớn, bên cạnh đó tận dụng điều kiện tự nhiên người dân địa phương còn tăng cường sinh kế với hoạt động nuôi ong lấy mật cũng mang lại hiệu quả cao. Một số loài cây trong rừng ngập mặn còn có giá trị dược liệu, cung cấp dược phẩm, như cây bần chua, quả có vị chua tính mát giúp tiêu viêm long đờm, lá có vị chát giúp cầm máu. • Tạo môi trương nghiên cứu khoa học, phát triển loại hình du lịch sinh thái: hệ sinh thái rừng ngập mặn là một hệ sinh thái đặc biệt, nơi hệ thống các loài cây ngập mặn sinh sống mà chúng không thể sống ở nơi khác được, do đó nó có một sự thu hút đặc biệt đối với khách du lịch ưa khám phá thiên nhiên, h. Hệ sinh thái đặc biệt này còn là nơi nghiên cứu khoa học rất thú vị. • Phát triển nghề nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản: rừng ngập mặn là môi trường sống của nhiều loài thủy sản thân mền có giá trị kinh tế cao, bên cạnh đó nơi đây còn cung cấp môi trường sống, sinh sản của các thế hệ tôm cá bố mẹ, góp phần tạo thêm nguồn giống cho hoạt động nuôi trồng thủy sản. các hoạt động này đã gắn với rừng ngập mặn từ đời xưa hứa hẹn mang lại lợi ích kinh tế to lớn, đảm bảo cuộc sống cho người dân tuy nhiên cũng phải đảm bảo an toàn trong khả năng chịu đựng của hệ sinh thái vừa giàu có mà cũng vừa hết sức nhạy cảm này. IV. Kết luận Với đặc trưng hệ sinh thái giàu có đặc biệt của mình, RNM đã đang đóng vai trò vô cùng quan trọng với con người về mặt kinh tế xã hội & môi trường. Tuy nhiên ở nước ta, do tác động của chiến tranh, sử dụng không bền vững chế tài quản lý chưa hoàn thiện mà RNM đã bị suy thoái nghiêm trọng gây nhiều tác động nguy cơ lớn. V. Tài liệu tham khảo 1. Vũ Trung tạng, 2009. Sinh thái học các hệ cửu sông Việt Nam, nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 2. Phan Nguyên Hồng, Nguyễn Hoàng Trí, 1984. Đánh giá tài nguyên hệ sinh thái rừng ngập mặn vai trò của rừng đối với nguốn lợi hải sản. Hội thảo khoa học về hệ sinh thái rừng ngập mặn, Hà Nội. 3. Lê Xuân Tuấn, Phan Nguyên Hồng, Trương Quang Học. Kỷ yếu hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 3, tiểu ban tài nguyên thiên nhiên, môi trường phát triển bền vững. 4. Cục Bảo vệ Môi trường Việt Nam (2005). Tổng quan hiện trạng đất ngập nước Việt Nam sau 15 năm thực hiện công ước Ramsar. Hà Nội, Việt Nam. 5. Ngô Đình Quế, Phạm Trọng Thịnh & cs, 2012. Khôi phục rừng ngập mặn vùng ven biển Việt Nam. Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn. 6. Phan Nguyên Hồng, Vũ Thục Hiền. Quản lý bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn để bảo vệ phát triển nguồn lợi hải sản. Nhận xét: - Bài viết của em ngắn do vậy không nên chia nhiều tiểu mục - Trong suốt bài viết em không trích dẫn bất kỳ một tài liệu tham khảo nào trong khi danh mục tham khảo có 6 tài liệu. Không trích dẫn nên không thể hiện được đoạn nào em viết, đoạn nào tham khảo. Đối với khóa luận tốt nghiệp nhất thiết không được để như vậy. . cứu A. Suy thoái rừng ngập mặn 1. Hiện trạng rừng ngập mặn Việt Nam a. Phân vùng rừng ngập mặn và đất ngập mặn ven biển Việt Nam Hai chín tỉnh và thành. tích và phân bố rừng ngập mặn trên toàn quốc Bảng 1: diện tích và phân bố rừng ngập mặn Việt Nam STT Vùng ven biển Chưa có rừng ngập mặn Có rừng ngập mặn

Ngày đăng: 25/12/2013, 15:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w