Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 30 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
30
Dung lượng
352 KB
Nội dung
DOANH NGHIỆP VÀSỰ ĐỔI MỚI Tínhminhbạchtrongchínhsáchtiềntệvàsựdẫntruyềncủalãisuấtbánlẻ Ming-Hua Liu, Dimitri Margaritis and Alireza Tourani-Rad Loạt bài nghiên cứu khoa kinh doanh ISSN 1176-1997 Paper 23-2005 Page 1 GIỚI THIỆU TÁC GIẢ Phó Giáo sư MING-HUA LIU Tiến sĩ Liu hiện đang là một phó giáo sư tài chính với chuyên môn trong lĩnh vực ngân hàng, đầu tư và quản lý rủi ro tài chính. Tiến sĩ Lui đã làm việc trong các ngành tài chính được hai mươi năm trước khi là giảng viên của Trường đại học công nghệ Uuckland (AUT), những bài nghiên cứu của Ông được đăng trên Tạp chí Ngân hàng và Tài chính, Tạp chí Pacific Basin Finance, Advances in Pacific Basin Financial Markets, Advances in Pacific Business, Economics and Finance, and Law and Policy in International Business. Ông cũng là một phó tổng biên tập của Tạp chí Tài chính châu Phi. Những nghiên cứu củaTiến sĩ Liu đã giành được những giải thưởng trong hội nghị tài chính quốc tế lớn và cũng nhận được các giải thưởng giáo viên của năm. Giáo sư DIMITRI MARGARITIS Dimitri Margaritis là Giáo sư Tài chính quốc tếtrong Khoa Kinh doanh. Ông đã từng là Giáo sư Kinh tế tại Đại học Waikato và đã tổ chức các cuộc hội thảo tại SUNY-Buffalo, Đại học Southern Illinois, Đại học Washington và Đại học British Columbia. Ông cũng là Cố vấn và Giám đốc nghiên cứu tại Ngân hàng Dự trữ New Zealand vào đầu những năm 1990 và sau đó đã được bổ nhiệm làm nghiên cứu viên cao cấp của Ngân hàng trong khi ông trở về giảng dạy tại Đại học Waikato. Ông là thành viên của dự án về cải cách tài chínhcủa Ngân hàng Thế giới và hiện là lãnh đạo cuả doanh nghiệp New Zealand Enterprise Efficiency và dự án Productivity được tài trợ bởi Quỹ Khoa học, Nghiên cứu và Công nghệ. Ông đã xuất bản rộng rãi trong các tác phẩm tham khảo quốc tếtrong lĩnh vực chínhsáchtiền tệ, tài chính quốc tế, kinh tế, phát triển và tăng trưởng kinh tế. Giáo sư ALIREZA TOURANI-RAD Tiến sĩ Alireza Tourani-Rad là một giáo sưtrong lĩnh vực Tài chínhvà là người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Tài chính.Vị trí trước đây của ông là Giáo sư Tài chính tại Đại học Waikato Trường quản lý , là Phó Giáo sư tại Đại học ở Hà Lan Masstricht. Tiến sĩ Tourani-Rad còn là chuyên gia trong các lĩnh vực tài chính doanh nghiệp và quốc tế. Ông đã hoàn thành bằng tiến sĩ củamình ở trường Đại học Brussels và bằng thạc sĩ tại Đại học Công giáo Leuven ở Bỉ.Ông là Phó Chủ tịch điều hành của Hiệp hội Quản lý Tài chính châu Âu và là Tổng thư ký của Viện Kinh tế Tài chính Limburg. Ông đã giữ chức vụ thỉnh giảng tại một số trường Đại học hàng đầu châu Âu và đã viết rãi đăng trên các tạp chí quốc tế. Page 2 Tínhminhbạchtrongchínhsáchtiềntệvàsựdẫntruyềncủalãisuấtbánlẻ Tóm tắt đề tài Bài viết xem xét mức độ dẫntruyềnvà điều chỉnh tốc độ lãisuấtbánlẻ để đáp ứng với những thay đổi trong mức lãisuấtbán buôn chuẩn ở New Zealand trong thời gian từ năm 1994 đến 2004. Chúng tôi xem xét đến ảnh hưởng củachínhsáchminhbạchvà cấu trúc tài chínhtrong cơ chế dẫn truyền. New Zealand là quốc gia OECD đầu tiên thông qua chế độ lạm phát mục tiêu chính thức với trách nhiệm cụ thể và các quy định minh bạch. Tínhminhbạchtrongchínhsách đã được tăng cường hơn nữa bời một sự chuyển đổi từ chú trọng số lượng tiền mặt trong lưu thông sang mục tiêu về giá vàlãisuất vào năm 1999. Chúng tôi đã tìm thấy sựdẫntruyền hoàn toàn trong dài hạn cho một số lãisuấtbán lẻ. Kết quả đã cho thấy rằng sự ra đời củalãisuấttiền mặt chính thức (OCR) đã làm tăng mức dẫntruyềncủalãisuất thả nổi vàlãisuấttiền gửi nhưng không làm tăng mức dẫntruyềncủalãisuất thế chấp cố định. Nhìn chung, kết quả của các tác giả đã xác nhận rằng lãisuấtchínhsáchtiềntệlãisuất có ảnh hưởng nhiều hơn đến lãisuấttrong ngắn hạn và tăng tínhminhbạch đã làm giảm biến động của công cụ và nâng cao hiệu quả củachính sách. I. Giới thiệu đề tài Page 3 Chínhsáchtiềntệ là công cụ chủ yếu để điều tiết nền kinh tế vĩ mô tại hầu hết các nước công nghiệp hoá. Khi chínhsáchtiềntệ cần được thắt chặt (nới lỏng), ngân hàng trung ương hoặc cơ quan có thẩm quyền tiềntệ sẽ tăng (giảm) lãisuấtchính thức, ngân hàng và các tổ chức tài chính khác sẽ theo đó tăng (giảm) lãisuấttiền gửi vàlãisuất cho vay. Đối mặt với chi phí tài trợ cao hơn (hay thấp hơn), người tiêu dùng và các công ty sẽ điều chỉnh tiêu dùng và chi tiêu của họ cho phù hợp, từ đó ảnh hưởng đến sản lượng và lạm phát. Do đó, hiệu quả củachínhsáchtiềntệ phụ thuộc vào tốc độ và mức độ các tổ chức tài chínhdẫntruyền những thay đổi trong tỷ giá chính thức tới khách hàng của họ. Trong khi có nhiều nghiện cứu về sựdẫntruyềncủachínhsáchtiềntệ thì sựdẫntruyềncủalạisuấtbánlẻ dường như chưa được tìm hiểu, ít nhất là cho đến gần đây. Hầu hết các nghiện cứu về cơ chế truyềndẫnchínhsáchtiềntệ giả định rằng sự thay đổi củalãisuấtchính thức dẫntruyền ngay lập tức và hoàn toàn đến lãisuấtbánlẻ ngân hàng. (ví dụ như: Bernanke và Gertler, 1995; Kashyap và Stein, 2000; Altunbas, 2002). Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây cho thấy sựdẫntruyền có thể là không hoàn toàn và tốc độ điều chỉnh có thể bị chậm lại. Sựdẫntruyềnvà tốc độ điều chỉnh cũng khác nhau giữa các định chế tài chínhvà sản phẩm tài chính khác nhau, ám chỉ rằng tốc độ củasựdẫntruyềntiềntệ khác nhau giữa các phân khúc khác nhau của khu vực ngân hàng. Hơn nữa, một số nghiên cứu cũng tìm thấy rằng tốc độ điều chỉnh là khác nhau tùy thuộc vào lãisuất cao hơn hay thấp hơn mức cân bằng dài hạn. (Chong và các cộng sự, 2005; Kleimeier và Sander, 2005) Trong bài nghiên cứu này, các tác giả kiểm tra mức độ dẫntruyềnvà tốc độ điều chỉnhcủalãisuấtbánlẻ khi lãisuất chuẩn thay đổi ở New Zealand. Đặc biệt, các tác giả phân tích những vấn đề sau: Thứ nhất, tác giả xem xét sựdẫntruyền dài hạn củalãisuấtchính thức vàlãisuất liên ngân hàng đến các lãisuấtbánlẻ khác nhau như là lãitiền gởi vàlãisuất cho vay kể cả lãisuất cho vay cơ bảnvàlãisuất thế chấp ở các kỳ hạn khác nhau. Tác giả sử dụng phương pháp luận của Phillips-Loretan (1991) là phương pháp loại bỏ vấn đề tiệm cận và chú ý đến các kết luận có ý nghĩa thống kê đối với các hệ số trong dài hạn. Bằng cách kết hợp ảnh hưởng của động lực trongtiến trình tạo dữ liệu (DGP), phương pháp này cũng giải thích vai trò củasự bất ngờ của các chínhsáchtrong quá khứ và thiết lập các chínhsách kì vọng trong tương laitrong mối quan hệ giữa lãisuấtbánlẻvà các công cụ củachính sách. Thứ hai, tác giả kiểm tra sựdẫntruyền ngắn hạn và tốc độ điều Page 4 chỉnhcủalãisuấtbánlẻ bằng cách sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số và cũng kiểm tra xem liệu tốc độ điều chỉnh là đối xứng hay không đối xứng. Cuối cùng, tác giả điều tra xem liệu sự thay đổi trongtiến trình điều hành và tăng tínhminhbạch cho chínhsáchtiềntệ (kết quả có được thông qua công cụ lãisuấttiền mặt chính thức năm 1999) có tác động khác nhau lên sựdẫntruyềnvà tốc độ điều chỉnhlãisuất ở New Zealand hay không? Có ít nhất 3 lý do tại sao bài nghiên cứu của cơ chế dẫntruyền ở New Zealand là quan trọng. Đầu tiên, New Zealand là nước đầu tiênchính thức thông qua cơ chế lạm phát mục tiêu với trách nhiệm cụ thể và những quy định minh bạch. Những sắp xếp này trở thành mô hình nguyên mẫu cho khung chínhsách được thông qua bởi các nước OECD và nhiều nước đang phát triển gần đây. Thứ hai, không giống hầu hết các nước khác, có sự thay đổi chínhtrong cơ chế kiểm soát tiềntệ ở New Zealand từ việc rời bỏ mục tiêu số lượng cung tiềntrong lưu thông sang lãisuất OCR. Mặc dù dưới một trong hai chế độ này, sựdẫntruyềnchínhsáchtiềntệ chủ yếu thông qua lãi suất. Câu hỏi đặt ra là có hay không và với quy mô nào thì sẽ có sự thay đổi trong tốc độ và mức độ điều chỉnhsựdẫntruyền từ công cụ chínhsách đến lãisuấtbánlẻvà đến hiệu quả củasự quản lý tiềntệ bằng một quan hệ mật thiết. Tác giả cũng hy vọng rằng dưới chế độ OCR, vai trò củalãisuấttrong cơ chế dẫntruyền sẽ trở nên minhbạch hơn. Cân bằng số dư tiền mặt, không giống như lãi suất, thường không có mối quan hệ chắc chắn ổn định với thu nhập danh nghĩa hay lạm phát và thông thường dẫn tới biến động lãisuất cao hơn đáng kể so với lãisuất mục tiêu. Tuy nhiên, mục tiêu số lượng cung cấp một số lợi thế hoạt động vì chúng cung cấp một bước đệm tốt hơn chống lạisự điều tiết sự tăng lên của lạm phát không mong muốn. Đây là một trường hợp thông thường dưới chế độ lãisuất mục tiêu. Chúng cũng dễ dàng tạo ra một phảm ứng nhanh chóng tronglãi suất, có thể là quan trongtrong suốt một thời kì lạm phát nặng nề. (xem Spencer, 1992). Lý do thứ 3 liên quan đến quan sát rằng New Zealand là một trong những nước OECD nợ nhiều nhất và khu vực tư nhân trong nước lại có một tỷ lệ không mấy khả quan. Khu vực ngân hàng, hầu hết là chủ sở hữu nước ngoài, phụ thuộc ngày càng nhiều vào vay mượn nước ngoài. Cần quan tâm đến hiệu quả củachínhsáchtiềntệ khi có lỗ hổng trong hệ thống. Theo số liệu thống kê chính thức của ngân hàng dự trữ của New Zealand, 3/2005, nợ nước ngoài của khu vực tư nhân là 149 tỉ $NZ, bằng 101% GDP New Zealand, gấp 8.8 lần nợ nước ngoài củachính phủ (17 tỉ $NZ chiếm 12% GDP). Trong khi khu vực doanh Page 5 nghiệp tăng tiết kiệm nhờ vào lợi nhuận cao thì tiết kiệm khu vực tư nhân lại giảm nhanh chóng. Khu vực tư nhân ở New Zealand có tỷ lệ tiết kiệm thấp nhất trong số những nước OECD. Theo thống kê của New Zealand, dân cư có thu nhập trung bình ở đây không tiết kiệm bất cứ thứ gì ngoài thu nhập hiện tại nhưng thay vào đó không tiết kiệm khoảng 12% thu nhập mỗi năm. Nợ thế chấp dân cư chiếm khoảng 90% nợ của khu vực dân cư, nợ của khu vực dân cư chiếm hơn 50% tổng danh mục nợ của các định chế tài chính ở New Zealand. Vì kết quả củasự thiếu hụt tiết kiệm nội địa, ngân hàng ở New Zealand ngày càng vay vốn từ thị trường nước ngoài để đáp ứng như cầu mạnh cho việc thế chấp, đây là nhu cầu có tác động đến quan hệ giữa OCR vàlãisuất thế chấp cố định. Những vấn đề tác giả tìm ra cho thấy rằng sựdẫntruyền dài hạn củalãisuất thị trường đến lãisuấtbánlẻ khác nhau tùy theo các sản phẩm tài chính. Một số lãisuất có sựdẫntruyền hoàn toàn trong khi một số khác lại không như vậy. Sựdẫntruyền ngắn hạn và tốc độ điều chỉnh cũng khác nhau tùy theo sản phẩm. Tác giả không tìm được bằng chứng rằng ngân hàng ở New Zealand đã điều chỉnh tăng lãisuất chậm hơn so với khi điều chỉnh giảm lãisuất (cả lãisuất cho vay vàlãisuấttiền gởi). Sự xuất hiện của OCR làm tăng sựdẫntruyền dài hạn củalãisuấttiền gởi cố định vàlãisuất thả nổi nhưng không có tác động lên các lãisuất khác. Phần còn lạicủa bài nghiên cứu cơ cấu như sau: phần 2 cung cấp nền tảng về chínhsáchtiềntệ ở New Zealand. Phần 3 đưa ra khung khái niệm và các tài liệu xem xét. Phần 4 nói về phương pháp luận. Phần 5 thảo luận về dữ liệu và kết quả và cuối cùng là kết luận. II. Chínhsáchtiềntệ ở New Zealand Ngân hàng dự trữ New Zealand (RBNZ), ngân hàng trung ương của New Zealand, có trách nhiệm điều hành chínhsáchtiềntệ độc lập để đạt được sự ổn định giá cả, điều này được định rõ trong Thỏa thuận về các mục tiêu chínhsách (PTA). PTA là một hợp đồng cụ thể giữa thống đốc ngân hàng dự trữ và bộ trưởng bộ tài chính trên danh nghĩa củachính phủ. Đây là thành phần quan trọngcủa khuông khổ chínhsáchtiềntệtrong đạo luật ngân hàng dự trữ được đưa ra năm 1989. PTA hiện tại, ký kết vào tháng 9 năm 2002, yêu cầu ngân hàng dự trữ giữ cho lạm phát được đo bằng sự tăng trưởng CPI hằng năm cân bằng ở mức 1-3% trong trung hạn. Page 6 Trong những năm 1990 và 1993 sự ổn định giá cả được định nghĩa là lạm phát từ 0 đến 2 phần trăm trong một năm. Hệ thống mục tiêu đã được mở rộng ra từ 0 đến 3 phần trăm trong tháng 12 năm 1996. Vì lạm phát đã thực sự ở bên ngoài phạm vi mục tiêu trong gần hai năm từ thời điểm đó và không bao giờ dưới 1 phần trăm. Mục tiêu mới cơ bản không được thể hiện trong nhiệm vụ trong tâm trong thời kỳ. Tuy nhiên, khó khăn cấp thiết để giữ lạm phát trong phạm vi mục tiêu đề ra. Ngân hàng dữ trữ lúc này đảm nhiệm vai trò trọng yếu đối với việc thiết lập chính sách. Trước đây, các ngân hàng đã đặt ra chínhsách để tránh lệch khỏi phạm vi mục tiêu. Nó tạo nên cách nhìn rộng hơn về hiệu quả truyền tải trực tiếp từ giá cả nước ngoài thông qua tỷ giá lên lạm phát (xem Huang, Margaritis và Mayes, 2001). Điều này nhằm để thiết lập hệ thống tỷ giá như một mục tiêu trung gian. Sau đó ngân hàng đưa lạm phát trong phạm vi mục tiêu trong 6-8 quí tiếp theo. Sự khác biệt trong cả hai chínhsách dài hạn và trước mắt giữa mục tiêu đại diện cho sự thay đổi đáng kể trong đường lối chínhsách đã được thiết lập. Từ tháng 7/ 1997 đến tháng 3/ 1999, RBNZ sử dụng chỉ số tiềntệ có điều kiện (MCI) như một phương tiện thông tin cho các yêu cầu củachínhsáchtiền tệ. Kể từ tháng 3 năm 1999, RBNZ đã thay đổi công cụ chínhcủachínhsách quản lý số lượng tiền mặt qua đêm để thiết lập mức lãisuất cho nó (lãi suất OCR). Tỷ lệ này được xem xét lại tám lần một năm. Không giống như hầu hết các quốc gia khác, New Zealand đã không đặt lãisuất như vậy trước năm 1999. Thay vào đó RBNZ điều khiển điều kiện thị trường bằng cách định rõ lãisuất tín phiếu ngân hàng 90 ngày mà có thể phù hợp với ổn định giá cả kết hợp với 1 phạm vi cho tỷ giá hối đoái, 1 chỉ số điều kiện tiềntệ kết hợp 2 trong 1 biện pháp duy nhất ( từ cuối năm 1996). Mặc dù RBNZ có thể đạt được bất kỳ tỷ lệ thị trường nào bằng cách sử dụng điều khiển định lượng trong các thị trường qua đêm- RBNZ đặt ra “mục tiêu tiền mặt” cho hoạt động thị trường hàng ngày của mình. Vì vậy ngân hàng thiết lập chínhsách thông qua hoạt động “Open mouth operations” (Guthrie và Wright, 2000). Thông thường việc tuyên bố chínhsáchtiềntệ hàng quý như là phương tiện được sử dụng nhưng khi xảy ra sốc giữa 2 quý hoặc thị trường di chuyển quá xa các thống đốc hay các thành viên cao cấp của các ngân hàng sẽ phát hành một tuyên bố ngắn gọn nói về những gì các ngân hàng muốn. Thay đổi bất ngờ hiếm khi Page 7 xảy ra và các quyết định của ngân hàng sẽ được thị trường thông qua. Bằng cách thay đổi một OCR ngân hàng thông qua một quy ước tỷ lệtiềnlệ thay thế cho mục tiêu định lượng. Hệ thống OCR thì khá đơn giản và có thể dễ dàng hiểu, nó hoạt động như sau: khi một OCR được công bố, ngân hàng dự trữ chuẩn bị sẵn sàng để trả cho các tổ chức tài chính một tỷ lệlãisuất 0,25% dưới mức OCR cho tiền gửi của họ trong ngân hàng dự trữ và cũng chuẩn bị sẵn sàng cho vay tiền mặt qua đêm để các ngân hàng có được sự đảm bảo an toàn tại một tỷ lệlãisuất 0.25% trên mức OCR. Quan trọng hơn, không có giới hạn về số lượng tiền mặt mà nó sẵn sàng để đi vào hoặc đi ra tại mức 0.25% dưới hay trên mức OCR tương ứng. Ngân hàng trung ương hoạt động như một người tạo thị trường trong thị trường tiềntệ ngắn hạn mà không có bất kỳ giới hạn áp đặt trên số tiền giao dịch mua bán, không có ngân hàng thương mại có khả năng cung cấp các khoản vay ngắn hạn tại một tỷ lệ cao hơn đáng kể so với mức OCR. Trong một hệ thống tài chính cạnh tranh, các ngân hàng khác đưa ra giá rẽ hơn bằng cách vay mượn tiền từ ngân hàng dự trữ. Tương tự, một tổ chức tài chính không cho vay ngắn hạn tại mức thấp hơn nhiều so với OCR từ khi nó có thể cho vay từ ngân hàng dự trữ ở mức OCR, mà không có bất kỳ rủi ro tín dụng nào. Bằng cách cho vay hoặc vay tiền qua đêm không hạn chế, ngân hàng dự trữ có thể duy trì tỷ lệlãisuất liên ngân hàng ngắn hạn tại mức OCR. Bằng cách thiết lập OCR, ngân hàng dự trữ có ảnh hưởng đáng kể đến các loại lãisuất ngắn hạn, ví dụ, lãisuất tín phiếu 90 ngày,lãi suất thả nổi thế chấp, vv. OCR cũng có thể ảnh hưởng đến tỉ lệlãisuấtbánlẻ khác được quản lý bởi ngân hàng thương mại và các loại hình tổ chức tài chính khác. Do đó, những thay đổi trong OCR sẽ ảnh hưởng đến mức độ tổng thể của hoạt động kinh tếtrong nước và lạm phát. Tuy nhiên, quá trình này mất thời gian và tốc độ điều chỉnh khác nhau trên các phương tiệnvà theo thời gian. III. Sự cứng nhắc trongtiến trình điều chỉnhlãisuấtSự điều chỉnhlãisuấtbánlẻ bởi các định chế tài chính khi có sự thay đổi tronglãisuất chuẩn trên thị trường tiềntệ hoặc lãisuấtchínhsách là có dự tính trước vàsựdẫntruyền có thể là không hoàn toàn. Trong tài liệu của những đất nước công nghiệp, hiện tượng giống nhau ở thị trường hàng hóa được biết đến như là sự cứng nhắc trong việc thay đổi giá (giá cả chậm thay đổi). Sự cứng nhắc trongtiến trình điều chỉnhlãisuất là do một số nhân tố như chi phí thực đơn, chi phí chuyển đổi cao (chi phí phát sinh khi khách hàng Page 8 chuyển đổi nhãn hiệu, sản phẩm qua sang đối thủ cạnh tranh), cạnh tranh không hoàn hảo và bất cân xứng thông tin. Dưới giả thuyết chi phí thực đơn, ngân hàng miễn cưỡng thay đổi lãisuấtcủa họ nếu sự thay đổi tronglãisuất chuẩn là rất nhỏ và/hoặc tạm thời (xem ở Dutta et al. 1999). Vì có sự điều chỉnh chi phí bao gồm sự thay đổi tronglãisuấtbánlẻcủa ngân hàng đến khách hàng, ngân hàng có thể phản hồi chậm đến thay đổi tạm thời tronglãisuấtchínhsáchtiền tệ, nhưng nhanh chóng hơn trong những thay đổi vĩnh viễn củachínhsáchlãi suất. Dưới giả thuyết chi phí chuyển đổi, khách hàng không có khuynh hướng chuyển đổi sản phẩm tài chính và/hoặc định chế tài chính để tìm kiếm những nguồn vốn hay cơ hội đầu tư tốt hơn vì chi phí chuyển đổi cao (xem Heffernan, 1997). Khách hàng cần tốn thời gian và công sức để tìm hiểu ngân hàng nào cung cấp đề nghị tốt nhất và họ có thể nhanh chóng nhận thấy sự bất tiện và/hoặc tốn quá nhiều chi phí cho việc chuyển đổi ngân hàng. Ví dụ, trong trường hợp thanh toán trước các khoản vay và rút sớm các khoản tiền gởi, một số ngân hàng có thể tính phí cho khách hàng để hạn chế việc này. Sự cứng nhắc tronglãisuất có thể là do việc ngân hàng lợi dụng tính ì của các khách hàng trong việc chuyển đổi sản phẩm tài chính và/hoặc định chế tài chính. Nếu các ngân hàng có thể định giá sản phẩm của họ để lợi dụng tính ì của khách hàng thì lãisuất được kỳ vọng sẽ tăng chậm cho tiền gởi của khách hàng, giảm chậm cho nợ. Theo nghĩa khác, ngân hàng có thể điều chỉnhlãisuấttiền gởi lên chậm và điều chỉnhlãisuất nợ xuống chậm. Điều này sẽ dẫn đến sự bất cân xứng trong tốc độ điều chỉnhlãi suất. Dưới lý thuyết cạnh tranh không hoàn hảo, bởi vì có sự bắt tay làm giá giữa các ngân hàng, điều chỉnhlãisuấttrong thị trường không cạnh tranh có thể bất cân xứng, lãisuất huy động được kỳ vọng tăng chậm trong khi lãisuất cho vay được kỳ vọng giảm chậm (xem Hannan và Berger, 1991, Neuman và Sharpe, 1992). Cuối cùng, theo giả thuyết bất cân xứng thông tin, ngân hàng phải đối mặt với tình trạng xấu khi bất cân xứng thông tin giữa người mua và người bánvà vấn đề rủi ro đạo đức khi ngân hàng được yêu cầu tăng lãisuất cho vay để đáp ứng sự tăng lên tronglãisuất thị trường (xem Stiglitz và Weiss, 1981). Sự xuất hiện của chi phí đại diện làm cho ngân hàng miễn cưỡng tăng lãisuất cho vay lên đáng kể trong thời gian ngắn. Lãisuất cho vay cao Page 9 hơn làm cho việc thu hồi nợ khó khăn hơn, điều này dẫn đến nhiều vấn đề về cho vay (vấn đề vỡ nợ). Trừ khi ngân hàng phải chịu áp lực vàlãisuất thị trường được kỳ vọng duy trì ở mức cao thì ngân hàng mới miễn cưỡng tăng lãisuất cho vay. Thay vào đó, những ngân hàng có khuynh hướng hạn chế dư nợ tín dụng khi có áp lực tăng trên lãisuất cho vay. Kết quả, lãisuất cho vay được kỳ vọng tăng chậm hơn dưới mẫu bất cân xứng thông tin. Sự phối hợp giữa những nhân tố trên có thể đóng vai trò khác nhau trongtiến trình điều chỉnhlãisuấtbánlẻ ngắn hạn vàlãisuất dài hạn. Ví dụ, chi phí chuyển đổi và chi phí thực đơn có khuynh hướng là nhân tố chính ảnh hưởng đến tốc độ điều chỉnhtrong ngắn hạn trong khi cạnh tranh không hoàn hảo và bất cân xứng thông tin có khuynh hướng là nhân tố chính tác động đến sựdẫntruyền dài hạn (xem Bondt, 2002). Vì vậy, nó đặt ra vấn đề là liệu lãisuấttiền gởi vàlãisuất cho vay có tăng chậm và giảm chậm hay không. Hơn nữa. cũng có khuynh hướng sự cứng nhắc tronglãisuấtbánlẻ đến các sản phẩm tài chính khác nhau là khác nhau. Ví dụ, những khác nhau này có thể thấy ở lãisuất cho vay so với lãisuất huy động, thế chấp thả nổi so với thế chấp lãisuất cố định, lãisuất ngắn hạn với lãisuất dài hạn, phụ thuộc vào mức độ tương đối củatính ì khách hàng hoặc mức độ quan trọngcủa chi phí chuyển đổi. Ví dụ, tính ì của khách hàng có thể lớn hơn nhiều đối với tiền gởi tiết kiệm hơn là tài khoản tiền gởi. Hannan và Berger (1991) và Neuman và Sharpe (1992) là những người đầu tiên nghiên cứu tính cứng củalãisuấttiền gởi. Trong khi giả định sựdẫntruyền là hoàn toàn và lập tức cho lãisuất cho vay, họ kiểm tra sự tác động của sức mạnh thị trường trong thị trường tiền gởi dựa trên tính cứng của nó ở Mỹ. Họ thấy rằng sự điều chỉnh bất cân xứng tronglãisuấttiền gởi, những ngân hàng điều chỉnhlãisuấttiền gởi tăng chậm hơn so với khi điều chỉnh xuống và họ cho rằng đó là do sức mạnh thị trường của các ngân hàng trong thị trường tiền gởi (những ngân hàng có thể chi phối lãi suất). Cottarelli và Kourelis (1994) là những người đầu tiên nghiên cứu sựdẫntruyền đến lãisuất cho vay. Sử dụng mô hình tự hồi quy với biến trễ (ADL), họ kiểm tra sự tác động củalãisuất cho vay đối với các nước phát triển và nước đang phát triển với sự thay đổi trên lãisuất thị trường. Họ thấy rằng sựdẫntruyềnlãisuất khác nhau giữa các nước vàtính cứng lãisuất cho vay này có thể giảm xuống nhờ một vài nhân tố: sự tồn tại của thị trường đối với thương phiếu, lãisuất thị trường tiềntệ ít biến động và rào cản khá yếu để cạnh tranh/gia nhập ngành. Page 10