1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đa dạng loài rừng ngập mặn việt nam rừng ngập mặn cần giờ

64 1,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 1,69 MB

Nội dung

Quần thể mắm biển Avicennia marina phân bố ở trên các bãi cát và bãi đang bồi, là quần thể tiên phong trên đất ngập triều trung bình thấp.. Quần xã đâng – trang – vẹt dù Bruguiera gymn

Trang 2

Phần I MỞ ĐẦU

• Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa, rất đa dạng về địa hình, kiểu đất, cảnh quan, có đặc trưng khí hậu khác nhau giữa các miền.

• Đặc điểm đó là cơ sở rất thuận lợi để giới sinh vật phát triển đa dạng về thành phần loài, phong phú về số lượng

Trang 3

I Diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam.

• Theo kết quả kiểm kê rừng toàn quốc (theo quyết định số 03/2001/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 5/1/2001) công bố tháng 7/2001 do Viện Điều tra Quy hoạch Rừng tiến hành, diện tích rừng ngập mặn (RNM) Việt Nam tính đến ngày 21/12/1999 là 156.608ha Trong đó diện tích RNM tự nhiên

là 59.732ha chiếm 38,1% và diện tích RNM trồng là 96.876ha chiếm 61,95%

A ĐA DẠNG LOÀI RỪNG NGẬP MẶN VIỆT NAM

Phần II: NỘI DUNG

Trang 4

• rừng trồng đước (Rhizophora apiculata):

80.000ha (82,6%),

• rừng trồng trang (Kandelia obovata): 16.876ha

• bần chua (Sonneratia caseolaris) và các loại

cây ngập mặn trồng khác (17,4%)

(Viện Điều tra Quy hoạch Rừng, 2001).

Trang 5

II SỰ PHÂN BỐ RỪNG NGẬP MẶN Ở VIỆT NAM

1 Diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam

Bảng 1 Phân bố diện tích đất ngập mặn và RNM theo tỉnh và

thành phố ven biển Việt Nam (tính đến tháng 12/2001)

Trang 7

2 Sự phân bố rừng ngập mặn ở Việt Nam

RNM Việt Nam ra làm 4 khu vực và 12 tiểu khu.

- Khu vực I: Ven biển Đông Bắc, từ mũi Ngọc đến mũi Đồ Sơn

- Khu vực II: Ven biển đồng bằng Bắc Bộ, từ mũi

Đồ Sơn đến mũi Lạch Trường

- Khu vực III: Ven biển Trung Bộ: Từ mũi Lạch

Trường đến mũi Vũng Tàu

- Khu vực IV: Ven biển Nam Bộ, từ mũi Vũng Tàu đến mũi Nải, Hà Tiên.

Trang 8

III ĐA DẠNG LOÀI RỪNG NGẬP MẶN VIỆT NAM

1 Vùng ven biển có RNM ở Đông Bắc (Khu vực 1 – KV1): Trường hợp nghiên cứu

huyện Tiên Yên, Quảng Ninh

a.Thực vật

- Mang tính chất của hệ thực vật á nhiệt đới gần

giống với thực vật ở bờ biển tỉnh Phúc Kiến, đảo

Đài Loan (Trung Quốc) và đảo Irimote thuộc quần đảo Ryu Kyu – Nhận Bản

Trang 9

Theo Phan Nguyên Hồng (1991), hệ thực vật có 16 loài cây chủ yếu thuộc 14 họ và 34 loài tham gia RNM thuộc

17 họ Thảm thực vật chỉ có các quần xã cây thích nghi với độ mặn cao:

• 1 Quần thể mắm biển (Avicennia marina) phân bố ở

trên các bãi cát và bãi đang bồi, là quần thể tiên phong trên đất ngập triều trung bình thấp.

• 2 Quần xã đâng (Rhizophora stylosa) – trang (Kandelia

obovata) – sú (Aegiceras corniculatum) sống trên đất

ngập triều trung bình

• 3 Quần xã đâng – trang – vẹt dù (Bruguiera

gymnorrhiza) phân bố trên đất ngập triều trung bình

cao, loài ưu thế là đâng

Trang 10

• 4 Quần xã vẹt dù - đâng, phân bố trên những bãi đất bùn hơi rắn hoặc các bãi có đá, chỉ ngập triều cao Trong quần

xã này vẹt dù là loài ưu thế.

• 5 Quần thể vẹt dù, phân bố ở trên nền đá xương xẩu, ít khi ngập triều.

• 6 Quần xã côi (Scyphiphora hydrophyllacea) – giá (Excoecaria agallocha) – cóc vàng (Lumnitzera racemosa)

dạng cây bụi trên nền đất bùn hơi cứng, nhiều sỏi hoặc đất thoái hoá, chỉ ngập triều cao.

• 7 Quần xã tra (Hibiscus tiliaceus) su ổi (Xylocarpus

granatum) – hếp (Scaevola taccada) phân bố trên các bờ

biển có đất mặn ít khi ngập triều

• Trong quần xã này còn có nhiều loài cây chịu mặn khác

như đậu tím (Pongamia glabra), cui biển (Heritiera

Trang 12

2 Vùng ven biển đồng bằng sông Hồng: Trường hợp nghiên cứu huyện Giao Thuỷ,

Nam Định

Bảng 2 Số lượng các loài thực vật tìm thấy trong vùng

RNM ven biển huyện Giao Thủy

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ

Trang 13

- Có 8 kiều quần xã thực vật trong vùng RNM

• Quần xã cỏ cáy (Sporobolus virginicus) – cỏ ngạn (Scirpus kimsonensis) mọc chủ yếu ở cửa Ba Lạt trên

các bãi bùn đang hình thành, phần lớn thời gian còn ngập nước, khi nổi lên còn chịu nhiều tác động của sóng biển

 Ở những khu vực giáp với RNM hoặc ven bờ xuất hiện một số cây ngập mặn con tái sinh như bần chua, trang

 Những khu vực đất cao hơn các loài cây thuộc họ

Lúa (Poaceae) như cỏ gà (Cynodon dactylon)và họ

Cói (Cyperaceae) như gấu biển (Cyperus

Trang 14

• Quần xã vạng hôi (Clerodendron inerme) – tra (Hibiscus tiliaceus) – giá (Ecoecaria agallocha) mọc

trên các vùng đất cao, hay ven bờ đầm, ít khi bị ngập

• Đây là kiểu nơi sống có quần xã thực vật với thành phần loài thực vật khá đa dạng, với 64 loài (34,8%) Ngoài ba loài ưu thế còn có ráng biển

(Acrostichum aureum) phân bố chủ yếu trên các bờ

đầm, hay bãi đất cao Ngoài ra còn có một số loài cây thân cỏ

Trang 15

• Quần xã cà độc dược (Datura metel) – thầu dầu (Ricinus communis) – quả nổ (Ruellia tuberosa)

mọc trên vùng đất cao ở mái đê nơi không chịu hay chỉ chịu tác động của triều cường

• Những loài này chịu được muối do gió biển mang đến Một số loài chịu mặn mọc gần sát chân đê bị

ngập triều cao như giá (Excoecaria agallocha), na biển (Annona glabra), từ bi (Vitex trifoliata), sài hồ (Pluchea pteropoda), vạng hôi (Clerodendron

inerme)

Trang 16

• Quần xã phi lao (Casuarina equisetifolia) – quan

Khu vực trồng phi lao tập trung ở các cồn cát phía ngoài vùng rừng ngập mặn như cồn Lu, cồn Ngạn (xã Giao Thiện), cồn Nhà (xã Giao Xuân) và một số nơi khác Cây bụi mọc phổ biến ở đây là vạng hôi

(Clerodendrum inerme), chọ (Myoporum

bontioides), dừa cạn (Catharanthus roseus) Loài

cây chịu hạn tốt như cỏ tranh (Imperata cylindrica), quan âm (Vitex rotundifolia), sa sâm (Launaea

sarmentosa) mọc rải rác trên đất cát khô.

Trang 17

• Quần xã cỏ lông chông (Spinifex littoreus) - muống biển (Ipomoea pes-carpae) sống trên bãi cát kiểu

này thường nằm ở phía ngoài các cồn cát trồng

phi lao ở Cồn Lu, Cồn Nhà, hay các bãi cát của

những cồn mới hình thành, bề ngang quần xã

thực vật ở đây hẹp, từ vài mét cho đến vài chục

mét

• Quần xã cỏ xoan (Halophila ovalis) – cỏ xoan nhỏ (Halophila minor) – rong xương cá (Myriophyllum

dicoccum) ở nước lợ

Trang 18

• Quần xã cói (Cyperus malaccensis) – sậy (Phragmites karka) trong các đầm nuôi thuỷ sản

• Sinh cảnh này có nguồn gốc là rừng ngập mặn, trong đó có 3 loài ưu thế là bần chua

(S.caseolaris) và trang (K.obovata) cùng sú (Ae.corniculatum) Sau khi đắp đầm giữ nước

triều, hầu hết trang, sú chết, chỉ còn một ít cây lớn

có rễ hô hấp cao sống sót Đất, nước thoái hoá và chua mặn nên cói và sậy có điều kiện phát triển

Trang 19

b Động vật đáy

• Đỗ Văn Nhượng và Hoàng Ngọc Khắc (2004) đã thống kê được 138 loài và phân loài động vật đáy thuộc 4 lớp, 39 họ, 75 giống ở RNM khu vực cửa sông Hồng

Trang 21

c.Côn trùng

Nghiên cứu của Lê Xuân Huệ và cộng sự (2004) cho thấy hệ côn trùng rất đa dạng (113 loài thuộc 50 họ và 10 bộ)

Bảng 4 Côn trùng thu được ở rừng ven biển Nam định và

Thái Bình

Trang 23

Bảng 5 Số lượng và tỉ lệ (%) của các họ và các loài cá trong các bộ được tìm thấy trong khu vực Ramsar Xuân

Thủy, tỉnh Nam Định

Trang 24

e Lưỡng cư và bò sát

• Lê Nguyên Ngật và Trần Giang Hoàn (2004) đã điều tra được 37 loài, gồm 13 loài lưỡng cư (chiếm 15,85 % số loài ở Việt Nam), thuộc 8 giống, 4 họ, 1 bộ và 24 loài

bò sát (9,30 %), thuộc 17 giống, 8 họ, 2

bộ ở vùng ven biển có RNM Giao Thuỷ (kể

cả vùng vùng ven đê biển)

Trang 25

Bảng 7 Cấu trúc thành phần loài chim ở VQG Xuân Thuỷ

Nghiên cứu của Lê Đình Thuỷ (2004)

Trang 26

3 Vùng RNM khu vực miền Trung: Trường hợp nghiên cứu huyện Nga Sơn, Thanh Hoá và huyện Diễn Châu, Nghệ An

a Thảm thực vật

• Đào Văn Tấn và cộng sự (2005) đã thống kê được:

 RNM huyện Nga Sơn: 26 loài thực vật thuộc 22 chi

và 15 họ , trong đó có 8 loài cây ngập mặn chủ yếu (thực sự) và 18 loài là cây tham gia rừng ngập

mặn

 RNM huyện Diễn Châu: 40 loài thuộc 37 chi trong

23 họ thực vật có mạch trong đó có 9 loài cây ngập mặn chủ yếu (thực sự) và 31 loài là cây tham gia và

di cư vào rừng ngập mặn.28

Trang 27

• Quần xã mắm biển (Avicennia marina) - đước vòi (Rhizophora stylosa) và trang (Kandelia obovata): thành phần loài đa dạng

nhất phân bố trong RNM xã Diễn Bích.

• Các quần thể trang trồng: Quần xã trang trồng lớn hơn 11 tuổi có ở RNM xã Diễn Kim; các quần xã trang trồng 7 tuổi có mặt ở cả 3 xã: Diễn Vạn, Diễn Kim và Diễn Bích

Trang 28

• Quần xã đước vòi trên đất lầy trung bình, ít lầy

thụt: thành phần loài bao gồm trang (Kandelia

obovata), đâng/đước vòi (Rhizophora stylosa)

và vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza), sú (Aegiceras corniculatum), ô rô (Acanthus

ilicifolius), bần chua (Sonneratia caseolaris),

loài ưu thế là đước vòi.

• Quần xã trang - đước vòi: thành phần loài gồm

3 chính trang, đước vòi, ô rô (A.ilicifolius); trang

và đước vòi là 2 loài chiếm ưu thế.

Trang 29

• Quần xã đước vòi - vẹt dù: Thành phần loài

(Kandelia obovata), đâng và vẹt dù, rau muối biển (Suaeda maritima), mắm biển (A marina), cỏ gà (Cynodon dactylon), cỏ mật lông ( Chloris barbata), sam biển (Sesuvium portulacastrum); loài ưu thế là đước vòi

chiếm 83,8% số lượng cá thể cây gỗ.

Trang 30

b Động vật đáy

• Theo Hoàng Ngọc Khắc (2005) : thành phần động vật đáy ở RNM huyện Nga Sơn bao gồm 53 loài thuộc 36 giống, 23 họ, 4 lớp

 Lớp Giáp xác có số lượng loài nhiều nhất với 29 loài, trong đó họ có nhiều loài nhất là Ocypodidae (8 loài), tiếp đến là họ Grapsidae (7 loài)

Trang 31

 Lớp Chân bụng với 15 loài, trong đó họ Potamididae có nhiều loài nhất (4 loài) Lớp Hai mảnh vỏ và Giun nhiều tơ có số lượng loài ít nhất

 Thiếu một số loài động vật đáy sống ở nền đáy cát, nền đáy cứng; các loài gặp ở đây chủ yếu đều là những loài phân bố rộng; xuất hiện một

số loài ưa độ mặn thấp

Trang 33

4 Vùng RNM ven biển miền Tây Nam Bộ: Trường

hợp nghiên cứu huyện Ngọc Hiển, Cà Mau

a Thực vật

• Gồm 72 loài hiện có của 40 họ thực vật.

 Nhóm cây ngập mặn chính thức, bao gồm 23 loài thuộc 12 họ thực vật, trong đó có các loài thân gỗ, dạng cây bụi, dạng cỏ

 Trong nhóm cây thân gỗ thì họ Đước

(Rhizophoraceae) có 6 loài chiếm ưu thế về cá thể và

số loài, tiếp đến là họ Bần (Sonneratiaceae) có 3 loài,

họ Mắm (Avicenniaceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Cau dừa (Palmae) mỗi họ có 2 loài Trong nhóm cây thân thảo thì họ Ô rô (Acanthaceae) có 2 loài, các họ khác

mỗi họ có một loài

Trang 34

 Nhóm cây tham gia rừng ngập mặn có 49 loài thuộc 28 họ thực vật, các loài có số lượng cá thể lớn và phân bố rộng trong khu vực nghiên cứu trên vùng đất cao ít khi ngập triều: (Hồng, 1991; Hồng và cs 1999; Thơi 2005)

 Trong số 49 loài cây tham gia RNM có 4 loài là dạng dương xỉ, dạng gỗ nhỏ và cây bụi 6 loài, dạng cây gỗ có 9 loài, dạng dây leo có 11 loài, dạng ký sinh có 2 loài và dạng cỏ có 17 loài

 Dạng cỏ và dạng dây leo phân bố chủ yếu ở vùng đệm của Khu bảo tồn, trong khi dạng cây gỗ và cây dạng dương xỉ lại phân bố ở vùng lõi

Trang 35

 Trong số 28 họ thực vật nêu trên thì họ Thiên lý (Asclepiadaceae) có số loài đông nhất 5 loài,

tiếp theo là họ Cúc (Asteraceae) và họ Lúa

(Poaceae) mỗi họ có 4 loài, các họ khác từ 1

đến 3 loài

b Động vật đáy

Theo Đỗ Đình Sâm và cs (2004) hiện biết 102 loài động vật đáy ở vùng RNM Cà Mâu trong đó có 34 loài giun đất, 86 loài giáp xác với 27 loài tôm, 41 loài cua

và 1 loài hà sun (Balanus amphritrite), 57 loài thân

mềm trong đó có 30 loài ốc và 27 loài hai mảnh vỏ

Trang 36

d Lưỡng cư

Do đặc điểm vùng RNM mũi Cà Mâu có độ mặn cao và khu dân cư cùng sống trên nền đất mặn thiếu nước ngọt thường xuyên nên một số loài ếch, nhái và cóc không thích nghi được So với các vùng ven biển khác thì số loài ít hơn, hiện

Theo Vũ Trung Tạng (2004), ở vùng RNM ven biển cửa sông Cà Mâu hiện biết 192 loài cá thuộc 67 họ

Trong số loài trên một số là các loài cá ở biển Đông, nhiều loài phân bố ở vịnh Thái Lan và một số lượng

cá nước ngọt chuyển ra vùng cửa sông trong mùa lũ

Trang 37

e Bò sát

• Theo Nguyễn Văn Sáng và Nguyễn Thu Cúc (1978) và Đặng Trung Tấn (2003), RNM Cà Mâu hiện biết 20 loài bò sát thuộc 9 họ, trong đó có loài

được ghi trong Sách đỏ như trăn gấm (Python

reticulatus) (V), trăn đất (P molurus) (V.R), rắn hổ

mang (Naja naja) (T), rắn cạp nong (Bunganus

fasciatus) (T), rắn hổ mang chúa (Ophiophagus hannah) (E).

Trang 38

f Chim

• Theo tài liệu điều tra chim ven biển Cà Mâu 1998 – 2002 của Đặng Trung Tấn (2003) thì có 148 loài thuộc 35 họ trong đó có 62 loài chim di cư, và 13 loài ghi trong Sách đỏ Việt Nam như

sả hung (Halcyon coromanta) (R), xẻo

cá mỏ đỏ (Pelagopsis capensis) (T), nhàn mào (Sterna bergii) (T)

Trang 39

choắt mỏ cong lớn (Numenius arquata) (R.VU), quắm đầu đen (Threskiomis melanocephalus) (R), giang sen (Ibis leucocephalus), giang len (Mycteria leucocephalus) (R), khoang cổ (Ciconnia episcopus) (R.VU), cò nhạn (Anastomus ascitans) (R), cò trắng Trung Quốc (Egretta eulophotes) (VU), cốc đế (Pharacrocorax carbo) (R), bồ nông chân xám (Pelecanus philippensis) (R, VU).

Trang 40

g Thú

• Theo Võ Lâm Hà (1980) có 17 loài thú Gần đây có bổ sung thêm một số loài, đưa tổng số loài hiện biết lên 22 loài thuộc 9 họ, trong đó có một số loài được ghi trong Sách Đỏ như rái cá lông mượt

(Lutra perpicilata), rái cá (L lutra), mèo rừng (Felis chaus) (E), mèo bắt cá (F viveriana) (R), cáo ngựa (F temrincki)

(E).

Trang 41

RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ

 Ngày 21/1/2000 UNESCO đã công nhận đây là khu

dự trữ sinh quyển thế giới với hệ động thực vật đa dạng độc đáo điển hình của vùng ngập mặn Nơi đây được công nhận là một khu du lịch trọng điểm quốc gia Việt Nam

I TỔNG QUAN

 Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ còn gọi là Rừng Sác là một quần thể gồm các loài động, thực vật

rừng trên cạn và thuỷ sinh, được hình thành trên

vùng châu thổ rộng lớn của các cửa sông Đồng Nai, Sài gòn và Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây

Trang 42

II VỊ TRÍ ĐỊA LÍ

• Khu dự trữ sinh quyển rừng mặn Cần Giờ được hình thành ở hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn nằm ở cửa ngõ Đông Nam Thành phố Hồ Chí Minh Tọa độ: 10°22’ – 10°40’ độ vĩ Bắc và 106°46’ – 107°01’ kinh độ Đông

• Cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70km, khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ giáp tỉnh Đồng Nai ở phía Bắc, giáp biển Đông ở phía Nam, giáp tỉnh Tiền Giang và Long An ở phía Tây, và giáp tỉnh

Bà Rịa-Vũng Tàu ở phía Đông

Trang 43

• Tổng diện tích khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ là 75.740 ha, trong đó: vùng lõi 4.721 ha, vùng đệm 41.139 ha, và vùng chuyển tiếp 29.880 ha.

• Đây là khu rừng ngập mặn với một quần thể động thực vật đa dạng, trong số đó nổi bật là

đàn khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis) cùng

nhiều loài chim, cò.

Trang 44

III QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH

• Hợp lưu của sông Lò Rèn và sông Vàm Sát trong rừng Cần Giờ, nhìn phía xa hướng Đông có thể thấy Núi Lớn của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

• Trước chiến tranh, Cần Giờ thuộc tỉnh Đồng Nai, và nơi đây đã là khu rừng ngập mặn với quần thể động thực vật phong phú Nhưng trong chiến tranh bom đạn và chất độc hóa

Ngày đăng: 26/10/2014, 17:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Đỗ Đình Sâm, Nguyễn Ngọc Bình, Ngô Đình Quế, Vũ Tấn Phương – 2005. Tổng quan rừng ngập mặn Việt Nam – NXB NN Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng "quan rừng ngập mặn Việt Nam –
Nhà XB: NXB NN Hà Nội
4. Vũ Trung Tạng – 1994 – Các hệ sinh thái cửa sông Việt Nam – NXB KHKT – Hà Nội: 272tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các hệ sinh thái cửa sông Việt Nam
Nhà XB: NXB KHKT – Hà Nội: 272tr
1.Võ Văn Phú – Đa dạng sinh học – NXB Đại học huế - 2008 Khác
2. Nguyễn Hoàng Trí – Sinh thái học Rừng ngập mặn – NXB NN Hà Nội – 1999 Khác
7. http/mabvietnam.net/mangrove Wcollection/magroves and the ram sar Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Phân bố diện tích đất ngập mặn và RNM theo tỉnh và - Đa dạng loài rừng ngập mặn việt nam  rừng ngập mặn cần giờ
Bảng 1. Phân bố diện tích đất ngập mặn và RNM theo tỉnh và (Trang 5)
Bảng 2. Số lượng các loài thực vật tìm thấy trong vùng - Đa dạng loài rừng ngập mặn việt nam  rừng ngập mặn cần giờ
Bảng 2. Số lượng các loài thực vật tìm thấy trong vùng (Trang 12)
Bảng 3. Số lượng loài của các nhóm động vật đáy ở  RNM cửa sông Hồng và một số cửa sông khác - Đa dạng loài rừng ngập mặn việt nam  rừng ngập mặn cần giờ
Bảng 3. Số lượng loài của các nhóm động vật đáy ở RNM cửa sông Hồng và một số cửa sông khác (Trang 20)
Bảng 4. Côn trùng thu được ở rừng ven biển Nam định và - Đa dạng loài rừng ngập mặn việt nam  rừng ngập mặn cần giờ
Bảng 4. Côn trùng thu được ở rừng ven biển Nam định và (Trang 21)
Bảng 5. Số lượng và tỉ lệ (%) của các họ và các loài cá  trong các bộ được tìm thấy trong khu vực Ramsar Xuân - Đa dạng loài rừng ngập mặn việt nam  rừng ngập mặn cần giờ
Bảng 5. Số lượng và tỉ lệ (%) của các họ và các loài cá trong các bộ được tìm thấy trong khu vực Ramsar Xuân (Trang 23)
Bảng 7. Cấu trúc thành phần loài chim ở  VQG Xuân Thuỷ - Đa dạng loài rừng ngập mặn việt nam  rừng ngập mặn cần giờ
Bảng 7. Cấu trúc thành phần loài chim ở VQG Xuân Thuỷ (Trang 25)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w