1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phương pháp var (giá trị tại rủi ro) và các ứng dụng

34 2,5K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 1,53 MB

Nội dung

1 Phương pháp VaR (Giá trị tại rủi ro) các ứng dụng TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ĐÊM 4 – CAO HỌC K21 GG NHÓM 2 TT2 1 Nguyễn Thị Hồng 2 Trần Thị Minh Hoạ 3 Võ Nguyễn Nguyên Hoài 4 Vũ Quang Mạnh TP Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2013 U E 1 2 H 2 0 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp ª 2 3 - MỤC LỤC - GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU Trên thế giới có rất nhiều các mô hình đo lường rủi ro khác nhau, nhưng có lẽ mô hình được sử dụng nhiều nhất là Value at Risk (VaR), được xác định dựa trên nền tảng toán xác suất thống kê phức tạp (Joe Nocera, 2009). VaR được phát triển phổ biến rộng rãi vào đầu thập niên 1990 bởi các nhà toán học làm việc cho hãng JP Morgan. Theo Joe Nocera, lý giải cho việc VaR được sử dụng rộng rãi trong đo lường rủi ro của danh mục tài sản bởi vì nó biểu hiện rủi ro dưới dạng một con số duy nhất. Chính vì thế nó được ưa chuộng bởi vì tính trực quan của VaR giúp các ngân hàng quản trị rủi ro cụ thể dễ dàng hơn nhiều. 3 4 CHƯƠNG I. LÝ THUYẾT VỀ GIÁ TRỊRỦI RO (Value at Risk – VaR) 1.1 Khái niệm về VaR VD: Ông A đầu tư một khoản tiền lớn vào một danh mục cổ phiếu châu Âu tháng vừa rồi giá trị danh mục đầu tư này đã giảm xuống 50,000€. Sau khi khảo sát những nguyên nhân dẫn đến sụt giảm lợi nhuận, ông A muốn biết mức tổn thất tối đa vào cuối tháng này. Câu trả lời ngay lập tức là ông A có thể mất hết khoản tiền đầu tư nhưng câu trả lời này không phù hợp với thực tế vì ai cũng biết trường hợp thiệt hại lớn này hiếm khi xảy ra. Câu trả lời thích hợp là : "nếu không tồn tại sự kiện đặc biệt, thì tổn thất tối đa trong 95% các trường hợp sẽ không vượt quá 4000€ vào cuối tháng này". Ðó là khái niệm của VaR. VaR(1 tháng, 95%) = 4000€. VaR là một phương pháp đo lường khoản lỗ tiềm năng cho một công ty, một quỹ,một danh mục, một giao dịch, hay một chiến lược tài chính. Nó thường thể hiện bằngphần trăm hay bằng đơn vị tiền.Bất kể tại vị thế nào có thể gây ra lỗ cũng là mục tiêuđể tính bằng phương pháp đo lường VaR. VaR của một danh mục tài sản tài chính được định nghĩa là khoản tiền lỗ tối đa trong một thời hạn nhất định, nếu ta loại trừ những trường hợp xấu nhất (worst case scenarios) hiếm khi xảy ra. VaR là một phương pháp đánh giá mức rủi ro của một danh mục đầu tư theo hai tiêu chuẩn là giá trị của danh mục đầu tư khả năng chịu đựng rủi ro của nhà đầu tư. Ý tưởng đằng sau việc tính toán VaR là để xác định đặc điểm phân phối xác suất của tỷ suất sinh lời danh mục. Hình 1.3 : Minh họa VaR trong phân phối TSSL danh mục 4 5 1.2 Ðặc điểm của VaR Phương pháp VaR sẽ trả lời cho nhà đầu tư biết rằng nếu biến cố xấu xuất hiện vào ngày mai thì ông ta sẽ mất tối đa bao nhiêu tiền từ cổ phiếu của mình với một mức tin cậy nhất định. Như vậy có thể thấy rằng VaR có 3 đặc điểm:  Đo lường tổn thất của một tài sản hoặc một danh mục tài sản  Đo lường trong một khoảng thời gian cho trước  Đo lường trong một khoảng tin cậy cho trước Ðối với nhà đầu tư thì VaR của một danh mục tài sản tài chính phụ thuộc vào ba thông số quan trọng sau đây : - Độ tin cậy (ví dụ : nếu độ tin cậy là 99% thì có nghĩa có 1% trường hợp xấu nhất có thể xảy ra) Xác suất được chọn thông thường là 0.05 hoặc 0.01 (tương đương với 95% hay 99% mức độ tin cậy). Sử dụng mức 0.01 dẫn đến một sự ước lượng VaR khá thận trọng, vì nó định ra con số mà tại mức nơi đáng lý ra chỉ có 1 % xác suất bị lỗ thì sẽ xấu hơn là mức VaR đã tính. - Khoảng thời gian đo lường VaR Quyết định quan trọng thứ hai đối với người sử dụng VaR là chọn được khoảng thời gian.VaR thường đo lường trên một ngày, nhưng khác lạ là khoảng thời gian dài thường thông dụng hơn. Các định chế ngân hàng thích chu kì thời gian 2 tuần. Nhiều công ty báo cáo VaR theo quý năm để thích hợp với chu kỳ báo cáo hoạt động kinh doanh. Ngân hàng đầu tư, các quỹ đầu cơ, những nhà giao dịch (dealer) có vẻ thích đo lường VaR theo ngày, có lẽ vì vị thế của họ có mức luân chuyển vốn cao. Bất kể khoảng thời gian nào được chọn, nếu thời gian càng dài, con số VaR sẽ cànglớn vì trọng số của mức lỗ mong đợi 5 6 thay đổi trực tiếp với thời gian dài mà nó đo lường. Một cá nhân hay một tổ chức chịu trách nhiệp quản trị rủi ro sẽ chọn khoảng thời gian riêng. - Đơn vị tiền tệ Giá trị tại rủi ro là một phương pháp đưa ra một cái nhìn tổng thể về rủi ro thông quaxác suất cả những tính toán định lượng. Nói cách khác, VaR là một sự đo lườngbằng tiền về rủi ro. Như vậy, việc lựa chọn đơn vị tiền tệ là rất quan trọng để trả lờicho câu hỏi: “Số tiền mà tôi có thể bị lỗ trong một khoảng thời gian là bao nhiêu?”. 1.3 Phương pháp ước tính VaR Hiện nay có ba phương pháp thông dụng nhất để tính VaR : • Lịch sử (historical method) • Phương sai - hiệp phương sai (variance-covariance method)hay còn gọi là phương pháp phân tích • Mô phỏngMonte Carlo - Phương pháp lịch sử(historical method) Phương pháp đơn giản này đưa ra giả thuyết rằng sự phân bố tỷ suất sinh lợi trong quá khứ có thể tái diễn trong tương lai. Nói cụ thể, VaR được xác định như sau : 1. Tính giá trị hiện tại của danh mục đầu tư 2. Tổng hợp tất cả các tỷ suất sinh lợi quá khứ của danh mục đầu tư này theo từng hệ số rủi ro (giá trị cổ phiếu, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lãi suất .) 3. Xếp các tỷ suất sinh lợi theo thứ tự từ thấp nhất đến cao nhất 4. Tính VaR theo độ tin cậy số liệu tỷ suất sinh lợi quá khứ. Ví dụ : nếu ta có một danh sách bao gồm 1400 dữ liệu quá khứ (historical data) nếu độ tin cậy là 95%, thì VaR là giá trị thứ 70 trong danh sách này = (1 − 0.95) × 1400. Nếu độ tin cậy là 99% thì VaR là giá trị thứ 14. 6 7 - Phương pháp phương sai - hiệp phương sai (variance-covariance method) Phương pháp này đưa ra giả thuyết rằng các tỷ suất sinh lợi rủi ro tuân theo phân bố chuẩn. Đường cong màu xanh lá cây sau đây là phân bố chuẩn của những dữ liệu trên : VaR được tính cụ thể như sau : 1. Tính giá trị hiện tại V 0 của danh mục đầu tư 2. Từ những dữ liệu quá khứ, tính tỷ suất sinh lợi kỳ vọng m độ lệch chuẩn suất sinh lợi σ của danh mục đầu tư 3. VaR được xác định theo biểu thức sau đây : với ∝ bằng 1.65 nếu mức độ tin cậy là 95% bằng 2.33 nếu độ tin cậy là 99%. - Phương pháp Monte Carlo Phương pháp nàydựa trên ý tưởng là tỷ suất sinh lợi danh mục có thể được mô phỏng khá dễ dàng . Về tống quát, mô phỏng Monte Carlo đưa ra những kết quả ngẫu nhiên nên ta có thể kiểm tra cái gì xảy ra sẽ tạo loại rủi ro như thế nào. Sau đây là cách tiếp cận toàn cầu để tính VaR : 7 8 1. Mô phỏng một số lượng rất lớn N bước lặp, ví dụ N>10,000 2. Cho mỗi bước lặp i, i<N 2.1. Tạo ngẫu nhiên một kịch bản được căn cứ trên một phân bố xác suất về những hệ số rủi ro (giá trị cổ phiếu, tỷ giá hối đoái, tỷ suất, vv) mà ta nghĩ rằng chúng mô tả những dữ liệu quá khứ (historical data). Ví dụ ta giả sử mỗi hệ số rủi ro được phân bố chuẩn với kỳ vọng là giá trị của hệ số rủi ro ngày hôm nay. từ một tập hợp số liệu thị trường mới nhất từ mô hình xác suất trên ta có thể tính mức biến động của mỗi hệ số rủi ro mối tương quan giữa các hệ số rủi ro. 2.2. Tái đánh giá danh mục đầu tư V i trong kịch bản thị trường trên. 2.3. Ước tính tỷ suất sinh lợi (khoản lời/lỗ) r i = V i − V i−1 (giá trị danh mục đầu tư ở bước i−1). 3. Xếp các tỷ suất sinh lợi r i theo thứ tự giá trị từ thấp nhất đến cao nhất. 4. Tính VaR theo độ tin cậy tỷ lệ phần trăm (percentile) số liệu r i . Ví dụ: nếu ta mô phỏng 5000 kịch bản nếu độ tin cậy là 95%, thì VaR là giá trị thứ 250. Nếu độ tin cậy là 99%, VaR là giá trị thứ 50. 5. Đồng thời tính sai số tương ứng cho mỗi VaR, nếu số lượng N càng cao thì sai số càng nhỏ. Ưu nhược điểm của ba phương pháp tính VaR : Phương pháp Ưu điểm Nhược điểm Lịch sử (historical analysis) • Thiết kế áp dụng dễ dàng • Không cần giả thuyết về quy luật phân bố • Đòi hỏi một số liệu cực lớn • Tương lai có thể không giống quá khứ Phương sai - hiệp phương sai • Thiết kế áp dụng dễ dàng • Áp dụng cho danh mục đầu tư bao gồm chứng khoán tuyến tính (như cổ phiếu) • Tính VaR không tốt cho những chứng khoán phi tuyến (quyền chọn) • Ít quan tâm đến trường hợp xấu 8 9 nhất như vậy không chứng minh được giả thuyết về phân bố chuẩn của các dữ liệu Monte Carlo • Có khả năng tính VaR rất chính xác • Áp dụng cho danh mục đầu tư bao gồm chứng khoán phi tuyến (quyền chọn) • Không dễ chọn một phân bốxác suất • Chi phí tính toán rất cao (thời gian thực thi, bộ nhớ máy vi tính mạnh, vv) Khi chọn một phương pháp tính VaR, ta cần phải cân nhắc những tiêu chuẩn nhất định như chi phí thực thi, tính phức tạp cũng như tính linh hoạt của mô hình, cách tổng hợp khai thác dữ liệu. Theo các báo cáo tài chính hàng năm của các ngân hàng hay tổ chức tài chính thì tất cả các phương pháp ước tính VaR đều được áp dụng thường xuyên, ví dụ như Deutsche Bank áp dụng Monte Carlo trong khi đó UBS áp dụng phương pháp phân tích lịch sử với một số liệu tổng hợp trong vòng 5 năm. Chương II ỨNG DỤNG VaR TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO DANH MỤC CÁC CỔ PHIẾU NIÊM YẾT 2.1 Giới thiệu về danh mục 2.1.1 Các tiêu chuẩn để chọn lựa 10 cổ phiếu cho danh mục: Chúng tôi dựa trên 6 tiêu chuẩn sau để lựa chọn 10 loại cổ phiếu cho danh mục của mình, bao gồm: • Sự khác nhau về quy mô vốn hoá: để đảm bảo sự cân bằng trong mức vốn hoá của từng loại cổ phiếu trong danh mục, chúng tôi đã chọn vừa cổ phiếu blue-chip (PGC, HAG, STB) 9 10 vừa những cổ phiếu có mức vốn hoá trung bình (TS4, VMD, BBC, SAM, HLG, ASM, HMC) cho danh mục của mình. • Những cổ phiếu được lựa chọn đều niêm yết trên Sở Giao Dịch Chứng Khoán TP.Hồ Chí Minh (HOSE) bởi vì trong quá trình lập mô hình, chúng tôi cần sử dụng chỉ số VN-Index của sàn HOSE để tính toán. • Sự đa dạng các nhóm ngành : để đảm bảo tính đa dạng cho danh mục nhằm hạn chế bớt rủi ro, chúng tôi đã chọn lựa những cổ phiếu từ các ngành tiềm năng hiện nay: bất động sản, ngân hàng, năng lượng-viễn thông, xây dựng, y tế ngành hàng tiêu dùng. • Tiêu chuẩn về thời gian : các cổ phiếu phải được niêm yết giao dịch trên sàn trước ngày 4 tháng 1 năm 2011 để có thể thu thập đủ chuỗi số liệu trong một năm làm cơ sở tính toán. • Những kết luận rút ra từ phân tích tiềm năng ngành. • Những kết quả rút ra từ phân tích tiềm năng của công ty. Chúng tôi hiểu là việc lựa chọn mới chỉ 10 cổ phiếu cho danh mục thì tính đại diện thị trường sẽ chưa cao. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian của chuyên đề, chúng tôi cũng chỉ xin nghiên cứu trên một mẫu nhỏ đã được lựa chọn kỹ càng do vậy, tính đại diện cũng có thể chấp nhận được. 2.1.2 Danh sách 10 loại cổ phiếu cấu thành nên danh mục Danh mục mà chúng tôi xây dựng bao gồm 10 cổ phiếu trong số 314 công ty niêm yết trên sàn HOSE hiện nay thuộc những nhóm ngành khác nhau. Danh sách 10 cổ phiếu được trình bày trong bảng dưới đây : Bảng 2.1: Danh sách 10 cổ phiếu được chọn trong danh mục STT Công ty Mã chứng khoán Ngày niêm yết 1 Công ty cổ phần Thủy sản số 4 TS4 08/08/2002 2 Công ty cổ phần Y Dược phẩm Vimedimex VMD 30/09/2010 3 Công ty Cổ phần Bibica BBC 19/12/2001 4 Công ty Cổ Phần Gas Petrolimex PGC 24/11/2006 5 Công ty cổ phần Cáp Vật liệu Viễn Thông SAM 18/07/2000 6 Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín STB 12/07/2006 7 Công ty cổ phần Tập đoàn Hoàng Long HLG 09/09/2009 8 Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai HAG 22/12/2008 9 Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Sao ASM 18/01/2010 10

Ngày đăng: 25/12/2013, 10:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Danh sách 10 cổ phiếu được chọn trong danh mục - Phương pháp var (giá trị tại rủi ro) và các ứng dụng
Bảng 2.1 Danh sách 10 cổ phiếu được chọn trong danh mục (Trang 10)
Bảng 2.2: Giá của 10 cổ phiếu - Phương pháp var (giá trị tại rủi ro) và các ứng dụng
Bảng 2.2 Giá của 10 cổ phiếu (Trang 12)
Bảng 2.3:  Tỷ suất sinh lợi của 10 cổ phiếu - Phương pháp var (giá trị tại rủi ro) và các ứng dụng
Bảng 2.3 Tỷ suất sinh lợi của 10 cổ phiếu (Trang 12)
Bảng 2.5:  Ma trận phương sai-hiệp phương sai - Phương pháp var (giá trị tại rủi ro) và các ứng dụng
Bảng 2.5 Ma trận phương sai-hiệp phương sai (Trang 14)
Bảng 2.7: So sánh kết quả - Phương pháp var (giá trị tại rủi ro) và các ứng dụng
Bảng 2.7 So sánh kết quả (Trang 15)
Bảng 2.10: So sánh các kết quả - Phương pháp var (giá trị tại rủi ro) và các ứng dụng
Bảng 2.10 So sánh các kết quả (Trang 18)
Bảng 2.9: Khoản lỗ tiềm năng của danh mục - Phương pháp var (giá trị tại rủi ro) và các ứng dụng
Bảng 2.9 Khoản lỗ tiềm năng của danh mục (Trang 18)
Bảng 2.11 Chuỗi số liệu VN-Index - Phương pháp var (giá trị tại rủi ro) và các ứng dụng
Bảng 2.11 Chuỗi số liệu VN-Index (Trang 19)
Bảng  2.12 : VaR ngày và VaR năm của chỉ số VN-Index - Phương pháp var (giá trị tại rủi ro) và các ứng dụng
ng 2.12 : VaR ngày và VaR năm của chỉ số VN-Index (Trang 20)
Bảng 2.14 : Khoản lỗ tiềm năng của danh mục suy ra từ VaR của VN-Index - Phương pháp var (giá trị tại rủi ro) và các ứng dụng
Bảng 2.14 Khoản lỗ tiềm năng của danh mục suy ra từ VaR của VN-Index (Trang 21)
Bảng 2.18 : So sánh kết quả VaR của danh mục và VN-Index - Phương pháp var (giá trị tại rủi ro) và các ứng dụng
Bảng 2.18 So sánh kết quả VaR của danh mục và VN-Index (Trang 23)
Bảng 2.17 : Kết quả VaR từ hai phương pháp khác nhau - Phương pháp var (giá trị tại rủi ro) và các ứng dụng
Bảng 2.17 Kết quả VaR từ hai phương pháp khác nhau (Trang 23)
Bảng 2.20 : So sánh VaR trong 2 khoảng thời gian khác nhau - Phương pháp var (giá trị tại rủi ro) và các ứng dụng
Bảng 2.20 So sánh VaR trong 2 khoảng thời gian khác nhau (Trang 25)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w