1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn THPT, kinh nghiệm dạy học dự án hiệu quả

55 16 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 5,3 MB

Nội dung

Đến thời điểm này,modul 1 “Hướng dẫn thực hiện Chương trình GDPT 2018” và modul 2“Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh THPT” đã được hoà

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG: THPT

SÁNG KIẾN

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC CHỦ ĐÊ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ CHO HỌC SINH

THPT

Trang 2

ĐÊ TÀI: SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC CHỦ ĐÊ

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ CHO HỌC SINH THP

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

4 Phổ thông Dân tộc Nội trú PT DTNT

Trang 3

MỤC LỤC

Trang 4

I Đặt vấn đề

1 Lý do chọn đề tài

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung Ương khóa XI(Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,đápứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; toàn ngành giáo dục ra sức nỗ lực thựchiện nâng cao chất lượng của nền giáo dục nước nhà Trong đó, mỗi giáo viên đóngmột vai trò vô trò cùng quan trọng

Năm học 2020 – 2021, ngành giáo dục có những bước chuyển mình mạnh mẽ.Đây cũng là năm học đầu tiên triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở lớp

1 Để chuẩn bị cho việc thay sách giáo khoa ở những cấp học tiếp theo, Sở Giáo dụcvà Đào tạo Khánh Hòa đã tổ chức các lớp tập huấn đại trà cho GV THCS và THPT

Đến thời điểm này,modul 1 “Hướng dẫn thực hiện Chương trình GDPT 2018” và

modul 2“Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực

học sinh THPT” đã được hoàn thành và đang tiếp tục học tập modul 3 “Kiểm tra, đánh giá học sinh THPT theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực” Theo tinh thần

SGK mới, để phát huy được năng lực và phẩm chất của người học;GV cần lựa chọncác PPDH, KTDH tích cực (Giải quyết vấn đề, hợp tác, khám phá, dự án)…phù hợp.Thêm vào đó, GV cần tạo ra môi trường học tập linh hoạt, phù hợp với các hoạt độnghọc tập của HS.Để có những bước chuẩn bị tốt nhất cho chương trình SGK mới, mỗi

Trang 5

GV cũng tự “làm mới” mình bằng cách lựa chọn những PPDH, KTDH tích cực kết

hợp với các PPDH truyền thống

Đây cũng là năm học có sự thay đổi lớn về chương trình dạy học, đặc biệt là có

sự xuất hiện của các chủ đề bắt buộc trong chương trình Ngữ văn lớp 10, 11, 12

Trong đó, chương trình Ngữ văn 11 có chủ đề Phong cách ngôn ngữ báo chí, gồm 06

bài: Phong cách ngôn ngữ báo chí, Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo), Bản tin,Luyện tập viết bản tin, Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn, Luyện tập phỏng vấn và trảlời phỏng vấn,có thời lượng 10 tiết và kéo dài trong 3 tuần (Theo Kế hoạch dạy họccủa nhóm Ngữ văn trường PT DTNT Tỉnh) Nội dung chủ đề và thời gian như vậy rấtthích hợp để tiến hành PPDH dự án Từ đó, tôi nảy sinh ý tưởng sẽ tổ chức hoạt độngtrải nghiệm sáng tạo cho các em HS tại Làng trẻ em SOS Nha Trang (Số 229, đường

2/4, Đồng Đế, Vĩnh Hòa, Nha Trang), được gọi là dự án “Tôi làm báo” Tại đây, các

em HS tiến hành giao lưu, vui chơi với các em HS mẫu giáo và HS tiểu học tại LàngTrẻ em SOS Mặt khác, các nhóm có nhiệm vụ quay phim, chụp hình, phỏng vấntrong chuyến đi để hoàn thành các sản phẩm: bản tin, tập san, video phóng sự vềchuyến đi trải nghiệm thực tế GV sẽ căn cứ vào quá trình hoạt động của nhóm và sảnphẩm cuối cùng để chấm điểm thường xuyên lần hai Đây cũng chính là điểm quantrọng nhất trong kế hoạch dạy học chủ đề Phong cách ngôn ngữ báo chí,

Như vậy, với hoạt động trải nghiệm thực tế này, lần đầu tiên các em HS lớp11A và 11B được tham quan, giao lưu tại một cơ sở nhân đạo, chăm sóc các em bé

mồ côi trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa Các em có cơ hội để trải nghiệm công việc củanhững phóng viên, nhà báo thực thụ Đây cũng là lần đầu tiên người viết tiến hànhkiểm tra, đánh giá thông qua hoạt động và sản phẩm của các nhóm trong dự án Tôi

tin tưởng rằng, việc tham gia dự án Tôi làm báo sẽ mang lại một trải nghiệm học tập

mới lạ, thú vị và giúp các em rèn luyện nhiều phẩm chất và năng lực

Từ những lí do trên, bản thân tôi đã lựa chọn vấn đề “Sử dụng phương pháp dạy học Dự án để nâng cao chất lượng dạy học chủ đề Phong cách ngôn ngữ báo chí cho

HS lớp 11A, 11B, trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Tỉnh”để làm đề tài nghiên cứu.

2 Mục đích nghiên cứu

Hướng tới các vấn đề thực tiễn, gắn kết nội dung học với hoạt động thực tế:Tạo cơ hội để các em HS được tham gia học tập bên ngoài không gian nhà trường,đến và tìm hiểu tại Làng Trẻ em SOS Nha Trang - nơi nuôi dưỡng các trẻ em mồ côitrên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Phát triển cho HS kĩ năng phát hiện và phát triển vấn đề, rèn luyện nhiều kĩnăng: Thông qua chuyến đi trải nghiệm, HS vận dụng kiến thức lý thuyết về Phongcách ngôn ngữ báo chí, cách viết bản tin, cách tiến hành phỏng vấn và trả lời phỏng

Trang 6

vấn để tạo ra những sản phẩm cụ thể: Video phóng sự, bản tin, tập san Hoạt động nàygiúp các em hình thành và rèn luyện một số kĩ năng sống: kĩ năng xây dựng kế hoạch,

kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng tổ chức các hoạt động tập thể, kĩ năng quản lý thờigian, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng giao tiếp…Từ đó, giúp các em HS lớp 11A và 11Btrường PT Dân tộc Nội trú Tỉnh tự tin hơn, có kĩ năng sống tốt hơn

Nâng cao kĩ năng sử dụng CNTT vào quá trình học tập và tạo ra sản phẩmKích thích sự hứng thú cho các em khi học bộ môn Ngữ văn; giúp các em cóđược những tiết học sôi nổi, mang tính giáo dục cao; phát huy tính tích cực, sáng tạo;tạo bầu không khí sôi nổi, thân thiện trong lớp học

3 Phương pháp nghiên cứu

3.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa nguồn tài liệu có liên quanđến vấn đề nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài

3.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

3.2.1 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

-Tìm hiểu bản chất, nguồn gốc, nguyên nhân của vấn đề dựa trên việc phân tích

cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn

- Đề xuất giải pháp dựa trên những cơ sở khoa học và thực tiễn đó.

3.2.2 Phương pháp điều tra

Người viết xây dựng phiếu điều tra cho HS trước và sau khi tiến hành thực hiện dựán

- Trước khi tiến hành: điều tra thực trạng vấn đề nghiên cứu: hoạt động học bên

ngoài trường học có sử dụng phương pháp dự án

- Sau khi hoàn thành sản phẩm: Điều tra về hiệu quả và tính khả thi của dự án 3.3 Phương pháp điều tra giáo dục

- Lập bảng hỏi để khảo sát người dạy và người học về thực trạng sử dụng

phương pháp dạy học dự án hiện nay

- Phỏng vấn trực tiếp để trưng cầu ý kiến, quan điểm của người học về nội

dung đề tài

- Phỏng vấn học sinh trước và sau khi thực hiện dự án, nhằm mục đích tìm hiểu

về hiệu quả và tính ứng dụng của đề tài

Trang 7

3.4 Phương pháp thực nghiệm

Thực nghiệm kết quả nghiên cứu, đối chiếu với thực trạng; đồng thời quan sát,điều tra, phỏng vấn học sinh về tính mới và hiệu quả, tính ứng dụng của đề tài

3.5 Phương pháp thống kê

Sử dụng phương pháp thống kê để xử lý các số liệu từ phiếu khảo sát, phục vụcho quá trình phân tích, đánh giá kết quả

4 Đối tượng nghiên cứu:

Học sinh lớp 11A và lớp 11B do người viết trực tiếp giảng dạy trong năm học

2020 – 2021

5 Phạm vi nghiên cứu

- Sáng kiến được nghiên cứu và thực hiện tại trường PT DTNT Tỉnh KhánhHòa và Làng trẻ em SOS Nha Trang (Số 229, đường 2/4, Đồng Đế, Vĩnh Hòa, NhaTrang)

- Chương trình Ngữ Văn 11 học kì 1, cụ thể là chủ đề Phong cách ngôn ngữ báo chí.

6 Thời gian nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu từ tháng 9/2020 đến tháng 5/2021

Trang 8

II Giải quyết vấn đề

1 Cơ sở lý luận

1.1 Khái niệm dạy học dự án

Cụm từ “Dạy học dự án” có nhiều cách gọi: “Dạy học dựa theo dự án”, “Dạy học theo dự án”, “Học theo dự án” Trong sáng kiến này, để cho ngắn gọn, người viết gọi là “Dạy học dự án” Đây là phương pháp có nguồn gốc từ Châu Âu, bắt đầu xuất

hiện ở Pháp, Ý từ thế kỉ 16 Đến đầu thế kỉ 20, các nhà sư phạm Mĩ đã xây dựng cơ

sở lý luận cho hình thức dạy học này Ngày nay, dạy học dự án được sử dụng rộng rãitrên thế giới, ở các cấp học, môn học khác nhau

DHDA là hình thức học tập mà ở đó, người học thực hiện một nhiệm vụ họctập, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành Nhiệm vụ này được người học thựchiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích,lập ra kế hoạch đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình vàthực hiện

Học dự án mang các vấn đề thực tế vào môi trường lớp học, không đơn thuầnchỉ tập trung các nhân tố đơn lẻ mà là hệ thống các hoạt động được kết nối tới cáclĩnh vựa khác nhau của việc học Kết quả của phương pháp học tập này sẽ vượt quaranh giới của nội dung lý thuyết đơn thuần mà là sản phẩm của một quá trình nghiêncứu, thực hiện nghiêm túc của cả một tập thể.Phương thức học tập này giúp HS nhậnthấy kiến thức cần học có ý nghĩa hơn HS lĩnh hội kiến thức và kĩ năng thông quaquá trình giải quyết một bài tập giải quyết tình huống gắn với thực tiễn Và kết thúccủa dự án sẽ cho ra một hoặc nhiều sản phẩm

Có thể hình dung sự khác biệt giữa phương pháp dạy học dự án so với phươngpháp dạy học dựa theo vấn đề đơn thuần:

- Bắt đầu bằng việc đưa ra một vấn đề

người học giải quyết hoặc để học, tìm

hiểu về vấn đề đó

- Nhấn mạnh vào câu hỏi và nội dung

nghiên cứu

- Đưa ra kết luận cuối cùng, có thể có

hoặc không có sản phẩm cuối cùng

- Bắt đầu bằng việc đưa ra mô tả vềsản phẩm cuối cùng hoặc một ngữcảnh giả tưởng

- Nhấn mạnh vào hoạt động thực tiễndựa trên nền tảng cơ sở lý thuyết

- Sản phẩm cuối cùng tổng hợp vàphức tạp hơn

- Phản ánh trung thực các hoạt độngtrong thực tiễn xã hội

Trang 9

DHDA giúp chuyển HS từ hình thức học tập thụ động sang hình thức học chủđộng có định hướng; từ thụ động ghi nhớ, lặp lại sang khám phá, tích hợp và trìnhbày; từ nghe, đáp ứng sang truyền đạt và dám chịu trách nhiệm; từ kiến thức đơnthuần về thuật ngữ, sự kiện, nội dung sang hiểu rõ quá trình hình thành; từ lý thuyếtsang vận dụng; từ phụ thuộc giáo viên sang chủ động tổ chức hoạt động.

1.2 Xu thế dạy học dự án hiện nay

Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 định hướng phát triển phẩm chất và

năng lực học sinh, mục tiêu chương trình nhằm trả lời cho câu hỏi: “Học xong chương trình học sinh làm được gì?” Như vậy, có thể khẳng định một điều rằng;

mục tiêu quan trọng của giáo dục phổ thông là cần gắn những nội dung lý thuyết vàohoạt động thực tiễn; để HS học không chỉ để biết, để hiểu, mà cần phải biết thựchành, vận dụng và trở thành vốn sống Để làm được điều đó, các hình thức tổ chứcdạy học và phương pháp dạy học cần phải gắn nội dung bài học với các hoạt độngthực tiễn và giáo viên phải tổ chức (hoặc định hướng) được các hoạt động để học sinhtìm hiểu và giải quyết vấn đề, thông qua đó HS tiếp thu tri thức một cách chủ động.Phương pháp DHDA ra đời cũng xuất phát từ vấn đề này

Ngay từ đầu năm học 2020-2021, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã ra Chỉ thị số666/CT-BGDĐT, ngày 24/8/2020 về nhiệm vụ giải pháp năm học 2020 – 2021 của

ngành Giáo dục Chỉ thị tiếp tục nhấn mạnh “Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh”, “Thực hiện hiệu qua công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, kĩ năng sống cho học sinh, sinh viên thông qua các hoạt động giáo dục và trai nghiệm”.

Về phía Sở Giáo dục đào tạo Khánh Hòa cũng ra công văn 2422/SGDĐT –GDTrHTX ngày 29/9/2020 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung họcnăm học 2020-2021 cũng đã nhấn mạnh giáo viên cần tiếp tục thực hiện hiệu quả cáchình thức và phương pháp dạy học, giáo dục theo định hướng phát triển năng lực họcsinh Trong đó, công văn thể hiện rõ tiến trình hoạt động trên lớp xây dựng thành cácchuỗi hoạt động, dành nhiều thời gian để học sinh thuyết trình, báo cáo, đánh giá Vàgiáo viên cũng thực hiện kiểm tra đánh giá thông qua các dự án học tập

DHDA không quá xa lạ với chúng ta Hầu như các môn học đều đã áp dụngdạy học dự án vào trong bộ môn của mình Điều này được thể hiện trong các tiết dạycủa giáo viên trường THPT , trong các sáng kiến của các bộ môn Trong quátrình tập huấn chuẩn bị cho việc thay sách giáo khoa mới, người viếtnhận thấy nhữnghoạt động dạy học trong một tiết dạy sẽ hướng rất nhiều đến học sinh Giáo viênkhông phải là người truyền giảng kiến thức đơn thuần như trước, mà các đơn vị kiếnthức được thu nhận thông qua các hoạt động của học sinh Theo như tinh thần của

Trang 10

chương trình SGK mới, điều quan trọng trong mục tiêu dạy học không còn là chuẩnkiến thức kĩ năng, mà là những gì học sinh có thể lĩnh hội, vận dụng vào đời sốngthực tế Như vậy, trong một tương lai gần, phương pháp DHDA chắc chắc sẽ là mộtphương pháp dạy học được nhiều GV lựa chọn, đặc biệt các bộ môn khoa học xã hội,trong đó có môn Văn.

1.3 Vì sao nên vận dụng phương pháp dự án trong chương trình Ngữ Văn

Năm học 2020 – 2021, chương trình dạy học tất cả các môn có nhiều thay đổivề nội dung bài dạy; về số cột kiểm tra, đánh giá thường xuyên; cách ra đề, chấmđiểm Ngày 27/8/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành công văn số3280/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấptrung học cơ sở, trung học phổ thông Theo đó, ngày 1/9/2020, Sở Giáo dục và Đàotạo Khánh Hòa cũng đã ban hành công văn hướng dẫn thực hiện số 2121/SGDDT-GDTrHTX về nội dung này

Trong bài phỏng vấn PGS.TS Đỗ Ngọc Thống – chủ biên chương trình mônNgữ văn (Báo Giáo dục thời đại, ngày 11/1/2019) cho biết: Mục tiêu chung củachương trình môn Ngữ văn là hình thành và phát triển cho HS những phẩm chất caođẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; bồi dưỡng tâm hồn,hình thành nhân cách và phát triển cá tính thông qua những hoạt động khám phá; tiếpnhận các văn bản ngôn từ; đặc biệt là các văn bản văn học cùng với các hoạt động rènluyện nghe nói và thực hành tạo lập các kiểu văn bản thông dụng; góp phần phát triểncác năng lực chung như năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác,năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo Đặc biệt, chương trình môn Ngữ văn giúp HSphát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học thông qua hệ thống kiến thức phổthông cơ bản về văn học, tiếng Việt và các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe Riêng vớichương trình Ngữ văn THPT, mở rộng và nâng cao yêu cầu phát triển phẩm chất, cụthể là: có bản lĩnh, cá tính, có lý tưởng và hoài bão, biết giữ gìn và phát huy nhữnggiá trị văn hóa Việt Nam, có tinh thần hội nhập và ý thức toàn cầu.Để đạt được nhữngmục tiêu đó, người giáo viên cần phải sử dụng đa dạng các phương pháp và kĩ thuậtdạy học Và phương pháp dạy học dự án là một trong những sự lựa chọn khá thíchhợp

Bắt đầu từ năm học 2020 – 2021, môn Ngữ văn cũng như các môn khác có sựthay đổi lớn khi công văn 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27/8/2020 ban hành Theo đó,

10 môn học: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Công nghệ, Ngữ văn, Lịch sử,Địa lý, Giáo dục công dân sẽ tích hợp một số nội dung thành các chủ đề Môn NgữVăn THPT gồm có các chủ đề sau:

Trang 11

10 - Chiến thắng Mtao Mxây (Trích Sử thi

Đăm Săn – Sử thi Tây Nguyên)

- Truyện An Dương Vương và Mị Châu –

- Truyện Kiều (Phần một: Tác giả)

- Trao duyên (Trích Truyện Kiều) của

11 - Tự tình (Bài II) của Hồ Xuân Hương

- Câu cá mùa thu (Thu điếu) của Nguyễn

Khuyến

- Thương vợ của Trần Tế Xương

- Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận

- Thao tác lập luận phân tích

- Luyện tập thao tác lập luận phân tích

Tích hợp 06 bài thànhmột chủ đề

- Phong cách ngôn ngữ báo chí

- Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo)

- Bản tin

- Luyện tập viết bản tin

- Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

- Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng

- Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) của

Hoàng Phủ Ngọc Tường

Tích hợp 04 bài thànhmột chủ đề

Trang 12

- Luyện tập vận dụng kết hợp các phươngthức biểu đạt trong bài văn nghị luận

- Luyện tập vận dụng kết hợp các thao táclập luận

- Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

- Những đứa con trong gia đình củaNguyễn Thi

- Nghị luận về một tác phẩm, một đoạntrích văn xuôi

Tích hợp 03 bài thànhmột chủ đề

Như vậy, dạy học theo chủ đề đã trở thành yêu cầu bắt buộc trong chương trìnhdạy học Ngữ Văn THPT Việc kết hợp nhiều văn bản thành chủ đề tạo điều kiện rấttốt để người dạy thực hiện phương pháp dự án, đưa các hoạt động thực tiễn vào môitrường lớp học Thông qua quá trình nghiên cứu, thực hiện sản phẩm; giáo viên quansát và đánh giá năng lực của HS một cách toàn diện: năng lực làm việc nhóm, nănglực thuyết trình, năng lực xử lý số liệu, năng lực sử dụng CNTT… Cách kiểm tra,đánh giá như vậy rất phù hợp với yêu cầu đổi mới về kiểm tra, đánh giá theo côngvăn 3280

Từ những điều đã phân tích, người viết nhận thấy phương pháp dạy học dự ánđã, đang và sẽ vẫn là một sự lựa chọn tối ưu cho các thầy cô trong quá trình giảng dạymôn Ngữ văn

1.4 Quy trình xây dựng bài học dự án

Quy trình xây dựng bài học dự án được tóm tắt bằng sơ đồ sau:

Bước 1: Xác định nội dung kiến thức có thể hình thành dự án

(GV tìm trong chương trình bài dạy những nội dung liên quan đến các vấn đềđang diễn ra trong đời sống thực tế mà các em HS đã biết hoặc nghe qua)

Bước 2: Thiết lập dự án

(GV xác định mục tiêu và lập kế hoạch dự án, giao nhiệm vụ sao cho phù hợpvới nội dung bài học, điều kiện cơ sở vật chất; phù hợp với trình độ nhận thức,

Trang 13

Theo quy trình trên, HS (nhóm) thực hiện dự án bằng việc thực hiện các vai đãđược chỉ định HS tự lực triển khai dự án (quyết định cách tiếp cận vấn đề, tự hoạchđịnh và tổ chức các hoạt động nhóm để giải quyết vấn đề đó) HS (nhóm) xử lý thôngtin từ nhiều nguồn theo vai đảm nhận HS tập giải quyết các vấn đề có thật trong đờisống bằng kiến thức và kỹ năng của mình Bằng cách này, mỗi bài học sẽ thật hấp dẫnvới HS vì vấn đề mà các em giải quyết là những vấn đề có thật trong đời sống.

Bước 3: Thực hiện dự án

(HS trực tiếp thực hiện dự án, GV là người hướng dẫn, đôn đốc hỗ trợ khi cầnthiết)

Bước 4: Báo cáo sản phẩm dự án

(Tổ chức buổi tổng kết để các nhóm báo cáo sản phẩm dự án)

Bước 5: Tổng kết, đánh giá

(Các nhóm nhận xét, đánh giá GV chốt lại những nội dung quan trọng, nhận

xét, đánh giá sản phẩm và toàn bộ dự án)

Trang 14

2 Thực trạng vấn đề

2.1 Thực trạng dạy học dự án môn Văn ở trường THPT Khánh Hòa

Môn Ngữ văn là một trong những môn chính, môn thi bắt buộc trong các kì thiquan trọng Đặc thù của môn Ngữ văn là số tiết rất nhiều trong một tuần (từ 5 đến 6tiết, tính luôn tiết phụ đạo và tăng tiết), nội dung khá dài, ghi chép nhiều Vậy nên,đôi khi HS cảm nhận môn Ngữ văn khá nặng về lý thuyết, dẫn đến tình trạng một số

HS không thật sự hứng thú, say mê với môn học Nhiều GV cũng đã phối hợp nhiềuphương pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy, trong đó có phương pháp dự án Tuynhiên, hầu hết các dự án đều gói gọn trong không gian lớp học, trường học; HS ít có

cơ hội được tham gia hoạt động ở bên ngoài Thêm vào đó, học sinh trường Dân tộcNội trú ở tại trường 24/24, các em không có phương tiện đi lại riêng Vì thế, các em

HS hầu như ít có cơ hội để tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong cuộcsống thực tế, đặc biệt là những địa điểm có ý nghĩa xã hội như Làng Trẻ em SOS NhaTrang Chính vì thế, người viết đã tiến hành khảo sát 57 HS lớp 11A và 11B về sựhứng thú và cần thiết khi tham gia các dự án trải nghiệm sáng tạo tại địa điểm cụ thểlà Làng Trẻ em SOS Nha Trang

Câu 1 Các em đã từng tham gia thiết kế dự án trong môn học Ngữ văn trước đây chưa?

Các mức độ Có tham gia Chưa tham gia Không rõ

HS gần như không có ấn tượng gì về phương pháp dạy học dự án khi 35/57 HStham gia khảo sát khẳng định chưa từng tham gia vào phương pháp học tập này và 22

HS còn lại không nhớ rõ.Thiết nghĩ rằng, các em có thể đã từng được tiếp cận các dự

án nhỏ trong các giờ học Ngữ văn, thể hiện qua việc HS được GV giao nhiệm vụ vàchuẩn bị các nội dung, trình bày trong giờ học để hình thành kiến thức Đây là mộtdạng phương pháp theo định hướng dự án (GV giao nhiệm vụ học tập, HS hoạt độngtạo thành sản phẩm như: sơ đồ, bảng phụ…) Thế nhưng, thực tế HS vẫn tỏ ra rất mơ

hồ về phương pháp này

Câu 2 Em thấy việc học tập gắn với các hoạt động sáng tạo, trải nghiệm thực tế cócần thiết không?

Trang 15

Số lượng 57/57 0/57

Việc học tập gắn với các hoạt động trải nghiệm thực tế bao giờ cũng cần thiếtcho HS Chính HS cũng nhận ra điều này khi 100% HS đều cho rằng hoạt động trảinghiệm rất cần thiết Bởi đó là môi trường để các em có thể phát huy hết năng lực vàkhả năng của mình Trường học không còn chỉ là không gian phòng học với phấntrắng, bảng đen mà các em được hòa mình vào không gian rộng lớn của đời sống xãhội Chúng tôi nhận thấy rằng, HS trường DTNT Tỉnh có thể uể oải, mệt mỏi trongcác tiết học trên lớp, nhưng khi tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, trải nghiệmthì các em lại hết sức sôi nổi, hào hứng Vì thế, trong học tập, nếu cho các em nhiều

cơ hội để học tập trải nghiệm thì chắc chắn sẽ có nhiều kết quả tích cực

Câu 3 Em đã từng bao giờ đi thực tế, giao lưu với các trẻ em mồ côi ở Làng trẻ emSOS Nha Trang bao giờ chưa?

Câu 4 Nếu có một hoạt động đến thăm và giao lưu với các trẻ em mồ côi ở Làng trẻ

em SOS Nha Trang, em có tham gia không? Vì sao?

Kết quả không nằm ngoài dự đoán của chúng tôi, tất cả HS tham gia khảo sátđều mong muốn có cơ hội đến tham quan, trải nghiệm, giao lưu với các em tại Làng.Vốn dĩ các em sống nội trú, lại không có phương tiện đi lại, nên hầu như không có

Trang 16

điều kiện đến thăm nhiều nơi Do đó, khi có hoạt động tổ chức ngoài trường học, các

em vô cùng háo hức, mong đợi

Trước khi tiến hành hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại Làng SOS, chúng tôi có

phổ biến những nội dung cơ bản các hoạt động trong dự án “Tôi làm báo” và ghi

nhận được kết quả khảo sát như sau

Câu 5.Em cảm thấy dự án Tôi làm báo như thế nào đối với học sinh? (nhiều lựa chọn)

Em cảm thấy dự án Tôi làm báo như thế nào đối

với học sinh?

Số lượng Tỉ lệ

Có ý nghĩa lớn trong học tập và đời sống 47/57 84%

Rèn luyện nhiều kĩ năng: làm việc nhóm, sử dụng

công nghệ thông tin, các phần mềm, kĩ năng phỏng

Để có cái nhìn khách quan về phương pháp dự án từ phía những người đứnglớp, chúng tôitiến hành khảo sát hai giáo viên trong nhóm Ngữ văn, trường Phổ thôngDân tộc Nội trú và 02 giáo viên của các đơn vị khác)để tìm hiểu về thực trạng sửdụng phương pháp Dự án trong giờ học Ngữ văn

Câu 1 Thầy (Cô) đã từng áp dụng phương pháp Dạy học dự án trong giảng dạy chưa?

Trang 17

Theo kết quả khảo sát thì cả 4/4 GV đều đã áp dụng phương pháp dự án vàotrong bài dạy của mình Đây là hình thức học tập được GV nhiều môn lựa chọn,không chỉ riêng môn Ngữ văn.

Câu 2 Theo Thầy (Cô), phương pháp dạy học dự án có hiệu quả trong việc phát huytính tích cực, chủ động của HS không?

Các mức độ Rất hiệu quả Có hiệu quả Không hiệu quả

Bất kì phương pháp dạy học nào được áp dụng hợp lý, đúng kiểu bài thì sẽ lạikết quả tích cực Như vậy, trong quá trình sử dụng các phương pháp dạy học, các GVcũng đã nhận thấy được những hiệu quả mà phương pháp dạy học dự án mang lại HScó cơ hội được rèn luyện các kĩ năng như: làm việc nhóm, các kĩ năng sử dụng côngnghệ thông tin, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng giao tiếp…Tất nhiên, không có phươngpháp nào là vạn năng, tùy nội dung của bài mà GV có thể sử dụng phương pháp này Câu 3 Theo Thầy (Cô), GV thường gặp những khó khăn gì khi sử dụng phương phápdạy học dự án?

GV thường gặp những khó khăn gì khi sử dụng

phương pháp dạy học dự án?

Số lượng Tỉ lệ

Cần nhiều thời gian để chuẩn bị và thực hiện 4/4 100%

GV cần lên kế hoạch và có sự chuẩn bị chu đáo ¾ 75%

Hoạt động thực hành khi học dự án đôi khi cần

phương tiện vật chất và tài chính phù hợp

án là đòi hỏi nhiều thời gian để chuẩn bị và thực hiện Vì thế, chúng thường khôngđược sử dụng thường xuyên trong các tiết học

Trang 18

Câu 4 Theo Thầy (Cô), phương pháp dạy học dự án thường được sử dụng ở dạng bài?

2.2 Thuận lợi và khó khăn khi sử dụng phương pháp dạy học dự án tại trường THPT Khánh Hòa

2.2.1 Thuận lợi

Thứ nhất, trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, GV và HS có thể tiếpcận với các phương pháp dạy và học tương đối dễ dàng nhờ hệ thống mạng xã hộinhư: facebook, youtube Chúng ta có thể tham khảo các mô hình dạy học dự án ởtrong và ngoài nước; các môn học, cấp học

Thứ hai,lãnh đạo nhà trường và tổ chuyên môn rất chú trọng công tác bồidưỡng chuyên môn, khuyến khích GV đầu tư, sử dụng các phương pháp học tập mới,phát huy năng lực của HS

Thứ ba, HS trường DTNT Tỉnh có nhiều năng khiếu về văn nghệ, thẩm mĩ, có

ý thức học tập tốt, tích cực trong các hoạt động nên khá hào hứng với những nhiệmvụ được giao trong quá trình học dự án

Thứ tư, HS ở nội trú nên việc tham gia hoạt động, trao đổi công việc giữa cácthành viên diễn ra tương đối thuận lợi

Trang 19

đến việc học tập các môn khác của của các em HS.Thiết nghĩ rằng đây chính là yếu tốgây trở ngại nhất trong việc triển khai phương pháp học tập dự án.

Thứ hai, các kì thi vẫn chủ yếu rèn luyện trí nhớ và kĩ năng làm bài nên HSphải học để đáp ứng yêu cầu đề thi Vì thế, một bộ phận HS chưa coi trọng việc thựchành, vận dụng lý thuyết vào các tình huống cụ thể

Thứ ba, kinh phí thực hiện cho các dự án, đặc biệt là dự án ngoài phạm vitrường học là tương đối lớn; trong khi phần lớn HS đều có hoàn cảnh khó khăn nênđôi khi GV và HS cũng có tâm lí e ngại Thêm vào đó, cơ sở vật chất của nhà trườngdù đã cải thiện khá nhiều; tuy nhiên vẫn còn thiếu những thiết bị cơ bản (máy tính,mạng internet…), ảnh hưởng đến công tác hoàn thành và trình bày sản phẩm của HS

Thứ tư, đa số HS còn khá rụt rè, nhút nhát, lúng túng trong việc tự triển khai, tổchức các hoạt động GV mất nhiều thời gian để hướng dẫn HS hoàn thành sản phẩm

Thứ năm, thời gian dạy trên lớp chỉ có 45 phút/ tiết nên GV cần phải cân nhắcrất kĩ khi sử dụng phương pháp này, tránh trường hợp không đủ thời gian

Qua việc khảo sát, điều tra về thực trạng sử dụng phương pháp dạy học dự ántrong môn Ngữ văn, chúng tôi nhận thấy rằng: Hầu hết GV và HS đều nhận thấy sựcần thiết của phương pháp dạy học dự án, đặc biệt khi gắn với các hoạt động trảinghiệm sáng tạo Chúng tôi cũng đã phân tích rõ những thuận lợi và khó khăn khi ápdụng phương pháp Đây là cơ sở thực tiễn quan trọng để người viết tiến hành đề tài

3 Các biện pháp tiến hành xây dựng Dự án “Tôi làm báo” vào dạy học chủ đề

Phong cách ngôn ngữ báo chí

3.1 Bước 1: Xác định nội dung kiến thức có thể hình thành dự án

Như đã giới thiệu ở trên, chương trình Ngữ văn 11 có hai chủ đề, trong đó có

chủ đề: Phong cách ngôn ngữ báo chí, bao gồm06 bài và được dạy trong 10 tiết (8

tiết chính khóa: 42,43,44,45,46,47,48,49 + 2 tiết tự chọn 12,13), kéo dài trong 3 tuần

11, 12,13

Nội dung các bài học đều liên quan đến lĩnh vực báo chí Vì thế, thay vì họccác nội dung lý thuyết như trong SGK, chúng tôisuy nghĩ đến việc tổ chức hoạt độngngoài trường học; cụ thể là hoạt động tham quan, giao lưu với các trẻ em mồ côi ởLàng Trẻ em SOS Nha Trang(Dự án Tôi làm báo) để các em HSthực hànhviết bảntin, tập san và quay video phóng sự, cho ra đời sản phẩm báo chí hoàn thiện Với hìnhthức tổ chức học tập này, HS được thực hành, vận dụng trực tiếp kiến thức lý thuyếttrong một tình huống cụ thể Đó là ý tưởng ban đầu khi người viết bắt tay vào dự án

Trang 20

sự (trong đó có kĩ năng phỏng vấn và trả lời phỏng vấn).

- Về kĩ năng: Thông qua việc tổ chức các hoạt động và hình thành sản phẩmnhư: bản tin, tập san, video phóng sự, HS được rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm, kĩnăng giao tiếp, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin, kĩ năng trình bày, kĩ năng viếtvăn…

- Về thái độ: Hình thành cho HS thái độ tích cực, chủ động trong các hoạt độngcủa môn học; HS biết quan tâm, chia sẻ với các trẻ em mồ côi, từ đó biết yêu thương,trân trọng gia đình và cuộc sống của mình

3.2.2 Lập kế hoạch thực hiện dự án

Kế hoạch thực hiện dự án Tôi làm báođược thực hiện trong 5 tuần: tuần 10, 11,

12, 13, 14(trong đó chủ đề Phong cách ngôn ngữ báo chí thực hiện trong tuần 11, 12,13)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Tuần 10

(9/11/2020 –

15/11/2020)

- Chọn địa điểm để HS thamgia trải nghiệm sáng tạo: Làngtrẻ em SOS Nha Trang (địađiểm rộng, gần, và ý nghĩa)

- Lập kế hoạch Hoạt động trảinghiệm sáng tạo (dự án) cho

Tổ trưởng duyệt (dự kiến25/11/2020) Kế hoạch nhưsau:

- Đối tượng tham gia:

+ 02 GV+ Học sinh: lớp 11A và 11B+ Số lượng dự kiến: 60 người + Trang phục: áo Đoàn Thanh

Trang 21

niên/ áo lớp

- Lịch trình:

+ Từ 15h00 – 15h30: dichuyển từ trường PT DTNTTỉnh qua Làng Trẻ em SOSNT

+ Từ 15h30 – 16h00: hoạtđộng trải nghiệm tại Trườngmẫu giáo SOS

+ Từ 16h00 – 16h30: chụp ảnhquang cảnh Làng

+ Từ 16h30 – 17h00: sinh hoạtcùng nhóm trẻ tiểu học tạiLàng

+ Từ 17h00 – 17h30: chia họcsinh thành 14 nhóm đến trảinghiệm tại 14 ngôi nhà trongLàng

- Liên hệ với ban giám đốcLàng Trẻ em SOS Nha Trang(bằng email)

nghĩa của Dự án Tôi làm báo

- Thực hiện bài khảo sát với

HS, GV

- Hướng dẫn các nhóm lập cácnhóm dự án để dễ làm việc

- Thông báo về cách kiểm tra,đánh giá HS (Bài kiểm trathường xuyên lần 2) trong dựán

- Phân tích và ghi chú kết quả

khảo sát, dự kiến cách phânnhóm và sản phẩm của mỗinhóm

- Chia nhóm, hướng dẫn HSchọn nhóm trưởng

- Thực hiện bài khảo sát mộtcách nghiêm túc, trung thực

- Trao đổi những vấn đềchưa rõ về cách thức tiếnhành cũng như sản phẩm của

dự án

- Suy nghĩ về các sản phẩmcủa chủ đề Tôi làm báo

Trang 22

- Chọn sản phẩm cho từng

nhóm

+ Nhóm 1: viết hai bản tin:

một bản tin về hoạt động trải

nghiệm tại Làng Trẻ em SOS

Nha Trang, một bản tin là Lễ

kỉ niệm chào mừng ngày Nhà

giáo Việt Nam 20/11 (diễn ra

trong tuần 11)

+ Nhóm 2: Viết tập san về

trường PT DTNT Tỉnh, trong

đó nhấn mạnh hoạt động trải

nghiệm tại Làng (hình thức

Bản tin hoặc phóng sự)

+ Nhóm 3: Quay Video về

chuyến đi, trong đó có phỏng

vấn và trả lời phỏng vấn (ít

nhất 2 đối tượng)

- Hướng dẫn nhóm trưởng

cách lập kế hoạch dự án: cách

phân chia công việc cho các

thành viên, lập bảng phân

công nhiệm vụ và đánh giá

của từng thành viên trong

nhóm, các mốc thời gian rõ

ràng

- Đưa ra yêu cầu thực hiện sản

phẩm, phổ biến quy trình đánh

giá, giới thiệu một số sản

phẩm mẫu cho HS tham khảo

Đặc biệt, nhắc nhở HS chuẩn

bị các thiết bị như: điện thoại,

máy ảnh để tác nghiệp

- Thu bảng phân công nhiệm

vụ

- Nhắc nhở 2 nhóm Bản tin

(11A, 11B) chụp hình, đưa tin

ngày Nhà giáo VN 20/11

- Thành lập nhóm, bầu nhómtrưởng, thư kí, thủ quỹ…

- Lấy thông tin liên lạc cácthành viên

- Lập nhóm facebook gồmtất cả các thành viên và GVhướng dẫn để trao đổi thôngtin

- Lập bảng phân công nhiệmvụ của từng thành viên

- Lắng nghe phần giới thiệucủa GV về các công việc cầnlàm và cách đánh giá sảnphẩm

- Phác thảo những công việccần làm trong suốt quá trìnhthực hiện dự án

Trang 23

- 2 nhóm Bản tin chuẩn bịđưa tin lễ kỉ niệm ngày Nhàgiáo VN 20/11

- 2 nhóm Bản tin hoàn thànhbản tin

- HS phát thanh bản tin lễ kỉniệm ngày Nhà giáo VN20/11 vào giờ ra chơi (cuốituần 11)

- Liên hệ với cô phụ trách nhà

ăn về vấn đề cơm chiều cho

HS (Cho các em ăn sau)

- Phối hợp với cán bộ phụ

trách của Làng, GV chủ nhiệm

tổ chức cho HS tham quan,giao lưu với Làng Trẻ em SOS

- Thường xuyên phản hồi,nhận xét các công việc HS đã

làm, kịp thời khích lệ và sửasai cho HS

- Thường xuyên kiểm tra tiến

độ làm việc của các nhóm

- Chuẩn bị các thiết bị đểquay phim, chụp hình

- Thu thập dữ liệu và thôngtin có liên quan

- Chuẩn bị bánh kẹo, nướcuống

- Tham gia quay phim, chụphình toàn bộ chuyến đi, đặcbiệt mỗi nhóm sẽ chú ý sảnphẩm của nhóm (bản tin, tậpsan, phóng sự) để thực hiệnphù hợp

- Tham khảo ý kiến của GVvà các nhóm khác để cónhững điều chỉnh cần thiết

- Thường xuyên báo cáo tiến

độ làm việc với GV

- GV hướng dẫn HS cách hoànthiện sản phẩm, chỉnh sửa,góp ý cho các nhóm

- Thường xuyên kiểm tra tiến

độ làm việc của các nhóm

- Liên hệ bộ phận thiết bị đểchuẩn bị cho buổi báo cáo

- Chuẩn bị điện thoại, máytính để hoàn thành sản phẩm

- Trao đổi với GV về sảnphẩm để GV chỉnh sửa kịpthời

- Thường xuyên báo cáo tiến

độ làm việc với GV

Trang 24

- Tổ chức báo cáo sản phẩmcủa dự án (Hội trường, dựkiến 90 phút) Dặn dò HS cáchbáo cáo thu hút nhất

- Hỗ trợ HS báo cáo sản phẩm

- Nhận xét, đánh giá về cácsản phẩm Đánh giá chung về

toàn bộ quá trình thực hiện dựán

- Phỏng vấn HS về việc thựchiện dự án

- Phát phiếu khảo sát (lần 2)sau khi hoàn thành dự án

- Chuẩn bị cho buổi báo cáo

- Phân chia nhiệm vụ cácthành viên trong buổi báocáo (báo cáo viên, chỉnhppt…)

- Các nhóm báo cáo theo thứ

tự đã thống nhất

- Các nhóm khác đặt câu hỏi,nhận xét

- Trả lời phỏng vấn

- HS hoàn thành phiếu khảosát (lần 2) nghiêm túc, trungthực

- GV hướng dẫn các nhóm tựchấm điểm cho các thành viêntrong suốt quá trình hoànthành dự án (thang điểm 10)

- Hoàn thành cột điểm thườngxuyên lần 2

- Yêu cầu HS hoàn thiện của

HS sau khi chỉnh sửa (tập san,bản tin), GV hỗ trợ công tác inấn

- Đăng các video của HS trênfacebook

- Hoàn thiện bản tin, tập san

- HS báo cáo sản phẩm (nếuchưa hoàn thiện trong tuần13)

- Nhóm trưởng gửi bảngđiểm của nhóm cho GV

3.3 Thực hiện dự án

HS có một tuần để lên kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thànhviên trong cả ba giai đoạn: trước khi tham gia trải nghiệm sáng tạo tại Làng Trẻ emSOS, khi tham gia và hoàn thiện sản phẩm sau đó

Trang 25

Trong mỗi tiết dạy trong chủ đề Phong cách ngôn ngữ báo chí, người viết đềucho các nhóm báo cáo tiến độ hoàn thành, tích cực đôn đốc, phản hồi, để các nhómkịp thời điều chỉnh

Được sự cho phép của Lãnh đạo nhà trường cũng như sự thống nhất với Lãnhđạo Làng Trẻ em SOS, chiều ngày 25/11/2020, 57 HS lớp 11A và 11B di chuyển quaLàng SOS (bằng taxi) Đoàn được ThầyNguyễn Văn Thọ – nhân viên Giáo dục tạiLàng hướng dẫn HS tham quan, chụp ảnh Sau đó, Đoàn được đưa vào thăm và giaolưu với các bé tại trường mẫu giáo SOS (cũng trong khuôn viên của Làng) Tại đây,các nhóm tổ chức sinh hoạt tập thể với các bé; quay phim, chụp hình để làm tư liệuhoàn thành sản phẩm Phần cuối của chương trình là phần giao lưu với các em họcsinh cấp 1 tại Làng Đoàn đã tổ chức những trò chơi nhỏ, phát bánh kẹo cho các em.Các nhóm tiến hành phỏng vấn và ghi hình suốt thời gian diễn ra hoạt động

Buổi trải nghiệm sáng tạo tại Làng SOS diễn ra trong hơn 3 giờ, từ 14h30 đến17h30, với sự tham gia hỗ trợ của Thầy Võ Văn Trường Sơn – đại diện Đoàn trường

3.4 Báo cáo sản phẩm của dự án

Theo kế hoạch, buổi báo cáo sẽ diễn ra vào tuần 13 (từ ngày 30/11/2020 đến6/12/2020) Tuy nhiên, vì thiếu các thiết bị cần thiết như: máy tính, mạng internet…,các nhóm hoàn thành sản phẩm trễ so với kế hoạch Do đó, buổi báo cáo được tổchức vào tuần 14 (ngày 9/12/2020) tại Hội trường

Mỗi nhóm chuẩn bị bài báo cáo bằng powerpoint, cử một MC báo cáo và mộtthành viên chỉnh máy Thời gian dành cho mỗi phần báo cáo không quá 7 phút Riêngvới các nhóm làm Video phóng sự thì có thêm thời gian trình chiếu video phóng sự.Các nhóm tập trung báo cáo về công tác chuẩn bị dự án, những thuận lợi và khó khăntrong suốt quá trình tham gia, ý nghĩa của dự án

Tất cả 6 nhóm (3 nhóm lớp 11A, 3 nhóm lớp 11B) lần lượt báo cáo theo thứ tựbốc thăm theo hình thức powerpoint (Theo cặp sản phẩm)

3.5 Tổng kết, đánh giá

Sau khi nhóm trình bày xong, các nhóm khác nhận xét hoặc đặt thêm câu hỏicho những vấn đề chưa rõ Cuối cùng, GV nhận xét quá trình chuẩn bị, thực hiện và

báo cáo sản phẩm của từng nhóm và nhận xét chung về toàn bộ dự án Tôi làm báo,

chỉ ra những ưu điểm và những điều cần khắc phục trong những dự án tiếp theo

Cuối buổi báo cáo, GV phát phiếu khảo sát (lần 2) để lấy ý kiến HS về hiệuquả của phương pháp học tập dự án, cụ thể là hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại LàngSOS; từ đó đánh giá về triển vọng và khả năng ứng dụng của hình thức dạy học nàytrong thời gian tới

Trang 26

Kết thúc buổi báo cáo, GV đánh giá lại toàn bộ quá trình thực hiện của cácnhóm, tiến hành chấm điểm các sản phẩm GV sử dụng phiếu đánh giá điểm tham giahoạt động của các nhóm (do nhóm trưởng điều hành thống nhất điểm cho các thànhviên) và điểm của sản phẩm dự án, tổng hợp thành cột điểm kiểm tra thường xuyênlần 2.

Tôi làm báo, các em đã thực sự thamgia vào những hoạt động thực tiễn của xã hội,

đóng vai là những phóng viên, quay phim, bôn phậnhậu cần thực thụ trong một êkiphoàn chỉnh Điều này một phần nào đó giúp các em nhận ra tính ứng dụng của mônNgữ Văn Người viết tin rằng, nhiều HS sẽ học môn Ngữ văn một cách chủ độnghơn, thích thú hơn sau hoạt động này

- Theo dõi suốt quá trình các em chuẩn bị và thực hiện dự án, người viết nhậnthấy các em đã thuần thục hơn trong việc tổ chức hoạt động nhóm; phân chia côngviệc cụ thể cho từng thành viên; đánh giá phần làm việc của các bạn hết sức nghiêmtúc, khách quan HS tỏ ra trách nhiệm với công việc được giao, thường xuyên trao đổivới GV để có hướng xử lý tốt nhất Toàn bộ kinh phí của chuyến trải nghiệm là do HS

tự nguyện đóng góp Một điều cũng khá bất ngờ khi HS rất chủ động trong việc phânchia công việc trong chuyến đi, đề xuất mức đóng góp quỹ cao hơn hẳn đề nghị của

GV (GV đề xuất mỗi bạn góp 5.000đ mua bánh kẹo, HS thì đóng ít nhất là 10.000đ)

Đây là tín hiệu rất đáng mừng Tham gia một hoạt động, các em không “nhận” mà tự nguyện “cho đi”.

- Để hoàn thành các sản phẩm của dự án như: Bản tin, Tập san, Video phóngsự; HS được rèn luyện rất nhiều kĩ năng, trong đó có thể kể đến là kĩ năng sử dụngphần mềm Word, Powerpoint, các phần mềm chỉnh sửa hình ảnh, cắt ghép nhạc,video; phần mềm lồng tiếng… Bên cạnh đó, các kĩ năng như: phân tích, tổng hợp,đánh giá cũng thường xuyên được sử dụng

Trang 27

- Dự án phát huy được khả năng và sở trường của một số HS cá biệt; làm chothái độ học tập của HS cải thiện hơn rất nhiều Ví dụ như em Phong lớp 11B, Long11B

- Một số sản phẩm của dự án có chất lượng khá tốt, nhận được nhiều sự tươngtác và động viên của GV và HS trên facebook

4.1.2 Hạn chế

- Đây là lần đầu tiên người viết tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo ngoàikhông gian trường học nên chưa có kinh nghiệm, dẫn đến việc một số công tác bị kéodài thời gian so với kế hoạch ban đầu; như việc liên lạc với Ban Lãnh đạo Làng SOS

- Bên cạnh những HS tích cực, chủ động, có tinh thần trách nhiệm cao; thì vẫncòn một số HS tương đối thụ động, không thể hiện được ý kiến cá nhân hoặc khôngcó nhiều đóng góp trong quá trình hoàn thành sản phẩm

- Khi tham gia dự án, HS dành rất nhiều thời gian cho việc lên kế hoạch, đặcbiệt là xây dựng các nội dung xoay quanh việc phỏng vấn và trả lời phỏng vấn, hoànthành sản phẩm nên ảnh hưởng đến việc học các môn khác

- Việc thiếu những thiết bị tối thiếu như: máy tính, mạng Internet… cũng gâyrất nhiều khó khăn cho các nhóm, đặc biệt là nhóm làm tập san

4.2 Dưới góc độ người học

Người viết tiến hành cuộc khảo sát để lấy ý kiến phản hồi của HS lớp 11A và11B để có cái nhìn khách quan hơn về vấn đề này

Câu 1 Em có cảm thấy hứng thú với hoạt động trải nghiệm thực tế ở làng Trẻ emSOS Nha Trang?

Các mức độ Rất hứng thú Hứng thú Bình

thường

Không hứng thú

Có 55/57 HS (tỉ lệ 96%) cảm thấy rất hứng thú/ Hứng thú với các hoạt động

trải nghiệm thực tế (Dự án Tôi làm báo) tại làng Trẻ em SOS Nha Trang Không còn

bó hẹp trong phạm vi lớp học, HS được tìm hiểu mô hình chăm sóc trẻ em SOS hiệncó mặt ở 136 quốc gia Cùng với đó, các em được giao lưu, vui chơi với các em mẫugiáo và HS tiểu học tại Làng, cùng trải qua những hoạt động bổ ích Chính điều đóđã tạo nên sự hứng thú của các em

Ngày đăng: 04/10/2021, 17:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w