NỢ XẤU CỦA NHTM VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNVIỆN SAU ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
o0o
-BÀI KIỂM TRA MÔN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI HỌC VIÊN :
Trang 2NỢ XẤU CỦA NHTM VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN
\ CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NỢ XẤU Ở NHTM
mà nội dung của nó là vốn được dịch chuyển từ nơi tạm thời thừa sang nơi thiếu với điềukiện hoàn trả vốn và lãi tiền vay là lợi nhuận thu được do sử dụng vốn vay Đây chính làquan hệ tín dụng
Như vậy tín dụng là quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc hoàn trả kèm theo lợi tức, nó
để thoả mãn nhu cầu của cả 2 bên, do đó nó là một quan hệ bình đẳng, cả 2 bên cùng cólợi và mang tính thoả thuận lớn
Tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là mối quan hệ vay mượn giữa ngân hàng với tất cả các cá nhân, tổchức và các doanh nghiệp khác trong xã hội Nó không phải là quan hệ dịch chuyển vốntrực tiếp từ nơi tạm thời thừa sang nơi tạm thời thiếu mà là quan hệ dịch chuyển vốn giántiếp thông qua một tổ chức trung gian, đó là ngân hàng Tín dụng ngân hàng cũng mangbản chất chung của quan hệ tín dụng, đó là quan hệ vay mượn có hoàn trả cả vốn và lãisau một thời gian nhất định, là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn và làquan hệ bình đẳng cả 2 bên cùng có lợi
Phân loại tín dụng ngân hàng
Có rất nhiều cách phân loại tín dụng ngân hàng dựa vào các căn cứ khác nhau tuỳ theomục đích nghiên cứu Tuy nhiên người ta thường phân loại theo một số tiêu thức sau:
- Theo thời gian sử dụng vốn vay, tín dụng được phân thành 3 loại sau:
Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm, thường được sửdụng vào nghiệp vụ thanh toán, cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời về vốn lưu
Trang 3động của các doanh nghiệp hay cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng của
cá nhân
Tín dụng trung hạn: có thời hạn từ 1 đến 5 năm, được dùng để cho vay vốn phục
vụ nhu cầu mua sắm tài sản cố định, cải tiến đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xâydựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh
Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, được sử dụng để cungcấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn
Thường thì tín dụng trung và dài hạn được đầu tư để hình thành vốn cố định vàmột phần vốn tối thiểu cho hoạt động sản xuất
- Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay, tín dụng ngân hàng chia thành 2 loại:
Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá: là loại tín dụng được cung cấp cho cácdoanh nghiệp để họ tiến hành sản xuất và kinh doanh
Tín dụng tiêu dùng: là loại tín dụng được cấp phát cho cá nhân để đáp ứng nhu cầutiêu dùng Loại tín dụng này thường được dùng để mua sắm nhà cửa, xe cộ, cácthiết bị gia đình Tín dụng tiêu dùng ngày càng có xu hướng tăng lên
- Căn cứ vào tính chất đảm bảo của các khoản cho vay, có các loại tín dụng sau:
Tín dụng có bảo đảm: là loại hình tín dụng mà các khoản cho vay phát ra đều có tàisản tương đương thế chấp, có các hình thức như: cầm cố, thế chấp, chiết khấu vàbảo lãnh
Tín dụng không có bảo đảm: là loại hình tín dụng mà các khoản cho vay phát rakhông cần tài sản thế chấp mà chỉ dựa vào tín chấp Loại hình này thường được ápdụng với khách hàng truyền thống, có quan hệ lâu dài và sòng phẳng với ngânhàng, khách hàng này phải có tình hình tài chính lành mạnh và có uy tín đối vớingân hàng như trả nợ đầy đủ, đúng hạn cả gốc lẫn lãi, có dự án sản xuất kinhdoanh khả thi, có khả năng hoàn trả nợ
Trang 4Trong nền kinh tế thị trường việc phân loại tín dụng ngân hàng theo các tiêu thức trên chỉ
có ý nghĩa tương đối Khi các hình thức tín dụng càng đa dạng thì cách phân loại càng chitiết Phân loại tín dụng giúp cho việc nghiên cứu sự vận động của vốn tín dụng trong từngloại hình cho vay và là cơ sở để so sánh, đánh giá hiệu quả kinh tế của chúng
1.1.2 Rủi ro tín dụng
Khái niệm rủi ro tín dụng.
Là rủi ro do một khách hàng hay một nhóm khách hàng vay vốn không trả được nợ choNgân hàng Trong kinh doanh Ngân hàng rủi ro tín dụng là loại rủi ro lớn nhất, thườngxuyên xảy ra và gây hậu quả nặng nề có khi dẫn đến phá sản Ngân hàng
Ngày nay, nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, cải tiến trang thiết bị kỹ thuật,nâng cao công nghệ và các nhu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh luôn tăng lên Để đápứng nhu cầu này, các NHTM cũng phải luôn mở rộng quy mô hoạt động tín dụng, điêu đó
có nghĩa là rủi ro tín dụng cũng phát sinh nhiều hơn
Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phức tạp nhất, việc quản lý và phòng ngừa nó rất khó khăn,
nó có thể xảy ra ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào Rủi ro tín dụng nếu không được phát hiện
và sử lý kịp thời sẽ nảy sinh các rủi ro khác
1.2 Phân loại nợ khách hàng
1.2.1 Phân loại nợ khách hàng theo định lượng
Theo quy định tại Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 của NHNNVN vềviệc sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005của NHNNVN, nợ của các TCTD sẽ được phân chia thành 05 nhóm như sau:
Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
(i) Các khoản nợ trong hạn và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc vàlãi đúng hạn;
(ii) Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ
nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại;
(iii) Nợ được phân loại vào nhóm 1 từ các nhóm nợ có rủi ro thấp hơn
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
(i) Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;
Trang 5(ii) Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp,
tổ chức thì TCTD phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc vàlãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu);
(iii) Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 từ các nhóm nợ có rủi ro cao hơn
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
(i) Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
(ii) Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạntrả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2;
(iii) Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy
đủ theo hợp đồng tín dụng;
(iv) Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 từ các nhóm nợ có rủi ro cao hơn
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
(i) Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
(ii) Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả
nợ được cơ cấu lại lần đầu;
(iii) Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
(iv) Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 từ các nhóm nợ có rủi ro cao hơn
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
(i) Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
(ii) Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thờihạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
(iii) Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được
cơ cấu lại lần thứ hai;
(iv) Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc
đã quá hạn;
(v) Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;
(vi) Các khoản nợđược phân loại vào nhóm 5 từ các nhóm nợ có rủi ro cao hơn
Nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn:
Đối với các khoản nợ quá hạn, TCTD phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể
cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
Trang 6(i) Khách hàng đã trả đầy đủ phần nợ gốc và lãi bị quá hạn (kể cả lãi áp dụng đối với nợgốc quá hạn) và nợ gốc và lãi của các kỳ hạn trả nợ tiếp theo trong thời gian tối thiểu 06tháng đối với nợ trung và dài hạn, 03 tháng đối với nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trảđầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn;
(ii) Có tài liệu, hồ sơ chứng minh các nguyên nhân làm khoản nợ bị quá hạn đã được xử
(ii) Có tài liệu, hồ sơ chứng minh các nguyên nhân làm khoản nợ phải cơ cấu lại thời hạntrả nợ đã được xử lý, khắc phục;
(iii) TCTD có đủ cơ sở (thông tin, tài liệu kèm theo) để đánh giá là khách hàng có khảnăng trả đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn đã được cơ cấu lại
Nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn:
a) Toàn bộ dư nợ của một khách hàng tại một TCTD phải được phân loại vào cùng mộtnhóm nợ Đối với khách hàng có từ 02 khoản nợ trở lên tại TCTD mà có bất cứ mộtkhoản nợ nào bị phân loại theo 05 nhóm nợ trên vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn các khoản
nợ khác, TCTD phải phân loại lại các khoản nợ còn lại của khách hàng vào nhóm có rủi
ro cao nhất đó;
b) Đối với các khoản cho vay hợp vốn, TCTD làm đầu mối phải thực hiện phân loại nợđối với các khoản cho vay hợp vốn và phải thông báo kết quả phân loại nợ cho các TCTDtham gia cho vay hợp vốn Trường hợp khách hàng vay hợp vốn có một hoặc một số cáckhoản nợ khác tại TCTD tham gia cho vay hợp vốn đã phân loại vào nhóm nợ khôngcùng nhóm nợ của khoản nợ vay hợp vốn do TCTD làm đầu mối phân loại, TCTD thamgia cho vay hợp vốn phân laoij lại toàn bộ dư nợ (kể cả phần dư nợ cho vay hợp vốn) của
Trang 7khách hàng vay hợp vốn vào nhóm nợ do TCTD làn đầu mối phân loại hoặc do TCTDtham gia cho vay hợp vốn phân loại tùy theo nhóm nợ nào có rủi ro cao hon;
c) TCTD phải chủ động phân loại các khoản nợ được phân loại vào các nhóm theo 05nhóm nợ trên vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn theo dánh giá của TCTD khi xảy ra mộttrong các trường hợp sau:
- Có những diễn biến bất lợi tác động tiêu cực đến môi trường, lĩnh vực kinh doanh củakhách hàng;
- Các khoản nợ của khách hàng bị các TCTD khác phân loại vào nhóm nợ có mức độ rủi
ro cao hơn (nếu có thông tin);
- Các chỉ tiêu tài chính của khách hàng (về khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, tỷ lệ
nợ trên vốn và dòng tiền) hoặc khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm liên tục hoặc
có biến động lớn theo chiều hướng suy giảm;
- Khách hàng không cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin tài chính theoyêu cầu của TCTD để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng
1.2.2 Phân loại nợ khách hàng theo định tính.
Theo quy định tại Điều 7, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 củaNHNNVN, nợ của các TCTD cũng được phân thành 05 nhóm:
Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được TCTD đánh giá là cókhả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ được TCTD đánh giá là có khảnăng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khảnăng trả nợ
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được TCTD đánh giá làkhông có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn Các khoản nợ này đượcTCTD đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được TCTD đánh giá là có khảnăng tổn thất cao
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được TCTD đánh giá
là không còn khả năng thu hồi, mất vốn
Trang 8TCTD có đủ khả năng và điều kiện thực hiện phân loại nợ theo phương pháp định tính thìxây dựng chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro như sau:
Căn cứ trên Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, TCTD trinh NHNN chính sách dựphòng rủi ro và chỉ được thực hiện sau khi NHNN chấp thuận bằng văn bản khiđáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định
Hằng năm, TCTD phải đánh giá lại Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và chínhsách dự phòng rủi ro cho phù hợp với tình hình thực tế và các quy định của phápluật Việc thay đổi, điều chỉnh chính sách dự phòng rủi ro của TCTD phải đượcNHNN chấp thuận bằng văn bản
Như vậy, với kết quả phân loại nợ theo cả 02 phương pháp trên, các khoản nợ đượcphân loại vào các nhóm nợ 3, 4 và 5 (bao gồm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và
nợ có khả năng mất vốn) được coi là nợ xấu Trên cơ sở kết quả phân loại nợ,TCTD chủ động thực hiện hạch toán, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro theo quyđịnh
1.3 Khái niệm nợ xấu và ảnh hưởng tiêu cực của nợ xấu.
1.3.1 Khái niệm nợ xấu
Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàngNhà nước ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi
ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng và Quyết định số18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 sửa đổi Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNH, có thểđịnh nghĩa:
Nợ xấu của Việt Nam là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (nợ dưới tiêuchuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn)
1.3.2 Ảnh hưởng tiêu cực của nợ xấu.
Thứ nhất: Nợ xấu làm giảm lợi nhuận của các NHTM Nợ xấu hạn chế khả năng mởrộng và tăng trưởng tín dụng, khả năng kinh doanh của NHTM Khi nợ xấu phát sinh,lợi nhuận của ngân hàng sụt giảm do phải phát sinh thêm chi phí trích lập dự phòng rủi
ro, chi phí quản lý, xử lý nợ xấu và các chi phí khác liên quan
Trang 9 Thứ hai: nợ xấu có khả năng gây thất thoát vốn của TCTD, việc giải quyết nợ xấuchậm trễ đồng nghĩa với việc TCTD phải giảm mức tăng trưởng tín dụng, các DN sẽkhó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.Tình trạng này kéo dài trong điều kiện kinh tế bất ổn, hàng tồn kho lớn sẽ làm đình trệhoạt động sản xuất, gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển kinh tế của đất nước trongthời gian tiếp theo.
Thứ ba: khi không giải quyết kịp thời nợ xấu thì chi phí hữu hình và vô hình để xử lý
nợ xấu ngày càng lớn theo thời gian
+ Về mặt hữu hình, tài sản bảo đảm cho các khoản nợ tại TCTD sẽ bị hao mòn, hưhỏng, giá trị và giá trị sử dụng sẽ mất dần
+ Về mặt vô hình, việc chậm xử lý nợ xấu dẫn tới giảm vốn đầu tư, giảm tăng trưởngcủa nền kinh tế, giảm hệ số tín nhiệm và sự hấp dẫn môi trường đầu tư của Việt Nam
Thứ tư: chậm giải quyết tình trạng nợ xấu làm giảm năng lực tài chính của các TCTD,
giảm hiệu quả điều hành trong chính sách tiền tệ, ảnh hưởng rất lớn đến điều tiết vĩ môcần thiết của nhà nước đối với nền kinh tế
Thứ năm: Nợ xấu có thể cản trở quá trình hội nhập của các NHTM Nợ xấu tác độngtrực tiếp tới khả năng tài chính của NHTM khi phân tích đánh giá tình hình tài chínhhoạt động ngân hàng, và là yếu tố bất lợi trong cạnh tranh, trong quá trình hội nhập vàphát triển Nếu tỷ lệ nợ xấu quá cao, vượt quá giới hạn an toàn theo thông lệ quốc tếthì uy tín của NHTM trong nước và quốc tế bị giảm sút nghiêm trọng
1.4 Những chỉ tiêu cơ bản phản ánh nợ xấu của NHTM
- Tổng số nợ xấu: Đây là chỉ tiêu phản ánh chung giá trị tuyệt đối của toàn bộ các khoản
nợ xấu của ngân hàng Chỉ tiêu này chưa cho biết trong tổng số nợ đó, nợ không có khảnăng thu hồi là bao nhiêu và nợ có khả năng thu hồi là bao nhiêu Và như vậy nó chưaphản ánh một cách chính xác số nợ cho vay không có khả năng thu hồi của ngân hàng vàmức độ rủi ro của ngân hàng Ví dụ: hai ngân hàng cùng có tổng số nợ xấu nhưng ngânhàng có số nợ xấu không có khả năng thu hồi cao hơn hoặc tiềm lực tài chính thấp hơn sẽ
có nguy cơ rủi ro cao hơn
- Tỷ lệ giữa giá trị các khoản nợ xấu/tổng dư nợ cho vay: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ
rủi ro tín dụng của ngân hàng Cho biết với 100 đơn vị tiền tệ khi ngân hàng cho vay thì
Trang 10có bao nhiêu đơn vị tiền tệ mà ngân hàng xác định khó có khả năng thu hồi hoặc khôngthu hồi được đúng hạn tại thời điểm xác định Tỷ lệ này càng cao thì khả năng rủi ro càngcao Nếu như tỷ lệ này lớn hơn 7% thì ngân hàng bị coi là có chất lượng tín dụng yếukém, còn nếu nhỏ hơn 5% thì được đánh giá là có chất lượng tín dụng tốt, các khoản chovay an toàn Tuy nhiên các con số được sử dụng để tính chỉ số này chỉ có tính thời điểm.
- Tỷ lệ nợ khó đòi/tổng dư nợ và nợ khó đòi/nợ xấu: Các chỉ số này phản ánh chỉ tiêu
tương đối của nợ khó đòi - một cấu phần quan trọng của nợ xấu Đây là những chỉ tiêuphản ánh khá trung thực về thực tế và nguy cơ mất vốn của ngân hàng Tỷ lệ này càng lớnthì khả năng rủi ro mất vốn của ngân hàng càng cao Cụ thể, với hai ngân hàng có cùng số
nợ xấu thì ngân hàng nào có tỷ lệ nợ khó đòi/nợ xấu cao hơn sẽ có chỉ tiêu tuyệt đối về nợkhó đòi lớn hơn và tất nhiên là nguy cơ mất vốn sẽ cao hơn
- Tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro/ nợ xấu: Tỷ lệ này cho biết quỹ dự phòng rủi ro có khả năng
bù đắp bao nhiêu cho các khoản nợ xấu khi chúng chuyển thành các khoản nợ mất vốn.Nếu tỷ lệ này cao, có nghĩa là khả năng quỹ dự phòng rủi ro đủ bù đắp các thiệt hại có thểxảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng và ngược lại
Theo hệ thống PEARLS của Hiệp hội tín dụng thế giới về đánh giá tình hình tàichính của ngân hàng thì một ngân hàng được coi là hoạt động với độ an toàn caonếu ngân hàng đó phân bổ đủ dự phòng cho 100% nợ quá hạn trên 12 tháng và cho35% nợ quá hạn từ 1 - 12 tháng
Ngoài ra, tuỳ theo tình hình cụ thể của mỗi ngân hàng hoặc quốc gia trong từngthời kỳ mà có thể có thêm các chỉ tiêu khác để đánh giá, so sánh thực trạng nợ xấunhằm xây dựng các biện pháp xử lý hợp lý
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NỢ XẤU TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM
2.1 Tình hình nợ xấu tại các NHTM Việt Nam giai đoạn 2009-2013
Việt Nam là một trong những nước tốc độ tăng trưởng huy động và cho vay cao trongkhu vực, trong đó, hệ thống ngân hàng đóng vai trò chủ lực với thị phần tín dụng chiếm tớixấp xỉ 95% của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) Trong các giai đoạn phát triểncủa nền kinh tế, trong bối cảnh thị trường vốn còn chưa phát triển, tín dụng ngân hàng(TDNH) luôn đóng vai trò là kênh dẫn vốn chủ đạo trên thị trường tài chính, bảo đảm đáp
Trang 11ứng nhu cầu vốn cho đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh và góp phần quan trọng thúc đẩytăng trưởng kinh tế TDNH đã tăng trưởng bình quân trên 30%/năm trong giai đoạn 2001-
2010, tỷ lệ tín dụng/GDP đã tăng từ 40,1% vào năm 2000 lên tới 125% vào năm 2010
Bên cạnh sự tăng trưởng mạnh mẽ với những đóng góp tích cực cho nền kinh tế trongthời gian vừa qua, hoạt động TDNH cũng còn rất nhiều vấn đề tồn đọng mà nổi bật và luônđược quan tâm nhiều là vấn đề nợ xấu Nợ xấu là sự tồn tại tất yếu trong hoạt động của hệthống ngân hàng, vì vậy sự tồn tại của nợ xấu chỉ thực sự nguy hiểm khi nó vọt lên ngưỡngcao hoặc bối cảnh kinh tế, tình hình tài chính hiện tại của các chủ thể trong nền kinh tế có thểđẩy nợ xấu lên mức nguy hiểm trong tương lai
Theo số liệu của Cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước (NHNN), từ năm
2008 đến nay, nợ xấu của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam có xu hướng tăng nhanh Trungbình giai đoạn 2008 - 2011, dư nợ xấu bình quân khá cao Đặc biệt, từ năm 2011, tổng cầucủa nền kinh tế giảm mạnh, tiêu thụ hàng hoá gặp nhiều khó khăn, hàng tồn kho lớn, thịtrường bất động sản đóng băng, năng lực tài chính của doanh nghiệp giảm sút… Điều này đãlàm cho tốc độ tăng dư nợ tín dụng năm 2011 chậm lại đáng kể Trong 7 tháng đầu năm
2012, dư nợ tín dụng của Việt Nam chỉ tăng 1,02% nhưng nợ xấu lại tăng tới 45,5% Nợ xấulớn đang làm chi phí vốn của các ngân hàng tăng lên cao, khiến cho nhiều ngân hàng thươngmại (NHTM), không muốn giản nợ và điều chỉnh giảm lãi suất do ảnh hưởng đến lợi nhuận.Đây chính là nguyên nhân khiến các ngân hàng phải giữ lãi suất cho vay cao hơn thị trườngkhoảng 2-3%
Tính đến 31/3/2012, nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam là 202.000 tỷđồng, tương đương 8,6% tổng dư nợ cấp tín dụng Trong đó, nợ xấu của nhóm ngân hàngthương mại nhà nước là 125,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,37% dư nợ cấp tín dụng của nhómngân hàng thương mại nhà nước; nợ xấu của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần là 60,9nghìn tỷ đồng, chiếm 5,8% dư nợ tín dụng của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần
Kết quả trên cho thấy, tỉ lệ nợ xấu hiện tại của Việt Nam (8,6%) là lo đáng ngại,nhưng chưa đến mức bi kịch So với thời điểm khủng hoảng tài chính Châu Á giai đoạn1998-2000, nợ xấu của các quốc gia khác còn lên đến mức 30-40% (Thái Lan là 47%, HànQuốc là 17%, Indonesia là hơn 20%) Tuy nhiên, nếu không có một cơ chế để xử lý nợ xấu, khi
tụ thành quy mô lớn, nó có thể sẽ nguy hại đối với nền kinh tế Thực tế cho thấy, khủng hoảng tài
Trang 12chính Đông Á năm 1997 - 1998 và khủng hoảng toàn cầu hiện nay cũng có nguyên nhân từ cáckhoản nợ xấu Đặc biệt khi nhìn vào điều kiện kinh tế nói chung và điều kiện kinh doanh của cácngân hàng và doanh nghiệp (DN) Việt Nam hiện nay trong bối cảnh tái cấu trúc toàn nền kinh tếđang được đặt ra thì nợ xấu nếu không được xử lý triệt để có thể sẽ bùng phát lên mức nguyhiểm.
Trước tình hình nợ xấu liên tục gia tăng, trong hai năm 2012 và 2013, Ngân hàng Nhànước tiếp tục tập trung đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại ở tất cả các nhóm tổ chức tín dụng, đặcbiệt là xử lý các ngân hàng yếu kém Về cơ bản, Ngân hàng Nhà nước kiểm soát được tìnhhình của 09 ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém cần phải xử lý thông qua các biện phápnghiệp vụ theo quy định của pháp luật Khả năng chi trả của các ngân hàng yếu kém được cảithiện đáng kể và quyền lợi của người gửi tiền được bảo đảm, nguy cơ mất an toàn từng bướcđược giảm bớt Hoàn thành căn bản việc cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước(trừ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam) và đang triển khai cơ cấu lạimột số ngân hàng liên doanh
Bước đầu tiến hành cơ cấu lại hoạt động, hệ thống quản trị và hiện đại hóa công nghệcác tổ chức tín dụng Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương được chuyển đổi thành Ngân hàngHợp tác xã Các giải pháp củng cố, chấn chỉnh hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân cơ sởđược triển khai tích cực, như hạn chế thành lập mới quỹ tín dụng nhân dân cơ sở; tập trungcủng cố, chấn chỉnh và xử lý các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở hoạt động kém hiệu quả; từngbước cải thiện và nâng cao năng lực quản trị, điều hành, kiểm soát rủi ro; đẩy mạnh công táctuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân cùng tham gia phát triển hệ thống quỹ tín dụngnhân dân
Tuy nhiên, quá trình cơ cấu lại các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém diễn rachậm hơn so với dự kiến Nguyên nhân chủ yếu do:
- Thứ nhất, khuôn khổ pháp lý cho việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng chưa hoànthiện, như: Thiếu cơ chế can thiệp, xử lý của Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng yếu kém;hầu hết các ngân hàng thương mại nhà nước đã được cổ phần hóa nên hạn chế khả năng thamgia xử lý tổ chức tín dụng yếu kém thông qua sáp nhập, mua lại; thiếu các cơ chế, chính sách,khuyến khích miễn, giảm thuế, phí để hỗ trợ tổ chức tín dụng trong xử lý nợ xấu và các tàisản đảm bảo tiền vay, các giao dịch sáp nhập, hợp nhất, mua lại để hỗ trợ cho quá trình cơcấu lại tổ chức tín dụng
Trang 13- Thứ hai, việc cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và xử lý các tổ chức tín dụngyếu kém là vấn đề hết sức phức tạp, nhạy cảm, liên quan đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích củanhiều bên và mất nhiều thời gian với nhiều thủ tục, quy định
- Thứ ba, vì quyền lợi cá nhân, một số cổ đông lớn của các ngân hàng thương mại cổphần yếu kém thiếu sự hợp tác hoặc chống đối các chính sách, biện pháp cơ cấu lại của Ngânhàng Nhà nước
- Thứ tư, thiếu sự hỗ trợ từ nguồn lực tài chính công cũng là một trong những nguyênnhân làm chậm tiến trình cơ cấu lại tổ chức tín dụng, gây khó khăn cho quá trình xử lý nợxấu, lành mạnh hóa và nâng cao năng lực tài chính của hệ thống tổ chức tín dụng
Qua báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2013 của nhiều ngân hàng, tình hình nợ xấu có
vẻ lạc quan khi phần lớn đều kiểm soát được dưới 3% tổng dư nợ Cụ thể:
Nguồn: dữ liệu theo BCTC các ngân hàng tổng hợp từ cafef.vn
Trong 13 ngân hàng khảo sát, chỉ có 4 đơn vị có nợ xấu trên 3%, gồm NaviBank(6,1%), BaoVietBank (5,9%), TechcomBank (5,28%) và SHB (9.04%) Còn lại hầu hết vẫndưới 3% như MB 2,44%; Sacombank 2,5%, ACB 2,98%, BIDV 2,78%, VietinBank 2,10%,VietcomBank 2,80%, VPBank 2,62%; TienPhong Bank 2,77%; OCB 2,5% và SouthernBank2,77%
Theo thống lệ quốc tế, ngưỡng an toàn của tỷ lệ nợ xấu là dưới 3%, một mức khó đạttrong điều kiện nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay 3% là giới hạn được xem
Trang 14là chấp nhận được trong kiểm soát nợ xấu, cũng là mục tiêu mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra
để rút tỷ lệ chung về đến năm 2015 Tuy nợ xấu ở mức an toàn, đạt tiêu chuẩn quốc tế, nhưngtheo phân tích của nhóm thảo luận, vẫn còn rất nhiều vấn đề đáng lo ngại:
Tỷ lệ nợ xấu tuy thấp hơn 3% nhưng nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) lại chiếm tỷ trọng khá cao
Trong 6 tháng đầu năm 2013, nợ xấu của các ngân hàng là sự gia tăng liên tục của nợnhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) Tại thời điểm 30/06/2013, nợ nhóm 5 đã chiếm gần 50%tổng nợ xấu của các ngân hàng này, tức là chỉ tính riêng với nhóm các ngân hàng niêm yết đãlên tới hơn 14 nghìn tỷ đồng
Nguồn: dữ liệu theo BCTC các ngân hàng tổng hợp từ cafef.vn
Trong nửa đầu năm, chỉ có một số ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu giảm, còn phần đông đều
có tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng lên
Trong khi đó, số liệu từ 3 ngân hàng lớn nhất đã công bố số liệu là BIDV,Vietcombank và Vietinbank thì đã chiếm tới hơn 23.100 tỷ đồng nợ xấu, gần bằng mức tổnglợi nhuận là 24.000 tỷ đồng của toàn hệ thống trong 6 tháng đầu năm nay Trong đó, nợ xấucủa BIDV gần 9.400 tỷ đồng, của Vietcombank 6.687 tỷ đồng và Vietinbank là 7.027 tỷđồng Số nợ xấu của 3 ngân hàng này cũng cao hơn rất nhiều so với tổng nợ xấu của các ngânhàng top sau, bao gồm SHB, MB, ACB, Sacombank, Techcombank, Eximbank cộng lại
Điểm chung của các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu tăng là tốc độ tăng trưởng nợ xấu đềucao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng tín dụng Cụ thể tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm31/12/2012 và đến 30/6/2013: Vietcombank từ 2,26% lên 2,81%; VietinBank từ 1,46% lên