0
Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Những phát minh lớn về kỹ thuật của nền văn minh Trung Quốc

Một phần của tài liệu VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA NHỮNG PHÁT MINH LỚN VỀ KỸ THUẬT CỦA NỀN VĂN MINH TRUNG QUỐC PPT (Trang 25 -38 )

7. Cấu trúc của đề tài

2.2 Những phát minh lớn về kỹ thuật của nền văn minh Trung Quốc

2.2.1 Giấy

Kĩ thuật làm giấy, một trong bốn phát minh lớn cuả Trung Quốc đã có hai ngàn năm lịc sử. Trước khi lam được giấy, người Trung Quốc đã viết trên thẻ tre, thẻ trúc, phiến gỗ, lụa... những văn bản này hoặc nặng nề, cồng kềnh, hoặc đắt tiền, cho nên không thể dùng một cách rộng rãi. Trong quá trình nghiên cứu một số ngôi mộ cổ có niên đại Tây Hán (206 tr. CN – 235 CN) ở Tây An, Cam Túc, các nhà khoa học đã tìm thấy giấy, có loại thô ráp, có lẽ chỉ dùng để gói bọc; có loại trắng, mịn, có thể dùng ghi chép. Đến khoảng cuối đời Hán sử sách đã ghi việc dùng giấy để sao chép kinh Phật. Tuy nhiên nguyên liệu làm giấy ở thời đó vẫn còn hiếm, giá thành cao, cho nên việc sản xuất giấy vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

Cần phải tìm ra một nguyên liệu làm giấy dồi dào hơn, dễ kiếm do đó giá rẻ hơn và một kĩ thuật làm giấy tiên tiến hơn. Đó là một yêu cầu bức thiết của một thời đại mà các hoạt động ngôn ngữ viết đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Thái Luân - người Đông Hán (23 – 220) giữ chức Thượng phương lệnh, chuyên quản việc chế tạo các vật phẩm cần dùng cho triều đình, đã dày công tìm tòi nghiên cứu thí nghiệm, cuối cùng đã đáp ứng được nhu cầu nói trên. Ông dùng sơ đay, giẻ rách, lưới đánh cá cũ hỏng...., ngâm nước cho mủn ra, cho vào nồi nấu rồi đem giã thành bột nhuyễn, tiếp đó đem thứ bột nhiễm này dàn thành màng mỏng trên một tấm mành tre, rồi đem hong cho khô; cuối cùng nhẹ tay bóc lớp màng mỏng đó ra khỏi mành, thế là thu được một tờ giấy khá mịn.

Năm Nguyên Hưng thứ sáu đời Hán Hoà Đế (năm 105) Thái Luân dùng loại giấy này dâng lên triều đình. Cách làm giấy của ông được phổ biến rộng rãi vì nguyên liệu dễ kiếm, quy trình sản xuất đơn giản. Do công lao ấy, năm 114,

Thái Luân được phong tước Long Đình Hầu. Vì vạy người đương thời gọi loại gaiays được chế tạo theo kĩ thuật do ông phát minh ra là giấy “Long Đình” tôn ông làm sư tổ của nghề làm giấy.

Khoảng từ thế kỉ III – V, giấy hầu như đã hoàn toàn thay thế các loại thẻ tre, trúc. Kỹ thuật làm giấy tiếp tục được đổi mới và nâng cao. Đã xuất hiện nhiều loại giấy có khuôn khổ rộng hẹp, độ dày mỏng, màu sắc khác nhau.Nguyên liệu làm giấy được pha thêm các chất phụ gia làm cho mặt giấy trơn nhẵn, dai bền hơn, hoặc pha thêm chất hoàng nghiệt để chống mối mọt, thường được dùng để viết những văn kiện quan trọng. Cũng có những loại giấy chuyên dùng được trang trí thêm các hình rộng phượng, hoa lá...rất đẹp. Đặc biệt có loại giấymang cái tên rất lạ: “giấy hoàn hồn” là loại giấy tái sinh, dùng giấy loại bỏ có chữ để làm nguyên liệu chế tạo. Có thể coi đây là một loại phát minh quan trọng, có giá trị kinh tế, kỹ thuật rất lớn trong lĩnh vực sản xuất giấy. Hiện nay rất khó xác định loại giấy “hoàn hồn” này được sản xuất lần đầu tiên vào thời điểm nào. Trong tác phẩm “Thiên công khai vật’ của Tống Ưng Tinh người thời Minh có đoạn ghi chép như sau: “đem giấy viết đã viết rồi nay loại bỏ, tẩy sạch vết mực, ngâm nước giã thành bột để làm giấy, như vậy đỡ tốn nhiều công sức, tiền của… Giấy tái chế như vậy gọi là giấy hoàn hồn chỉ. Hiện nay ở Viện Bảo tàng Lịch sử của Trung Quốc có trưng bày cuốn “Cứu chư chúng sinh khổ nạn kinh, trong đó có những tờ giấy còn xen kẽ những mảnh giấy cũ nhỏ có vết chữ (do khâu chế tác nguyên liệu làm không được kĩ còn để sót lại). Qua giám định cuốn kinh trên đã sử dụng loại giấy hoàn hồn.

Kỹ thuật làm giấy của Trung Quốc trước hết được truyền sang các nước trong khu vực. Thế kỉ III nghề làm giấy được truyền sang Việt Nam, thế kỉ IV truyền sang Triều Tiên, thế kỉ V truyền sang Nhật Bản, thế kỉ VII truyền sang Ấn Độ. Giữa thế kỉ VIII, do cuộc chiến tranh giữa nhà Đường và Arập, kĩ thuật làm giấy của Trung Quốc truyền sang Arập. Năm 1150, người Arập lại truyền nghề làm giấy sang Tây Ban Nha. Sau đó, nghề làm giấy lần lượt truyền sáng Ý (1276), Đức (1320), Hà Lan (1323), Anh (1460). Sau khi làm giấy được truyền bá rộng rãi, các chất liệu dùng để viết trước kia như lá cây ở Ấn Độ, giấy papirut ở Ai Cập, da cừu ở Châu Âu... đều bị thay thế

2.2.2 In

Theo sử sách còn ghi chép, kỹ thuật in đã xuất hiện ở Trung Quốc vào thời Tuỳ (581 – 618), cách ngày nay khoảng trên 1300 năm, và in bằng ván khắc. Cách in bằng ván khắc có lẽ đã bắt đầu từ việc in dập văn bia (la thác bản) và việc sử dụng phổ biến con dấu (ấn chương) thay cho chữ kí. Như vậy Trung Hoa là nước đầu tiên trên thế giới biết đến nghề in sớm hơn các nước phương Tây gần 800 năm. Đầu thế kỷ XX, đãđược ở Đôn Hoàng (Cam Túc) bộ Kinh Kim Cang khắc in vào năm 868 (thời Đường). Có thể coi đây là bộ sách in cổ nhất trên thế giới còn được bảo tồn đến ngày nay.

Vào thời Tuỳ- Đường (từ thế kỷ VI đến thế kỷ X), ở vùng lưu vực sông Trường Giang , tại các thị trấn lớn, đã thấy có những cửa hàng dùng ván khắc in sách lịch, sách học chữ Hán, tác phẩm thơ ca… để bán. Đầu thể kỉ XI, nghề khắc ván in sách tư nhân ở các tỉnh Chiết Giang, Phúc Kiến, Sơn Tây… rất phát triển. Trước đó, nhà nước phong kiến đã tổ chức các cơ sở khắc ván, in sách với quy mô lớn, tiêu biểu nhất là cơ sở ấn loát thuộc Quốc tử giám. Đương thời tuy vẫn in bằng ván khắc, những kĩ thuật khắc in đã được cải tiến, nâng cao rất nhiều. Ngoài sách in hai màu (chữ đen trên giấy trắng), in nhiều màu (có 5 loại màu chữ khác nhau để phân biệt chính văn, chú thích, lời bình giải), còn có sách in cả chữ lẫn tranh minh hoạ….

Kỹ thuật in bằng ván khắc là một phát minh rất quan trọng giúp người ta có thể in nhiều bản trong một thời gian ngắn, công nghệ khắc in đơn giản, ít tốn, vì vậy cách in bằng ván khắc này đã được sử dụng rất lâu dài. Thời Ngũ Đại ( 960- 1127), 130 loại sách kinh điển của Nho gia đã được khắc in. Thời Bắc Tống (960- 1127), bộ Đại Tạng Kinh (kinh điển Phật Giáo) được khắc in, số ván khắc là 130.000 tấm, đóng thành 1.436 tập, khắc ván và in ấn trong 12 năm mới xong. Ngaòi kinh điển Nho giáo và kinh điển Phật giáo, kinh điển Đạo giáo cũng được khắc in vào đời Tống Huy Tông gồm 5.481 quyển... Tuy vậy, cách in này cũng có mặt chưa được tiện lợi lắm vì nếu không cần in nữa thì ván khắc sẽ vô dụng.

Để khắc phục được nhược điểm đó, đến thập kỷ 40 của thế kỉ XI, một người dân thường tên là Tất Thăng đã phát minh ra cách in chữ rời bằng đất sét

nung. Các con chữ được xếp lên một tấm sắt có sáp, xếp xong đem hơ nóng cho sáp chảy ra, dùng một tấm ván ép cho bằng mặt rồi để nguội. Như vậy sáp đã giữ chặt lấy chữ và có thể đem in.

Phát minh của Tất Thăng tuy là một tiến bộ nhảy vọt của nghề in nhưng vẫn còn một số nhược điểm như chữ hay mòn, khó tô mực, chữ không được sắc nét. Để khắc phục nhược điểm đó, từ thế kỉ XI, Thẩm Quát đã thử dùng chữ gỗ thay chữ đất sét nung nhưng chưa có kết quả. Đến thời Nguyên, Vương Trinh mới cải tiến thành công việc dùng con chữ rời bằng gỗ. Bộ sách “Vũ Anh điện tụ trân bản tùng thư” in vào năm 1773, gồm hơn 2.300 quyển được in bằng chữ rời gỗ táo. Sau đó người ta còn dùng chữ rời bằng thiếc, đồng, chì, in rõ hơn. Nhiều cuốn sách thời Minh Thanh được in bằng chữ đồng, chữ nhỏ li ti như con kiến nhưng vẫn rõ và đủ nét.

Từ đời Đường, kĩ thuật in của Trung Quốc đã truyền sang Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam và theo con đường tơ lụa truyền qua Iran, vào Ai Cập và các nước A Rập, rồi tiếp tục truyền sang Châu Âu. Năm 1456, một thợ in người Đức là Johanné Gutenberg đã dùng con chữ rời để in cuốn Kinh Thánh. Đó là cuốn sách được in bằng chữ rời sớm nhất ở Châu Âu, nhưng so với phát minh và ứng dụng thực tế của Tất Thăng thì còn muộn hơn tới 400 năm.

2.2.3 La bàn

Từ thế kỉ III TCN, người Trung Quốc đã biết được từ tính và tính chỉ hướng của đá nam châm. Lúc bấy giờ người Trung Quốc phát minh ra một dụng cụ chỉ hướng gọi là tư nam. Tư nam làm bằng đá thiên nhiên. Dụng cụ này gồm có một khối từ thạch được đẽo gọt thành hình cái thìa, đáy lồi như vỏ trứng. Đặt cái thìa tư tyhạch này lên trên một tấm mặt phẳng hình vuông bằng đồng hoặc bằng gỗ phủ sơn, trên đó có vẽ một vòng tròn chia thành 24 ô đánh dấu bằng 8 can (Giáp, Ất, Bình, Đinh, Canh, Tân, Nhâm, Quý). 12 chi (Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi) và tứ duy (Càn, Khôn, Tốn, Cấn), tổng cộng là 24 phương, gọi là địa bàn, phối hợp với từ thạch để xác định phương hướng. Đặt thìa từ thạch vào giữa vòng tròn, đáy lồi của nó sẽ là điểm tựa để cả cái thìa xoay chuyển, rồi đứng dừng lại, cái cán thìa sẽ chỉ về phương Nam.

Như vậy tư nam chính là tổ tiên của kim chỉ nam. Tuy nhiên, tư namcòn có nhiều hạn chế như khó mài, nặng, lực ma sát lớn, chuyển động không nhạy, chỉ hướng không được chính xác nên chưa được áp dụng rộng rãi.

Đến đời Tống, các thầy phong thuỷ đã phát minh ra kim nam châm nhân tạo. Họ dùng sắt, mài mũi kim vào đá nam châm để thu từ tính, rồi dùng kim đó để làm la bàn. La bàn lúc đầu còn rất thô sơ : xâu kim nam châm qua cọng rơm sợi bấc đèn rồi thả nổi trên bát nước gọi là “thuỷ la bàn”, hoặc treo kim nam châm bằng một sợi tơ ở chỗ kín gió.

La bàn được các thầy phong thuỷ sử dụng đầu tiên để xem hướng đất. Đến khoảng cuối thời Bắc Tống, la bàn được sử dụng trong việc đi biển. Khoảng nửa sau thế kỉ XII, la bàn do đường biển chuyển sang Arập rồi truyền sang Châu Âu. Người Châu Âu cải tiến thành “la bàn khô” tức là la bàn có khắc các vị trí cố định. Nửa sau thế kỉ XVI la bàn khô truyền trở lại Trung Quốc.

2.2.4 Thuốc súng

Thuốc súng là một trong bốn phát minh lớn của Trung Quốc cổ đại được thế giới công nhận. Việc tạo ra thuốc súng được phát minh ngẫu nhiên của những người luyện đan thuộc phái Đạo gia. Vốn là, đến đời Đường, Đạo giáo rất thịnh hành. Phái Đạo gia tin rằng, người ta có thể luyện được thuốc trường sinh bất lão hoặc luyện được vàng, do đó thuật luyện đan rất phát triển. Nguyên liệu mà người luyện đan sỷư dụng là diêm tiêu, lưu huỳnh và than gỗ. Trong quá trình luyện thuốc tiên, họ đã dùng nhiều chất liệu khác nhau, pha trộn theo những cách thức riêng biệt rồi cho vào lò nung với nhiệt độ cao. Do ngẫu nhiên, họ đã trộn lưu huỳnh, diêm tiêu, than bột rồi cho vào lò nung, và đã dẫn đến hiện tượng bùng cháy phát nổ. Sách “Châu nguyên huyền đạo yếu lược” chuyên bàn về thuạt luyện kim đan, xuất hiện ở thời Đường đã đưa ra lời cảnh báo: “Có người đem lưu huỳnh, diêm tiêu, than, mật trộn lẫn với nhau rồi cho vào lò nung, kết quả là cháy xém cả mặt mũi, phát nổ làm đổ cả nhà!” và “diêm tiêu… không được trộn lẫn với lưu huỳnh rồi cho vào lò nung! (Nếu cứ cố làm) sẽ lập tức gặp tai hoạ!”. Sách “Đan kinh nội phục lưu hoàng pháp” cũng xuất hiện dưới thời nhà Đường, ghi cách điều chế “thuốc đen” (thuốc súng) sớm nhất thế giới. Uy lực phá hoại

của thuốc cháy nổ vốn từ thuật luyện kim đan mà ra, đã được dùng trong việc quân.

Đến đầu thế kỉ X, thuốc súng bắt đầu được dùng để làm vũ khí. Những vũ khí đầu tiên này được gọi là tên lửa, cầu lửa, pháo, đạn bay...; tác dụng của chúng chỉ dùng để đốt doanh trại của đối phương mà thôi.

Đến đời Tống, vũ khí làm bằng thuốc súng không ngừng được cải tiến. Trong cuộc chiến tranh Tống – Kim, quân Tống đã dùng một loại vũ khí gọi là “chấn thiên lôi”, tiếng nổ to như sấm, sức nóng toả ra hơn nửa mẫu đất, người và da bò nát vụn không còn dấu vết. Năm 1132, Trung Quốc đã phát minh ra loại vũ khí hình ống gọi là “hoả thương”. Lúc đầu làm bằng ống tre to, phía trong nạp thuốc súng, khi đánh nhau thì đốt ngòi, lửa sẽ phun ra thiêu cháy quân địch.

Vào thế kỉ XIII, trong quá trình tấn công Trung Quốc, người Mông Cổ đã học tập được cách làm thuốc súng của Trung Quốc. Sau đó, người Mông Cổ chinh phục Tây Á, do đó đã truyền thuốc súng sang Arập. Người Arập lại truyền thuốc súng và súng vào Châu Âu qua con đường Tây Ban Nha.

2.3 Vai trò của những phát minh lớn về kỹ thuật của nền văn minh Trung Quốc

Người Trung Quốc vô cùng tự hào về bốn phát minh lớn về kĩ thuật của họ đó là : Kỹ thuật làm giấy, kỹ thuật ấn loát, chế tạo la bàn và làm thuốc súng. Những phát minh này đóng một vai trò quan trọng trong sự tiến bộ của văn minh loài người. Tác động sâu sắc và to lớn của chúng có lẽ đã vượt xa tất cả những khám phá khác. Ngoài ra, những phát minh này cũng đóng vai trò ‘chiếc cầu nối’ giữa Trung Quốc và phần còn lại của thế giới

2.3.1 Vai trò đối với đất nước Trung Quốc

Một phát minh được phát hiện sớm nhất đó là phát minh ra giấy của người Trung Quốc. Chúng ta vẫn chưa biết rõ ai là người đầu tiên nghĩ ra việc phải chuyển tải các ý nghĩ và lời nói thành văn bản, nhưng phát minh của Thái Luân rõ ràng đóng vai trò rất quan trọng đối với người Trung Quốc. Điều đó được chứng minh qua việc nhà vua đã ghi nhận công ơn của ông và phong tước “Long Đình Hầu” - một chức quan to thời bấy giờ. Người Trung Quốc đương thời gọi loại giấy mà ông chế tạo theo kĩ thuật do ông phát minh ra là giấy “long đình”.

Kĩ thuật làm giấy giúp cho người Trung Quốc không còn phải viết trên những thẻ tre, trúc, phiến gỗ là những văn bản nặng nề, cồng kềnh. Phát minh của Thái Luân đã cải thiện được hoàn toàn những nhược điểm, hạn chế của các loại giấy được phát minh trước đó. Đặc biệt, nhờ phát minh ra kĩ thuật làm giấy đất nước Trung Quốc thời bấy giờ đã thực hiện được yêu cầu bức thiết của một thời đại mà các hoạt động ngôn ngữ viết đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Giấy đóng vai trò rất quan trọng trong việc truyền tải văn hoá cho người dân Trung Quốc. Cũng từ đây giấy được dùng để viết những văn kiện quan trọng, những tác phẩm để đời cho nền văn minh Trung Quốc. Bởi vậy, sau khi phát minh ra giấy, văn minh Trung quốc tiến bộ nhanh chóng, chỉ trong năm thế kỷ đã vượt qua các nước Tây Âu.

In : Trước khi phát minh ra kĩ thuật in ấn, văn hoá nghệ thuật thường

thông qua sao chép bằng tay để lưu truyền lại. Chép bằng tay vừa tốn sức vừa tốn thời gian, lại hay nhầm hay thiếu sót, từ đó ảnh hưởng và hạn chế rất nhiều đến sự phát triển của nền văn hoá. Chính vì những hạn chế này người Trung Quốc đã phát minh ra kĩ thuật in. Phát minh này đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với người Trung Quốc. Kĩ thuật in đã giúp Trung Quốc in hàng loạt sách lịch, sách học chữ Hán, tác phẩm thơ ca. Từ đời Đường trở về sau, các sách kinh điển của Nho gia hầu như đã được in bằng ván khắc. Có thể nói sự phát minh ra kĩ thuật in

Một phần của tài liệu VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA NHỮNG PHÁT MINH LỚN VỀ KỸ THUẬT CỦA NỀN VĂN MINH TRUNG QUỐC PPT (Trang 25 -38 )

×