Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
260,5 KB
Nội dung
ĐỀ TÀI : THỰCTRẠNGNỢXẤUCỦANGÂNHÀNGTHƯƠNGMẠIVÀPHƯƠNGTHỨCGIẢIQUYẾT I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NỢXẤU 1.1. Các khái niệm cơ bản Cũng như bất kỳ ngành kinh doanh nào khác, ngânhàng cũng có thể gặp rủi ro. Trên thế giới người ta phân ra nhiều loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, tiêu biểu nhất là rủi ro trong hoạt động tín dụng. • Tín dụng là quan hệ vay mượn dưới dạng tiền tệ có hoàn trả cả gốc và lãi giữa người cho vay và người đi vay • Rủi ro trong hoạt động tín dụng là tình trạng người đi vay không có khả năng hoàn trả được lãi và gốc vay. 1.2. Quy định của Việt Nam về nợxấu Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN vàquyết định số 18/2007/QĐ-NHNN định nghĩa nợxấu như sau : Nợxấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4 và 5 được phân loại như sau : a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: - Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn; - Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại; b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: - Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ - Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; - Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu); c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: - Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi. - Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm b Khoản này; - Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; 1 d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: - Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khả năng tổn thất cao; - Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: - Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn. - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; - Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý; Kết luận : Vậy theo quyết định này thì nợxấu được quyết định theo 2 yếu tố (1) đã quá hạn trên 90 ngày và (2) khả năng trả nợ đáng lo ngại. Đây được coi là định nghĩa của VAS ( Chuẩn mực kế toán Việt Nam ) 1.3. Quy định và thông lệ quốc tế về nợxấu Theo định nghĩa nợxấucủa Phòng Thống kê - Liên hợp quốc, “về cơ bản một khoản nợ được coi là nợxấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thoả thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ”. Như vậy, nợxấu về cơ bản cũng được xác định dựa trên 2 yếu tố: (I) quá hạn trên 90 ngày và (ii) khả năng trả nợ nghi ngờ. Đây được coi là định nghĩa của IAS ( Chuẩn mực kế toán quốc tế ) đang được áp dụng . Một định nghĩa mới về nợxấu theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) và IAS 39 vừa được Uỷ ban Chuẩn mực Kế toán quốc tế cho ra đời và được khuyến cáo áp dụng ở một số nước phát triển vào đầu năm 2005. Về cơ bản IAS 39 chỉ chú trọng đến khả năng hoàn trả của khoản vay bất luận thời gian quá hạn chưa tới 90 ngày hoặc chưa quá hạn. Phương pháp để đánh giá khả năng trả nợcủa khách hàngthường là phương pháp phân tích dòng tiền tương lai hoặc xếp hạng khoản vay (khách hàng). Hệ thống này được coi là chính xác về mặt lý thuyết, nhưng việc áp dụng thực tế gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, nó đang được Uỷ ban Chuẩn mực Kế toán quốc tế chỉnh sửa lại. 2 1.4. Sự khác biệt về định nghĩa nợxấucủa Việt Nam và quốc tế Trên thực tế thì định nghĩa nợxấucủa Việt Nam gần sát với chuẩn mực quốc tế mặc dù vậy cho đến nay hầu hết các ngânhàngthươngmại Việt Nam chỉ mới hạch toán nợxấu theo thời gian quá hạn trên 90 ngày (yếu tố 1); việc xác định khả năng trả nợcủa khách hàng (yếu tố 2) đang gặp nhiều khó khăn. Phần lớn ngânhàngthươngmại chưa hoặc đang thí điểm áp dụng phương pháp này. Báo cáo phân tích rằng hầu hết các NHTM tại Việt Nam hiện nay đều phân loại nợ dựa vào định lượng mà thiếu đi phần định tính như tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này dẫn đến việc phân loại nợ không phản ánh thực chất khoản nợ. Ngoài ra, một số ngânhàng còn biến nghiệp vụ gia hạn nợ, vốn là một nghiệp vụ bình thườngcủangânhàng thành một hình thức để giảm tỷ lệ nợxấucủa mình do nợ gia hạn không được tính vào nợ xấu. Không ít ngânhàng đã hạn chế phân loại nợ xuống nhóm III-V để tránh trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, tránh ảnh hưởng đến lợi nhuận của mình. Kết quả là sự chênh lệch giữa phân loại nợxấu theo chuẩn trong nước và quốc tế ngày càng lớn. 2. Sự cần thiết phải xử lý ‘‘ nợ xấu’’ trong Ngânhàngthươngmại • Ngânhàng mất khả năng thanh toán cho người gửi tiền : Nếu các khoản nợxấu lớn, tức là khả năng thu hồi các khoản nợcủa khách hàng thấp, ngânhàng sẽ phải dùng vốn để trang trải cho các khoản thất thoát này thì đến một chừng mực nào đó sẽ không còn khả năng thanh toán cho người gửi tiền tiết kiệm. • Ngânhàng là ngành kinh tế nhạy cảm, phụ thuộc vào những lòng tin do đó khi thông tin khả năng trả nợngânhàng là không chắc chắn, người gửi tiền sẽ đổ xô đi rút tiền làm ngânhàng lâm vào tình trạng phá sản. • Nợxấu đe dọa tới sự an toàn và ổn định của toàn bộ nền kinh tế. II. THỰCTRẠNGNỢXẤUCỦANGÂNHÀNGTHƯƠNGMẠI 1. Thựctrạngnợxấu tại các NHTM Theo báo cáo của Advancia – Negocia xuất bản cuối năm 2010 nhan đề “Vietnam Country Risk Analysis” đã đánh giá rủi ro của hệ thống ngânhàng Việt Nam hiện nay đang ở mức “high” (cao). Advancia – Negocia cho rằng việc cho vay ồ ạt sẽ đẩy tình trạngnợxấucủa hệ thống ngânhàng ở Việt Nam lên rất cao. Báo cáo này cũng nhận định hệ thống ngânhàngcủa Việt Nam đang gánh chịu tình trạng lòng tin của công chúng thấp, sự yếu kém về quản lý nhà nước và quản lý doanh nghiệp, không đáp ứng được các tiêu chuẩn Base Capital, và không có kiểm toán quốc tế. Điểm số rủi ro đang có khuynh hướng tăng dần từ 66 điểm hồi tháng 9 năm 2010, lên 67 vào tháng 10 và 11/2010, 68 vào tháng 12/2010 và 69 điểm vào tháng 2,3/2011. Cụ thể hơn, theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn ngày 7.10.2011 nợxấucủa nhóm ngânhàngthươngmại (NHTM) nhà nước tăng 66,18%, nhóm các ngânhàng cổ phần tăng 44,29%, nhóm ngânhàng liên doanh, 100% vốn nước ngoài tăng 59,23% so với cuối 2010. Đó là chưa tính đến một 3 lượng lớn vốn của tổ chức tín dụng đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp nhưng chưa được đánh giá và trích lập dự phòng đầy đủ đang tiềm ẩn rủi ro đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng. Theo báo cáo chính thức từ phía các ngânhàngthươngmại Việt Nam thì đến cuối năm 2010 thì tỷ lệ nợxấucủa toàn bộ hệ thống ngânhàng VN chỉ khoảng 2,5%. . Theo phát biểu của thống đốc Ngânhàng nhà nước Nguyễn Văn Bình tại phiên trả lời chất vấn quốc hội ngày 25/11/2011 cho biết nợxấucủa hệ thống ngânhàng đến nay là khoảng 3,3% trên tổng dư nợ cho vay. Dự kiến đến cuối năm 2011 là từ 3,6-3,8%. Như vậy nợxấu cuối năm 2011 tăng xấp xỉ 52% so với năm 2010. Tỷ lệ nợxấucủangânhàng khối cổ phần và toàn hệ thống như sau : TCTD T11/2010 T6/2011 T8/2011 Khối cổ phần 1,8% 2,1% 2,1% Toàn hệ thống 2,5% 2,9% 3,1% Nhìn vào bảng số liệu trên tỷ lệ nợxấu trên dư nợcủa khối ngânhàngthươngmại cổ phần tăng, tỷ lệ nợxấu toàn hệ thống có xu hướng tăng cao. Đến thời điểm này, 8 ngânhàng niêm yết đã công bố BCTC riêng lẻ quý III năm 2011. Các BCTC này cho thấy, nợxấucủa các ngânhàng đã tăng khá mạnh sau 9 tháng đầu năm nay. Bên cạnh đó, nợ nhóm 2, tức nợ cần chú ý, được xem là nợ “dự bị” xấu cũng tăng mạnh không kém. Trong số 8 ngânhàng niêm yết là VCB, CTG, STB, ACB, EIB, SHB, HBB và NVB, tất cả nợxấucủa các ngânhàng đều tăng. Bảng : Tỷ lệ nợxấu các ngânhàng niêm yết Đv tính: Tỷ đồng Ngânhàng CTG VCB STB EIB ACB SHB HBB NVB Tổng dư nợ tại 30/9/2011 271,677 188,473 80,149 69,524 99,719 28,252 18,685 12,869 Nợxấu đến cuối T9/2011 1.37% 3.92% 0.60% 1.50% 1.07% 1.55% 2.80% 2.80% Nợxấu cuối năm 2010 0.70% 2.80% 0.50% 1.40% 0.30% 1.40% 2.40% 2.20% So với thời điểm cuối năm 2010, ngânhàng có mức độ nợxấu tăng mạnh nhất là VCB từ 2,8% lên 3,92 % (tại thời điểm 30/9/2010). Đây cũng là ngânhàng có tỷ lệ nợxấu lớn nhất trong 8 ngân hàng. Ngânhàng đáng chú ý nhất về mức tăng nợxấu là CTG với tổng nợxấu sau 9 tháng đầu năm 2011 tăng 144%, từ mức 1.530,7 tỷ đồng lên 3.731,8. Không chỉ vậy, trong số nợxấu tăng lên, nợxấu nhất, tức nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5, với tỷ lệ trích dự phòng 100%) tăng tới 735%, từ mức 202,5 tỷ đồng lên 1.691 tỷ đồng. Cơ cấu và tốc độ tăng nợxấu 4 Nhìn vào biểu đồ về Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợcủa các NHTM, ta thấy nợ nhóm 5 hay nợ có khả năng mất vốn chiếm tỷ lệ rất lớn, đây là vấn đề rất đáng lo ngại đối với các Ngânhàngthương mại. Hầu hết các ngânhàng niêm yết nói trên đều là các ngânhàng lớn, có bề dày kinh nghiệm cũng như năng lực quản trị tốt nhất. Vì vậy, có thể hình dung được thựctrạngnợxấucủa các ngânhàng còn lại cũng như của toàn hệ thống ngânhàng là như thế nào. Các số liệu quý III nói trên là của các BCTC chưa được kiểm toán. Nếu sau khi soát xét, chỉ cần có sự xê dịch trong việc phân loại nợ giữa các nhóm khác nhau, kết quả kinh doanh củangânhàng sẽ có sự thay đổi đáng kể. Bức tranh nợxấu tại các ngânhàng niêm yết là thông điệp trực tiếp phản ánh mức độ khó khăn trong kinh doanh của các doanh nghiệp vàcủa nền kinh tế. Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN vàQuyết định 18/2007/QĐ-NHNN, nợ thuộc nhóm 2 có tỷ lệ trích lập dự phòng 5%, nhóm 3 là 20%, nhóm 4 là 50% và nhóm 5 là 100%. Nợxấucủa các NHTM niêm yết nói riêng và các NHTM của Việt Nam nói chung tăng lên là một thực tế cảnh báo về mức độ an toàn của các NHTM. Nhiều chuyên gia đã cảnh báo, nợxấu có thể sẽ tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế còn tiếp tục khó khăn như hiện tại, khi các doanh nghiệp đến hạn trả nợ mà không thực hiện được. Bối cảnh thị trường bất động sản ảm đạm, với lãi suất cao hiện nay, nếu doanh nghiệp nào kinh doanh tốt gần như tất cả lợi nhuận làm ra chỉ đủ để chi trả chi phí lãi vay (trừ 1 số ít đếm trên đầu ngón tay là có lợi nhuận khả quan). Còn lại gần như thua lỗ và không ít doanh nghiệp đang ngấp nghé bờ vực phá sản, nếu thị trường BĐS tiếp tục đóng băng như hiện nay kéo dài thêm 6 tháng đến 1 năm nữa thì áp lực sẽ đè nặng trên toàn hệ thống tài chính VN. Nợxấu sẽ gia tăng theo hiệu ứng domino, như nợxấu BĐS 6 tháng đầu năm khoảng 8-12% dư nợ trong các báo cáo tài chính của hầu hết các NH trong quý III năm nay tỉ lệ nợxấu đều tăng lên. Tuy nợxấu có tăng cao lên như vậy nhưng 5 theo các chuyên gia kinh tế, số liệu này vẫn chưa phản ảnh thực chất nợxấu hiện tại ở các ngânhàngthươngmại cổ phần hiện nay. Một cán bộ lãnh đạo cấp vụ củaNgânhàng Nhà nước nói: “Số liệu này không ai tin, nhưng căn cứ nào để nói số liệu đó phản ánh không đúng chất lượng tín dụng hiện nay thì chưa chỉ rõ ra được”. Một số lãnh đạo các chi nhánh ngânhàngthươngmại (cả cổ phần và Nhà nước) nhận xét tỷ lệ nợxấu thể hiện trên các báo cáo tài chính hiện nay là thấp so thực tế. Nguyên nhân chủ yếu do một số ngânhàng sợ ảnh hưởng đến kết quả tài chính. Nếu số nợxấu lớn thì phải trích lập để dự phòng cũng lớn (nhóm 3 : 20%, nhóm 4 : 50% và nhóm 5 là 100%) số tiền này phải hạch toán vào chi phí hoạt động. Nếu trích đủ dự phòng, chi phí nhiều chi nhánh ngânhàngthươngmại Nhà nước sẽ lớn hơn thu nhập. Mặc dù NHNN đã đưa ra quy định về việc phân loại nợ theo Quyết định 493/2005 trong đó bao gồm cả phân loại theo định lượng (điều 6) và định tính (điều 7) song chỉ có BIDV, Agribank và Vietcombank đã thực hiện việc phân loại nợ theo định tính. Nguyên nhân là do họ phải xây dựng được hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để áp dụng phương pháp phân loại này. Việc phân loại nợ theo định tính sẽ làm tỷ lệ nợxấu cao gấp 2-3 lần so với định lượng và bản thân nó cũng gặp phải nhiều điểm bất cập. NHNN trong cuộc gặp với các NHTM mới đây cho biết họ đang xây dựng dự thảo thông tư quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của tổ chức tín dụng nhằm thay thế Quyết định 493 đã lỗi thời. Theo NHNN, con số nợxấu 3,1% theo chuẩn Việt Nam vẫn ở mức an toàn và kiểm soát được, nhưng theo chuẩn quốc tế tỷ lệ nợxấucủa các ngânhàng Việt Nam lên tới 13% tổng dư nợvà là một con số đáng lo ngại. Lý do của sự khác biệt này là nợxấu (non-performing loans, hay NPL) theo cách tính của quốc tế là các khoản nợ không có khả năng trả hoặc gần như không có khả năng trả. Trong khi đó, cách của Việt Nam chỉ tính khoản nợ đến hạn. Chính vì lý do đó mà có sự khác biệt rất lớn giữa con số của Việt Nam đưa ra và con số của Fitch Ratings ước tính. Nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2010-2011 đang trải qua khó khăn với tình trạng lạm phát, lãi suất tăng cao trong khi đồng tiền trượt giá gần 30%, đã đẩy hàng loạt doanh nghiệp nhỏ và vừa vào tình trạng phá sản. Hiện nay, dư nợ bất động sản, tài chính và tiêu dùng chiếm 16,95% tổng dư nợ, tương đương 360.000 tỷ đồng. Trong khi đó, thị trường bất động sản đóng băng khiến các doanh nghiệp không có tiền để tiếp tục xây dựng hay hoàn thành, đã phải hạ giá bán sản phẩm (như trường hợp của PVL vay củaNgânhàng Bưu điện Liên Việt 100 tỷ đã phải bán tháo dự án giá rẻ do áp lực trả nợngân hàng), càng tăng thêm mối lo cho các ngânhàng về khả năng thu hồi vốn. Đơn cử như bức tranh khủng hoảng tín dụng ‘’đen’’ tại Việt Nam trong thời gian vừa qua. Từ tháng 9/2011 đến nay, cả nước đã xảy ra hàng loạt vụ vỡ nợ khủng trong khu vực phi chính thức, gây nên những cú sốc cho cả người dân là chủ nợ, lẫn cơ quan quản lý nhà nước. Bộ Công An đã vào cuộc trong một số trường hợp đặc biệt. Tổng số tiền thất thoát từ các vụ vỡ nợ ước tính lên tới hơn 10.000 tỷ đồng (500 triệu USD). Một số vụ vỡ nợ tín dụng đen điển hình từ tháng 9/2011 đến nay: - Huỳnh Thị Huyền Như – TP HCM : khoảng 1000 tỷ 6 - Nguyễn Thị Tuyết Mai – TP HCM : 30 tỷ - Vũ Văn Điệp – Giám đốc công ty Trường Phong – Thái Bình : Khoảng vài trăm tỷ ( ĐôngA Bank 99 tỷ, VCB 13 tỷ ) - Nguyễn Thị Cúc – Phú Xuyên : 284 tỷ - Tạ Việt Quang – Thị trấn Phùng – Đan Phượng Hà Nội : gần 300 tỷ - 3 vụ vỡ nợ ở TP Vinh- Nghệ An liên quan tới 2 cán bộ củaNgânhàng ( Nguyễn Trọng Hưng – Cán bộ chi nhánh SCB Nghệ An và Đặng Nam Hải – Trưởng phòng cá nhân Eximbank Nghệ An : Khoảng 50 tỷ VND ) Tổng cộng quy mô của tất cả các vụ vỡ nợ này theo thông tin được các báo chí cung cấp tương đương bằng vốn điều lệ của một NHTM cỡ vừa, điều này càng làm gia tăng mối lo ngại nợ xấu. Vì thế, một trong những nội dung trọng điểm của chương trình tái cấu trúc ngành ngânhàng là việc tập trung xử lý lượng nợxấu đang tồn đọng và có dấu hiệu tăng mạnh trong hệ thống ngân hàng. 70% khoản nợxấu hệ thống ngânhàng thuộc về các doanh nghiệp nhà nước, do đó điều quan trọng không chỉ làm sạch khoản nợxấu này mà là cơ chế kiểm soát và thẩm định chặt chẽ, đảm bảo những doanh nghiệp nhà nước với những dự án hiệu quả mới được cấp tín dụng, thay vì được Chính phủ ưu ái hỗ trợ vốn tràn lan hiện nay. Vietcombank( VCB ) là một ngânhàngthươngmại cổ phần nhà nước cũng được đánh giá là ngânhàng lớn và có kinh nghiệm trong việc quản trị rủi ro, có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ khá tốt nhưng nợxấu cũng đang tăng một cách nhanh chóng và VCB cũng là một trong những ngânhàng có tỷ lệ nợxấu cao so với các ngânhàngthươngmại . Diễn biến nợxấu 8 tháng đầu năm 2011 Tháng 12/2010 01/2011 02/2011 03/2011 04/2011 05/2011 06/2011 07/2011 08/2011 Tỷ lệ nợxấu 2,8% 2,7% 2,7% 2,7% 2,9% 3,5% 3,5% 3,6% 4,0% Tỷ lệ nợ nhóm 2 9,8% 9,6% 9,2% 10,1% 9,9% 16,6% 15,7% 15,6% 15,2% Tỷ lệ nợxấucủa Vietcombank tính từ đầu năm tới nay liên tục tăng, nợxấu tăng tại các chi nhánh tập trung ở một, hai khách hàng lớn. Chi nhánh có nợxấu cũng như tỷ lệ nợxấu tăng cao tập trung nhiều ở khu vực Bắc Bộ. Trong đó xét trong 10 khách hàngnợxấu tăng tập trung ở ngành sản xuất phôi thép (38,4%), vận tải đường biển (12,2%), cơ khí chế tạo (12,1%), thươngmại café (11,8%), đóng tàu, thuyền (13,9%),… Số tăng nợxấucủa 10 khách hàng này chiếm đến 75% số tăng nợxấu toàn ngành. Nợ nhóm 2 tập trung ở các ngành bất động sản, dịch vụ vận tải, xi măng, vật liệu xây dựng khác và dịch vụ chăm sóc sức khỏe,… Tốc độ tăng nợ nhóm 2 của VCB tương đối lớn. Với tình hình 7 kinh tế khó khăn như hiện nay những khách hàng nhóm 2 này là một nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng xấu đến chất lượng tài sản củaNgân hàng, khi nhóm này có thể chuyển sang nhóm nợxấu bất cứ lúc nào. Tỷ lệ nợxấucủa Vietcombank tính từ đầu năm đến nay liên tục tăng là do các nguyên nhân : - Do dư chấn của cuộc khủng hoảng, suy thoái kinh tế thế giới - Tình hình kinh tế trong nước khó khăn, tỷ lệ lạm phát cao, diễn biến phức tạp của tỷ giá và lãi suất làm cho môi trường kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thép, vận tải và đóng tàu - Khách hàng có năng lực quản lý kém, đầu tư dàn trải và dự án cho vay không hiệu quả - Bong bóng bất động sản làm cho việc phát mại tài sản đảm bảo khó khăn, kéo dài,… Kết luận : Qua phân tích thựctrạngnợxấucủa Vietcombank cùng các số liệu về nợxấu được công bố nêu trên có thể thấy được toàn cảnh bức tranh nợxấucủa các ngânhàngthươngmại Việt Nam ngày càng xấu đi, nó phản ảnh thựctrạng hệ thống tài chính yếu kém và hơn hết đang cần có những biện pháp thật mạnh tay để giải quyết. Nếu xu hướng này tiếp tục diễn ra thì thanh khoản hệ thống ngânhàng vào thời điểm cuối năm 2011 sẽ trở nên rất căng thẳng. Những NHTM nhỏ có thể là những ngânhàng đầu tiên gánh chịu các tác động lớn nhất. Nếu như có quá nhiều khoản nợ quá hạn trong khi lại không thể cạnh tranh huy động được vốn trên thị trường 1 (thị trường huy động vốn từ dân cư và các tổ chức) do lãi suất bị áp trần 14% thì hiệu ứng căng thẳng thanh khoản ắt xảy ra và kéo theo đó là sự phá sản của một số các ngân hàng. 2. Nguyên nhân củathựctrạngnợxấu 2.1. Nguyên nhân khách quan Sự gia tăng của lãi suất : Lãi suất huy động của các ngânhàngthương mại, đã và đang tăng. Lãi suất cho vay đầu ra buộc phải tăng theo để cân đối. Hiện tại, lãi suất huy động VND vào khoảng 14%/năm, lãi suất cho vay từ 17-21%/ năm. Theo đó, chi phí vốn của doanh nghiệp đội lên, khả năng trả nợ bị ảnh hưởng. Các doanh nghiệp mạnh sẽ không chấp nhận lãi suất cao vì họ có khả năng tìm nguồn vốn khác. Phần lớn những doanh nghiệp dám chấp thuận mức lãi suất cao xuất phát từ sự thiếu vốn trầm trọng, năng lực tài chính hạn chế, độ tín nhiệm thấp nên không tiếp cận được những nguồn vốn khác. Và tất nhiên, nguy cơ nợxấungânhàng tăng lên từ nhóm đối tượng này. Ngoài ra, đi cùng tình trạng kinh tế khó khăn, đã có hàngngàn doanh nghiệp phá sản vàhàng chục ngàn doanh nghiệp khác suy giảm sản xuất, hàng loạt doanh nghiệp tạm đóng cửa hay cầm chừng chờ thời . Tất nhiên, khi doanh nghiệp không hoạt động, không có lợi nhuận thì không có khả năng thanh toán nợngân hàng. Và những khoản vay của họ lần lượt được thành các khoản nợ xấu. Ảnh hưởng bong bóng của tài sản thế chấp Chiếm phần lớn trong danh mục tài sản thế chấp vay vốn hiện nay là bất động sản. Giá nhà đất tăng cao, vượt cả giá trị hợp lý củanóvà thị trường đóng băng, khả năng trả nợcủa nhiều chủ 8 đầu tư rơi vào khủng hoảng. Biện pháp thường thấy của các ngânhàng là gia hạn nợ, nhưng đó là cách để tiến gần hơn tới ranh giới nợ xấu. Mặt khác, khi giá nhà đất giảm, các ngânhàng lại rơi vào tình trạng giá tài sản thế chấp cho khoản nợ lại cao hơn giá thực tế. Tính đến cuối tháng 3/2011, tổng dư nợcủa các tổ chức tín dụng là 2,39 triệu tỷ đồng, trong đó bất động sản chiếm 10,8%. Tỷ lệ nợxấu bất động sản trong tổng dư nợ cho vay bất động sản là 4%, cao hơn mức bình quân nợxấucủangân hàng. TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia chỉ rõ, không chỉ tỷ lệ dư nợ tín dụng bất động sản cao, nhiều ngânhàng vẫn đang xem xét các khoản vay nội bộ, tức là cho các cổ đông lớn của các ngânhàng vay tiền, mà các cổ đông này lại chính là chủ đầu tư các dự án bất động sản. Đây chính là rủi ro lớn đối với ngân hàng. Ngoài nguyên nhân trên, theo ông Nguyễn Trần Nam, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, nợxấu bất động sản tại các ngânhàngthươngmại có xu hướng tăng trong thời gian qua còn do nhiều tổ chức tín dụng thực cấp tín dụng trên cơ sở đảm bảo bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của chủ đầu tư cấp I. Cụ thể, ngay khi công trình mới nằm trên giấy, chủ đầu tư đã huy động vốn từ người mua nhà. Và chính người tiêu dùng hay các chủ đầu tư thứ cấp lại tiếp tục dùng hợp đồng mua nhà đó vay vốn ngânhàngvà tái đầu tư. Với kiểu vay vốn vòng quanh như vậy, một tài sản bất động sản, hoặc một dự án bất động sản sẽ tiếp cận vay vốn được nhiều ngân hàng. Điều này làm phát sinh nợxấu trên toàn hệ thống ngân hàng, nếu sản phẩm bất động sản không sớm được thanh khoản. Ngoài ra, việc Ngânhàng Nhà nước hạn chế tín dụng phi sản xuất xuống dưới 22% vào ngày 30/6/2011 và 16% vào cuối năm 2011 cũng khiến thị trường bất động sản rơi vào cảnh thiếu vốn, nhiều doanh nghiệp phát triển dự án bất động sản không thể hoàn thiện các hạng mục dở dang, thanh khoản khó khăn ., dẫn đến việc doanh nghiệp, nhà đầu tư không có khả năng thu hồi vốn, nên không có tiền trả nợngân hàng. Rủi ro về môi trường kinh doanh. Do thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh, khủng bố, do vậy việc sử dụng vốn vay và vốn của doanh nghiệp không đạt hiệu quả, mất hoàn toàn về vốn của cả doanh nghiệp vàcủa cả vốn vay ngânhàngthương mại. Tình hình kinh tế thế giới có thể ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng như : Biến động của giá vàng thế giới, giá dầu mỏ, giá một số ngoại tệ mạnh hoặc giá một số vật tư chủ yếu có xu hướng tăng cao. Hoặc sự biến động và sức ép cạnh tranh ngày càng tăng của thị trường, hoặc môi trường kinh doanh, làm cho doanh nghiệp không có khả năng thích ứng kịp thời, kinh doanh khó khăn dẫn đến mất khả năng thanh toán 2.1. Nguyên nhân chủ quan Về phía ngânhàngthươngmại Để xảy ra thựctrạngnợxấu như hiện nay nguyên nhân một phần không nhỏ khi ngânhàngquyết định cho vay thiếu căn cứ khoa học, không phân tích tình hình khả năng sử dụng vốn và hoàn trả nợ vay của doanh nghiệp. Với áp lực tăng vốn, nhiều ngânhàng tìm mọi cách để tăng 9 trưởng nhanh, đặc biệt là đã nới lỏng các tiêu chuẩn cho vay để đảm bảo hiệu quả trên đồng vốn. Song, hậu quả lại dẫn đến các khoản nợxấu tăng nhanh. Theo đánh giá của các chuyên gia, nợxấucủa hệ thống Ngânhàng là hệ quả tất yếu của quá trình tăng trưởng tín dụng quá nóng trong những năm qua, cộng với cơn sốt cho vay bất động sản, chứng khoán ồ ạt trong thời kì 2006-2007. Trong 10 năm trở lại đây, mặc dù Ngânhàng Nhà nước thường xuyên yêu cầu các Ngânhàngthươngmại phải hạn chế tăng trưởng tín dụng không quá cao nhưng thực tế tăng trưởng vẫn trên 20%; năm 2007 tăng trưởng tín dụng tới 51,39%; năm 2009 là 37,7%; năm 2010 là 29,8% . Việc cho vay ồ ạt cùng với chính sách cho vay lỏng lẻo những năm trước đã để lại nhiều hệ lụy, trong đó có nợ xấu. - Sự phát triển ồ ạt của hệ thống ngânhàngthươngmại cũng là một nguyên nhân gia tăng nợxấu (cả nước có khoảng 100 ngân hàng). Sự ra đời củangânhàng dễ dàng, thậm chí không đạt tiêu chuẩn về vốn ban đầu đã thúc đẩy các ngânhàng nhỏ tìm mọi cách tăng vốn huy động, thúc đẩy tín dụng bằng cách nới lỏng tiêu chuẩn cho vay, cho vay dễ dãi, thiếu các điều kiện bảo đảm cần thiết… cũng làm cho nợxấu gia tăng. Mặt khác chính vì mục tiêu tăng lợi nhuận ròng và giảm gánh nặng của các khoản phải trích dự phòng rủi ro theo quy định mà các ngânhàng hay tổ chức tín dụng sẽ sẵn sàng cơ cấu lại các khoản nợ không chỉ một lần mà diễn ra nhiều lần qua đó có những sự chuyển biến từ nợxấu thành các khoản tín dụng thuộc nhóm 1 hoặc nhóm 2 những nhóm có độ an toàn tín dụng cao. Việc cơ cấu lại các khoản nợ theo hướng này các ngânhàng hay tổ chức tín dụng sẽ có hệ số nợxấu thấp qua đó tăng độ tin cậy hay xếp hạng về độ an toàn tín dụng ở hệ thống ngânhàng qua đó nâng cao uy tín trong hệ thống liên ngânhàngvà giảm thiểu các khoản trích dự phòng tăng lợi nhuận ròng. Tuy nhiên chính do sự liên tục cơ cấu lại các khoản nợ như trên đã tạo ra một sự mập mờ trong phân định nợ quá hạn vànợ xấu, mang lại rủi ro lớn cho các ngânhàngvà các tổ chức tín dụng. Về phía doanh nghiệp - Quản lý sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, sử dụng vốn vay không đúng mục đích, tiền vay về không có tác dụng thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn đến doanh nghiệp vay vốn làm ăn kém hiệu quả, nợ phải trả tăng trong đó có nợ vay ngân hàng. - Bản thân doanh nghiệp thiếu ý thức trong vấn đề sử dụng vốn vay, hoặc thiếu ý thức trong vấn đề trả nợ, không lo lắng, không quan tâm đến nợngânhàng mặc dù khả năng tài chính của doanh nghiệp có. - Sử dụng vốn vay sai mục đích : Theo báo cáo mới đây được Phòng Thươngmạivà Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đưa ra tại hội thảo “Ngân hàngvà DN trước tác động của chính sách tiền tệ”, có hơn 60% doanh nghiệp lấy quá nhiều vốn ngắn hạn đầu tư trung dài hạn, đa số doanh nghiệp đều đầu tư ngoài ngành. Lãi phải trả là cho 100% khoản vay trong khi chỉ có 60% vốn sử dụng có hiệu quả. 10 [...]... thiệp của chính phủ vào nghiệp vụ cho vay củaNgânhàng Mặc dù hệ thống ngânhàng Việt Nam đã trải qua những bước thay đổi quan trọng về tổ chức và cơ chế hoạt động, biến các ngânhàng quốc doanh thành các ngânhàng kinh doanh thươngmại thuần túy, nhưng Chính phủ vẫn có xu hướng gây áp lực hay khuyến khích một cách công khai hoặc ngầm định các ngânhàng cấp tín dụng vượt quá mức an toàn thươngmại cho... thanh toán chính củangânhàng quốc doanh là các doanh nghiệp Nhà nước chứ không phải các doanh nghiệp tư nhân III GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỢXẤU Ở CÁC NGÂNHÀNGTHƯƠNGMẠI 1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật Sự hỗ trợ của Chính phủ trong việc quản lý nợxấu là điều cần thiết hơn bao giờ hết Chính phủ đóng vai trò chủ đạo và định hướng thống nhất cho các NHTM trong quá trình thực hiện quản lý nợxấu Chính phủ có... rủi ro.Từng ngânhàngthươngmại phải chú trọng thực hiện chiến lược kinh doanh mới hiện đại hóa công nghệ, đa dạng hóa các tiện ích các sản phẩm dịch vụ ngânhàng hiện đại dựa trên kỹ thuật tiên tiến Bên cạnh đó cần giảm dần bảo hộ các ngân hàngthươngmại trong nước, đặc biệt về hoạt động tín dụng và cơ chế tái cấp vốn, tăng cường quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm ở ngân hàngthươngmại trong kinh... các ngânhàng cho vay các doanh nghiệp Nhà nước thua lỗ để tránh làm tăng mức thất nghiệp Ngoài ra, các quan chức chính phủ cũng thường can thiệp vào quyết định cho vay củangân hàng, khiến tỷ lệ nợxấu thêm gia tăng Sự can thiệp của chính phủ vào việc cho vay củangânhàng có thể diễn ra trước khi quyết định cho vay được đưa ra hoặc sau khi giao dịch đã hoàn tất Với can thiệp diễn ra trước khi ra quyết. .. Nhằm tạo ra các ngânhàng có quy mô hoạt động lớn, hoạt động an toàn, hiệu quả và đủ sức mạnh cạnh tranh Về cơ cấu lại tổ chức : Tách hoàn toàn hoạt động cho vay theo chính sách ra khỏi hoạt động kinh doanh thươngmạicủa các ngân hàng, thực hiện chức năng kinh doanh theo nguyên tắc thị trường Về cơ cấu lại tài chính : Tăng vốn điều lệ và xử lý dứt điểm nợ tồn đọng ở các ngân hàngthươngmại nhằm lành... trong kinh doanh, giảm dần bao cấp với ngân hàngthươngmại nhà nước, áp dụng đầy đủ hơn các quy chế và các chuẩn mực quốc tế về an toàn trong lĩnh vực tài chính – ngânhàng Việc yêu cầu một lượng vốn tự có tối thiểu đối với các tổ chức tài chính ngânhàng là rất quan trọng, tuy vậy vẫn chưa đủ để đảm bảo tính ổn định cho hoạt động củangânhàng bởi ngay những ngânhàng TMCP có quy mô vốn tự có lớn vẫn... hiệu quả dẫn đến các ngânhàng khó có khả năng thu hồi được số vốn đã cho vay Theo báo cáo của các địa phương trong cả nước, chỉ thống kê riêng các ông chủ đến từ Đài Loan và Hàn Quốc, đã có hơn 200 dự án bị phá sản, giải thể do gặp khó khăn về tài chính Trong đó, có hơn 20 dự án của nhà đầu tư Hàn Quốc và Đài Loan tại 12 địa phương còn nợ đọng ngânhàng không có khả năng trả nợ với số tiền gần 80... dựng quy trình tín dụng hiện đại và sổ tay tín dụng theo chuẩn mực hệ thống kế toán và thiết lập các chỉ tiêu , báo cáo tài chính phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả kinh doanh ngânhàng kinh doanh phù hợp với chuẩn mực quốc tế vàthực tiễn việt nam 5 Thực hiện tài cơ cấu hoạt động hệ thống ngânhàng thông qua đề án được chính... thị trường sản phẩm dịch vụ Uy tín của khách hàng, năng lực của chủ dự án là những yếu tố không thể bỏ qua trong quá trình thẩm định cho vay Các biện pháp kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay được các ngân hàngthươngmại áp dụng chặt chẽ, luôn theo dõi sát sao việc khách hàng sử dụng hiệu quả đồng vốn như thế nào, có sử dụng đúng mục đích xin vay hay không Ngânhàng phải luôn có kế hoạch kiểm tra... tế, giảiquyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc nằm ngoài tầm kiểm soát điều tiết xử lý của NHTM, nhằm tạo hành lang pháp lý có hiệu lực đảm bảo sự an toàn, bình đẳng cho mọi tổ chức hoạt động dịch vụ ngânhàngvà tài chính trên lãnh thổ Việt Nam, gây sức ép phải đổi mới và tăng hiệu quả hoạt động lên ngânhàng TM như nâng cao chất lượng dịch vụ đồng thời phải đổi mới cơ cấu, nhiệm vụ, chức năng của