Sự cần thiết đề tàiRNM: một trong những hệ sinh thái quan trọng và có năng suất cao nhất trên thế giới RNM: đóng góp đáng kể vào đời sống kinh tế xã hội của người dân ven biển ở Việt
Trang 1Báo cáo tiểu luận:
HIỆN TRẠNG VÀ VAI TRÒ HỆ SINH
THÁI RỪNG NGẬP MẶN
Ở TỈNH CÀ MAU VẬN DỤNG CÁC NGUYÊN LÝ KHOA
HỌC MÔI TRƯỜNG
Người thực hiện: Đỗ Thị Bích Ngọc
MSHV: 1282010 GVHD: PGS.TS Vũ Chí Hiếu
Trang 2c t rạn
g R
NM v
à n gu
yê
n n hân
suy g
5
•Đị nh
hư ớn
g g iải
ph áp
ph
át t riể
n b ền
vữ
•K
ết lu ận
Trang 31 Sự cần thiết đề tài
RNM: một trong những hệ sinh thái quan
trọng và có năng suất cao nhất trên thế giới
RNM: đóng góp đáng kể vào đời sống kinh tế
xã hội của người dân ven biển ở Việt Nam
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với diện
tích tự nhiên 39,734 km2 là vùng đất ngập nước điển hình của Tổ quốc, từ lâu đã hình thành và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên rất độc đáo gồm rừng Tràm U Minh, RNM ven biển, hệ sinh thái nông nghiệp và các khu bảo tồn thiên
nhiên, vườn quốc gia với tính đa dạng sinh học
vô cùng phong phú
Trang 4Tổng diện tích RNM chiếm cứ ở các vùng ven biển với sự chi phối xâm nhập mặn theo thủy triều của biển khoảng 100.000 ha, tập trung nhiều ở tỉnh Cà Mau( 58.285ha)
Danh hiệu Khu dự trữ sinh quyển (KDTSQ) thế giới Mũi Cà Mau đã được UNESCO chính thức công
nhận, đánh giá cao vai trò rừng ngập mặn ở tỉnh Cà Mau
RNM được phục hồi đã giúp cải thiện cuộc sống
người nghèo, và thay đổi nhận thức của họ về vai
Trang 5•P hâ
n t ích hiệ
n t rạn
g và vai i R há h t sin a hệ củ trò
NM ở . à Mau h C tỉn
•Đề xu
ất g iảp
g nh
ữn
g k iế
n t hứ
c ài ề t đ ến đ uan n q iê ó l sẵn c
•T hu
th
ập số li
ệu th
ứ c ấp
ng hiê
n c ứu
hệ sin
h au à M h C tỉn NM ở ái R th
Phạm vi
Trang 6- DT: 5331,7 km2
- DS: 1.232.000 người
- 8 huyện và 1 TP
Với vị trí địa lý nằm ở
tâm điểm vùng biển
các nước Đông Nam Á
nên Cà Mau có nhiều
thuận lợi giao lưu, hợp
tác kinh tế với các
nước trong khu vực.
2 Tổng quan về tỉnh Cà Mau
Trang 7Cà Mau là vùng đất thấp, thường xuyên bị
ngập nước Hiện nay đang có hiện tượng bồi lở
ở cả 2 phía biển Đông và Tây
Có 5 nhóm đất chính gồm: đất phèn, đất than bùn, đất bãi bồi, đất mặn và đất kênh rạch
Nhóm đất mặn với 150.278 ha tập trung chủ yếu ở ven Biển Ðông và phía Nam thành phố
Cà Mau, các huyện Ðầm Dơi, Cái Nước, Ngọc Hiển và Trần Văn Thời
Ðất phèn với diện tích rất lớn khoảng 334.925
ha, chiếm 64,27% diện tích tự nhiên, phân bổ hầu hết ở các huyện trong tỉnh
Đặc điểm địa hình
Trang 8Đặc điểm khí hậu
Khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với nền nhiệt độ cao vào loại trung bình trong tất cả các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,50C
Có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô Mùa mưa
từ tháng 5 đến tháng 11; mùa khô từ tháng 12
đến tháng 4 năm sau
Chế độ thuỷ triều ở khu vực tỉnh Cà Mau chịu
tác động trực tiếp của chế độ bán nhật triều
không đều biển Đông và chế độ bán nhật triều
không đều ở biển Tây
Chế độ thuỷ văn của hệ thống sông rạch chịu
ảnh hưởng trực tiếp của triều quanh năm, với
nhiều cửa sông rộng thông ra biển
Trang 9Tài nguyên rừng
Rừng Cà Mau là loại hình sinh thái đặc thù, rừng sinh thái ven biển ngập mặn được phân
bố dọc ven biển với chiều dài 254 km
Hệ sinh thái rừng tràm nằm sâu trong lục
địa ở các huyện U Minh, Trần Văn Thời, Thới Bình quy mô 35.000 ha
Diện tích RNM ở Cà Mau chiếm 77% rừng ngập mặn của vùng đồng bằng sông Cửu
Long
Trang 10Tài nguyên rừng
Tổng trữ lượng rừng Cà Mau là 2.205.701 m3, trong đó rừng tràm là 1.435.757 m3 và rừng ngập mặn là 769.994 m3 (kết quả điều tra tài nguyên rừng năm 1999)
Rừng ngập nước ở Cà Mau bao gồm hai loại rừng là rừng ngập mặn (rừng đước) và rừng ngập lợ (rừng tràm) với tổng diện tích gần
90.000ha
Ngoài có, còn có tài nguyên khoáng sản và tài nguyên đất
Trang 11Lĩnh vực kinh tế lợi thế
Du lịch sinh thái hấp dẫn du khách trong nước và
quốc tế Các đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Đá
Bạc, Hòn Buông…
Nhiều di tích lịch sử được xếp hạng, những lễ hội
truyền thống chung và riêng của các dân tộc sống
trên địa bàn tỉnh mang đậm bản sắc văn hoá Việt
Nam và văn hoá vùng đồng bằng Nam Bộ.
Kinh tế thuỷ sản phát triển ngày càng nhanh, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế Cà Mau
Với vị trí địa lý có 3 mặt giáp biển, tỉnh cũng có rất nhiều lợi thế trong quá trình phát triển, trong đó có khai thác dầu khí.
Trang 123 Vai trò của RNM
giá trị
thái (HST) tự nhiên có năng suất sinh học cao nhất
vào năng suất vùng cửa sông ven biển đã được biết đến từ những năm 1960
trì sự tồn tại của HST cả về ý nghĩa môi trường và kinh tế (Phan Nguyên Hồng et al., 1999)
của nhiều loài thủy sản quan trọng có giá trị
thương mại cao
Trang 13a Vai trò cung cấp chất dinh dưỡng của
rừng ngập mặn
Là môi trường thích hợp cho nhiều loài động thực vật vùng triều, đặc biệt là các loài thủy sản, chúng tạo nên HST độc đáo và giàu có về mặt năng suất sinh học so với các HST tự nhiên khác
RNM cung cấp mùn bã hữu cơ khoảng 10,6
tấn/ha/năm, lượng chất hữu cơ này đã tạo nên thức
ăn chủ yếu cho các nhóm tiêu thụ như cua, tôm,
các loài nhuyễn thể 2 vỏ, giun nhiều tơ và các loài
cá ăn mùn bã hữu cơ (Bộ thủy sản, 1996)
Trang 14 Xác cây ngập mặn khi bị phân hủy trở nên
giàu chất dinh dưỡng, chúng được nước triều mang ra các vùng cửa sông ven biển làm
phong phú thêm nguồn thức ăn cho các sinh vật ở hệ sinh thái kế cận (Lê Huy Bá, 2000)
Sự phân hủy vật rụng của cây ngập mặn cũng cung cấp lượng carbon và nitơ đáng kể cho
đất rừng
a Vai trò cung cấp chất dinh dưỡng của rừng ngập mặn
Trang 15b Vai trò của rừng ngập mặn đối với nuôi thủy sản
ven biển
Cung cấp chất dinh dưỡng cho biển và cùng với
việc nuôi dưỡng các ấu thể của động vật biển đã
giúp cho RNM thực hiện chức năng duy trì đa dạng sinh học và là nguồn lợi sinh vật tiềm tàng cho biển (Phan Nguyên Hồng et al., 1999)
RNM không chỉ là nguồn cung cấp thức ăn sơ cấp cho các loài thủy sản mà còn có vai trò hạn chế sự tăng nhiệt độ và sự bốc hơi nước của thủy vực, làm cho độ mặn của nước trong đầm và khu vực nuôi
thủy sản ven biển không lên quá cao (Lê Bá Toàn, 2005)
Trang 16Là bể lọc sinh học xử lý nước thải từ đầm
nuôi tôm Trong quá trình làm sạch nguồn
nước, RNM giữ lại chất dinh dưỡng, hấp thu chất hữu cơ và tăng sinh khối
Là nơi duy trì bền vững các nguồn lợi hải sản
và hỗ trợ nghề cá
b Vai trò của rừng ngập mặn đối với nuôi thủy sản
ven biển
Trang 17c Vai trò của rừng ngập mặn đối với cuộc sống của
con người
Lá phổi xanh giúp giảm năng lượng của sóng
thần, là lá chắn xanh bảo vệ vùng cửa sông, cửa
biển để chống xói lở, hạn chế tác hại của gió bão, mở rộng đất liền.
RNM còn được ví như một nhà máy lọc sinh học
khổng lồ, nó không chỉ hấp thụ khí CO2 do hoạt động
công nghiệp và sinh hoạt thải ra, mà còn sinh ra một lượng ô-xy rất lớn, làm cho bầu không khí trong lành.
Về kinh tế, tài nguyên RNM rất đa dạng, như: Gỗ,
than, ta-nin, chim, thú và nhiều loài hải sản có giá trị xuất khẩu
Trang 18Vai trò RNM tỉnh Cà Mau
a Giá trị sinh thái
Duy trì tính đa dạng sinh học
- RNM Cà Mau là một hệ sinh thái độc đáo và đa
Trang 19Duy trì tính đa dạng sinh học
- Hệ sinh thái rừng ngập nước Cà Mau có diện tích gần
100.000 ha được chia thành 2 vùng: rừng ngập lợ
và rừng
ngập mặn
Rừng ngập lợ: là thảm rừng hỗn giao được hình thành trên địa bàn ngập úng trong mùa mưa
Thảm rừng hỗn giao này gồm một số loài cây có
số lượng chiếm ưu thế: tràm, choại, sậy, năng Loại rừng này tập trung ở Vườn quốc gia
U Minh Hạ
Hệ sinh thái này tạo ra tiềm năng để phát triển sản phẩm nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản
nước ngọt đa dạng
Trang 20Rừng ngập mặn với đặc trưng cây đước, cây mắm
là chủ yếu ở Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, rừng đước Năm Căn và rừng Sác ven biển, chiếm khoảng
77% diện tích rừng ngập mặn ở vùng Đồng bằng
Sông Cửu Long,
Vai trò phát triển nuôi trồng thủy sản và cân bằng sinh thái
Thảm rừng này phát triển mạnh trở thành những cánh rừng cổ thụ nhờ lớp bồi tụ dày, màu mỡ, nhờ khí hậu xích đạo nóng ẩm quanh năm
Trong rừng có nhiều loài động vật, thực vật phong phú với trữ lượng lớn là đặc sản của rừng ngập
nước
Duy trì tính đa dạng sinh học
Trang 21Rừng đước
Nguồn: Sưu tầm
Trang 22Rừng tràm
Nguồn: Sưu tầm
Trang 23Bảo vệ sinh thái ven biển
Cà Mau có bờ biển dài 254 km, chiếm 7,8% chiều dài bờ biển cả nước Vùng biển của tỉnh rộng
71.000 km2, độ sâu trung bình từ 30 đến 35 m
Có nguồn tài nguyên hải sản dồi dào, là 1 trong 4 ngư trường trọng điểm của cả nước
Hải sản ở đây có trữ lượng lớn và phong phú về
chủng loại, trong đó có nhiều loại có giá trị kinh tế cao như: tôm, mực, ghẹ, cá hồng, cá sạo, cá thu, cá chim, cá mú
Trữ lượng cá ước tỉnh khoảng 320 nghìn tấn cá nổi,
530 nghìn tấn cá đáy với 661 loài, 319 giống thuộc
138 họ Vùng mặt nước ven biển có thể nuôi các
loại thủy sản có giá trị xuất khẩu cao như: nghêu,
sò huyết, tôm sú
Trang 24Cung cấp nơi cư trú và sinh sản cho sinh vật
VQG Mũi Cà Mau là một khu vực quan trọng đối
với các loài chim nước di cư
Các loài chim nước bị đe doạ và sắp bị đe doạ ở
mức độ toàn cầu được ghi nhận trong khu vực như:
Cò trắng Trung Quốc ,Choắt mỏ cong hông nâu ,Rẽ
mỏ rộng, Bồ nông chân xám ,Giang sen và Quắm
đầu đen
Ghi nhận là nơi tập trung của số lượng lớn loài
Choắt mỏ cong hông nâu (N arquata )(Tordoff,
2002)
Trang 25Hiện nay VQG Mũi Cà Mau được xác định có hai
vùng chim quan trọng là Đất Mũi và Bãi Bồi
(Tordoff, 2002)
lầy, các khu rừng ngập mặn già còn lại và tái sinh là những sinh cảnh lý tưởng cho các loài chim nước di
cư (Buckton et al 1999)
VQG Cà Mau sẽ tiếp tục là nơi trú chân, kiếm ăn
quan trọng cho các loài chim nước di cư (Buckton et
al 1999),
Cung cấp nơi cư trú và sinh sản cho sinh vật
Trang 26b Giá trị kinh tế
Cung cấp thực phẩm: các loại hải sản, đường, mật ong…
Cung cấp dược phẩm
Cung cấp năng lượng: than các cây đước, vẹt…ít khói,
năng lượng cao)
Cung cấp lâm sản( gỗ các loại cây như: đước, vẹt, cóc)
Nuôi trồng thủy sản ven biển: mô hình tôm rừng phổ
biến nhất là ở Cà Mau với tổng cộng trên 48.000ha,
trong đó, diện tích mặt nước dành nuôi tôm khoảng
19.000ha (Sở Thủy Sản,2003) Mô hình tôm-rừng kết hợp
ở Cà Mau chủ yếu là rừng đước
Cảnh quan, du lịch: Khu du lịch sinh thái quốc gia rừng ngập mặn Mũi Cà Mau, Khu du lịch sinh thái vườn quốc gia U Minh Hạ; phát triển du lịch Cụm đảo Hòn Khoai;
Trang 27c Giá trị môi trường
RNM tỉnh Cà Mau là “bức tường xanh” có tác dụng phòng hộ trước gió và sóng biển
Chống biến đổi khí hậu và điều hòa khí hậu.
Hệ thống rễ chằng chịt trên mặt đất thu hút và giữ lại các trầm tích, góp phần mở rộng đất liền ra phía biển, nâng dần đất lên; mặt khác chúng là hàng rào ngăn giữ những chất ô nhiễm, các kim loại nặng từ các sông đổ ra biển, bảo vệ các sinh vật vùng ven bờ.
RNM phòng chống gió, bão, sóng thần, lũ…
RNM không chỉ hấp thụ một lượng CO2 do hoạt
động công nghiệp và sinh hoạt thải ra mà còn sản
sinh ra một lượng O2 rất lớn làm cho bầu không khí trong lành.
Trang 2920 40 60 80 100 120 140
Trang 30 Trong gần 6 tháng đầu năm 2009, Chi cục Kiểm lâm
Cà Mau phối hợp với các ngành hữu quan và địa
phương có rừng phát hiện, xử lý 343 vụ vi phạm lâm luật, phá hủy hàng trăm lò hầm than trái phép trên khu vực rừng
Tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, 6 tháng đầu năm
2009, kiểm lâm đã phát hiện xử lý 70 vụ vi phạm lâm luật.
Trang 31Nhiều người chưa hình dung được sự suy giảm
rừng ngập mặn nghiêm trọng đến mức nào Bảng
so sánh dưới đây cho thấy sự tương phản lớn
ngập mặn và sự mở rộng diện tích nôi tôm nước lợ ở
Trang 32Bảng 2 Hiện trạng RNM ở các tỉnh ven biển ĐBSCL năm 2010
Nguồn : Kết quả điều tra các tỉnh tháng 1/2012 của Bộ NN và PTNN
Trang 33Diện tích RNM đang bị thu hẹp nghiêm trọng, năm
Bờ biển cũng bị sạt lở nghiêm trọng, trung bình
một năm mất khoảng 900 héc ta Theo thống kê
của UBND tỉnh Cà Mau, hiện nay tỉnh có khoảng
14 điểm sạt lở bờ biển Mặc dù các ngành chức
năng đã đưa ra nhiều biện pháp khắc phục, nhưng hiệu quả không cao, không bền vững
4 Thực trạng rừng ngập mặn tỉnh Cà Mau
Trang 34Nguyên nhân dẫn đến suy giảm rừng ngập mặn ở
Cà Mau
a Chiến tranh hóa học
Quân đội Mỹ đã dùng bom đạn, chất diệt cỏ và chất làm rụnglá cây với liều lượng cao để hủy diệt rừng, kèm theo đó là tổn
thất về tăng trưởng của cây do mất rừng trong thời gian dài
cho đến khi rừng khép tán và tỉa thưa (10-12năm).
b Hoạt động sinh kế không bền vững của người dân:
Theo Chi cục Kiểm lâm các tỉnh trong vùng, toàn tuyến rừng phòng hộ ven biển hiện nay có hàng ngàn hộ sống tự do trong rừng, với hơn hàng chục ngàn nhân khẩu, phần lớn họ đều
nghèo, không đất sản xuất và rừng đang phải gánh chịu nhiều
áp lực từ việc sử dụng đất, lấy gỗ, lấy củi, hầm than
Trang 35- Việc người dân sử dụng cây rừng (cây đước) làm nguyên liệu đốt than (gọi tắt là than đước) đang trở thành vấn đề bức xúc của tỉnh Cà Mau; tập trung ở hai huyện Năm Căn và Ngọc
Hiển.
- Ở một số vùng khác do quản lý kém nên rừng bị chặt phá, nhiều chỗ không còn vết tích hoặc chỉ còn những cây nhỏ
Mặt
khác, việc khai thác của ngành lâm nghiệp tăng hàng năm
trong lúc tài nguyên giảm sút, khiến cho rừng ngày càng kiệt quệ.
b Hoạt động sinh kế không bền vững của người dân:
Trang 36c Phá rừng ngập mặn làm đầm nuôi
tôm
Nuôi tôm đem lại lợi ích kinh tế nhanh, nhưng hậu quả là làm suy giảm thảm rừng ngập mặn, làm biến đổi môi trường đất, môi trường nước và môi trường sinh thái
Việc khai hoang nuôi tôm mỗi năm cướp đi hàng
nghìn ha rừng ngập mặn ở Cà Mau Tôm sống được vài vụ thì cả một vùng sinh thái bị tàn phá
Chất thải nuôi trồng thủy sản ven biển, đặc biệt là chất thải nuôi tôm
Trang 37Nuôi tôm trong rừng ngập mặn ở Cà Mau
Nguồn: Sưu tầm
Trang 38Khi nước biển dâng cao diện tích rừng ngập mặn sẽ bị lùi sâu vào trong nội địa, nơi đất cao hơn làm cho diện tích rừng ngập mặn
giảm, nhất là những nơi bãi bồi với các loài
cây tiên phong như Mấm trắng (Avicennia
alba), Bần trắng (Sonneratia alba) sẽ chết do
ngập sâu
Cây rừng ngập mặn chỉ hình thành và phát triển trên mực nước triều trung bình
c BDKH- Nước biển dâng
Trang 39d Những nguyên nhân khác
Giải pháp lâm sinh chưa hợp lý và đạt hiểu quả cao: do lựa chọn cây trồng không phù hợp với
lập địa, chưa nắm được kỹ thuật
Gần đây là quá trình mặn xâm nhập sâu ngày
càng gia tăng
Các dự án thủy lợi trong vùng mặn hóa, vùng
luân canh lúa-tôm, vùng ngăn mặn xổ phèn chưa phát huy được tác dụng trong thực tiễn
Những tổn thất rừng ngập mặn kéo theo hàng loạt các biến đổi về môi trường, sinh thái trong khu vực
Trang 401 Hấp thụ CO 2 : tiến hành trồng rừng trên đất
hoang của RNM, đất ao tôm và ruộng muối bỏ
hoang Một hecta rừng ngập mặn tích tụ trung
bình 1,5 tấn Carbon/ha/năm đối với rừng Đước 30 tuổi, trầm tích ở RNM là 700 tấn Carbon ở độ sâu 1
m (Ong, 1993, 2002)
2 Sản xuất trong rừng ngập mặn trên quan
điểm tổng hợp và đa dạng: các khu rừng rừng
ngập mặn đặc dụng ở Việt Nam là rừng trồng, nên khai thác để trồng lại rừng nhằm gia tăng hiệu quả
về nhiều mặt như môi trường, kinh tế và xã hội
5 Định hướng giải pháp
Trang 413 Nuôi tôm trong rừng ngập mặn: Để kết hợp
việc vừa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế là điều cần thiết, nên áp dụng kiểu nuôi tôm sinh thái
có chứng chỉ thủy sản, là cách nuôi tôm thân thiện với môi trường
Trang 427 Nâng cao nhận thức, giáo dục về giá trị của
hệ sinh thái rừng ngập mặn Nâng cao trình độ
nhân viên kỹ thuật để tiếp cận khoa học, công
nghệ GIS trong quản lý rừng ngập mặn
8 Phối hợp với các tổ chức trong và ngoài
nước nghiên cứu ảnh hưởng của thay đổi khí
hậu đến hệ sinh thái rừng ngập mặn của Việt
Nam
9 Quản lý chặt chẽ dân số trong rừng ngập mặn
và hạn chế dân di cư tự do từ nơi khác đến rừng ngập mặn chủ yếu là nuôi tôm