1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn THPT, đề tài dạy học ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực học sinh

51 27 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 479 KB

Nội dung

Các em khó hệ thống hóa kiến thức do không được chú ý tới kĩ năng phântích, tổng hợp cho một chủ đề, thể loại,…Đây chính là một trong những thựctrạng thiết yêu để dẫn tới yêu cầu phải đổ

Trang 1

I Đề tài: : Dạy học chủ đề Văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930

-1945 theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

II Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến): Không

III Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Cải tiến phương pháp dạy học trong môn Ngữ

Vì vậy giờ học tác phẩm văn chương vẫn chưa thu hút được sự chú ý và cộng táccủa người học, gây cho một bộ phận học sinh tỏ ra bàng quan, thờ ơ với vănchương

Hiện nay chương trình học hiện hành của bộ môn đều phân chia số tiếtriêng cho từng bài học chứ chưa chú ý đến việc sắp xếp các bài học theo hệ thốngnhư phân chia theo đặc trưng thể loại hay theo một chủ đề nhất định Do vậy,những kiến thức hình thành qua bài học còn mang tính riêng lẻ, không có quyluật hay hệ thống rõ ràng Điều này khiến cho việc tiếp nhận của học sinh bị hạn

Trang 2

chế Các em khó hệ thống hóa kiến thức do không được chú ý tới kĩ năng phântích, tổng hợp cho một chủ đề, thể loại,…Đây chính là một trong những thựctrạng thiết yêu để dẫn tới yêu cầu phải đổi mới nội dung chương trình, phươngpháp dạy - học cho bộ môn Ngữ văn nói riêng cũng như tất cả các môn học nóichung.

Bên cạnh đó, việc học tập thụ động là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chấtlượng dạy - học Ngữ văn chưa đạt so với yêu cầu Đa phần học sinh THPT họctập môn Ngữ văn là rất thụ động Nhiều em học sinh vẫn quen với nghe chép, ghinhớ và tái hiện rập khuôn, máy móc những gì được ghi chép và nghe giảng.Chính điều này khiến cho cách hành văn của các em sáo rỗng, lời vay ý mượn vàkhông có dấu ấn cá nhân Vì chưa có hào hứng, chưa quen bộc lộ những suynghĩ, tình cảm của cá nhân trước tập thể cho nên khi phải nói và viết, học sinhcảm thấy rất khó khăn

1.2 Giải pháp đã áp dụng:

Trong quá trình giảng dạy, chúng tôi thường xuyên học tập, áp dụng nhữngphương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học tích cực (đổi mới phương pháp dạy học)

Với những khó khăn đặt ra trong giờ đọc - hiểu đoạn trích Hạnh phúc một tang

gia (Số đỏ - Vũ Trọng Phụng); Chí Phèo - Nam Cao, chúng tôi đã áp dụng một số

giải pháp sau:

- Ứng dụng công nghệ thông tin: sưu tầm, trình chiếu tranh ảnh/video về

vở kịch lồng ghép theo nội dung bài học ứng dụng phần mềm Power point

- Sử dụng hệ thống câu hỏi vấn đáp bám sát nội dung bài học

Sau khi áp dụng các giải pháp trên đã đạt được một số hiệu quả nhất định:tăng sự hứng thú của các em học sinh; bổ trợ, khắc sâu được kiến thức bài học; đãphát huy được sự chủ động ở những học sinh khá - giỏi Tuy nhiên, chúng tôi tựnhận thấy còn một số tồn tại như sau:

- Khi ứng dụng công nghệ thông tin do dung lượng kiến thức bài học nhiềukết hợp với tranh ảnh/video nên tốc độ trình chiếu nhanh, một số học sinh theodõi không kịp, hạn chế việc khắc sâu kiến thức

- Hoạt động chủ yếu nổi bật ở một số học sinh khá giỏi, thụ động ở các emhọc sinh yếu, trung bình

- Học sinh chưa thực sự trải nghiệm, hòa nhập để phát hiện và giải quyếtđược tình huống có vấn đề do bài học đặt ra

- Học sinh chưa thực sự sáng tạo và biết vận dụng kiến thức vào đời sống

- Học sinh chưa có cơ hội để thể hiện quan điểm cá nhân trong giờ học

- Kỹ năng làm văn nghị luận chưa được rèn giũa, yếu về khả năng lập luận

và tư duy

Trang 3

Với những tồn tại trên, chúng tôi đã nghiên cứu, xây dựng đoạn trích Hạnh

phúc một tang gia (Số đỏ - Vũ Trọng Phụng); Chí Phèo - Nam Cao thành Chủ đề văn học hiện thực giai đoạn 1930 - 1945 theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

2 Tính mới, tính sáng tạo, hiệu quả:

2.1 Tính mới:

Giáo dục phổ thông nước ta đang chuyển từ chương trình định hướng nộidung sang tiếp cận năng lực của người học Nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc

học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh làm được cái gì và làm như

thế nào qua việc học Để đạt được mục đích này, phải có sự chuyển đổi phươngpháp từ truyền thụ kiến thức dang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rènluyện kĩ năng, hình thành các năng lực và phẩm chất Hướng đi này phù hợp vớichủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo

Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI nhấn mạnh: “Đổi mới

chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lí tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kĩ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội.”

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành

Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục

đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực ”

Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 ban hành kèm theoQuyết định 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 06 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ

có viết: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn

luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực

tự học của người học”

Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 ban hành Chươngtrình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04 tháng

11 năm 2013 khẳng định: “Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và

đánh giá kết quả giáo dục theo hướng đánh giá năng lực người học; kết hợp đánh giá cả quá trình với đánh giá cuối học kì, cuối năm học theo mô hình của các nước có nền giáo dục phát triển”

Như vậy, dạy học chủ đề - kế hoạch bài học theo định hướng phát triểnnăng lực học sinh là phù hợp theo tinh thần chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về đổimới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Trang 4

Trong những năm học vừa qua, chúng tôi được tham dự các lớp tập huấn,bồi dưỡng chuyên môn của sở Giáo dục và Đào tạo Cao Bằng về đổi mới phươngpháp với các vấn đề như sau:

- Sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học;

- Dạy học tích hợp liên môn;

- Dạy học theo chủ đề;

- Xây dựng kế hoạch bài học

Các buổi thảo luận chuyên môn đều hướng tới xây dựng giờ học lấy họcsinh làm trung tâm, nhằm định hướng phát triển các năng lực, phẩm chất của

người học Ở đây, năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và

có tổ chức kiến thức, kĩ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân, nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định Các năng lực này liên quan đến nhiều môn học, theo đó mỗi môn học,

với đặc trưng thế mạnh riêng của mình, sẽ tập trung hướng đến một số năng lực,

để cùng với những môn học khác sẽ có mục tiêu hình thành và phát triển một sốnăng lực chung cốt lõi, cần thiết đối với mỗi học sinh Các năng lực chung, cốtlõi được sắp xếp theo các nhóm sau:

- Năng lực làm chủ và phát triển bản thân, bao gồm:

+ Năng lực tự học;

+ Năng lực giải quyết vấn đề;

+ Năng lực sáng tạo;

+ Năng lực quản lý bản thân

- Năng lực xã hội, bao gồm:

+ Năng lực giao tiếp;

+ Năng lực hợp tác

- Năng lực công cụ, bao gồm:

+ Năng lực tính toán;

+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ;

+ Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin (ICT)

Môn Ngữ văn được coi là môn học công cụ, theo đó, năng lực giao tiếptiếng Việt và năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ là các năng lựcmang tính đặc thù của môn học; ngoài ra năng lực giao tiếp, năng lực tư duy sángtạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân (làcác năng lực chung) cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định các nộidung bài học của môn học

Từ việc xác định các nhóm năng lực chung và năng lực chuyên biệt của bộmôn sẽ quyết định đến định hướng đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn theohướng phát triển năng lực: dạy học đọc hiểu, dạy học tích hợp và lựa chọn cácphương pháp dạy học và các kỹ thuật dạy học tích cực

Trang 5

Thư hai, chú trọng rèn luyện phương pháp tự học;

Thứ ba, tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác;

Thứ tư, dạy học không tách khỏi kiểm tra, đánh giá

Kỹ thuật dạy học được hiểu là phần cụ thể hóa của phương pháp dạy học,

là phương thức thực hiện phương pháp Ứng với các phương pháp dạy học tíchcực đó có các kỹ thuật dạy học tích cực như sau:

- Kỹ thuật chia nhóm;

- Kỹ thuật đặt câu hỏi;

- Kỹ thuật “khăn trải bàn”;

- Kỹ thuật “phòng tranh”;

- Kỹ thuật “công đoạn”;

- Kỹ thuật các “mảnh ghép”;

- Kỹ thuật “trình bày 1 phút”;

- Kỹ thuật “hỏi chuyên gia”;

- Kỹ thuật “bản đồ tư duy”;

- Kỹ thuật “đọc hợp tác”

Theo quan điểm dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh, quá trìnhdạy - học bao gồm một hệ thống các hoạt động có mục đích mà giáo viên tổ chứccho học sinh thực hiện Có thể hình dung diễn biến của hoạt động dạy học nhưsau:

- Giáo viên nêu ra tình huống, giao nhiệm vụ cho học sinh Khi nhậnnhiệm vụ học sinh sẽ gặp khó khăn vì những tri thức đã có không đủ để thực hiệnnhiệm vụ Từ đó nảy sinh vấn đề cần tìm tòi giải quyết

- Học sinh tự chủ tìm tòi giải quyết vấn đề đặt ra theo một tiến trình hợp lí,phù hợp với những đòi hỏi của phương pháp luận khoa học

- Giáo viên điều khiển học sinh trao đổi thảo luận; bổ sung, tổng kết, kháiquát các tri thức, kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập và đối chiếu vớimục tiêu dạy học đã đưa ra để có những kết luận, định hướng, gợi mở tiếp theo

Tổ chức dạy học theo tiến trình như trên, lớp học có thể được chia thànhtừng nhóm nhỏ (ngẫu nhiên hay có chủ định) được giao cùng một nhiệm vụ hay

Trang 6

những nhiệm vụ khác nhau Trong nhóm nhỏ giáo viên phải sử dụng các kỹ thuậtdạy học để mỗi thành viên đều phải hoạt động tích cực, tránh sự ỷ lại hoặc khônghợp tác Mỗi hoạt động học có thể được sử dụng một kỹ thuật dạy học tích cựcnào đó để tổ chức nhưng đều được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng, phùhợp; hình thức sinh động hấp dẫn, kích thích được hứng thú học tập của học sinh;đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp nhận và sẵnsàng thực hiện

Bước 2: Khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ;trong quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ giáo viên quan sát và phát hiện kịpthời những khó khăn của học sinh để có biện pháp hỗ trợ kịp thời, hiệu quả,không để xảy ra hiện tượng học sinh bị “bỏ rơi”

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận: Hình thức báo cáo phù hợp với nộidung học tập và kỹ thuật dạy học tích cực được sử dụng; khuyến khích cho họcsinh trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập

Bước 4: Sau khi học sinh báo cáo kết quả, giáo viên có thể trực tiếp phântích, nhận xét, đánh giá kết quả hoặc hướng dẫn học sinh tự đánh giá lẫn nhau;chốt kiến thức và chính xác hóa các kiến thức mà học sinh đã học được thông quahoạt động

Khi xây dựng các bài học theo chủ đề, cần dựa trên một phương pháp dạyhọc tích cực cụ thể được lựa chọn để hình dung chuỗi hoạt động học sẽ thiết kế.Nhìn chung các phương pháp dạy học tích cực đều dựa trên việc tổ chức cho họcsinh phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua các nhiệm vụ học tập

Mỗi bài học theo chủ đề phải giải quyết trọn vẹn ít nhất một vấn đề họctập Để phát triển năng lực học sinh trong giờ học Ngữ văn cần đổi mới mạnh mẽ

mô hình tổ chức dạy học trong việc thiết kế bài học từ phía giáo viên Trong thiết

kế, giáo viên phải cho thấy các hoạt động của học sinh chiếm vị trí chủ yếu trongtiến trình tổ chức dạy học Vì vậy, việc xây dựng mỗi kế hoạch bài học cần thựchiện theo quy trình sau:

(1) Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học

(2) Xây dựng nội dung chủ đề bài học

(3) Xác định mục tiêu bài học

(4) Xác định và mô tả mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng,vận dụng cao)

(5) Thiết kế tiến trình dạy học, gồm 5 bước:

Bước 1: Hoạt động khởi động/trải nghiệm/tạo tình huống xuất phát.Bước 2: Hoạt động hình thành kiến thức

Bước 3: Hoạt động luyện tập

Bước 4: Hoạt động ứng dụng/ vận dụng

Bước 5: Hoạt động mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo

Trang 7

Do hoạt động mở rộng có tính chất tiếp nối và gắn kết với hoạt động vậndụng, nên có thể kết hợp 2 hoạt động vận dụng và mở rộng trong tiến trình bàihọc của học sinh.

Chương trình giáo dục phổ thông mới định hướng các môn học hướng đếnmục tiêu dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh Để theo kịp

lộ trình này các Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo việc dạy học chương trìnhgiáo dục hiện hành rà soát, xây dựng các chủ đề dạy học theo định hướng pháttriển năng lực học sinh Sở Giáo dục và Đào tạo Cao Bằng đã có công văn chỉđạo số 868 /SGD&ĐT- GDTrH ngày 24 tháng 8 năm 2018 về hướng dẫn thựchiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển nănglực và phẩm chất học sinh từ năm học 2018 - 2019 Thực hiện công văn này, bộ

môn Ngữ văn của trường THPT Canh Tân đã xây dựng chủ đề dạy học “Dạy học chủ đề - Văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 - 1945 theo định hướng phát triển năng lực học sinh” Xây dựng và thực hiện chủ đề dạy học này, chúng

tôi hướng đến việc đổi mới phương pháp dạy - học tích cực như hoạt động nhóm,phát vấn, khảo sát phiếu học tập của học sinh,… nhằm định hướng phát triểnnăng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ;năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản; năng lực đọc - hiểu truyệnngắn, đoạn trích tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 theo đặc điểm thểloại; năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhận về ý nghĩa của văn bản;năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản,…cho học sinh

2.2 Tính sáng tạo:

Vận dụng mô hình tổ chức dạy học theo tiến trình hoạt động học của học

sinh đã nêu ở trên, chúng tôi xây dựng dạy học chủ đề - Văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 - 1945 theo định hướng phát triển năng lực học sinh như

sau:

* Giáo án minh họa

1 Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học.

- Kĩ năng đọc - hiểu thể loại truyện ngắn hiện đại Việt Nam

Học sinh hệ thống được các tác phẩm cùng khuynh hướng sáng tác khuynh hướng văn học hiện thực phê phán ở nước ta giai đoạn 1930 -1945

Qua các tác phẩm, đoạn trích học trong chủ đề, học sinh có thể khái quátđược đặc trưng cơ bản của văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 -1945

Trang 8

- HS thấy được sự khác nhau giữa các khuynh hướng sáng tác cùng thời kì:văn học hiện thực phê phán; văn học lãng mạn; văn học cách mạng.

2 Xây dựng nội dung chủ đề bài học.

a Các bài học được tích hợp trong chủ đề:

b Thời lượng dạy học: 06 tiết

c Thời điểm dạy học: giữa học kì I lớp 11

Thời gian Tiến trình

dạy học

Hoạt độngcủa giáo viên

Hoạt độngcủa học sinh

Kết quả (nội dung cần

Hướng dẫnhọc sinh tìmhiểu vài nétkhái quát vềvăn học hiệnthực phêphán giaiđoạn 1930 -1945

- Tìm hiểu,sưu tầm tàiliệu tranhảnh về vănhọc hiệnthực phêphán giaiđoạn 1930 -1945

- Hoàn cảnh lịch sử xãhội, văn hóa hìnhthành văn học hiệnthực phê phán giaiđoạn 1930 - 1945

- Thành tựu và hạnchế

Hoạt động2: Tìm hiểuchung vềtác giả - tácphẩm

Hướng dẫnhọc sinh tìmhiểu về:

- Tác giả VũTrọng

Phụng

- Hoàn cảnhsáng tác,nhan đề, thểloại thôngqua hìnhthức phátvấn

- Đọc sáchgiáo khoaphần tiểudẫn, trả lờicâu hỏi

- Hoàn thànhphiếu hoctập

- Học sinh nêu được:

- Cuộc đời, sự nghiệpsáng tác tác giả VũTrọng Phụng

- Hoàn cảnh sáng tác,

ý nghĩa nhan đề, nhậnbiết được bố cục thểloại

Hoạt động3: Đọc hiểu

- Chuẩn bị

kế hoạch cho

- Tiến hànhthảo luận

- Bộ mặt thật của xãhội tư sản thành thị lố

Trang 9

văn bản học sinh hoạt

động nhóm,phiếu họctập, một số

tư liệu bổtrợ

- Nhận xét,đánh giá sảnphẩm củahọc sinh

- Khái quátkiến thức

theo hướngdẫn của giáoviên, hoànthành phiếuhọc tập, trình

- Bút pháp trào phúngđặc sắc: tạo dựng mâuthuẫn và nhiều tìnhhuống hài hước, xâydựng chân dung biếmhọa sắc sảo, giọngđiệu châm biếm

Hoạt động4: Tổng kết

- củng cố

- Hướng dẫnhọc sinhnhận xétkhái quát vềnội dung vànghệ thuật

- Hướng dẫnhọc sinh làmbài tập củngcố

- Thảo luận

về các câuhỏi, bài tập

- Trình bàysản phẩm

- Học sinh nêu đượcnội dung - nghệ thuậtcủa tác phẩm;

Cuộc đời

và conngười

- Chuẩn bị

kế hoạch chohọc sinh hoạtđộng nhóm,phiếu họctập, một số

tư liệu bổtrợ

- Tiến hànhthảo luậntheo hướngdẫn của giáoviên, hoànthành phiếuhọc tập, trình

Học sinh nêu đượcnhững hiểu biết vềcuộc đời và con ngườinhà văn Nam Cao

Trang 10

giả Nam

Cao

- Nhận xét,đánh giá sảnphẩm củahọc sinh;

- Khái quátkiến thức

phẩm;

- Chỉnh sửa,

bổ sung

Hoạt động2:

Sự nghiệpvăn học

- Chuẩn bịphiếu câuhỏi để thảoluận;

- Nhận xét,đánh giá sảnphẩm củahọc sinh;

- Khái quátkiến thức

Thực hiện kếhoạch vànhững địnhhướng màgiáo viênđưa ra

Thống nhất các nộidung trả lời:

- Quan điểm sáng tác

- Các đề tài chính

- Phong cách nghệthuật

Hướng dẫnhọc sinh tìmhiểu về hoàncảnh sángtác, nhan đề,thể loạithông quahình thứcphát vấn

Đọc sáchgiáo khoaphần tiểudẫn, trả lờicâu hỏi

- Học sinh nêu đượchoàn cảnh sáng tác, ýnghĩa nhan đề, nhậnbiết được bố cục tácphẩm

Hoạt động2: Đọc hiểuvăn bản

- Chuẩn bị

kế hoạch chohọc sinh hoạtđộng nhóm,phiếu họctập, một số

tư liệu bổtrợ

- Nhận xét,đánh giá sảnphẩm của

- Tiến hànhthảo luậntheo hướngdẫn của giáoviên, hoànthành phiếuhọc tập, trình

- Giá trị hiện thực vànhân đạo sâu sắc;

- Những nét đặc sắctrong nghệ thuậttruyện ngắn Nam Caonhư điển hình hóanhân vật, miêu tả tâm

lí, nghệ thuật trần

Trang 11

học sinh;

- Khỏi quỏtkiến thức

thuật

Hoạt động3: Tổng kết

- củng cố

- Hướng dẫnhọc sinhnhận xộtkhỏi quỏt vềnội dung vànghệ thuật

- Hướng dẫnhọc sinh làmbài tập củngcố

- Thảo luận

về cỏc cõuhỏi, bài tập

- Trỡnh bàysản phẩm

- Học sinh nờu đượcnội dung - nghệ thuậtcủa tỏc phẩm

- Bộ mặt thật của xó hội tư sản thành thị lố lăng, kệch cỡm

- Thỏi độ phờ phỏn mạnh mẽ xó hội đương thời khoỏc ỏo văn minh “Âu húa”

nhưng thực chất hết sức giả dối, đồi bại và nỗi xút xa kớn đỏo của tỏc giả trước sựbăng hoại đạo đức của con người

- Bỳt phỏp trào phỳng đặc sắc: tạo dựng mõu thuẫn và nhiều tỡnh huống hài hước,xõy dựng chõn dung biếm họa sắc sảo, giọng điệu chõm biếm

* Chớ Phốo - Nam Cao:

Mức độ cần đạt

Trang 12

- Nắm được những nét cơ bản về tiểu sử, quan điểm nghệ thuật, các đề tài chính,

tư tưởng chủ đạo và phong cách nghệ thuật của Nam Cao

- Hiểu được giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm qua việcphân tích các nhân vật, đặc biệt là nhân vật Chí Phèo

- Thấy được một số nét nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm

Träng t©m kiÕn thøc

- Tác giả: Những đặc điểm chính về quan điểm nghệ thuật, những đề tài chủ yếu,phong cách nghệ thuật của nhà văn

- Tác phẩm:

+ Hình tượng nhân vật Chí Phèo

+ Giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc

+ Những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao như điển hìnhhóa nhân vật, miêu tả tâm lí, nghệ thuật trần thuật

* Chủ đề Văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 - 1945:

- Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm hoặc đoạn trích

(Hạnh phúc của một tang gia trích Số đỏ của Vũ Trọng Phụng); Chí Phèo (Nam

Cao): Sự đa dạng của nội dung và phong cách; các cảm hứng sáng tác hiện thực,trào phúng; ý nghĩa nhân văn; nghệ thuật tả cảnh, tả người

- Hiểu một số đặc điểm cơ bản của các thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn hiện

thực phê phán giai đoạn 1930 - 1945.

b Kỹ năng.

- Biết cách đọc - hiểu một tác phẩm truyện ngắn, đoạn trích tiểu thuyết Việt namthuộc khuynh hướng văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 - 1945 theo đặctrưng thể loại

c Thái độ.

- Nhận ra bản chất lố lăng của xã hội, có thái độ phê phán xã hội “thượng lưu”

đồi bại trước Cách mạng Tháng Tám; giáo dục phong cách sống, thái độ sốnglành mạnh, văn minh, có đạo lí

Trang 13

- Cảm thông với nỗi đau khổ của người nông dân; ca ngợi khát vọng lương thiệncủa họ; lên án xã hội giao thời.

- Bồi dưỡng tinh thần nhân đạo, niềm tin vào bản chất tốt đẹp của con người

d Các năng lực cần hình thành.

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự học, năng lực

phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực thưởng thức văn

+ Năng lực tạo lập văn bản nghị luận

4 Xác định và mô tả mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao)

Nội

Vận dụng Vận dụng thấp Vận dụng cao

và chi phối nhưthế nào tới nộidung tư tưởngcủa tác phẩm

- Khái quátđược đặc điểmphong cách tácgiả từ tác phẩm

- Vận dụng hiểubiết về tác giả,hoàn cảnh ra đờicủa tác phẩm đểphân tích giá trịnội dung, nghệthuật của tácphẩm truyệnhiện đại ViệtNam

- Biết vận dụngđặc điểm thể loại

Trang 14

thuật tiểu

thuyết, truyện ngắn hiện thực.

tiểu thuyết, truyện ngắn hiện thực trong nghị

luận về một tácphẩm, một đoạntrích văn xuôi

thuyết, truyện ngắn hiện thực

đã học

- Học sinh vậndụng, lựa chọnđược các đề tàigần gũi trongcuộc sống đểghi chép

- Học sinh biết

hệ thống, xâuchuỗi các tácphẩm cùng đề tàichủ đề để kháiquát nên một vấn

sự lô-gic giữacác sự việc

- Học sinh hiểuđược ý nghĩacác chi tiết, cáchình ảnh, tiêubiểu đặc sắctrong các tácphẩm tiểu

thuyết, truyện ngắn hiện thực

Việt Nam hiệnđại đã học

- Học sinh cảmnhận được ýnghĩa của một

số hình ảnh, chitiết tiêu biểuđặc sắc trongcác tác phẩm

tiểu thuyết, truyện ngắn hiện thực Việt

Nam hiện đại đãhọc

- Học sinh viếtđược đoạn vănhoàn chỉnh bộc

lộ cảm nhận củabản thân về ýnghĩa một sốhình ảnh, chi tiếttiêu biểu đặc sắctrong các tác

thuyết, truyện ngắn hiện thực

Việt Nam hiệnđại đã học

- Từ ý nghĩa nộidung các tácphẩm, học sinhbiết liên hệ, rút

ra những bài học

Trang 15

sâu sắc cho bảnthân, biết điềuchỉnh những suynghĩ, hành vi củabản thân để hoànthiện mình.

tiểu thuyết, truyện ngắn hiện thực Việt

Nam hiện đại đãhọc

- Học sinh hiểuđược tác dụngcủa các biệnpháp tu từ

Học sinh biếttrình bày cảmnhận về giá trịnghệ thuật củanhững chi tiết,hình ảnh, biệnpháp tu từ

- Học sinh biếtvận dụng để sosánh tìm ra điểmgiống nhau, khác

phong cách nghệthuật của mỗinhà văn

5 Thiết kế tiến trình dạy học

Chủ đề này được dạy học theo tiết học và tổ chức thành các hoạt động học tập Không tổ chức học tập theo dự án.

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

Hoạt động của Thầy và trò

Chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt, năng lực cần phát

triển

Trang 16

- Giáo viên giao nhiệm vụ:

+ Trình chiếu tranh ảnh, cho học sinh xem tranh

+ Đọc, ngâm thơ liên quan đến tác giả

- Học sinh thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

- Giáo viên nhận xét và dẫn vào bài mới:

- Nhận thức được nhiệm vụcần giải quyết của bài học

- Tập trung cao và hợp tác tốt

để giải quyết nhiệm vụ

- Có thái độ tích cực, hứngthú

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Tiết 1-2: ĐOẠN TRÍCH HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA

1945

- Giáo viên hướng dẫn

học sinh khái quát về

văn học hiện thực phê

phán giai đoạn

1930-1945

A Khái quát về văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 - 1945.

I Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa

- Năm 1858, thực dân Pháp tiến hành

- Năng lực

Trang 17

- Giáo viên yêu cầu

học sinh đọc lại bài

Khái quát văn học Việt

hội và văn hoá văn học

Việt Nam từ đầu thế kỉ

sự khai thác thuộc địa về kinh tế Cơcấu xã hội Việt Nam có những chuyểnbiến sâu sắc

- Thành phố công nghiệp ra đời, giaicấp, tầng lớp xã hội mới xuất hiện

- Văn hoá Việt Nam dần thoát khỏi ảnhhưởng của văn hoá phong kiến TrungHoa, bắt đầu tiếp xúc với văn hoáphương Tây, đặc biệt là văn hóa Pháp

- Năm 1943 Đảng Cộng sản có Đềcương văn hóa

- Chữ quốc ngữ được phổ biến rộng rãi;

xuất hiện những hoạt động kinh doanhvăn hóa (nghề in, xuất bản, làm báo,dich thuật phát triển)

- Văn học đổi mới theo hướng hiện đạihoá

II Những đóng góp và hạn chế của văn học hiện thực Việt Nam:

- Ý nghĩa:

+ Phê phán xã hội trên tinh thần dân chủ

và nhân đạo; chú trọng miêu tả, phântích lí giải chính xác, khách quan hiệnthực xã hội thông qua những hình tượngđiển hình

+ Phơi bày thực trạng bất công, thối nátcủa xã hội đương thời, phản ánh tìnhcảnh khốn khổ của các tầng lớp nhândân bị áp bức, bóc lột với một thái độ

thu thậpthông tin

- Năng lựcgiải quyếtnhững tìnhhuống đặtra

Trang 18

cảm thông sâu sắc.

- Thành tựu chủ yếu ở thể loại văn xuôi:

+Truyện ngắn: Nguyễn Công Hoan;

Nguyên Hồng; Nam Cao

+ Tiểu thuyết: Vũ Trọng Phụng; NgôTất Tố; Nguyên Hồng; Nam Cao

+ Phóng sự: Tam Lang; Vũ TrọngPhụng; Ngô Tất Tố

- Hạn chế: chỉ thấy tác động một chiềucủa hoàn cảnh đối với con người

- Năng lựcgiao tiếngtiếng Việt

Hoạt động của giáo viên và học

sinh tìm hiểu tác giả.

Bước 1: GV giao nhiệm vụ

Nội trong một gia đình nghèo gia truyền

(cách nói của Ngô Tất Tố)

- Sống chật vật, bấp bênh bằng nghề viết

văn, viết báo; nhà văn là “một con người

bình dị…người của khuôn phép, nề nếp”

(Lưu Trọng Lư)

- Là cây bút có sức sáng tạo dồi dào; nổitiếng ở hai thể loại phóng sự và tiểu thuyết

- Các tác phẩm tiêu biểu: Số đỏ, Giông tố,

Vỡ đê, Cạm bẫy người….

Trang 19

Giáo viên tích hợp kiến thức

Bước 2: Học sinh thực hiện

nhiệm vụ: tái hiện kiến thức và

+ Nội dung: Phản ánh hiện thực, phê phán

xã hội thượng lưu thành thị ở Việt Namtrước 1945, đặc biệt là những trào lưu Âuhóa, văn minh rởm đời lố lăng

+ Nghệ thuật: Nghệ thuật trào phúng đặcsắc, mỗi chương là một màn hài kịch, mỗinhân vật là một chân dung biếm họa xuấtsắc

- Bố cục:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến “cho Tuyết vậy”:

niềm vui và hạnh phúc của các thành viêngia đình và mọi người khi cụ tổ qua đời

+ Đoạn 2: Tiếp theo đến “Đám cứ đi”:

Cảnh đám ma gương mẫu

+ Đoạn 3: Còn lại: Cảnh hạ huyệt

Hoạt động 3: Đọc - hiểu chi tiết

Trang 20

Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu

Học sinh trả lời cá nhân:

Bước 4: Giáo viên nhận xét,

chốt kiến thức.

Thao tác 2: Tổ chức cho học

sinh thảo luận nhóm:

Bước 1: Giáo viên giao nhiệm

vụ

Nhóm 1: Niềm vui chung cho cả

gia đình cụ cố tổ thể hiện như

thế nào?

Nhóm 2: Thái độ của từng

thành viên trong gia đình cụ cố

Hồng khi cụ tổ chết (Cô Tuyết,

cậu tú Tân, ông Phán mọc sừng,

Xuân tóc đỏ)?

Nhóm 3: Cái chết của cụ tổ còn

đem lại niềm vui và hạnh phúc

cho những ai nữa ? Tại sao họ lại

hạnh phúc khi cụ tổ chết?

Nhóm 4: Tác giả muốn nói gì

đựng mâu thuẫn trào phúng hàm chứa tiếngcười chua chát, kích thích trí tò mò củangười đọc:

- Nhà có tang mà lại vui vẻ, sung sướng,hạnh phúc

→ Hạnh phúc của một gia đình vô phúc,niềm vui của lũ con cháu đại bất hiếu

- Phản ánh một sự thật mỉa mai, hài hước vàtàn nhẫn: Con cháu của đại gia đình này thậtsung sướng khi cụ cố tổ chết

→ Tình huống trào phúng chủ yếu của toàn

bộ chương truyện

b Những niềm vui khác nhau của các thành viên trong gia đình và ngoài gia đình khi cụ cố tổ mất:

Trang 21

với bạn đọc thông qua cách miêu

tả thái độ của các thành viên

trong và ngoài gia đình cụ cố

* Niềm vui chung cho cả gia đình: cụ cố tổ

chết - cái chúc thư kia sẽ đi vào thời kì thực

hành chứ không còn lí thuyết viễn vông nữa

=> Cái chết của cụ tổ là sự mong đợi của tất

cả đám con cháu đại bất hiếu Hạnh phúccủa mỗi người trong tang gia không ai giống

ai, mỗi niềm vui thể hiện một tính cách vàbản chất của từng người một Qua đó thểhiện bộ mặt thật của một gia đình đại bấthiếu

* Niềm vui của những thành viên trong giađình:

- Cụ cố Hồng: “ mơ màng đến cái lúc lão

mặc đồ xô gai, chống gậy ho khạc ” để

được thiên hạ khen

 đứa con bất hiếu, háo danh

- Ông Văn Minh (cháu nội): thích thú vì cái

chúc thư kia đã đi vào thời kì thực hành chứ không còn trên lý thuyết viễn vông nữa

→ Bất hiếu, đầy dã tâm

- Bà Văn Minh (cháu dâu): mừng rỡ vì được

Trang 22

- Cô Tuyết: Được dịp mặc y phục ngây thơ

để chứng tỏ mình hãy còn trinh tiết nhưng

đau khổ như kim châm vào lòng “không

thấy bạn giai đâu cả”

→ Cơ hội để chưng diện, khoe khoang→

Hư hỏng, lẳng lơ

- Cậu tú Tân: sướng điên người lên vì đượcdịp sử dụng cái máy ảnh đã lâu không códịp dùng đến

→ Là dịp để giải trí, khoe tài chụp ảnh.Niềm vui của con trẻ kém hiểu biết

- Ông Phán: Sung sướng vì không ngờ rằng

cái sừng trên đầu mình lại có giá trị.

→ Là người không có nhân cách, vô liêm sỉ

- Xuân tóc đỏ: Hạnh phúc đặc biệt vì nhờhắn mà cụ tổ chết, danh giá uy tín lại càng

to hơn

=> Cả nhà đều sung sướng đến bất hiếu mà quên đi đạo lí thông thường của dân tộc.

* Niềm vui của những người ngoài gia đình:

- Cảnh sát Min Đơ và Min Toa:

“đã được vỡ nợ”

 “sung sướng cực điểm” vì đang thấtnghiệp được thuê dẹp trật tự cho đám đông.Đang lúc thất nghiệp lại có được tiền

- Bè bạn cụ cố Hồng:

Trang 23

“ngực đầy loăn qoăn”

 Có dịp phô trương đủ thứ huân, huychương, các kiểu quần áo, đầu tóc, râu ria

Cơ hội để khoe khoang

- Đám phụ nữ quý phái, đám trai thanh gáilịch: Có dịp tụ tập để khoe khoang, hẹ hònhau, chim chuột nhau, bình phẩm nhau,chê bai nhau

* Thông điệp tác giả gửi gắm:

- Tác giả khai thác những yếu tố mâu thuẫn

để gây cười, cái cười phê phán đây mỉa maichâm biếm về một xã hội thực dân thu nhỏvới tất cả sự đồi bại, xuống dốc của đạo lý

và nhân cách con người, đó là lời tố cáo củatác giả đối với xã hội âu hoá rởm

- Đó chính là sự suy đồi về đạo lý, sự thahoá về nhân cách con người

Trang 24

Giáo viên hướng dẫn học sinh

làm việc cá nhân:

Bước 1: Giáo viên yêu cầu học

sinh thực hiện cá nhân các yêu

- Suy nghĩ của em về những chi

tiết cuối cùng trong đoạn trích

(Ông phán mọc sừng khóc muốn

lặng đi thì may có Xuân đỡ khỏi

ngã…Xuân Tóc Đỏ muốn bỏ

quách ra thì chợt thấy ông Phán

dúi vào tay nó một cái giấy bạc

cười sung sướng ?

Bước 2: Học sinh thực hiện

nhiệm vụ

Bước 3: Học sinh báo cáo kết

quả thực hiện

(Giáo viên tích hợp kiến thức

GDCD, tư tưởng đạo đức Hồ

Chí Minh để hướng dẫn học sinh

liên hệ bản thân về bài học đạo

c Cảnh đám ma gương mẫu.

- Tả bao quát: Khi đi trên đường:

+ Chậm chạp, nhốn nháo như hội rước + Kết hợp ta, Tàu Tây để khoe giàu mộtcách hợm hĩnh

Trang 25

đức của con người trong xã hội

hiện đại: lên án sự xuống dốc

đạo đức, thái độ bất nhân, bất

- Cảnh hạ huyệt:

+ Cậu tú Tân yêu cầu mọi người tạo dáng đểchụp ảnh, con cháu tự nguyện trở thànhnhững diễn viên đại tài:

+ Cụ cố Hồng ho khạc, mếu máo và ngấtđi

Đặc biệt là “màn kịch siêu hạng” của ông

Phán mọc sừng cứ oặt người đi khóc to bằngnhững âm thanh lạ: Hứt! Hứt! Hứt!

 Đám tang diễn ra như một tấn đại hàikịch Nó nói lên tất cả sự lố lăng vô đạo đứccủa cái xã hội thượng lưu ngày trước Cái xã

hội mà tác giả gọi là chó đểu, khốn nạn.

+ Kết thúc là chi tiết chua chát: Phán mọc sừng cứ oặt người đi khóc trong tay xuân, bên cạnh bố vợ ho, khạc, mếu máo đúng qui cách nhưng thực chất là lén lút thanh toán

tiền trả công cho Xuân tóc đỏ

 Đó là một màn hài kịch thể hiện sự lố

lăng , đồi bại, bất hiếu, bất nghĩa của xã hội

Tư sản thượng lưu trước 1945

2 Đặc sắc nghệ thuật.

Ngày đăng: 04/10/2021, 17:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w