1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn, đề tài dạy lồng ghép kĩ năng sống trong môn ngữ văn

39 31 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 278,2 KB

Nội dung

Học sinh phổ thông là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách,giàu ước mơ, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết về cuộc sống.Thực tế đáng buồn là một bộ phận nhỏ các

Trang 1

ĐỀ TÀI: “Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT trong các tiết dạy Ngữ văn”

A ĐẶT VẤN ĐỀ

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Theo Luật Giáo dục năm 2019, giáo dục Việt Nam có mục tiêu: “Phát triển toàn diện về con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân;

có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc

và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cáo dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quoccs và hội nhập quốc tế”.Thấm nhuần tư tưởng đó nên việc giáo dục toàn diện cho học sinh được

coi là mục đích mà toàn Ngành Giáo dục đang triển khai thực hiện ở tất cảcác cấp học

Học sinh phổ thông là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách,giàu ước mơ, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết về cuộc sống.Thực tế đáng buồn là một bộ phận nhỏ các em học sinh hiện nay lại thiếunhững kỹ năng rất đơn giản để có thể ứng phó trước những tình huống xảy ratrong cuộc sống, điều này ảnh gưởng rất lớn đến việc hình thành và phát triểnnhân cách của chính các em, mặt khác nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến kếtquả giáo dục của nhà trường

Là một giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn trong 13 năm, tôi nhận thấymôn Ngữ văn không chỉ có nhiệm vụ hình thành và phát triển ở học sinh nănglực sử dụng Tiếng Việt, có những hiểu biết về xã hội, văn hóa, văn học, lịch

sử mà còn giúp các em bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu cảm xúc, thẩm

mĩ và định hướng thị hiếu để hoàn thiện nhân cách Như vậy, việc lồng ghép

kỹ năng sống trong các tiết dạy Ngữ văn là việc cần thiết tạo điều kiện giúphọc sinh nâng cao năng lực lĩnh hội trong học tập, hình thành thái độ, hành vi

và có quyết định đúng đắn để giải quyết mọi vấn đề

Chính vì sự cần thiết ấy, bản thân tôi luôn trăn trở làm sao để đạt hiệuquả khi lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào trong phân môn mình được

phân công giảng dạy Đó là lí do khiến tôi chọn đề tài: “Lồng ghép giáo dục

kỹ năng sống cho học sinh THPT trong các tiết dạy Ngữ văn”.

II PHẠM VI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Trang 2

- Đề tài trên được viết dựa trên mục tiêu Giáo dục và những kinh nghiệm tíchlũy của bản thân tôi trong quá trình trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn tạitrường THPT Trần Đăng Ninh - Ứng Hòa – Hà Nội.

- Đề tài được áp dụng trong các tiết dạy Ngữ Văn

- Các lớp tiến hành thực nghiệm: 12A1, 12A7, 11A5

III TÌNH TRẠNG THỰC TẾ KHI CHƯA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Qua quan sát thực tế tôi thấy rằng hiện nay một bộ phận nhỏ các emhọc sinh trong trường lúng túng khi ứng xử trong giao tiếp; chưa mạnh dạnthể hiện kĩ năng của bản thân; ngại nói, ngại bộc lộ, chia sẻ Điều này cũng làmột trong những nguyên nhân dẫn đến việc học sinh thiếu kĩ năng sống; dễ bịlôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực; dễ bị phát triển lệch lạc nhâncách.Vì vậy, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là điều rất cần thiết

Xuất phát từ thực tế đó, năm học 2019 – 2020 trước khi áp dụng đề tài

“Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT trong các tiết dạy Ngữ văn”tôi đã tiến hành khảo sát việc vận dụng các kỹ năng để xử lí tình

huống tại các lớp 12A1, 12A7, 11A5 tôi thu được kết quả như sau:

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I TÊN ĐỀ TÀI: “Lồng ghépgiáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT

trong các tiết dạy Ngữ văn”

Trang 3

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được xác định là một trong những

nội dung cơ bản của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện,

học sinh tích cực” trong các nhà trường phổ thông hiện nay Đây là hoạt động

thường xuyên của tất cả các cấp trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

toàn diện và tiếp cận kĩ năng “Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống” Vậy làm thế nào để lồng ghép giáo dục kỹ

năng sống cho học sinh trong các tiết dạy Ngữ văn đạt hiệu quả cao nhất luôn

là câu hỏi được đặt ra đối với tất cả các thầy cô đang trực tiếp giảng dạy Vìvậy trong đề tài này tôitập trung làm sáng tỏ những vấn đề sau:

1 Một số thông tin và khái niệm cơ bản

a Khái niệm kỹ năng sống

- Khái niệm “Kỹ năng”:

+ Trong từ điển Từ và Ngữ Hán Việt, Nguyễn Lân (1989): “Kỹ năng là khả năng ứng dụng tri thức khoa học vào thực tiễn” [37, Trang 390].

+ Theo từ điển Giáo dục học: “Kỹ năng là khả năng thực hiện đúng hành động, hoạt động phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể để tiến hành hành động ấy, cho dù là hành động cụ thể hay hành động trí tuệ” [56, Trang

220]

- Khái niệm “Kỹ năng sống”

+ Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO (1993) cho rằng: “Kỹ năng sống là khả năng để có hành vi thích ứng (adaptive) và tích cực (positive) giúp các cá nhân có thể thích ứng hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày”.

+ Theo quỹ nhi đồng Liên hợp quốc, UNICEF (1995): “Kỹ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới Trong đó quan tâm tới sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kĩ năng”.

b Phân loại kỹ năng sống

- Dựa trên cách phân loại từ lĩnh vực sức khỏe, UNESCO đưa ra cách phân

loại Kỹ năng sống thành 3 nhóm (UNESCO Hà Nội, 2003):

+ Kỹ năng nhận thức: Bao gồm các kỹ năng cụ thể như: Tư duy phê phán,

giải quyết vấn đề, nhận thức hậu quả, ra quyết định, khả năng sáng tạo, tựnhận thức về bản thân, đặt mục tiêu, xác định giá trị

+ Kỹ năng đương đầu với cảm xúc: Bao gồm động cơ, ý thức trách nhiệm,

cam kết, kiềm chế căng thẳng, kiểm soát được cảm xúc, tự quản lý, tự giámsát và tự điều chỉnh

+ Kỹ năng xã hội hay kỹ năng tương tác: Bao gồm kỹ năng giao tiếp; tính

quyết đoán; kỹ năng thương thuyết / từ chối; lắng nghe tích cực, hợp tác, sự

Trang 4

-Trong tài liệu về giáo dục Kỹ năng sống hợp tác với UNICEF (Bộ Giáo dục

& Đào tạo) đã giới thiệu cách phân loại khác, trong đó Kỹ năng sống cũngđược phân thành 3 nhóm:

+ Kỹ năng nhận biết và sống với chính mình: Bao gồm kỹ năng tự nhận

thức; lòng tự trọng; sự kiên định; đương đầu với cảm xúc; đương đầu vớicăng thẳng

+ Những kỹ năng nhận biết và sống với người khác: Bao gồm kỹ năng

quan hệ / tương tác liên nhân cách; sự cảm thông; đứng vững trước áp lựctiêu cực của bạn bè hoặc của người khác; thương lượng giao tiếp có hiệu quả

+ Các kỹ năng ra quyết định một cách hiệu quả: Bao gồm các kỹ năng: Tư

duy phê phán; tư duy sáng tạo; ra quyết định; giải quyết vấn đề

(Bộ Giáo dục & đào tạo, vụ Thể chất, 1998)

2 Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông qua các tiết dạy Ngữ văn

a.Một số kĩ năng sống được lồng ghép trong môn Ngữ văn

- Ngữ văn là môn học có nhiều nội dung giáo dục về đạo đức đối với học

sinh Với đặc trưng “Văn học là nhân học”, các bài học của môn Ngữ văn

đều ít nhiều có nội dung giáo dục rất cần thiết đối với người học Để lồngghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong các tiết dạy đạt hiệu quả cao,giáo viên phải nắm vững một số kĩ năng sống được lồng ghép trong môn ngữvăn:

+ Kỹ năng tự nhận thức

+ Kỹ năng xác định giá trị

+ Kỹ năng thể hiện sự tự tin

+ Kỹ năng giao tiếp

+ Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin…

b Các bước tiến hành lồng ghép giáo dục kĩ năng sống

Trang 5

Khi tiến hành lồng ghép giáo dục kĩ năng sống trong các tiết dạy Ngữvăn, giáo viên cần tiến hành theo ba bước cụ thể sau:

* Bước 1: Khởi động

- Mục đích:Kích thích học sinh tự tìm hiểu về những kiến thức, kỹ năng sẽ

được học Giáo viên đánh giá, xác định được kiến thức, kĩ năng của học sinhtrước khi giới thiệu vấn đề

- Cách thức tiến hành:

+ Giáo viên đóng vai trò khởi động, nêu vấn đề: Có thể nêu câu hỏi hoặc tổchức các trò chơi khởi động như: trò chơi ô chữ, hái hoa dân chủ… nhằm tạohứng thú cho học sinh trước khi vào tìm hiểu bài học

+ Học sinh có thể thảo luận hoặc suy nghĩ độc lập.Việc này sẽ giúp học sinhhình thành các kỹ năng như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe tích cực,

kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kỹ năng hợp tác…

Ví dụ 1: Tiết 62 - 63

VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI

(Trích “Vũ Như Tô”)

- Nguyễn Huy

Tưởng Khi khởi độngvào bài mới: “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” (Tiết 62), GV cung

cấp hai bức tranh và phát vấn: Cho biết đây là những công trình nổi tiếng nàotrên thế giới?

- HS hoạt động độc lập, tìm kiếm thông tin để trả lời: Kim Tự Tháp (Ai Cập)

và Vạn Lý Trường Thành (Trung Quốc)

- GV phát vấn: Những công trình ấy xây dựng có dễ dàng không?

- HS hoạt động độc lập, xử lí thông tin để trả lời: Các công trình xây dựngkhông hề dễ dàng vì nó ra đời từ rất lâu, khi đó khoa học công nghệ chưa pháttriển, chủ yếu dựa vào sức người

- GV giới thiệu bài mới; HS lắng nghe, nhập tâm: Trong lịch sử xã hội phongkiến Việt Nam, cũng từng có một công trình như thế nhưng thật đáng tiếc nó

đã không được hoàn thiện, cũng vì lấy đi quá nhiều sức người, sức của, cả mồ

Trang 6

đã trở thành một đề tài để nhà văn Nguyễn Huy Tưởng cho ra đời vở kịch nổi

tiếng “Vũ Như Tô” Bài học hôm nay, các em sẽ được tìm hiểu một đoạn trích trong vở kịch có tên “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”.

- Như vậy, khi HS trả lời các câu hỏi, HS sẽ hình thành được các kỹ năng:+ Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin

+ Kỹ năng giải thích

+ Kỹ năng lắng nghe tích cực

Ví dụ 2: Tiết 18 – 19

TÂY TIẾN (Quang Dũng)

- Khi khởi động vào bài mới: “Tây Tiến” (Tiết 19), GV tổ chức cho HS chơi

trò chơi giải các ô chữ hàng ngang đểtìm ra từ khóa hàng dọc Ô chữ hàng ngang chứa đựng những kiến thức mà HS đã học ở tiết 18, từ khóa hàng dọc

là từ khóa hướng đến nội dung của bài mới

- GV gợi ý ô chữ hàng ngang:

1 Tên loại nhạc cụ dân tộc miền núi phía Bắc được nhắc đến trong bài thơ

“Tây Tiến”?

2 Tên con sông được nhắc đến trong bài thơ “Tây Tiến”?

3 Tên địa danh nơi Quang Dũng sang tác bài thơ “Tây Tiến”?

4 Hình ảnh thơ độc đáo có sử dụng biện pháp nhân hóa trong đoạn đầu của

bài thơ “Tây Tiến”?

5 Tên ban đầu của bài thơ “Tây Tiến”?

6 Bút pháp nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ “Tây Tiến”?

7 Tên bài thơ ra đời cùng bài thơ “Tây Tiến” đã học trong chương trình Ngữ

văn lớp 9 THCS?

8 Từ chỉ điệu nhạc, điệu múa được nhắc đến trong bài thơ “Tây Tiến”?

9 Tên một địa phương trong địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến?

- GV gợi ý từ khóa hàng dọc: 9 chữ cái, là một thành viên phục vụ trong đơn

vị quân đội

- HS hoạt động độc lập, tự xử lí thông tin để ra quyết định chọn đáp án đúng:

K H È N

S Ô N G M Ã

Trang 7

- Như vậy, khi HS hoạt động độc lập để giải ô chữ và tìm ra từ khóa hàng dọc, HS sẽ hình thành được các kỹ năng:

+ Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin

+ Kỹ năng tự ra quyết định

+ Kỹ năng tư duy sáng tạo

+ Kỹ năng lắng nghe tích cực

* Bước 2: Khám phá

- Mục đích:Giáo viên giúp học sinh tiếp cận kiến thức mới thông qua việc

hướng dẫn học sinh khám phá nội dung bài học Học sinh chủ động tư duy,tìm tòi, sáng tạo Giáo viên chỉ là người dẫn dắt, gợi mở vấn đề giúp học sinhlĩnh hội kiến thức

- Cách thức tiến hành:

Trang 8

+ Giáo viên có thể chia nhóm cho câu hỏi để học sinh thảo luận hoặc sử dụng

sơ đồ tư duy, vẽ tranh, chơi trò chơi hay thử làm hướng dẫn viên du lịch …Sau đó giáo viên cho học sinh tự nhận xét bài làm của bạn Cuối cùng giáoviên nhận xét, đánh giá và chốt lại kiến thức trọng tâm

+ Học sinh có thể thảo luận nhóm hoặc suy nghĩ độc lập Sau đó trình bàyquan điểm, ý kiến của cả nhóm hoặc của bản thân Học sinh có thể nhạy béntrong việc nhận xét, đánh giá những điểm đúng hoặc sai của nhóm bạn…Việc này sẽ giúp HS hình thành các kỹ năng như: Kỹ năng hợp tác, kỹ nănggiao tiếp, kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng tự giải quyếtvấn đề, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng thể hiện sự tự tin khi đứng trước tậpthể…

Ví dụ 1:Tiết 26

CHIẾU CẦU HIỀN (Ngô Thì Nhậm)

- Khi khám phá nội dung bài học: Tìm hiểu về “Cách ứng xử của sĩ phu Bắc

Hà và cách thuyết phục người hiền tài của vua Quang Trung” trong tác phẩm

“Chiếu cầu hiền”, GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận các câu hỏi sau:

+ Nhóm 1: Nêu những biểu hiện về cách ứng xử của các sĩ phu Bắc Hà?Nhận xét về cách ứng xử đó?

+ Nhóm 2: Nguyên nhân nào dẫn đến cách ứng xử của các sĩ phu Bắc Hà?

+ Nhóm 3: Đọc đoạn văn bản từ “Nay trẫm đang ghé chiếu lắng

nghe… phụng sự vương hầu chăng?”.Để thuyết phục các sĩ phu Bắc Hà,

người viết đặt ra câu hỏi nào? Nhằm mục đích gì?Thái độ cầu hiền của vua Quang Trung?

+ Nhóm 4: Đọc đoạn văn bản từ “Kìa như trời còn tăm tối….buổi ban đầu của trẫm hay sao?” Người viết đã chỉ ra những khó khăn, nhu cầu của

vương triều mới như thế nào?

- HS hoạt động tập thể, trao đổi, thảo luận nhóm Sau đó đại diện mộtHSđứng lên trình bày sản phẩm của cả nhóm

GV: Gọi HS nhóm khác nhận xét sản phẩm của nhóm bạn Cuối cùng giáoviên nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức:

b Cách ứng xử của sĩ phu Bắc Hà và cách thuyết phục người hiền tài

Trang 9

của vua Quang Trung.

* Cách ứng xử:

- Biểu hiện:

+ Ở ẩn trong ngòi khe, trốn tránh việc đời: Sống ẩn dật.

+ Kiêng dè không dám lên tiếng: Làm quan thì giữ mình không dám nóithẳng

+ Gõ mõ canh cửa: Nhận chức vụ thấp kém (không tương xứng với tài

năng)

+Kẻ ra bể vào sông: Lưu lạc mỗi người một phương.

->Điểm chung: Tất cả đều không nhiệt tình hợp tác, không muốn đem tàinăng ra phục vụ triều đại mới

- Nguyên nhân:

+ Tư tưởng cố chấp “tôi trung ko thờ hai chủ”.

+ Lo sợ nên im lặng, làm việc cầm chừng

+ Nghi ngờ nguồn gốc xuất thân của vua Quang Trung

=> Quay lưng với thời cuộc, như kẻ chết đuối ở trên cạn mà không biết

=> Sử dụng cách nói gián tiếp, tế nhị mượn những điển tích lấy trong sách

vở của nho gia: Hiểu, cảm thông vừa có tính chất châm biếm nhẹ nhàngkhiến người nghe không tự ái mà còn nể trọng và tự cười về cách ứng xửchưa đúng của mình

* Cách thuyết phục người hiền tài của vua Quang Trung

- Đặt câu hỏi :

“Hay trẫm ít đức … không đáng …phò tá ?”.

“Hay đương thời đổ nát chưa thể…phụng sự…?”.

-> Hỏi để khẳng định thời thế đã đổi thay

-> Hỏi để người nghe tự nhận ra con đường phải thay đổi: Đem tài năng raphục vụ vương triều mới

- Thái độ cầu hiền của vua Quang Trung:

+ Ghé chiếu lắng nghe

+ Ngày đêm mong mỏi

-> Thái độ khiêm nhường, thành tâm, chân thực Đồng thời cho thấy ý thứctrách nhiệm trước sự thịnh suy của đất nước

- Những bất cập của triều đại mới:

+ Triều đình mới được xây dựng

+ Kỉ cương còn nhiều khiếm khuyết

+ Ngoài biên cương phải lo toan

Trang 10

+ Dân chưa hồi sức sau chiến tranh.

+ Đức của vua chưa được thấm nhuần

-> Nêu lên khó khăn, bất lợi của triều đại mới để lay tỉnh các sĩ phu Bắc Hà,đánh động vào tấm lòng yêu nước, thương dân, tấm lòng muốn cống hiếncho đất nước của họ

- Nêu nhu cầu của đất nước:

+ Hình ảnh: “Một cái cột không thể đỡ nổi căn nhà lớn, mưu lược một người không thể dựng nghiệp trị bình”

-> Cách nói bằng hình ảnh kết hợp với điệp từ “không thể” đã diễn tả nỗi lo

lắng của nhà vua và nhu cầu bức thiết đòi hỏi phải có sự trợ giúp của ngườihiền tài

+ Dẫn lời của Khổng Tử: Theo quy luật “cứ cái ấp mười nhà ắt phải có người trung thành tín nghĩa”.

+ Đặt câu hỏi: Trên dải đất nghìn năm văn hiến như Bắc Hà >< khôngngười phò tá vua

-> Câu hỏi nhằm đánh vào tâm lí, lòng tự trọng của sĩ phu Bắc Hà buộc họphải suy nghĩ và thay đổi cách ứng xử: tự nguyện ra giúp nước

* Tóm lại: Cách thuyết phục vừa có lí vừa có tình, vừa có cái khiêm

nhường của người cầu hiền vừa có sự kiên quyết của một vị vua khiến chongười hiền tài không thể không ra giúp triều đại mới, đặc biệt là các sĩ phuBắc Hà

- GV phát vấn: Hãy trình bày suy nghĩ của em về cách xử sự của các nhân vậttrong tác phẩm? Từ đó em xác định cho mình lối sống như thế nào cho hữuích?

- HS lắng nghe, độc lập suy nghĩ và trả lời.HS sẽ hình thành được các kỹnăng:

+ Kỹ năng tự nhận thức: Tự nhận thức và xác định cách ứng xử: Sống khiêmtốn, biết tôn trọng người khác, biết cống hiến tài năng cho đất nước

+ Kĩ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác: Biết lắng nghe tích cực; tự tin khi trìnhbày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân trước tập thể; thảo luận nhóm,chia sẻ suy nghĩ, phản hồi ý kiến…

Ví dụ 2: Tiết 46 – 47

NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ

(Nguyễn Tuân)

Trang 11

- Khi khám phá nội dung: Tìm hiểu chung về phần tác phẩm “Người lái đò sông Đà” (Tiết 1), GV đưa sơ đồ tư duy câm và mời 4 HS lên hoàn thiện.

Các HS còn lại hoàn thiện nội dung vào phiếu học tập:

PHIẾU HỌC TẬP

Họ và tên:………

Lớp:…………

Em hãy hoàn thành phiếu học tập sau:

Câu hỏi 1: Em hãy nêu xuất xứ

của đoạn trích “Người lái đò

Trang 12

Câu hỏi 3: Tác phẩm “Người

lái đò sông Đà” được viết theo

thể loại gì? Nêu những hiểu biết

Câu hỏi 4: Em hiểu thế nào về

hai lời đề từ: “Đẹp vậy thay

tiếng hát trên dòng sông” (nhà

thơ Ba Lan) và “Chúng thủy

giai đông tẩu – Đà giang độc

bắc lưu” (mọi dòng sông đều

chảy về hướng Đông – Chỉ có

sông Đà chảy theo hướng Bắc)?

Trang 13

SƠ ĐỒ TƯ DUY

- GV: Yêu cầu HS nhìn vào phiếu học tập của mình rồi nhận xét sản phẩm bạn vừa trình bày Sau đó GV nhận xét và chốt kiến thức

- GV phát vấn: Vậy qua việc các em tìm hiểu chung về tác phẩm “Người lái

đò sông Đà”, các em đã hình thành được những kỹ năng nào cho bản thân?

- HS tự hình thành các kỹ năng:

+ Kỹ năng lắng nghe tích cực

+ Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin

+ Kỹ năng tự giải quyết vấn đề

+ Kỹ năng ra quyết định

+ Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm

* Bước 3: Vận dụng

- Mục đích: Giáo viên định hướng học sinh vận dụng kiến thức được học vào

thực hành luyện tập, giúp học sinh nắm vững kiến thức đồng thời giáo viên cóthể điều chỉnh những hiểu biết còn sai lệch của học sinh

- Cách thức tiến hành:

Trang 14

+ Giáo viên đưa bài tập luyện tập trong sách giáo khoa hoặc thêm bài tậptrong sách tham khảo khác, sau đó giám sát tất cả mọi hoạt động của học sinh

và đều chỉnh khi cần thiết; khuyến khích học sinh thể hiện những điều các emsuy nghĩ hoặc mới lĩnh hội được, tuyệt đối không được áp đặt học sinh Giáoviên có thể chia nhóm hoặc tổ chức chơi trò chơi xem ai nhanh hơn…

+ Học sinh làm việc theo nhóm hoặc hoạt động độc lập, vận dụng kiến thức

đã học để làm bài tập Việc này sẽ giúp học sinh hình thành các kỹ năng như:

Kỹ năng hợp tác, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải thích, kỹ năng tự nhận thức,

kỹ năng ra quyết định, kỹ năng tự giải quyết vấn đề, kỹ năng thể hiện sự tựtin…

- Câu hỏi gợi ý trong các mật mã:

1 Quê của nhà văn Nam Cao ở đâu?

2 Nam Cao học hết bậc nào rồi vào sài Gòn kiếm sống?

3 Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao là gì?

4 Tên một truyện ngắn về đề tài người trí thức nghèo của Nam Cao trướcCách mạng tháng Tám?

5 Một trong những đề tài trước Cách mạng tháng Tám của Nam Cao là gì?

6 Tên một truyện ngắn sau Cách mạng tháng Tám của Nam Cao?

- HS hoạt động độc lập, vận dụng những kiến thức vừa được học trả lời câuhỏi để tìm chữ cái:

1 HÀ NAM (chữ: A).

2 THÀNH CHUNG (chữ: C).

3 VỊ NHÂN SINH (chữ: N).

4 ĐỜI THỪA (chữ: A).

5 NGƯỜI NÔNG DÂN NGHÈO (chữ: O).

6 ĐÔI MẮT (chữ: M).

- Sau khi tìm được chữ cái trong 6 mật mã, HS lắp ghép và tìm ra từ khóa:

NAM CAO.

Trang 15

- Như vậykhi HS biết vận dụng những kiến thức đã học để chơi trò chơi phần luyện tập, HS đã hình thành được những kỹ năng:

+ Kỹ năng phản ứng nhanh, nhạy bén

2 Sông Hương khi chảy giữa lòng thành phố Huế có nét đặc trưng gì?

a Sông Hương như một “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”.

b Sông Hương như một “cô gái Di - gan phóng khoáng và man dại”.

c Sông Hương trở thành “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”.

d Cả ba đáp án trên

3 Yếu tố tạo nên thành công của văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”

a Văn phong tao nhã, hướng nội, súc tích, mê đắm, tài hoa

b Tình yêu đắm say, sự gắn bó thiết tha, sâu nặng của tác giả với sôngHương và con người xứ Huế

c Ngôn ngữ giản dị mà trong sáng, tao nhã, dạt dào chất thơ

Trang 16

+ Kỹ năng phản ứng nhanh, nhạy bén.

Sau khi thực hiện đề tài “Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học

sinh THPT trong các tiết dạy Ngữ văn”, tôi đã thu được kết quả như sau:

- Các em tự tin, cởi mở, hòa nhập khi giao tiếp và khi đứng trước tập thể

- Không khí lớp học thoải mái, sôi nổi, hào hứng, các em thích được phátbiểu, chia sẻ, bộc lộ suy nghĩ, quan điểm của bản thân; biết tự phán đoán khigiải quyết các vấn đề…

- Các em sẽ có đủ khả năng thích ứng với môi trường xung quanh, tự chủ, độclập, tự tin khi giải quyết công việc

Kết quả khảo sát sau khi thực hiện đề tài (có đối sánh với trước khithực hiện đề tài)

Trang 17

Qua việc nghiên cứu đề tài, tôi thấy việc giáo dục kĩ năng sống cho họcsinh qua các tiết dạy Ngữ văn là một việc làm cần thiết và quan trọng Bằngkinh nghiệm còn hạn chế của mình, sau khi áp dụng đề tài tôi đã rút ra đượcnhững kinh nghiệm sau:

- Nắm vững các bước tiến hành lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào bài học

để lựa chọn các kỹ năng phù hợp đối với từng đối tượng học sinh

- Chuẩn bị kĩ càng giáo án cho từng tiết dạy bởi đầu tư càng chu đáo thì hiệuquả đạt được càng cao

- Giáo viên luôn lấy học sinh làm trung tâm, còn mình chỉ là người người dẫn

và tổng hợp kiến thức

- Căn cứ vào thực tế học tập và tiếp thu của từng học sinh trong các lớp mìnhđược phân công giảng dạy để lựa chọn các kỹ năng và phương pháp dạy họcthích hợp nhất

- Trong các giờ học, giáo viên phải tạo không khí học tập thoải mái, học sinhhào hứng, sôi nổi,thích được phát biểu, chia sẻ, bộc lộ suy nghĩ, quan điểmcủa bản thân

- Thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở các em phải tích cực tham gia vào cáchoạt động tập thể; khuyến khích, động viên các em tự bày tỏ suy nghĩ, quanđiểm của bản thân, sự tự tin khi giao tiếp

II KHUYẾN NGHỊ

Để nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, tôi xinkhuyến nghị:

1 Đối với Sở giáo dục: Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng theo

chuyên đề hay các buổi hội thảo có lồng ghép, tích hợp giáo dục kỹ năngsống để các giáo viên có điều kiện giao lưu, học hỏi kinh nghiệm Cung cấpthêm tài liệu tham khảo về chuyên đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

2 Đối với nhà trường:Cần tạo mọi điều kiện tốt nhất để giáo viên được tự

học và nghiên cứu về chuyên môn, đầu tư mua thêm tài liệu tham khảo vềgiáo dục kỹ năng sống cho học sinh

3 Đối với tổ nhóm chuyên môn: Cần tổ chức thảo luận nhóm thống nhất

việc tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào bài dạy, thường xuyên dự giờ rútkinh nghiệm để bài dạy tốt hơn

4 Đối với giáo viên: Phải không ngừng học hỏi, nghiên cứu, nâng cao trình

độ chuyên môn, bồi dưỡng nghiệp vụ, đồng thời phải linh hoạt đổi mới sửdụng các phương pháp dạy học để đạt hiệu quả cao

Đây là những năm đầu tôi thực hiện đề tài này, kinh nghiệm còn chưa nhiềunên khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót.Kính mong nhận được sự đồng

Trang 18

cảm, chia sẻ và góp ý của quý thầy cô giáo để sáng kiến kinh nghiệm của bảnthân tôi được hoàn thiện hơn.

Xin trân trọng báo cáo và chân thành cảm ơn.

Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệmcủa cá nhân tôi, không sao chép của người khác.

Trần Đăng Ninh, ngày….tháng năm 2020

Tác giả

Lê Thị Thu Hương

BẢN MINH CHỨNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHIẾU KHẢO SÁT SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Sau khi thực hiện đề tài “Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học

sinh THPT trong các tiết dạy Ngữ văn”, tôi đã thu được kết quả như sau:

- Các em tự tin, cởi mở, hòa nhập khi giao tiếp và khi đứng trước tập thể

- Không khí lớp học thoải mái, sôi nổi, hào hứng, các em thích được phátbiểu, chia sẻ, bộc lộ suy nghĩ, quan điểm của bản thân; biết tự phán đoán khigiải quyết các vấn đề…

- Các em sẽ có đủ khả năng thích ứng với môi trường xung quanh, tự chủ, độclập, tự tin khi giải quyết công việc

Trang 19

Kết quả khảo sát sau khi thực hiện đề tài (có đối sánh với trước khithực hiện đề tài)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, sau khi thực hiện đề tàiviệc vận dụng các

kỹ năng để xử lí tình huống của học sinh tại các lớp 12A1, 12A7, 11A5 đã có

sự tiến bộ rõ rệt Kết quả này chứng tỏ đề tài “Lồng ghép giáo dục kỹ năng

sống cho học sinh THPT trong các tiết dạy Ngữ văn” có tính thực tiễn cao,

có thể áp dụng trong các trường THPT

BẢN MINH CHỨNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHIẾU KHẢO SÁT TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Ngày đăng: 04/10/2021, 17:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

III. TÌNH TRẠNG THỰC TẾ KHI CHƯA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI - Sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn, đề tài dạy lồng ghép kĩ năng sống trong môn ngữ văn
III. TÌNH TRẠNG THỰC TẾ KHI CHƯA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI (Trang 2)
- Như vậy, khi HS trả lời các câu hỏi, HS sẽ hình thành được các kỹ năng: + Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin. - Sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn, đề tài dạy lồng ghép kĩ năng sống trong môn ngữ văn
h ư vậy, khi HS trả lời các câu hỏi, HS sẽ hình thành được các kỹ năng: + Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin (Trang 5)
4. Hình ảnh thơ độc đáo có sử dụng biện pháp nhân hóa trong đoạn đầu của bài thơ “Tây Tiến”? - Sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn, đề tài dạy lồng ghép kĩ năng sống trong môn ngữ văn
4. Hình ảnh thơ độc đáo có sử dụng biện pháp nhân hóa trong đoạn đầu của bài thơ “Tây Tiến”? (Trang 6)
- HS lắng nghe, độc lập suy nghĩ và trả lời.HS sẽ hình thành được các kỹ năng: - Sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn, đề tài dạy lồng ghép kĩ năng sống trong môn ngữ văn
l ắng nghe, độc lập suy nghĩ và trả lời.HS sẽ hình thành được các kỹ năng: (Trang 10)
đò sông Đà”, các em đã hình thành được những kỹ năng nào cho bản thân? - Sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn, đề tài dạy lồng ghép kĩ năng sống trong môn ngữ văn
s ông Đà”, các em đã hình thành được những kỹ năng nào cho bản thân? (Trang 12)
- HS tự hình thành các kỹ năng: - Sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn, đề tài dạy lồng ghép kĩ năng sống trong môn ngữ văn
t ự hình thành các kỹ năng: (Trang 12)
Kỹ năng tốt Có hình thành kỹ năng - Sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn, đề tài dạy lồng ghép kĩ năng sống trong môn ngữ văn
n ăng tốt Có hình thành kỹ năng (Trang 18)
Kỹ năng tốt Có hình thành kỹ năng Kỹ năng chưa tốt - Sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn, đề tài dạy lồng ghép kĩ năng sống trong môn ngữ văn
n ăng tốt Có hình thành kỹ năng Kỹ năng chưa tốt (Trang 19)
về hình tượng người lái đò, cô giáo sẽ cho các em chơi  trò chơi: “Hái táo”. - Sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn, đề tài dạy lồng ghép kĩ năng sống trong môn ngữ văn
v ề hình tượng người lái đò, cô giáo sẽ cho các em chơi trò chơi: “Hái táo” (Trang 26)
Kỹ năng tốt Có hình thành kỹ năng - Sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn, đề tài dạy lồng ghép kĩ năng sống trong môn ngữ văn
n ăng tốt Có hình thành kỹ năng (Trang 33)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w