Vai trò của kế toán quản trị trong ngân hàng

4 1.1K 63
Vai trò của kế toán quản trị trong ngân hàng

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU  Nền kinh tế Việt Nam hiện đang có những bước phát triển sâu rộng trong giai đoạn hội nhập với nền kinh tế thế giới và đã chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà Nước. Trong xu thế đó, các doanh nghiệp đã và đang đứng trước những cơ hội nhưng cũng phải đối mặt với những thách thức cho sự tồn tại và phát triển của mình. Muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế có sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao nội lực, khả năng cạnh tranh của chính mình. Để đạt được điều đó, các nhà quản trị cần đưa ra những quyết định quản lý một cách chính xác, nhanh chóng và phù hợp với thực tế, dựa trên một phương thức quản lý linh hoạt. Muốn vậy, cần phải có những công cụ quản lý hiệu quả. Kế toán quản trị là một trong những công cụ quan trọng giúp đáp ứng được yêu cầu này. Ngân hàng là một trong những ngành có sự cạnh tranh gay gắt hiện nay, vì vậy vai trò của kế toán quản trị trong công tác quản lý điều hành càng rõ nét hơn bao giờ hết. 1 NỘI DUNG  I. Nội dung cơ bản của kế toán quản trị: 1. Khái niệm: Kế toán quản trị ngân hàng là quá trình xác định, đo lường, tổng hợp, phân tích, soạn thảo, giải thích và thông báo các thông tin tài chính và phi tài chính cho lãnh đạo ngân hàng để lập kế hoạch, đánh giá và kiểm tra nội bộ ngân hàng và đẻ đảm bảo việc sử dụng đúng đắn và có trách nhiệm đối với tài nguyên ngân hàng. 2. Đặc điểm: a. Người sử dụng và người ra quyết định: Người sử dụng thông tin kế toán quản trị và ra quyết chính là những thành viên thuộc ban điều hành doanh nghiệp quyết định mọi vấn đề quan trọng của ngân hàng, bao gồm thành viên ban lãnh đạo ở Hội sở, chi nhánh, các phòng ban trực thuộc… Phạm vi thông tin mà kế toán quản trị cung cấp phụ thuộc vào quyền hạn và phạm vi quảncủa từng nhà quản trị. b. Tính kịp thời của thông tin Tính kịp thời của thông tin trong kế toán quản trị có thể hiểu là thông tin cần thiết có liên quan để phục vụ cho việc ra quyết định phải đảm bảo phù hợp với thời điểm mà nhà quản trị ngân hàng ra quyết định. Hoạt động ngân hàng thường xuyên phát sinh những vấn đề mới và phức tạp đòi hỏi nhà quản trị ngân hàng phải thường xuyên ra quyết định nhanh chóng, kịp thời. Thông tin kế toán nếu chậm trễ sẽ gây cản trở việc ra quyết định của nhà quản trị. c. Mức độ linh hoạt của việc thực hành kế toán Trong khi kế toán tài chính phải tôn trọng các nguyên tắc kế toán được sử dụng phổ biến và phù hợp theo các quy định của pháp luật, đảm bảo tính thống nhất theo các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán nhất định để người dùng có thể hiểu giống nhau về 2 thông tin kế toán, thì kế toán quản trị không có tính bắt buộc, các nhà quản trị được toàn quyền quyết định và điều chỉnh phù hợp với nhu cầu và khả năng quảncủa doanh nghiệp. Ví dụ: Tuỳ theo mục đích ra quyết định của giám đốc từng chi nhánh, phòng giao dịch hoặc trưởng phòng của các bộ phận của ngân hàng thì nội dung thông tin từ kế toán quản trị có thể được phân tích, tổng hợp, đánh giá theo các tiêu chí mang tính chủ quan sao cho việc ra quyết định nhanh chóng và dễ dàng. Một ví dụ khác là báo cáo tài chính của từng đơn vị hoặc của toàn bộ hệ thống với mục đích để tham khảo nội bộ và làm cơ sở để nhà quản trị ngân hàng ra các quyết định quản trị như kế hoạch kinh doanh, cơ cấu lại chi phí, thay đổi cơ cấu doanh thu…có thể được thực hiện theo các nguyên tắc, tiêu chuẩn kế toán khác với tiêu chuẩn, nguyên tắc kế toán theo quy định của pháp luật. d. Kích thước thời gian (Kỳ báo cáo) Kế toán quản trị có kỳ lập báo cáo thường xuyên và đột xuất theo yêu cầu của nhà quản trị: Quý, năm, tháng, tuần, ngày nhằm phục vụ cho việc ra quyết định nhanh chóng và kịp thời. Ví dụ: Các báo cáo tồn quỹ tiền mặt hàng ngày tại chi nhánh giúp nhà quản trị ra quyết định điều quỹ hoặc tiếp quỹ phù hợp với nhu cầu rút tiền/ nộp tiền của khách hàng. Mặt bằng lãi suất huy động USD tăng đột biến, nhà quản trị cần đến thông tin kế toán về số dư USD của hệ thống để quyết định mức lãi suất huy động điều chỉnh phù hợp với thị trường. e. Tập trung của thông tin (phạm vi thông tin) Phạm vi thông tin của kế toán quản trị liên quan đến việc quản lý trên từng bộ phận (khối, phòng/ban, kênh phân phối) cho đến từng cá nhân có liên quan. Hay nói cách khác, thông tin của kế toán quản trị phục vụ cho việc ra quyết định đối với các 3 phòng ban, chứ không đơn thuần là cho các quyết định trên quy mô toàn hệ thống ngân hàng. Ví dụ: Tổng giám đốc ngân hàng cần thông tin chi tiết về tình hình tăng trưởng tín dụng tại các chi nhánh/ phòng giao dịch nhằm điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng tại từng đơn vị. f. Bản chất của thông tin - Kế toán quản trị nhấn mạnh đến sự thích hợp và tính linh hoạt của số liệu, thông tin được tổng hợp phân tích theo nhiều góc độ khác nhau. -Thông tin ít chú trọng đến sự chính xác mà mang tính chất phản ánh xu hướng biến động, có tính dự báo vì vậy thông tin kế toán quản trị phục vụ cho việc đánh giá và xây dựng các kế hoạch kinh doanh… Ví dụ: Thông tin giá vàng tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh do kế toán quản trị cung cấp có sự chênh lệch trong một khoảng thời gian nhất định, sẽ giúp nhà quản trị thấy được xu hướng biến động giá tại 2 vùng và đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp. II. Vai trò của kế toán quản trị: Để tồn tại và thích ứng với nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp luôn phải tìm cách đối phó với những cạnh tranh khốc liệt từ các doanh nghiệp khác. Kế toán quản trị ngày càng đóng vai trò quan trọng là một công cụ quản lý đắc lực, phục vụ cho việc quản lý, kiểm soát và ra quyết định của nhà quản trị trong các doanh nghiệp, hỗ trợ cho các nhà quản lý thành công trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Báo cáo kế toán quản trị với vai trò là sản phẩm cuối cùng cung cấp cho các nhà quản trị các thông tin cần thiết phục vụ các chức năng của mình. Một hệ thống báo cáo kế toán quản trị tốt sẽ giúp cho các nhà quản trị đưa ra các quyết định đúng đắn. Trong lĩnh vực ngân hàng, ́ toa ́ n quản trị cung cấp những thông tin kế toán cho các nhà quảnngân hàng nhằm đạt được những mục tiêu do ngân hàng đã đề ra. Nhà quản lý nhận được thông tin này dưới hình thức như: báo cáo doanh thu, báo cáo chi phí, các dự toán, các báo cáo hoạt động hàng tháng. Báo cáo kế toán quản trị cung cấp 4

Ngày đăng: 25/12/2013, 15:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan