1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và khả năng ứng dụng công cụ phái sinh lãi suất trong hoạt động phòng ngừa rủi ro của các ngân hàng tại việt nam

36 582 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 429,5 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH  BÀI TẬP NHÓM MÔN QUẢN TRỊ RỦI RO NGÂN HÀNG THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA RỦI RO CỦA CÁC NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn: Nhóm học viên thực hiện: PGS.TS Trần Huy Hoàng 1. Lê Thị Diễm 2611010 2. Nguyễn Ngọc Diệu 2611012 3. Vũ Thị Hồng Thắm 2611089 4. Trần Thị Thanh Vân 2611111 Lớp: Cao học TCNH-K18 Tỷ lệ tham gia của các thành viên: 100% Cần Thơ –09/2012 MỤC LỤC ------------------ PHẦN MỞ ĐẦU 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2 2.1 Mục tiêu chung .2 2.2 Mục tiêu cụ thể .2 3. PHƯƠNG PHÁP LUẬN .2 3.1 Công cụ tài chính phái sinh 2 3.2 Các giao dịch phái sinh lãi suất 5 3.3 Đặc điểm sản phẩm của giao dịch phái sinh lãi suất .6 PHẦN NỘI DUNG 1. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TẠI VIỆT NAM .24 2. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG CỤ HOÁN ĐỔI LÃI SUẤT TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 28 2.1 Phân tích thực trạng ứng dụng công cụ hoán đổi lãi suất tại Việt Nam 28 2.2 Nguyên nhân .31 3. Giải pháp 33 KẾT LUẬN 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO 36 Thực trạng khả năng ứng dụng công cụ phái sinh lãi suất trong hoạt động phòng ngừa rủi ro của các ngân hàng tại Việt Nam PHẦN MỞ ĐẦU 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Các nghiệp vụ tài chính phái sinh là sản phẩm tất yếu của sự phát triển ngày càng sâu, rộng đa dạng của thị trường tài chính. Sự biến động khó lường của giá cả hàng hoá, lãi suất, tỷ giá trên thị trường là những nguyên nhân gây ra rủi ro cho các nhà đầu tư trong các phi vụ mua, bán. Để hạn chế thấp nhất những rủi ro thua lỗ có thể xảy ra, các nghiệp vụ tài chính phái sinh đã được hình thành, đó thực chất là những hợp đồng tài chính mà giá trị của nó phụ thuộc vào một hợp đồng mua bán cơ sở (hay còn gọi là chính phẩm). Cho đến nay, trên thị trường tài chính quốc tế nghiệp vụ tài chính phái sinh đã phát triển rất mạnh với các nghiệp vụ phái sinh rất đa dạng thị trường phái sinh đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính toàn cầu. Sở dĩ nó phát triển thành công như vậy, là do sử dụng nghiệp vụ này đem lại lợi ích cho các thành viên trên thị trường. Trên thị trường có thể phân ra thành ba loại thành viên: người đầu tư, người đầu cơ, người cơ lợi. Sử dụng nghiệp vụ tài chính phái sinh đều mang lại lợi ích cho ba loại thành viên này: người đầu tư phải đối diện với những rủi ro do biến động giá cả của các sản phẩm chính, họ phải sử dụng nghiệp vụ phái sinh để giảm thiểu hoặc loại bỏ rủi ro; đối với người đầu cơ lại muốn đánh cuộc trên những biến động giá cả của sản phẩm chính, họ dùng nghiệp vụ này như một đòn bẩy đặc biệt; đối với người cơ lợi (thực hiện lợi nhuận mà không có rủi ro) bằng cách sử dụng chênh lệch giá giữa các thị trường tài chính khác nhau, họ đã sử dụng rất hiệu quả các nghiệp vụ phái sinh để hưởng chênh lệch giá. Vì các lợi ích từ công cụ phái sinh này, nên NHNN đã áp dụng vào thị trường Việt Nam khi nó được triển khai thì công cụ hoán đổi lãi suất là một biện pháp hữu hiệu được áp dụng khá nhiều tại các ngân hàngViệt Nam Vậy công cụ hoán đổi lãi suất là gì? Các giao dịch hoán đổi lãi suất như thế nào? Thực trạng khả năng ứng dụng công cụ đó trong hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam ra sao? Để hiểu hơn về vấn đề này, nhóm chúng em đã chọn đề tài “Thực trạng khả năng ứng dụng công cụ hoán đổi lãi suất trong hoạt động phòng ngừa rủi ro của các ngân hàng tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu. Trang 1 Thực trạng khả năng ứng dụng công cụ phái sinh lãi suất trong hoạt động phòng ngừa rủi ro của các ngân hàng tại Việt Nam 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu chung Đề tài nghiên cứu về thực trạng khả năng áp dụng công cụ hoán đổi lãi suất của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam để phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình. 2.2 Mục tiêu cụ thể Từ mục tiêu chung của đề tài, bài viết đề xuất ra 2 mục tiêu cụ thể như sau: - Mục tiêu 1: Thực trạng khả năng áp dụng công cụ phái sinh lãi suất. Đồng thời, đề tài thể hiện trường hợp ứng dụng công cụ hoán đổi lãi suất trong hoạt động phòng ngừa rủi ro lãi suất của các ngân hàng tại Việt Nam. - Mục tiêu 2: Đề xuất các giải pháp nhằm tăng khả năng áp dụng công cụ hoán đổi lãi suất trong hoạt động phòng ngừa rủi ro lãi suất của các ngân hàng tại Việt Nam. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Công cụ tài chính phái sinh 3.1.1 Khái niệm Theo Thông tư 210/2009/TT-BTC ngày 06/11/2009 Hướng dẫn áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày báo cáo tài chính thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính. Theo đó, công cụ tài chính phái sinh được định nghĩa như sau: Công cụ tài chính phái sinh là một công cụ tài chính hoặc một hợp đồng thỏa mãn đồng thời ba đặc điểm sau: a) Có giá trị thay đổi theo sự thay đổi của lãi suất, giá công cụ tài chính, giá hàng hóa, tỷ giá hối đoái, chỉ số giá cả hoặc lãi suất, xếp hạng tín dụng hoặc chỉ số tín dụng, hoặc các chỉ số khác với điều kiện trong trường hợp các chỉ số khác này là các biến số phi tài chính thì biến số đó không liên quan đến các bên tham gia hợp đồng (còn được gọi là các biến số cơ sở); b) Không yêu cầu đầu tư thuần ban đầu hoặc yêu cầu đầu tư thuần ban đầu thấp hơn so với các loại hợp đồng khác có các phản ứng tương tự đối với sự thay đổi của các yếu tố thị trường; c) Được thanh toán vào một ngày trong tương lai. Trang 2 Thực trạng khả năng ứng dụng công cụ phái sinh lãi suất trong hoạt động phòng ngừa rủi ro của các ngân hàng tại Việt Nam 3.1.2 Công cụ tài chính phái sinh Công cụ phái sinh bao gồm: - Hợp đồng tương lai: là một thoả thuận ràng buộc mang tính pháp lý giữa các bên để mua hoặc bán một số tài sản, nghĩa vụ phải trả hoặc công cụ tài chính nhất định vào một thời điểm xác định trong tương lai với mức giá niêm yết tại ngày giao dịch, được chuẩn hoá theo quy định được giao dịch trên sàn giao dịch tập trung. - Hợp đồng kỳ hạn: là một thoả thuận ràng buộc mang tính pháp lý giữa hai bên để mua hoặc bán một số tài sản, nghĩa vụ phải trả hoặc công cụ tài chính nhất định vào một thời điểm xác định trong tương lai với mức giá thoả thuận giữa các bên tại ngày giao dịch. - Hợp đồng quyền chọn: là một thoả thuận ràng buộc mang tính pháp lý giữa hai bên, trong đó người mua quyền chọn được quyền (nhưng không bắt buộc) mua hoặc bán một công cụ tài chính cụ thể với một mức giá nhẩt định vào hoặc trước một thời điểm trong tương lai được quy định trong hợp đồng. Khi người mua quyền chọn thực hiện quyền mua hoặc bán theo hợp đồng, người bán quyền chọn bắt buộc phải thực hiện các nghĩa vụ đã ký kết trong hợp đồng theo yêu cầu của bên mua. - Hợp đồng hoán đổi: là một thoả thuận ràng buộc mang tính pháp lý giữa hai bên để trao đổi (nhưng không mang tính chất mua bán) một số tài sản hoặc nghĩa vụ phải trả trong một khoảng thời gian cụ thể với một mức lãi suất, tỷ giá hối đoái hoặc giá cả nhất định được quy định trong hợp đồng. 3.1.3 Vai trò của các công cụ tài chính phái sinh (1) Quản trị rủi ro Thị trường sản phẩm phái sinh cho phép những người muốn làm giảm rủi ro của mình chuyển giao rủi ro cho những người sẵn sàng chấp nhận nó, đó là những nhà đầu cơ. Vì vậy, thị trường này rất có hiệu quả trong việc phân phối lại rủi ro giữa các nhà đầu tư, không có ai cần phải chấp nhận một mức rủi ro không phù hợp với bản thân mình. cũng vì thế mà họ sẵn sàng cung cấp nhiều vốn hơn cho thị trường tài chính, điều này tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, phát huy khả năng huy động vốn giảm chi phí sử dụng vốn. Bên cạnh đó, thị trường các sản phẩm phái sinh cũng là một công cụ hiệu quả cho hoạt động đầu cơ. Bởi người muốn phòng ngừa rủi ro phải tìm được một người khác có nhu cầu đối lập hoàn toàn với Trang 3 Thực trạng khả năng ứng dụng công cụ phái sinh lãi suất trong hoạt động phòng ngừa rủi ro của các ngân hàng tại Việt Nam mình, tức là rủi ro của người muốn phòng ngừa rủi ro phải được hấp thụ bởi các nhà đầu cơ. Tại sao các giao dịch này lại có thể được thực hiện, khi mà thực tế ràng là khi một bên có lợi thì tất yếu bên còn lại sẽ không thể tránh khỏi những thiệt hại? Bởi mỗi nhà đầu tư có một “khẩu vị rủi ro” khác nhau, khả năng chấp nhận rủi ro cũng khác nhau. Tuy nhiên, ai cũng có mong muốn là giữ cho các khoản đầu tư của mình ở một mức rủi ro có thể chấp nhận được. thế là họ gặp nhau tiến hành việc chuyển giao một phần rủi ro của mình cho đối tác. cũng không giống như người ta thường nghĩ, thị trường phái sinh không dẫn vốn trong nền kinh tế vào những âm mưu đầu cơ khủng khiếp. Những nhà đầu cơ không phải là những tay cờ bạc. Chỉ đơn giản là thay vì giao dịch cổ phiếu, họ giao dịch các sản phẩm phái sinh chính việc đầu tư vào công cụ tài chính phái sinh lại tạo điều kiện cho việc phòng ngừa các rủi ro ít tốn kém hơn hiệu quả hơn. Bởi cần khẳng định chắc chắn rằng, thị trường phái sinh không hề tạo ra mà cũng chẳng thể phá huỷ được tài sản, chúng chỉ là những phương tiện chuyển giao rủi ro trên thị trường, những rủi ro sẵn có cuả thị trường tài sản, chuyển những khoản rủi ro đó từ không đủ khả năng chấp nhận nó sang những người sẵn sàng tiếp nhận nó, chính là những nhà đầu cơ. Không có thêm bất kỳ một rủi ro nào được sinh ra trên thị trường này. lợi ích từ thị trường không chỉ bó hẹp trong lợi ích của những nhà đầu cơ mà nó lan toả ra toàn xã hội. (2) Thông tin hiệu quả hình thành giá Các thị trường kỳ hạn tương lai là nguồn thông tin quan trọng đối với giá cả. Đặc biệt, thị trường tương lai được xem là một công cụ chủ yếu để xác định giá giao ngay của tài sản. Điều này không hề bất bình thường, bởi có rất nhiều hàng hoá được giao dịch trên thị trường tương lai nhưng thị trường giao ngay của nó rất rộng lớn phân tán nên rất khó có thể xác định được giá giao ngay của chúng. Ở đây, thường giá tương lai của những giao dịch sớm nhất sẽ được xác định là giá giao ngay. Thêm nữa, thị trường giao sau, trên thế giới thường nhộn nhịp hơn nên các thông tin do nó cung cấp có tính tin cậy cao hơn. Những thông tin được cung cấp trên thị trường phái sinh dù trực tiếp hay gián tiếp đều góp phần hình thành giá giao ngay trong tương lai một cách có hiệu quả mà những người tham gia thị trường có thể chốt lại trong giới hạn chấp nhận của mình. (3) Các lợi thế về hoạt động tính hiệu quả Trang 4 Thực trạng khả năng ứng dụng công cụ phái sinh lãi suất trong hoạt động phòng ngừa rủi ro của các ngân hàng tại Việt Nam - Thứ nhất, chi phí giao dịch thấp hơn. Điều này làm cho việc chuyển hướng từ các giao dịch giao ngay sang phái sinh ngày càng dễ dàng hấp dẫn hơn. - Thứ hai, tính thanh khoản cao hơn hẳn so với thị trường giao ngay. Trước hết đó là yêu cầu một mức vốn để tham gia thị trường là tương đối thấp. Thêm nữa, tỷ suất sinh lời rủi ro có thể được điều chỉnh ở bất cứ mức độ nào như mong muốn. - Thứ ba, các giao dịch bán khống được thực hiện dễ dàng hơn. Ngoài ra, các nhà đầu tư có thể tìm kiếm được những khoản lợi nhuận đáng kể từ chênh lệch giá, chênh lệch lãi suất. Tất cả các chủ thể tham gia thị trường đều có thể tìm thấy lợi nhuận. Thị trường phái sinh giúp các tín hiệu thị trường khó bị bóp méo. Vì thế, các nhà đầu cơ với ý định thao túng thị trường cũng có những khó khăn nhất định. Chính vì thế, đặt bên cạnh thị trường giao ngay, sự hiệu quả của thị trường phái sinh giúp nâng cao tính lành mạnh cho thị trường đó. Như vậy, công cụ tài chính phái sinh là sản phẩm của nền kinh tế hiện đại. Kỹ thuật tài chính này đòi hỏi một trình độ hiểu hiết phát triển nhất đinh của bất kỳ nền kinh tế nào. Việt Nam đã gia nhập WTO, hòa chung vào hơi thở chung của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, mức độ điều kiện áp dụngViệt Nam còn có những hạn chế nhất định. Điều đó đòi hỏi chúng ta cần có một hệ thống giải pháp tích cực để triển khai thành công kỹ thuật này trên thị trường tài chính. 3.2 Các giao dịch phái sinh lãi suất Giao dịch phái sinh: là các giao dịch sử dụng công cụ tài chính phái sinh với mục đích thương mại hoặc phòng ngừa rủi ro đối với sự biến động của các yếu tố như lãi suất, tỷ giá hối đoái, giá cả hàng hoá, chứng khoán. Giao dịch phái sinh lãi suất đối với các sản phẩm phái sinh, cụ thể như sau: - Hợp đồng lãi suất tương lai; - Thoả thuận lãi suất kỳ hạn; - Hợp đồng Quyền chọn lãi suất; - Hợp đồng Hoán đổi lãi suất. 3.3 Đặc điểm sản phẩm của giao dịch phái sinh lãi suất Trang 5 Thực trạng khả năng ứng dụng công cụ phái sinh lãi suất trong hoạt động phòng ngừa rủi ro của các ngân hàng tại Việt Nam Giao dịch phái sinh lãi suất có thể được sử dụng để phòng ngừa rủi ro về lãi suất (quản lý rủi ro lãi suất) hoặc để kinh doanh (kinh doanh lãi suất). Giao dịch phái sinh lãi suất gồm các sản phẩm sau: (1) Hợp đồng lãi suất tương lai: Hợp đồng lãi suất tương lai là một thoả thuận ràng buộc mang tính pháp lý giữa một bên cụ thể các bên khác đại diện bởi sàn giao dịch để xác định mức lãi suất theo từng kỳ hạn cụ thể áp dụng cho một khoản tiền nhất định tại một thời điểm trong tương lai mang đầy đủ các đặc điểm chung của hợp đồng tương lai. Khi tham gia sản phẩm phái sinh này, các bên không thanh toán cho nhau khoản tiền gốc danh nghĩa trong hợp đồng mà chỉ thanh toán phần chênh lệch giữa lãi suất kỳ hạn được công bố hàng ngày lãi suất kỳ hạn của khoản tiền danh nghĩa được quy định trong hợp đồng. Việc thanh toán được thực hiện hàng ngày dưới hình thức bù trừ đa phương thông qua tài khoản ký quỹ của các bên mở tại sàn giao dịch khi có sự chênh lệch giữa hai loại lãi suất nêu trên. Những yếu tố chủ yếu được quy định trong Hợp đồng lãi suất tương lai gồm: Tên, địa chỉ, mã số thuế bên, số hiệu tài khoản ký quỹ; Loại tiền tệ giá trị danh nghĩa của số tiền vay hoặc cho vay; Kỳ hạn lãi suất mức lãi suất; Thời hạn giao dịch; bước nhảy lãi suất tối thiểu (tính theo tỷ lệ %), giá trị bước nhảy lãi suất tối thiểu, sàn thực hiện giao dịch. Ví dụ: Tại ngày 01/10, doanh nghiệp cho rằng lãi suất dollar sẽ giảm vào cuối năm. Lãi suất thả nổi liên ngân hàng thời hạn 3 tháng tại thời điểm 01/10 là 6,25%, lãi suất kỳ hạn 3 tháng dự tính tại thời điểm 31/12 là 5,75%. Do vậy, giá trị hợp đồng tương laikhả năng sẽ chiết khấu theo sự giảm lãi suất. Doanh nghiệp muốn kiếm lợi nhuận từ việc dự đoán sự biến động giảm của lãi suất ngắn hạn nên đã mua 1 hợp đồng tương lai với tài sản cơ sở là một khoản tiền cho vay danh nghĩa 5 triệu dollar (danh nghĩa vì giao dịch không thực sự phải cho vay tiền), với lãi suất là 6,25%. Nếu trong thời gian từ 01/10 đến 31/12, lãi suất cho vay kỳ hạn 3 tháng giảm xuống dưới mức 6,25% thì doanh nghiệp sẽ có được lợi nhuận do lãi suất cho vay doanh nghiệp đã ký trong hợp đồng tương lai cao hơn lãi suất thực tế trên thị trường. (2) Thoả thuận lãi suất kỳ hạn: Trang 6 Thực trạng khả năng ứng dụng công cụ phái sinh lãi suất trong hoạt động phòng ngừa rủi ro của các ngân hàng tại Việt Nam Thoả thuận lãi suất kỳ hạn là một thoả thuận ràng buộc mang tính pháp lý giữa hai bên để xác định mức lãi suất sẽ phải áp dụng đối với khoản vay hoặc cho vay danh nghĩa tại một thời điểm cụ thể trong tương lai. Trong sản phẩm phái sinh này, mỗi bên trong thoả thuận sẽ nhận rủi ro về lãi suất của bên kia, theo đó bên mua lãi suất đồng ý vay, bên bán lãi suất đồng ý cho vay trên danh nghĩa một khoản tiền theo lãi suất kỳ hạn. Tại ngày đáo hạn, các bên có thể thanh toán cho nhau khoản chênh lệch giữa lãi suất kỳ hạn theo hợp đồng lãi suất kỳ hạn thực tế công bố tại ngày đáo hạn hoặc bên đi vay sẽ được vay khoản tiền với lãi suất quy định của hợp đồng. Trong sản phẩm này, thông thường một bên sẽ là ngân hàng một bên là doanh nghiệp/hoặc cũng có thể là ngân hàng khác. Lãi suất kỳ hạn có thể được tính toán dựa trên cơ sở kỳ hạn cộng (+) với mức lợi nhuận nhất định. Những yếu tố chủ yếu được quy định trong Thoả thuận lãi suất kỳ hạn gồm: Tên, địa chỉ, mã số thuế bên, người đại diện của các bên; Loại tiền tệ giá trị danh nghĩa của số tiền vay hoặc cho vay; Kỳ hạn lãi suất mức lãi suất; Ngày đáo hạn; Thời hạn vay hoặc cho vay, hình thức thanh toán (chênh lệch lãi suất hoặc cho vay tiền với lãi suất trong hợp đồng). Ví dụ: Ngày 01/4, doanh nghiệp dự định vay 5 tỷ đồng, kỳ hạn 6 tháng tại thời điểm 1/10. Doanh nghiệp có thể ký với ngân hàng một thoả thuận lãi suất kỳ hạn 6 tháng để phòng ngừa rủi ro tăng lãi suất của khoản vay này. Lãi suất thị trường tại thời điểm hiện tại cho khoản vay 6 tháng là 6,5% - mức doanh nghiệp chấp nhận được doanh nghiệp muốn chốt mức lãi suất này cho khoản vay trong tương lai. Trường hợp đến ngày 1/10, lãi suất thị trường biến động tăng lên hơn 6,5%, thì doanh nghiệp sẽ được ngân hàng thanh toán cho phần chênh lệch về lãi suất thực tế lãi suất kỳ hạn đã ký. Ngược lại, nếu lãi suất thị trường giảm, doanh nghiệp phải thanh toán cho ngân hàng phần chênh lệch này. (3) Hợp đồng Quyền chọn lãi suất: Quyền chọn lãi suất là một thoả thuận ràng buộc mang tính pháp lý giữa hai bên cho phép người mua quyền chọn được quyền chốt cố định mức lãi suất của một khoản vay hoặc cho vay danh nghĩa tại một thời điểm cụ thể trong tương lai. Trong sản phẩm phái sinh này, người mua quyền chọn phải trả khoản phí ban đầu cho người bán quyền chọn, do đó việc thực hiện quyền chọn hoàn toàn phụ thuộc vào người mua quyền chọn, người bán ở thế bị động, phải thực hiện theo yêu cầu của người mua. Về nguyên tắc, tại thời điểm đáo hạn hợp đồng, Trang 7 Thực trạng khả năng ứng dụng công cụ phái sinh lãi suất trong hoạt động phòng ngừa rủi ro của các ngân hàng tại Việt Nam nếu có lợi, người mua sẽ thực hiện quyền chọn, nếu bất lợi người mua sẽ không thực hiện quyền chọn. Sản phẩm quyền chọn lãi suất bao gồm quyền chọn mua lãi suất quyền chọn bán lãi suất. Trường hợp người mua là bên đi vay muốn trả một mức lãi suất không cao hơn một mức cụ thể nào đó trong tương lai thì hợp đồng quyền chọn được xác định là quyền chọn mua lãi suất. Trường hợp người mua là bên cho vay muốn thu được lãi suất không thấp hơn một mức cụ thể nào đó trong tương lai thì hợp đồng quyền chọn được xác định là quyền chọn bán lãi suất. Khi thực hiện quyền chọn, bên mua quyền chọn sẽ yêu cầu bên bán quyền chọn thanh toán khoản chênh lệch lãi suất tính trên giá trị danh nghĩa của khoản vay quy định bởi hợp đồng. Thông thường, bên bán quyền chọn lãi suấtngân hàng bên mua quyền chọn lãi suất là doanh nghiệp hoặc là ngân hàng khác. Những yếu tố chủ yếu được quy định trong Hợp đồng quyền chọn lãi suất gồm: Tên, địa chỉ, mã số thuế bên, người đại diện của các bên; Phí quyền chọn, Loại tiền tệ giá trị danh nghĩa của số tiền vay hoặc cho vay; Kỳ hạn lãi suất mức lãi suất thực hiện quyền chọn; thời gian thực hiện quyền chọn; Thời hạn vay hoặc cho vay (nếu sự cho vay tiền thực sự xảy ra), hình thức thanh toán (chênh lệch lãi suất hoặc cho vay tiền với lãi suất trong hợp đồng). Ví dụ: Ngày 1/4/200X, doanh nghiệp có một khoản vay 6 tháng với lãi suất thả nổi liên ngân hàng tháng 4 là 8%. Doanh nghiệp cho rằng lãi suất sẽ tăng trong thời gian tới. Do vậy, doanh nghiệp mua quyền chọn mua lãi suất 6 tháng với mức lãi suất 8% là mức doanh nghiệp chấp nhận được trả cho ngân hàng một khoản phí. Nếu trong tương lai, lãi suất tăng lên trên 8% thì ngân hàng phải trả cho doanh nghiệp phần lãi suất tăng thêm. Nếu lãi suất giảm xuống dưới 8% thì doanh nghiệp sẽ không thực hiện quyền chọn. (4) Hợp đồng Hoán đổi lãi suất: Hợp đồng hoán đổi lãi suất là một thoả thuận ràng buộc mang tính pháp lý giữa hai bên để trao đổi khoản phải trả về lãi suất của một khoản tiền xác định, theo đó một bên đồng ý trả mức lãi suất cố định để nhận mức lãi suất thả nổi, bên kia đồng ý nhận mức lãi suất cố định trả mức lãi suất thả nổi. Sản phẩm phái sinh này không yêu cầu phải hoán đổi khoản tiền gốc mà chỉ yêu cầu các bên thanh toán cho nhau phần chênh lệch lãi suất thuần giữa lãi Trang 8

Ngày đăng: 25/12/2013, 13:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w