1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn THPT, đề tài dạy học tích hợp môn ngữ văn

51 33 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 11,18 MB

Nội dung

tổ chức nội dung chương trình, biên soạn sách giáo khoa và lựa chọn các phương pháp giảng dạy” trang 27.Dạy học tích hợp Ngữ văn có một số hình thức tích hợp, cụ thể đó là: tích hợp liê

Trang 1

ĐỀ TÀI: “Dạy học tích hợp theo chủ đề trong chương trình Ngữ văn 12-Ban cơ bản”

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ………

1 Lý do chọn đề tài ………

2 Lịch sử vấn đề ………

3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ………

4 Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu ………

5 Phương pháp nghiên cứu ………

6 Cấu trúc của đề tài ………

PHẦN NỘI DUNG ………

I Giải pháp cũ thường làm …….……….………

II Giải pháp mới cải tiến ………

1 Khái quát về phương pháp dạy học tích hợp ………

1.1 Khái niệm ………

1.2 Tầm quan trọng của việc dạy học tích hợp ………

1.3 Yêu cầu dạy học tích hợp ………

1.4 Nguyên tắc, quy trình xây dựng các chủ đề tích hợp………

1.5 Ý nghĩa của dạy học tích hợp ………

2 Dạy học tích hợp theo chủ đề trong môn ngữ văn ………

2.1 Thực trạng của việc vận dụng hình thức dạy học tích hợp theo chủ đề trong môn Ngữ văn ………

2.2 Một số kinh nghiệm vận dụng phương pháp dạy học tích hợp theo chủ đề trong môn Ngữ văn ………

2.2.1 Thiết kế giáo án tích hợp theo chủ đề ………

2.2.2 Thực hiện giáo án tích hợp theo chủ đề ………

2.2.3 Kiểm tra, đánh giá khả năng tích hợp theo chủ đề của học sinh ……

3 Giáo án thể nghiệm………

4 Một số đề kiểm tra, đánh giá khả năng tích hợp theo chủ đề ………

2

2 5 6 6 6 7

8

8 8 8 8 10 10 11 11 12 12

13 13 26 27 28 52

Trang 2

III Hiệu quả kinh tế và xã hội ……….

IV Khả năng áp dụng ………

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ………

TÀI LIỆU THAM KHẢO ………

53 54

55 56

Trang 3

Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII về giáo dục và công nghệ đã đưa chủtrương đổi mới giáo dục và đào tạo vào cuộc sống Mục tiêu giáo dục phải đổi mớimạnh mẽ từ con người khoa bảng thành con người thực tế, từ mục tiêu nhồi nhét

kiến thức hàn lâm chuyển thành năng lực làm chủ cuộc sống, từ cơ chế độc quyền

với từng hoạt động đơn lẻ chuyển sang phục vụ xã hội đa dạng, cạnh tranh với tinhthần hợp tác, thân thiện Đây là một thách thức không nhỏ đối với bộ môn Ngữ văntrong nhà trường, một môn học chính yếu trong nhà trường phổ thông Môn Ngữvăn có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ, diễnđạt, cách thức tạo lập các loại văn bản phục vụ cho quá trình giao tiếp trên mọi lĩnhvực của mỗi người trong cuộc sống Ngoài ra còn trang bị những cảm xúc nhânvăn, giúp con người hướng tới Chân - Thiện - Mỹ Nhờ có văn học mà đời sốngtinh thần của con người ngày càng giàu có, phong phú, tinh tế hơn Tâm hồn trởnên bớt chai sạn, thờ ơ, bàng quan trước những số phận, cảnh đời diễn ra xungquanh mình hàng ngày, trước thiên nhiên và tạo vật Văn học bồi đắp cho học sinhlòng yêu nước, thái độ trân trọng truyền thống, và ngôn ngữ Mẹ đẻ Điều nàycàng quan trọng khi chúng ta đang sống trong cuộc sống hiện đại của thế kỉ XXI

Trong vài thập niên gần đây, Dạy học Ngữ văn theo phương pháp truyềnthống đang vấp phải một số vấn đề cần phải giải quyết triệt để Trong đó đáng lưu

ý nhất có lẽ là vấn đề hứng thú và hiệu quả của hoạt động dạy học Ngữ văn Vậytại sao lại có hiện tượng học sinh không còn thiết tha với một môn học vô cùng cầnthiết trong việc góp phần giáo dục nhân cách con người Câu hỏi này đặt ra trướchết cho những giáo viên Ngữ văn như tôi, cho những người làm công tác giáo dục

và cho toàn xã hội

Có hai nguyên nhân dẫn đến tình trạng này Nguyên nhân thứ nhất ở phía học sinh:

Trang 4

- Chưa nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí của môn học;

- Chưa tìm thấy phương pháp học tập;

- Chưa tìm thấy niềm hứng thú với môn học

Nguyên nhân thứ hai, theo ý kiến chủ quan của tôi là nguyên nhân quantrọng, lại thuộc về giáo viên Có người đã từng nói đại ý “ không có học trò dốt màchỉ có người thầy chưa giỏi” Cái “ chưa giỏi ” ở đây không hẳn là sự thiếu hụtkiến thức mà nó còn được hiểu là sự lúng túng, bối rối, thậm chí bế tắc trong việclựa chọn phương pháp dạy học thích hợp

Giải quyết được các nguyên nhân này, môn Ngữ văn sẽ được trả về với đúngđịa vị của nó và phát huy hiệu quả giáo dục một cách tốt nhất Để có được giờ họcNgữ văn vừa hay, vừa hiệu quả, vừa khơi dậy được ở học sinh niềm hứng thú, say

mê với môn học có lẽ chúng ta nên đặt hy vọng trong việc đổi mới phương phápdạy học

có nhiều học sinh học theo kiểu đối phó, học vẹt, lạm dụng tài liệu tham khảo …

Từ khi thực hiện qui chế mới, môn Ngữ văn không còn được tính điểm hệ số 2.Môn Văn dần trở thành môn phụ như các môn khoa học xã hội khác Nhiều em cónăng lực học văn nhưng đầu tư vào các môn tự nhiên và môn Văn chỉ là môn công

cụ học để có đủ điều kiện lên lớp Số học sinh yêu thích môn Ngữ văn ngày càng ítdần Khả năng cảm thụ văn chương, kĩ năng viết văn của học sinh còn rất nhiềuhạn chế Các em thường ỷ lại vào tài liệu, phụ thuộc hoàn toàn vào bài giảng củaThầy Cô không bộc lộ được cái riêng, sự sáng tạo mới mẻ độc đáo của mình khiviết một bài văn Vì vậy kết quả thường không cao (Điều này giải thích lí do vì saohọc sinh trong giờ kiểm tra ôn trúng tủ 100% mà vẫn không đạt được điểm cao).Không có động lực học, bệnh lười đọc, học theo kiểu đối phó, ỷ lại nên tỉ lệ họcsinh khá giỏi ngày càng suy giảm

Qua phiếu thăm dò ý kiến của học sinh với câu hỏi: Những khó khăn của em

khi học môn Ngữ văn, tôi nhận được phần lớn những phản hồi:

- Làm thế nào để các bài thơ, đoạn thơ, cốt truyện “vào đầu” một cách tự

nhiên?

- Làm thế nào để ghi nhớ được kiến thức?

Trang 5

- Làm thế nào để không cảm thấy “chán”, thậm chí “buồn ngủ” khi học

Văn?

Từ những ý kiến trên, tôi đã cố gắng tìm ra cách giúp các em trong thời gian

có hạn hiểu được vai trò và tầm trọng của môn học Giúp các em yêu và say mêvới môn học, tự tin hứng thú trước mỗi bài tập giáo viên yêu cầu

Qua một thời gian giảng dạy, tôi thấy cần phải tích cực hơn nữa trong việcvận dụng các phương pháp dạy học hiện đại trong dạy học môn Ngữ văn Theo sựtìm hiểu về các phương pháp dạy học và dựa vào đặc thù bộ môn, tôi thấy phươngpháp dạy học tích hợp cụ thể là hình thức dạy học tích hợp theo chủ đề đang là mộttrong những bước đi đúng Phương pháp dạy học này đem dến nhiều thay đổi rấtkhả quan:

- Thứ nhất là giúp giáo viên tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, tăng tính linh hoạt cho bài giảng

- Thứ hai, mục tiêu của việc học được học sinh xác định một cách rõ ràng ngay tại thời điểm học

- Thứ ba, nội dung của bài học gắn liền với thực tế, với kinh nghiệm sống của học sinh

- Thứ tư, theo tôi là quan trọng nhất, đó là học sinh được phát huy tính tính chủ động, sáng tạo, mạnh dạn chia sẻ, hợp tác, có kĩ năng làm việc nhóm Ngoài

ra, học sinh hoàn toàn có thể đật ra những câu hỏi, nêu những cách hiểu khác nhau,

ý kiến riêng của bản thân, thể hiện sự làm chủ kiến thức

Từ những lí do trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Dạy học tích hợp theo chủ đề trong chương trình Ngữ văn 12-Ban cơ bản”

2 Lịch sử vấn đề

Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại đang được quan tâm nghiên cứu và áp dụng vào nhà trường ở nhiều nước trên thế giới Tích hợp trở thành một trào lưu sư phạm xuất phát từ quan niệm về quá trình học tập toàn thể các quá trình học tập góp phần hình thành ở học sinh những năng lực rõ ràng, có

dự tính những hoạt động tích hợp trong đó học sinh học cách sử dụng tích hợp các kiến thức, kĩ năng và thao tác đã lĩnh hội một cách riêng rẽ Ở nước ta từ thập niên

90 của thế kỉ XX trở lại đây, vấn đề xây dựng môn học tích hợp mới được tập trung, nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng vào nhà trường phổ thông

Hiện nay, xu hướng tích hợp vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm

và áp dụng vào đổi mới chương trình sách giáo khoa Trung học phổ thông

Chương trình Trung học phổ thông môn học Ngữ văn năm học 2002 do Bộ Giáo dục và Đào tạo dự thảo ghi rõ “lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo để

Trang 6

tổ chức nội dung chương trình, biên soạn sách giáo khoa và lựa chọn các phương pháp giảng dạy” ( trang 27).

Dạy học tích hợp Ngữ văn có một số hình thức tích hợp, cụ thể đó là: tích hợp liên môn, phân môn, tích hợp nội môn và cả tích hợp theo theo chủ đề Dạy học tích hợp theo chủ đề ở môn Ngữ văn đã và đang được các Sở GD và ĐT

khuyến khích thực hiện trong đó có Sở GD & ĐT Ninh Bình Thông thường hình thức dạy học này mới chỉ được phát động trong các tiết thao giảng, nhưng tiết dự thi Điều này có nghĩa là nó chỉ mới chỉ được thực hiện một cách có giới hạn ở những giáo viên tham gia hội giảng, dự thi ở những bài học nhất định được lựa chọn để thi giảng… Thiết nghĩ, tại sao chúng ta không làm cho hình thức dạy học tích hợp Ngữ văn theo chủ đề này được thực hiện một cách rộng rãi, chủ động, linhhoạt đến từng giáo viên và phù hợp với từng bài học Để làm được điều này đòi hỏiphải có sự định hướng của các cấp quản lí giáo dục và nhất là sự tâm huyết áp dụng có hiệu quả ở mỗi giáo viên Trong bài viết này, người viết xin đưa ra một vài ý kiến về việc áp dụng dạy học tích hợp theo chủ đề trong môn Ngữ văn ở cấp THPT

3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

- Với đề tài này, người viết chỉ tập trung tìm hiểu về việc vận dụng phương pháp dạy học tích hợp, cụ thể là hình thức dạy học tích hợp theo chủ đề trong môn Ngữ văn, cụ thể là với chương trình Ngữ văn 12 (Ban cơ bản)

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là thực trạng nói, viết, giao tiếp, ứng

xử, thái độ sống của học sinh ở trường THPT (Chủ yếu là các lớp người nói giảng dạy trực tiếp)

4 Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu

- Nhiệm vụ của đề tài:

+ Tìm hiểu những vấn đề khái quát về phương pháp dạy học tích hợp và việcdạy học tích hợp trong môn Ngữ văn

+ Thiết kế giáo án thể nghiệm và các đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập của phương pháp dạy học tích hợp theo chủ đề trong môn Ngữ văn

- Đề tài này được nghiên cứu nhằm mục đích đóng góp một sự cụ thể hóa cho việc áp dụng hình thức dạy học tích hợp theo chủ đề vào dạy học Ngữ văn trong trường phổ thông Từ đó góp phần đổi mới phương pháp dạy học, giúp nâng cao chất lương dạy và học

5 Phương pháp nghiên cứu

Trang 7

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: tìm hiểu kĩ lưỡng bài học, tổng hợpnhững kết quả đã có trong việc xây dựng bài học theo tiêu chí phát huy tính chủđộng sáng tạo của học sinh,

- Phương pháp so sánh, đối chiếu: so sánh giữa giải pháp cũ thường làm vớigiải pháp mới để có sự kế thừa và phát huy

- Phương pháp quan sát: dự giờ, thăm lớp, tích luỹ kinh nghiệm thực tế

- Phương pháp trao đổi, thảo luận: trao đổi trong nhóm và trao đổi với đồngnghiệp để bổ sung, hoàn thiện tiết dạy; trao đổi với học sinh, lắng nghe ý kiến từphía học sinh

- Phương pháp thực nghiệm: tiến hành dạy thử nghiệm một số tiết, cùng vớicác câu hỏi kiểm tra, đánh giá sau bài học để đánh giá mức độ hứng thú của họcsinh và rút ra những phần cần điều chỉnh, bổ sung

6 Cấu trúc đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài được triển khai qua các mục sau:

I Giải pháp cũ thường làm

II Giải pháp mới cải tiến

III Hiệu quả kinh tế và xã hội

IV Điều kiện và khả năng áp dụng

Trang 8

PHẦN NỘI DUNG

I Giải pháp cũ thường làm

Trước đây khi dạy học Ngữ văn chúng ta thường dạy thành từng bài riêngbiệt, thiếu tính hệ thống và không gắn với thực tế Thêm vào đó trong một thờigian dài, người thầy được trang bị phương pháp để truyền thụ kiến thức cho họcsinh theo quan hệ một chiều: thầy truyền đạt, trò tiếp nhận Giáo án dạy theophương pháp truyền thống được thiết kế kiểu đường thẳng theo hướng từ trênxuống Do đặc điểm hàn lâm của kiến thức nên nội dung bài dạy theo phương pháptruyền thống có tính hệ thống, tính logic cao Song do quá đề cao người dạy nênnhược điểm của PPDH truyền thống là học sinh thụ động tiếp thu kiến thức, giờdạy dễ đơn điệu, buồn tẻ, kiến thức thiên về lý luận, ít chú ý đến kỹ năng thực hànhcủa người học; thầy đứng trên bục cao cung cấp cái mẫu còn trò ngồi dưới và làmmột việc giống nhau là “sao” lại cái mẫu mà thầy đang cung cấp cho Do đó kỹnăng hành dụng vào đời sống thực tế bị hạn chế

Kết quả của hoạt động này thu được là những thế hệ học trò giỏi về lí thuyết

mà hạn chế về thực hành, nhiều “thầy” mà thiếu “thợ”

II Giải pháp mới cải tiến

Qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy nếu vận dụng phương pháp dạy học tích hợp theo chủ đề trong môn Ngữ văn sẽ khắc phục được rất nhiều những hạn chế của phương pháp dạy học trước đây

1 Khái quát về phương pháp dạy học tích hợp

1.1 Khái niệm

Theo từ điển Tiếng Việt “ Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chươngtrình hoặc những thành phần khác nhau thành một khối chức năng Tích hợp cónghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”

Theo từ điển Giáo dục học: “ Tích hợp là hành động liên kết các đối tượngnghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhautrong cùng một kế hoặc dạy học”

Trong Tiếng Anh tích hợp được viết là “ intergration” có nghĩa là sự phốihợp các hoạt động khác nhau, các thành phần khác nhau của một hệ thống để bảođảm sự hài hòa chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống ấy

Dạy học tích hợp là định hướng dạy học trong đó giáo viên tổ chức, hướngdẫn để học sinh phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng, thuộcnhiều lĩnh vực khác nhau, thông qua đó mà hình thành những kiến thức kĩ năngmới; giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống được thực

Trang 9

hiện ngay trong quá trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ năng; phát triển đượcnăng lực cần thiết, nhất là năng lực vận dụng tổng hợp các tri thức kĩ năng và giảiquyết vấn đề Tính tích hợp thể hiện qua sự huy động, kết hợp, liên hệ các yếu tố

có liên quan với nhau của nhiều lĩnh vực để giải quyết có hiệu quả một vấn đề vàthường đạt được nhiều mục đích khác nhau

Có hai hình thức dạy học tích hợp cơ bản (cụ thể là với môn Ngữ văn), đó là:

- Tích hợp liên môn (Tích hợp ngang) là hình thức tích hợp theo từng thời

điểm Giáo viên sử dụng tri thức của các phân môn (Tiếng Việt, Lí luận văn học, Làm văn) hoặc các môn học khác (Lịch sử, Địa lý,…) để giải mã văn bản văn học hoặc ngược lại

- Tích hợp nội môn (tích hơp dọc) là tích hợp theo thể loại, đề tài, chủ đề của

tác phẩm văn học Mục đích của việc tích hợp này chủ yếu là so sánh đối chiếu giữa các bài học có cùng đề tài, chủ đề, các đơn vị kiến thức có quan hệ tương đồng để khắc sâu kiến thức cho học sinh, giúp học sinh nhận ra những điểm giống

và khác nhau của các nội dung cần quan tâm trong bài dạy văn bản văn học

Ngoài ra, còn có thể kể đến hình thức dạy học tích hợp theo chuyên đề, chủ

đề Hình thức này nhằm định hướng cho học sinh nối kết kiến thức của bài học

theo một hoặc một số nội dung nào đó trong chủ đề đã được định sẵn Giáo viên sẽlựa chọn chủ đề, nội dung trong chủ đề phù hợp với bài học, với nhu cầu, khả năngnhận thức của học sinh để tích hợp Việc làm này nhằm hướng tới mục đích khôngchỉ giáo dục học sinh theo các chuẩn kiến thức cơ bản mà còn giáo dục học sinh cóđược nhận thức, thái độ, tình cảm, cách ứng xử phù hợp trong cuộc sống Đặctrưng bộ môn Ngữ văn có khả năng lớn trong việc vận dụng có hiệu quả phương

pháp dạy học tích hợp theo chủ đề Bởi “Văn học là nhân học”.

1.2 Tầm quan trọng của việc dạy học tích hợp

Dạy học tích hợp xuất phát từ bản chất và yêu cầu của việc nhận thức các sựvật, hiện tượng Thế giới là một tổng thể thống nhất, vì vậy mỗi sự vật, hiện tượngtrong tự nhiên, xã hội đều ít nhiều có mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác

Vì vậy, để nhận biết hoặc giải quyết mỗi sự vật, hiện tượng cần huy động tổng hợpcác kiến thức và kĩ năng từ nhiều lĩnh vực khác nhau

Đổi mới chương trình giáo dục theo hướng tập trung phát triển phẩm chất

và năng lực người học đòi hỏi phải dạy học tích hợp Từ thực tiễn cho thấy, dạyhọc tích hợp giúp cho việc học tập của học sinh gắn liền với thực tiễn hơn, giúphọc sinh phát triển được những năng lực và phẩm chất cần thiết Cuộc sống hiệnđại phát triển hết sức nhanh chóng, mạnh mẽ, rất nhiều vấn đề, nhiều kiến thức, kĩnăng chưa được đề cập trong các môn học, nhưng lại rất cần thiết, chuẩn bị cho

Trang 10

học sinh để có thể đối mặt với những thách thức của cuộc sống Do đó cần tích hợpgiáo dục các kiến thức và kĩ năng đó thông qua các môn học.

1.3 Yêu cầu dạy học tích hợp

Dạy học tích hợp có một số yêu cầu chủ yếu sau:

- Lấy người học làm trung tâm: Yêu cầu này đòi hỏi phải tổ chức quá trình

dạy học thành quá trình tự học Người học là chủ thể của hoạt động học, họ phải tựhọc, tự nghiên cứu để tìm ra kiến thức từ đó người học có cơ hội để thể hiện mình,phát triển năng lực làm việc nhóm Người dạy chỉ là người tổ chức và hướng dẫnquá trình học tập Quan hệ giữa người dạy và người học được thực hiện dựa trên

cơ sở tin cậy và hợp tác với nhau

- Định hướng đầu ra: Dạy học tích hợp chú ý đến kết quả học tập của người

học do đó, nó đòi hỏi người dạy phải xác định rõ mục tiêu của bài học và tiến hànhhướng dẫn học sinh học tập đạt mục tiêu đề ra

- Dạy và học các năng lực thực hiện: Điều này có nghĩa là dạy học tích hợp

sẽ không chỉ là dạy lí thuyết cho học sinh, mà còn đặc biệt phải quan tâm đến việcvận dụng, áp dụng lí thuyết ấy vào thực tế đời sống

Việc nắm vững các yêu cầu của dạy học tích hợp sẽ giúp giáo viên có địnhhướng dạy học tích hợp đúng đắn, phù hợp và hiệu quả

1.4 Nguyên tắc, quy trình xây dựng các chủ đề tích hợp

a Nguyên tắc

Để có một giờ dạy tích hợp hiệu quả, giáo viên phải căn cứ vào đặc thù củamôn học và bản chất của việc đổi mới phương pháp dạy học Giờ dạy học Văn tíchhợp phải trở thành cơ hội để học sinh nắm kiến thức cơ bản cũng như nội dung tíchhợp một cách trọn vẹn song cũng nhẹ nhàng, thoải mái

Muốn đạt được mục đích trên cần quán triệt những nguyên tắc cơ bản khi đưa chủ đề tích hợp vào dạy học Ngữ văn Cụ thể là:

- Hướng đến mục tiêu giáo dục phổ thông, đảm bảo mục tiêu giáo dục môn học

- Lựa chọn những bài học có nội dung liên quan, tương thích với chủ đề; gắnvới thực tiến, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh

- Không làm tăng nội dung học tập dẫn đến quá tải

- Phù hợp với năng lực học sinh; phù hợp với điều kiện khách quan của trường học

Trang 11

- Tích hợp phải góp phần tạo nên sự gắn bó giữa nội dung học tập với thực tiễn cuộc sống.

- Vận dụng nội dung giáo dục tích hợp một cách linh hoạt, tinh tế sao chogiờ học tích hợp vẫn đảm bảo đặc trưng môn học

b Quy trình xây dựng chủ đề tích hợp

Xây dựng chương trình tích hợp theo các bước sau:

- Phân tích nội dung chương trình, lựa chọn nội dung gắn với thực tiễn đời sống và phù hợp với năng lực học sinh

- Tiến hành xây dựng một số chủ đề cụ thể

- Điều chỉnh các chủ đề sau khi thực nghiệm

1.5 Ý nghĩa của dạy học tích hợp

Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trongviệc xác định nội dung dạy học trong nhà trường phổ thông và trong xây dựngchương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới Lý do dạy học tích hợp được ủng

hộ đến như vậy là bởi những ý nghĩa thiết thực và to lớn mà nó mang lại Cụ thể là:

- Giúp nâng cao năng lực của người học, đào tạo những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại

- Rút ngắn khoảng cách giữa nhà trường và thực tiễn cuộc sống, với sự phát triên của cộng đồng

- Học sinh hứng thú hơn với tiết học, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục

2 Dạy học tích hợp theo chủ đề trong môn Ngữ văn

2.1 Thực trạng của việc vận dụng hình thức dạy học tích hợp theo chủ đề trong môn Ngữ văn.

Như đã đề cập ở trên, việc sử dụng hình thức dạy học tích hợp theo chủ đề làmột việc làm cần thiết trong dạy học bộ môn Ngữ văn Bởi văn học là tấm gươngphản ánh hiện thực cho nên việc soi chiếu vận dụng kiến thức của bài học với thực

tế cuộc sống là vô cùng có ý nghĩa Thế nhưng việc vận dụng phương pháp nàytrong thực tế không phải lúc nào cũng được thực hiện có hiệu quả Lý do là:

- Nhiều giờ dạy có chủ đề tích hợp thích hợp nhưng giáo viên chưa chú ýđến việc vận dụng phương pháp dạy học tích hợp Điều này dẫn đến việc khai thácbài dạy thiếu chiều sâu, thiếu sự liên hệ giáo dục thực tế từ đó bài dạy không đạthiệu quả giáo dục tốt

Trang 12

Ví dụ: Dạy thơ viết về đề tài tình yêu như “Sóng” của Xuân Quỳnh giáo

viên nên có ý thức tích hợp với chủ đề giáo dục tình bạn khác giới ở lứa tuổi họcđường Đây là một vấn đề mà nhiều học sinh còn lúng túng trong việc lựa chọncách ứng xử phù hợp Giáo viên có thể thông qua những bài học này giúp các em

có quan niệm đúng đắn cũng như cách ứng xử phù hợp nếu gặp vấn đề tương tự

- Nhiều giờ dạy, giáo viên tích hợp một cách gượng gạo, áp đặt, cứng nhắckhiến cho các đơn vị kiến thức trở lên không mấy gắn bó hoặc nếu có thì cũng rấtnặng nề

- Lại có những giờ dạy, giáo viên chưa chọn được chủ đề tích hợp phù hợp

- Đôi khi việc tích hợp lại được thực hiện một cách tùy hứng, thiếu sự chuẩn

bị, thiếu kế hoạch

Có thể thấy việc vận dụng một hình thức dạy học tích hợp theo chủ đề màkhông đúng sẽ dẫn đến những hậu quả không nhỏ Cụ thể là học sinh không nhận

ra được sự gắn kết giữa những đơn vị kiến thức mang tính hàn lâm với những vấn

đề vô cùng gần gũi, thiết thực trong cuộc sống Từ đó, học sinh sẽ không có ý thứcgắn lý thuyết với thực hành

2.2 Một số kinh nghiệm vận dụng phương pháp dạy học tích hợp theo chủ

đề trong bộ môn Ngữ văn

Nên hiểu việc dạy học tích hợp theo chủ đề là sự kết hợp giữa các phần trithức trong bài học xoay quanh một chủ đề nào đó có nét tương đồng, có điểm liênquan Từ đó giúp học sinh không những nắm vững được kiến thức cơ bản của bàihọc mà còn có thể có cái nhìn cụ thể hơn, sinh động hơn về sự vận dụng của nộidung đó trong những vấn đề của đời sống Như vậy có nghĩa là bài dạy tích hợptheo chủ đề sẽ giúp học sinh nắm vững được lý thuyết đồng thời rèn luyện cả kĩnăng thực hành, sử dụng Đây chính là mục tiêu mà bất cứ môn học nào cũngmuốn hướng tới

Để có thể vận dụng hiệu quả phương pháp dạy học tích hợp theo chủ đềtrong môn Ngữ văn, người dạy ngoài việc phải nắm vững lí thuyết về dạy học tíchhợp thì cần thiết hơn cả là phải làm tốt ở ba khâu:

- Thiết kế giáo án tích hợp theo chủ đề

- Thực hiện giáo án tích hợp theo chủ đề

- Kiểm tra đánh giá khả năng tích hợp kiến thức theo chủ đề của học sinh

2.2.1 Thiết kế giáo án tích hợp theo chủ đề.

Giáo án tích hợp không phải là một bản đề cương kiến thức để giáo viên lênlớp truyền thụ, áp đặt cho người học Nó là một bản thiết kế các hoạt động, tình

Trang 13

huống nhằm tổ chức cho người học thực hiện trong giờ lên lớp để giải quyết cácnhiệm vụ học tập, để phát triển năng lực và nhân cách theo mục đích giáo dục bộmôn.

Việc xây dựng giáo án tích hợp phải đảm bảo các nội dung và cấu trúc đặc thù Lưu ý một số vấn đề sau:

+ Kĩ năng lĩnh hội và vận dụng kiến thức đó theo chủ đề tích hợp

+ Tình cảm, thái độ phù hợp, theo hướng tích hợp

+ Tích hợp được nội dung giáo dục theo chủ đề

b Về hoạt động chuẩn bị của thầy và trò

- Thầy: + Xác định trọng tâm kiến thức của tiết dạy

+ Lựa chọn chủ đề, nội dung tích hợp phù hợp với bài dạy

Người viết lựa chọn ba chủ đề để tích hợp vào dạy học Ngữ văn, đó là:

● Kỹ năng sống: Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh

● Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ● Bảo vệ môi trường

* Chủ đề: Kỹ năng sống Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh

- Cơ sở

+ Hiện nay ngành giáo dục đang đẩy mạnh phong trào thi đua: “Xây dựng

trường học thân thiện – Học sinh tích cực” vì vậy việc giáo dục giá trị sống rèn

luyện kỹ năng sống có một ý nghĩa hết sức quan trọng Qua đó, giúp các em nhìnlại những việc làm của mình từ trong hành động, trong suy nghĩ, lời nói việc làm

Nó còn giúp các em hoàn thiện hơn về nhân cách, về lối sống Các em có kỹ năngtham gia các hoạt động mang ý nghĩa cộng đồng, đoàn kết, yêu thương, tráchnhiệm,hợp tác, hòa đồng, thân ái, đồng cảm , chia sẻ với mọi người và hơn hết làsống tốt, sống có ý nghĩa

+ Từ xưa tới nay, xã hội luôn hướng con người đến nếp sống văn minh,

thanh lịch Ca dao có câu “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang / Người khôn nói tiếng

dịu dàng, dễ nghe” và cũng không biết tự bao giờ nếp sống văn minh thanh lịch

Trang 14

đã trở thành một tiêu chí để đánh giá con người Đó là nét đẹp hài hòa của diệnmạo của phong cách, hành vi, sự tu dưỡng, trải nghiệm của con người Ngườithanh lịch, văn minh là người có dáng vẻ hành vi trang nhã, giao tiếp ứng xử lịch

sự, thể hiện sự tiến bộ hiểu biết phù hợp với thời đại với dân tộc Vì vậy, thiết nghĩviệc lồng ghép dạy tích hợp giáo dục nếp sống văn minh thanh lịch cho học sinh làmột việc làm rất cần thiết, nhất là đối với môn Ngữ văn (bởi “văn học là nhânhọc”)

- Dưới đây là bảng thể hiện sự tích hợp chủ đề giáo dục nếp sống văn minh, thanh lịch với những nội dung tích hợp cụ thể cho một số bài học trong chương trình Ngữ văn 12 ( Ban cơ bản)

Phân

môn

Tên bài dạy

Nội dung được tích

- Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

- Bài tập

- Ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt

- Ý thức lựa chọn ngôn ngữ khi giao tiếp

- Thái độ trân trọng TiếngViệt

- Thái độ trân trọng Tiếng Việt

- Thái độ trân trọng Tiếng Việt

Nhân vậtgiao tiếp

Bài tập Ý thức lựa chọn ngôn ngữ khi

giao tiếp

Trang 15

Thực hành

về hàm ý

- Tìm hiểu chung vềhàm ý

- Bài tập

Ý thức lựa chọn ngôn ngữ đảm bảo giữ được thể diện của các nhân vật giao tiệp và tính lịch sự trong giao tiếp.Tổng kết phần

Tiếng Việt: hoạt

động giao tiếp

bằng ngôn ngữ

Bài tập - Ý thức lựa chọn ngôn ngữ

khi giao tiếp

- Thái độ trân trọng Tiếng Việt

người lính Tây Tiến

Giáo dục lòng yêu nước,trách nhiệm tuổi trẻ đối vớiđất nước

bản

Vẻ đẹp, cách ứng xử củangười phụ nữ trong tình yêu

Từ đó các em thấy được tìnhyêu là một tình cảm cao đẹpcủa con người, là hạnh phúclớn lao của con người

Người lái đò Sông

Đà

Hình tượngSông Đà

Thái độ trân trọng, coi dòngsông như một thực thể sốngsinh động

Ai đã đặt tên cho Hình tượng Thái độ, tình cảm đối với

Trang 16

dòng sông?

sông Hương dòng sông (coi dòng sông

như một con người, mang vẻđẹp rất riêng của xứ huế)

Vợ chồng A Phủ Nhân vật Mị

-Thái độ, tình cảm đối vớicon người và cuộc sống

- Giáo dục các em về sứcsống mãnh liệt của con người

Thái độ, tình cảm đối với conngười và cuộc sống (Giáo dụctấm lòng nhân ái, cưu mang

để khẳng định: ngay cả khicái chết cận kề, con ngườivẫn hướng về sự sống, tintưởng ở tương lai, khát khao

về mái ấm gia đình và yêuthương, đùm bọc lẫn nhau.)

- Giáo dục các em biết cảmthông, biết đặt mình vào hoàncảnh người khác, qua đó hiểu

rõ cảm xúc, tình cảm củangười khác

- Giáo dục các em cần chămsóc cả nội dung và hình thức,cần hài hòa, thống nhất giữahồn và xác

- Giúp các em hiểu được

Trang 17

rằng: Một trong những điềuquý giá nhất của mỗi conngười là được sống là mình,sống trọn vẹn với những giátrị mình có và theo đuổi

Một người Hà Nội Nhân vật bà

Hiền

-Thái độ sống tích cực, chủđộng

- Nếp sống có chiều sâu vănhóa của nhân vật bà Hiền

Ông già và biển cả Nội dung văn

bản

Thái độ sống tích cực, chủđộng

* Chủ đề: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

- Cơ sở

Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng cho mọi thế hệ Tư tưởng Hồ ChíMinh chính là nền tảng là kim chỉ nam cho hành động Việc dạy học tích hợp theo

chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” sẽ đem lại những

hiệu quả thiết thực:

+ Trang bị cho HS những hiểu biết cần thiết, cơ bản về đạo đức Hồ ChíMinh, trên cơ sở đó các em có được nhận thức, thái độ và hành vi tích cực theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh

+ Giáo dục ý thức quan tâm tới việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức

Hồ Chí Minh; làm cho việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minhtrở thành thói quen và nếp sống của học sinh

+ Phát triển kỹ năng thực hành, kỹ năng phát hiện và ứng xử tích cực trongviệc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

+ Góp phần giáo dục cho học sinh trở thành công dân tốt, biết sống và làmviệc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và có trách nhiệm đối với đất nước

Trang 18

- Dưới đây là bảng thể hiện sự tích hợp chủ đề giáo dục Học tập và làm theotấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với những nội dung tích hợp cụ thể cho một sốbài học trong chương trình Ngữ văn 12 ( Ban cơ bản)

Phân

môn Tên bài dạy

Nội dung được tích

Tình yêu tiếng Việt của Chủ

tịch Hồ Chí Minh “Tiếng

nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp”

môn Tên bài dạy

Nội dung được tích

Nội dung bài học Tấm gương đạo đức, yêu

nước, giữ gìn truyền thốngvăn hóa dân tộc… qua cuộcđời và sự nghiệp sáng táccủa Nguyễn Ái Quốc – HồChí Minh

Tuyên ngôn độc lập

(Phần hai: tác

phẩm)

-Nêu cơ sở pháp lícho bản tuyên ngôn

- Tuyên bố vàkhẳng định nền độclập của dân tộc

Lòng yêu nước, tư tưởngdân tộc về độc lập, tự do

Việt Bắc Khổ thơ: Lối sống dị phong thái ung

dung tự tại giản, vượt qua

Trang 19

“Ở đâu u ám quânthù

…Mái đình HồngThái, cây đa TânTrào”

mọi khó khăn, gian khổtrong những ngày tháng Bác

ở chiến khu Việt Bắc

Bác ơi!

Nội dung văn bản Lí tưởng độc lập dân tộc, sự

hi sinh quên mình vì hạnhphúc dân tộc, tình yêuthương nhân loại, lẽ sốnggiản dị, đức khiêm tốn…của Hồ Chí Minh

* Chủ đề: Bảo vệ môi trường

- Cơ sở

Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên." (Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi

trường của Việt Nam)

Môi trường có vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống con người Nhưnghiện nay tình trạng môi trường đang ô nhiểm trầm trọng, cuộc sống tốt đẹp của conngười trên trái đất đang bị đe dọa

Vì thế bảo vệ môi trường là một trong nhiều mối quan tâm mang tính toàncầu Ở nước ta, bảo vệ môi trường cũng đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc.Nghị quyết số 41/QĐ- TƯ ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị về công tác bảo vệmôi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ; Quyếtđịnh số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt

đề án: “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” và

quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của thủ tướng chính phủ về việcphê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đếnnăm 2020 đã tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho những nỗ lực và quyết tâm bảo vệmôi trường theo định hướng phát triển tương lai bền vững của một đất nước

Cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước,ngày 31/01/2005, Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã ra chỉ thị về việc tăngcường công tác giáo dục bảo vệ môi trường , xác định nhiệm vụ trọng tâm đến

Trang 20

2010 cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môitrường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong các môn học và thôngqua các hoạt đông ngoại khóa, xây dựng mô hình xanh,- sạch - đẹp phù hợp vớicác vùng miền.

- Dưới đây là bảng thể hiện sự tích hợp chủ đề giáo dục Bảo vệ môi trường với những nội dung tích hợp cụ thể cho một số bài học trong chương trình Ngữ văn 12 ( Ban cơ bản)

Phân

môn Tên bài dạy

Nội dung được tích

- Bài tập

Lấy các ngữ liệu là các vănbản về môi trường để họcsinh tìm hiểu

Danh y Hi Lạp cổđại Hi-pô-crát từng

nói: “Người thầy

thuốc tốt nhất là bản thân thiên nhiên.”

Vì sao danh y lạinói như vậy? Từcâu nói đó em cósuy nghĩ gì về thiênnhiên và môi trườngsống ở nước ta hiệnnay

- Qua việc lí giải vì sao danh

y lại nói như vậy, HS thấyđược tầm quan trọng củathiên nhiên và môi trườngsống Vì:

+ Thiên nhiên là môi trườngsống tốt nhất, môi trườngsống lí tưởng cho con người(cho ta không gian thoángđãng trong lành, cho ta nguồnthức ăn vô tận, nguồn thuốcchữa bệnh dồi dào,…)

+ Sống trong môi trườngthiên nhiên, con người sẽkhỏe mạnh, thoải mái, yêuđời (không khí trong lành, vẻđẹp thiên nhiên khiến tinhthần con người khoan khoái,

… Bởi vậy có rất nhiều vănnghệ sĩ đã tìm được nguồncảm hứng sáng tác từ thiênnhiên)

- HS suy nghĩ về môi trườngsống hiện nay(thực trạng,

Trang 21

nguyên nhân, ảnh hưởng, giảipháp)

- HS rút ra bài học từ việc bảo

vệ thiên nhiên và môi trường.Vận dụng các thao

Phân

môn Tên bài dạy

Nội dung được tích

Đọc

văn

Tây Tiến Bức tranh thiên

nhiên miền Tây Bắc

Tình yêu, gắn bó và sự trântrọng vẻ đẹp của tự nhiên

Việt Bắc

Qua một số câu thơ,đoạn thơ miêu tảthiên nhiên ViệtBắc Đặc biệt làđoạn thơ:

và người Từ đó các em thêmyêu thiên nhiên, gần gũi vớithiên nhiên…

Người lái đò Sông

Đà

Hình tượng sông Đà - Thấy được sự giàu có về tài

nguyên và phong cảnh hùng vĩcủa miền tây đất nước

- Sông Đà còn có vai trò rất lớntrong đời sống con người(Thủy điện sông Đà)

Trang 22

- Từ đó bồi dưỡng tình yêu đốivới thiên nhiên, có ý thức bảo

vệ những dòng sông quanh ta

Ai đã đặt tên cho

dòng sông?

Hình tượng sông Hương

- Thấy được vẻ đẹp độc đáo đadạng của sông Hương và tìnhcảm tha thiết, tự hào của tác giả

về dòng sông quê hương

- Từ đó, mỗi HS thêm yêu, gắn

bó và bảo vệ những dòng sông,chứng nhân của thời gian củađời người

Rừng xà nu Hình tượng cây xà

nu

Từ hình ảnh rừng xà nu trongtác phẩm (vẻ đẹp kì thú củathiên nhiên, biểu tượng chonhững phẩm chất tốt đẹp củadân làng Xô man, “ngườikhổng lồ” bảo vệ chở che chodân làng), HS nhận thức đượcgiá trị nhiều mặt của rừng Từ

đó có ý thức bảo vệ rừng, trồngcây gây rừng

+ Chuẩn bị phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học phù hợp Ví dụ: Ngoàimáy chiếu, máy tính, các bảng biểu, sơ đồ, giáo viên có thể tùy vào khả năngchuẩn bị mà có thể sử dụng thêm tranh ảnh, các vật dụng trang trí để tạo không khícho tiết học hướng tới chủ đề tích hợp

+ Nội dung giáo án tích hợp theo chủ đề phải đảm bảo làm rõ những tri thức

và kĩ năng cần hình thành, tích lũy cho học sinh; mặt khác phải chú trọng tới nộidung tích hợp

Trang 23

Riêng về phần nội dung tích hợp cần lưu ý không nên gò ép vào một khuônmẫu cứng nhắc mà cần tạo ra cho học sinh cơ hội tìm tòi, sáng tạo trong tiếp nhận

để sao cho, kết thúc bài học học sinh vừa nắm vững kiến thức cơ bản vừa lĩnh hộiđược nội dung tích hợp một cách tự nhiên, nhẹ nhàng và thoải mái nhất Chủ đềtích hợp thường là một vấn đề lớn, vì vậy với mỗi bài dạy giáo viên nên lựa chọnmột hoặc một số nội dung phù hợp với bài dạy trong chủ đề ấy

Ví dụ: Khi dạy bài đọc văn Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh, Ngữ văn 12, tập 1), giáo viên có thể tích hợp với chủ đề Học tập và làm theo tấm gương đạo

đức Hồ Chí Minh Sau bài học, học sinh phải nắm được những giá trị to lớn của

bản tuyên ngôn Quan trọng hơn cả là học sinh phải thấy được vẻ đẹp trong tưtưởng của Bác Từ đó, học sinh hình thành cho mình thái độ, quan điểm sống tíchcực chủ động, có trách nhiệm với quê hương đất nước

+ Giáo án giờ học tích hợp theo chủ đề còn phải chú trọng thiết kế các tìnhhuống tích hợp và tương ứng là các hoạt động phức hợp, để học sinh vận dụngphối hợp các tri thức và kĩ năng của môn học vào xử lí các tình huống đặt ra Qua

đó, học sinh chẳng những lĩnh hội được những tri thức kĩ năng riêng rẽ mà cònchiếm lĩnh tri thức và phát triển năng lực tích hợp

Ví dụ: Khi dạy bài Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Ngữ văn 12, tập 1), sau khi

học xong có thể ra câu hỏi liên hệ thực tế để các em tìm hiểu Ví dụ như câu hỏi: Từ hình tượng sông Hương trong tác phẩm, em có cảm nhận như thế nào về những dòng sông ở quê em? Câu hỏi này chẳng những giúp các em có thể nhớ nội dung

bài học mà còn hứng thú tìm hiểu về thiên nhiên và cuộc sống quanh mình (có giáo

án minh họa)

e.Về hoạt động rút kinh nghiệm sau giờ dạy

Đây là khâu cần thiết sau mỗi giờ dạy Giáo viên tổng kết lại những điểmthành công cũng như hạn chế trong tiết dạy Giáo viên phải tự đánh giá các hoạtđộng dạy học kiến thức, kĩ năng cơ bản và cả hoạt động tích hợp theo chủ đề Trên

cơ sở này, giáo viên có thể điều chỉnh cho phù hợp ở những tiết dạy khác

2.2.2 Thực hiện giáo án tích hợp theo chủ đề

Tổ chức giờ học tích hợp theo chủ đề là tiến trình thực thi bản kế hoạch dạyhọc có kết cấu sư phạm hợp lí, khoa học đã được chuẩn bị trước đó Trong hoạtđộng này giáo viên giữ vai trò, chức năng tổ chức, hướng dẫn, định hướng chứkhông phải truyền thụ, áp đặt kiến thức một chiều Học sinh được đặt vào vị trítrung tâm của quá trình tiếp nhận, đóng vai trò chủ thể cảm thụ, nhận thức thẩm

mĩ, trực tiếp tiến hành hoạt động tiếp cận, khám phá, chiếm lĩnh kiến thức Điềunày có nghĩa là học sinh đã tham gia vào quá trình tự nhận thức, tự giáo dục vàphát triển theo mục đích định hướng giáo dục của giáo viên

Trang 24

Có một số lưu ý cụ thể đối với giáo viên và học sinh trong quá trình thực hiện giờ học tích hợp như sau:

- Với giáo viên:

+ Từ bỏ vai trò, chức năng truyền thống là truyền đạt kiến thức sẵn có cho

học sinh Để làm được điều này giáo viên hạn chế phương pháp thuyết trình, thay

vào đó là sử dụng các phương pháp như: dạy học nêu vấn đề, dạy học theo hướnggợi tìm, phát vấn…

+ Chú trọng phát triển ở học sinh cách học, cách hành động để hình thành

kiến thức, kĩ năng cho bản thân Giáo viên phải có cách dạy buộc học sinh phải tự

đọc, tự học để hình thành thói quen tự đọc, tự học suốt đời Cách tốt nhất để pháthuy được chủ thể người học ở bước này là giáo viên nên vận dụng linh hoạt cáchình thức dạy học Giáo viên nên cho học sinh làm việc cá nhân đan xen với làmviệc nhóm Nếu làm việc cá nhân thì có thể phát vấn học sinh ngay tại chỗ, hoặcyêu cầu học sinh tráo đổi kết quả hoạt động cho nhau để chấm điểm dưới sự hướngdẫn của giáo viên Nếu làm việc nhóm thì nên chia lớp thành các nhóm nhỏ để thảoluận theo kĩ thuật dạy học khăn trải bàn Phương pháp này sẽ buộc tất cả các thànhviên phải tham gia, tránh được tình trạng hoạt động nhóm không tích cực của một

số học sinh

+ Xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa việc bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện kĩ

năng và hình thành, phát triển năng lực cho học sinh.

+ Lồng ghép nội dung tích hợp theo chủ đề phải tự nhiên, hợp lí, khoa học;

tránh kiên cưỡng, gò ép Điều này nên hiểu cụ thể là: không phải lúc nào giáo viên

cũng chăm chăm lồng ghép nội dung tích hợp mà phải căn cứ vào từng phần cụ thể

mà tích hợp sao cho có hiệu quả Có khi sau một hình ảnh, một nội dung giáo viên

đã có thể tích hợp (ví dụ tích hợp sau khi tìm hiểu câu thành ngữ Đầu trâu mặt

ngựa vừa đề cập ở trên), nhưng có khi phải hết một vấn đề một mục mới nên tích

hợp (ví dụ sau khi phân tích bài thơ Chiều tối ta nên có phần tích hợp sâu sắc với chủ đề Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh) Tóm lại là phải tích

hợp một cách linh hoạt

- Với học sinh:

+ Soạn bài và chuẩn bị bài trước tại nhà

+ Từ bỏ thói quen nghe giảng, ghi chép, học thuộc, rồi làm bài theo lối tái hiện (việc này có thể làm thui chột năng lực tư duy, hạn chế khả năng sáng tạo của học sinh)

+ Tích cực, chủ động trong các hoạt động học tập tại lớp kể cả hoạt động cánhân và hoạt động nhóm

Trang 25

2.2.3 Kiểm tra, đánh giá khả năng tích hợp theo chủ đề

Kiểm tra, đánh giá là khâu không thể thiếu đối với hoạt động dạy - học Nógiúp giáo viên dựa vào kết quả kiểm tra mà điều chỉnh phương pháp dạy học chohợp lí, nhằm nâng cao chất lượng dạy học Nó cũng giúp học sinh kiểm tra lại kiếnthức và tự đánh giá về trình độ của bản thân

Đề kiểm tra để đánh giá khả năng tích hợp của học sinh phải lưu ý:

- Nội dung kiểm tra phải là những đơn vị kiến thức có khả năng tích hợp

- Phạm vi áp dụng: bài kiểm tra 15 phút, bài kiểm tra định kì

3 Giáo án thể nghiệm

Giáo án dạy học tích hợp theo chủ đề: Bảo vệ môi trường trong môn Ngữ văn

Bài: AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG ?

Hoàng Phủ Ngọc Tường

A Mục tiêu bài học:

Giúp học sinh:

* Kiến thức

- Hiểu được những nét cơ bản về tác giả và thể kí

- Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo, đa dạng của sông Hương và tình yêu, niềm tự hào của tác giả đối với dòng sông quê hương, xứ Huế thân thương và đất nước

- Thấy được lối hành văn uyển chuyển, ngôn ngữ gợi cảm, giàu hình ảnh và nhịp điệu; nhiều so sánh, liên tưởng mới mẻ, bất ngờ, thú vị, nhiếu ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ được sử dụng thành công

* Kỹ năng

- Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản thuộc thể loại ký

- Rèn luyên năng lực phân tích và cảm nhận tác phẩm ký

- Rèn luyện năng lực tư duy tích cực, thảo luận, làm việc nhóm…

* Tình cảm, thái độ

- Yêu, tự hào trước cảnh sắc, thiên nhiên đất nước

- Có ý thức bảo vệ, giữ gìn thiên nhiên…

* Tích hợp chủ đề bảo vệ môi trường

- Khảo sát, nắm được tình hình nguồn nước ở địa phương

- Có ý thức bảo vệ, giữ gìn nguồn nước nói riêng và môi trường nói chung

Ngày đăng: 04/10/2021, 17:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Nhà XB: NxbĐại học Quốc gia Hà Nội
2. Nguyễn Đăng Mạnh (Chủ biên), Phân tích - bình giảng tác phẩm văn học lớp 12 nâng cao, Nxb Giáo dục, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích - bình giảng tác phẩm văn học lớp12 nâng cao
Nhà XB: Nxb Giáo dục
3. GS.TS Trần Bá Hoành, Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình, sách giáo khoa, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình, sách giáo khoa
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội
4. Vũ Dương Quỹ, Lê Bảo, Văn bản Ngữ văn 12 – Gợi ý đọc – hiểu và lời bình, Nxb Giáo dục, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn bản Ngữ văn 12 – Gợi ý đọc – hiểu và lời bình
Nhà XB: Nxb Giáo dục
6. Nguyễn Quang Trung, Phân tích bình giảng tác phẩm văn học 12, Nxb Giáo dục, . 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích bình giảng tác phẩm văn học 12
Nhà XB: Nxb Giáodục
5. Nguyễn Trọng Hoàn (Chủ biên), Hướng dẫn tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cấp trung học phổ thông, Nxb Giáo dục, 2011 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Dưới đây là bảng thể hiện sự tích hợp chủ đề giáo dục nếp sống văn minh, thanh lịch với những nội dung tích hợp cụ thể cho một số bài học trong chương  trình Ngữ văn 12 ( Ban cơ bản) - Sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn THPT, đề tài dạy học tích hợp môn ngữ văn
i đây là bảng thể hiện sự tích hợp chủ đề giáo dục nếp sống văn minh, thanh lịch với những nội dung tích hợp cụ thể cho một số bài học trong chương trình Ngữ văn 12 ( Ban cơ bản) (Trang 14)
Hình tượng sông Hương - Sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn THPT, đề tài dạy học tích hợp môn ngữ văn
Hình t ượng sông Hương (Trang 16)
- Dưới đây là bảng thể hiện sự tích hợp chủ đề giáo dục Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với những nội dung tích hợp cụ thể cho một số bài học trong chương trình Ngữ văn 12 ( Ban cơ bản) - Sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn THPT, đề tài dạy học tích hợp môn ngữ văn
i đây là bảng thể hiện sự tích hợp chủ đề giáo dục Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với những nội dung tích hợp cụ thể cho một số bài học trong chương trình Ngữ văn 12 ( Ban cơ bản) (Trang 18)
- Dưới đây là bảng thể hiện sự tích hợp chủ đề giáo dục Bảo vệ môi trường với những nội dung tích hợp cụ thể cho một số bài học trong chương trình Ngữ văn 12 ( Ban cơ bản) - Sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn THPT, đề tài dạy học tích hợp môn ngữ văn
i đây là bảng thể hiện sự tích hợp chủ đề giáo dục Bảo vệ môi trường với những nội dung tích hợp cụ thể cho một số bài học trong chương trình Ngữ văn 12 ( Ban cơ bản) (Trang 20)
Đà Hình tượng sông Đà - Sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn THPT, đề tài dạy học tích hợp môn ngữ văn
Hình t ượng sông Đà (Trang 22)
Rừng xà nu Hình tượng cây xà nu - Sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn THPT, đề tài dạy học tích hợp môn ngữ văn
ng xà nu Hình tượng cây xà nu (Trang 23)
? Bài tùy bút gợi vẻ đẹp của hình tượng nào? - Sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn THPT, đề tài dạy học tích hợp môn ngữ văn
i tùy bút gợi vẻ đẹp của hình tượng nào? (Trang 29)
Từ hình tượng sông Hương trong bút kí, em có cảm nhận và suy nghĩ gì về những dòng sông ở địa phương. - Sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn THPT, đề tài dạy học tích hợp môn ngữ văn
h ình tượng sông Hương trong bút kí, em có cảm nhận và suy nghĩ gì về những dòng sông ở địa phương (Trang 43)
Hình ảnh dòng sông quê hương b. Hiện trạng của dòng sông quê hương. - Sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn THPT, đề tài dạy học tích hợp môn ngữ văn
nh ảnh dòng sông quê hương b. Hiện trạng của dòng sông quê hương (Trang 45)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w