Hướng dẫn học sinh luyện tập

Một phần của tài liệu Phương hướng dạy học Tấm Cám từ việc nhận thức về vai trò và tác dụng của yếu tố thần kì (Trang 34 - 39)

*Dự kiến trả lời:

- Đặc trưng cơ bản của truyện cổ tích thần kì.

+ Sự tham gia khá phổ biến của yếu tố thần kì: Tiên, Bụt, vật thần kì, con vật thần kì, biến hoá thần kì.

+ Kết cấu tương đối thống nhất: Dạng kết cấu phổ biến là nhân vật chính trải qua phiêu lưu, thử thách -> cuối cùng đạt được ý nguyện (Trở thành vua, hoàng hậu, hưởng hạnh phúc).

Hai dạng kết cấu: - Truyện về người đi tìm -Truyện về nạn nhân. - Tấm Cám:

+ Kết cấu: thuộc loại kết cấu thứ hai: Trải qua hoạn nạn, thử thách -> hưởng hạnh phúc, làm hoàng hậu. (Kết cấu vừa tiêu biểu, vừa phong phú bởi sự tham gia của nhiểu chi tiết cụ thể sinh động)

+ Yếu tố thần kì: Nét đặc sắc:

Có sự tham gia đầy đủ nhất của các yếu tố thần kì

(So sánh với

Cây tre trăm đốt: Bụt, cây tre thần kì Sọ Dừa : Biến hoá thần kì Cây khế : Con vật thần kì)

Nét đặc sắc về nhân vật Bụt, sự hoá thân.

* Kết thúc bài học

Giáo viên hướng dẫn học sinh tự rút ra kết luận qua phần nội dung phân tích.

Yêu cầu: Học sinh đọc phân vai đoạn cuối của tiến trình II

Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà: Luyện tập, học bài cũ; Soạn “Chử Đồng Tử”.

PHần kết luận

Việc dạy - học văn có những khả năng giáo dục rất quan trọng, do đó đề ra những phương pháp và biện pháp cụ thể, thích hợp khi tiếp cận từng thể loại tác phẩm, phù hợp với đặc điểm tâm lý tiếp nhận của đối tượng học sinh... là một việc làm quan trọng và cần thiết.

Tấm Cám là một truyện cổ tích hay và tiêu biểu nhất của Việt Nam.

Năm 2003, Tấm Cám lại được đưa vào dạy trong chương trình sách giáo khoa thí điểm cho học sinh lớp 10 THPT. Với luận văn này, người viết xin góp một phần công sức vào việc nghiên cứu truyện cổ tích Tấm Cám

trong nhà trường, để bàn luận, khẳng định và khơi sâu những giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Từ những cơ sở lí luận về: Đổi mới phương pháp dạy học văn; Tấm Cám trong nhà trường phổ thông; Đặc điểm tâm lí tiếp nhận Tấm Cám

của học sinh lớp 10 THPT;Vai trò và tác dụng của yếu tố thần kì trong dạy học Tấm Cám.

Từ việc “Khảo sát và đánh giá việc dạy và học Tấm Cám theo

chương trình thí điểm ở trường THPT”.

Người viết đã đề xuất “Phương hướng dạy học Tấm Cám từ việc

nhận thức về vai trò và tác dụng của yếu tố thần kì”.

Cách làm này đi từ lí luận, thực tiễn để tìm phương pháp, biện pháp thích hợp. Do đó đã đem lại giá trị lí luận và giá trị thực tiễn cho luận văn.

Với yêu cầu của luận văn “Vai trò và tác dụng của yếu tố thần kì trong dạy học Tấm Cám nhằm phát huy năng lực nhận thức và cảm thụ thẩm mĩ cho học sinh lớp 10 THPT”, người viết đã đưa ra các biện pháp, cách thức hướng dẫn học sinh tìm hiểu theo tiến trình của cốt truyện, theo đặc trưng thi pháp loại thể (đặc biệt nhấn mạnh đặc điểm thi pháp về yếu tố thần kì) nhằm phát huy năng lực nhận thức và cảm thụ thẩm mĩ của các em từ đó nâng cao hiệu quả của việc dạy học truyện cổ tích trong nhà trường phổ thông.

Thông qua những phương hướng và biện pháp đã đề xuất, người viết hi vọng với thiết kế thể nghiệm bài dạy Truyện cổ tích Tấm Cám theo sát

dạy Tấm Cám hiện nay. Từ đó mà có khả năng phát huy một cách tối đa năng lực tiếp nhận sáng tạo, khả năng tiếp nhận chủ động của học sinh và tích cực hoá hoạt động của các em trên lớp. Đồng thời cũng có thể nâng cao được “tầm đón nhận” của học sinh, rút ngắn được “khoảng cách thẩm mĩ” giữa học sinh với truyện cổ tích có từ “ngày xửa ngày xưa”, phù hợp với tâm lí tiếp nhận của học sinh, đưa các em đến và nhập vào “thế giới cổ tích” bằng con đường ngắn nhất. Đó là con đường vận động bên trong của cảm xúc, của tư duy nghệ thuật thông qua các hoạt động tri giác, liên tưởng, tưởng tượng, phân tích, tổng hợp....

Với phương pháp và biện pháp này, học sinh sẽ trở thành trung tâm, thành “bạn đọc sáng tạo” đích thực trong giờ học. Việc nhận thức và cảm thụ cái hay, cái đẹp trong truyện Tấm Cám của các em trở thành quá trình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tự giác. Các em sẽ có hứng thú và tự giác biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo để “phát huy năng lực nhận thức và cảm thụ thẩm mĩ”, để thanh lọc, phát triển nhân cách, niềm tin cũng như trình độ am hiểu văn chương. Do đó hiệu quả tác động thẩm mĩ trong giờ dạy được nâng lên rõ rệt.

Mặc dù đã nỗ lực cố gắng hết sức, song người viết biết rằng những suy nghĩ, tìm tòi của bản thân về vấn đề này không tránh khỏi những thiếu sót. Người viết mong nhận được những góp ý chân thành để có dịp sẽ tiếp tục hoàn thiện hơn việc nghiên cứu của mình.

thư mục tham khảo

1. Hà Châu : Về đặc điểm thẩm mĩ của truyện cổ tích thần kì ở Việt Nam. Tạp chí Văn học số 5 - 1972.

2. Nguyễn Đổng Chi

: Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (5 tập) NXB KHXH. 1972 - 1982

3. Nguyễn Viết Chữ

: Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo loại thể) - Nxb ĐHQG Hà Nội - 2001

4. Chu Xuân Diên

Lê Chí Quế

: Tuyển tập truyện cổ tích Việt Nam - Nxb ĐHQG Hà Nội - 1996

5. Chu Xuân Diên

: Văn hoá dân gian. Mấy vấn đề phương pháp luận và nghiên cứu thể loại - Nxb Giáo dục - 2001. Lương Văn Đang Đinh Thái Hương : Giảng văn I - Nxb ĐH và THCN - H - 1982. Nguyễn Xuân Đức

: Những vấn đề thi pháp văn học dân gian. Nxb KHXH - 2003.

Trần Thanh Đạm

: Vấn đề giảng dạy tác phẩm theo loại thể. Nxb Giáo dục - H - 1971

Hoàng Ngọc Hiến

: Giảng truyện Tấm Cám ở trường phổ thông.

Báo Giáo dục và Thời đại số 29. Ngày 18/7/1994.

Lê Văn Hồng (chủ biên)

: Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm.

Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội - 1997. Nguyễn Thanh : Văn học và nhân cách - Nxb Văn học -

Hùng H. 1995. Nguyễn Thanh

Hùng

: Đọc văn và tiếp nhận văn chương - Nxb Giáo dục - H.2002.

Nguyễn Thanh Hùng

: Hiểu văn - Dạy văn - Nxb Giáo dục - H. 2003

Nguyễn Thị Thanh Hương

: Dạy học văn ở trường phổ thông - Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội - 2001.

Đinh Gia Khánh : Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích qua truyện Tấm Cám - Nxb Giáo dục - H. 1968. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vũ Ngọc Khánh (Chủ biên)

: Sách giáo viên văn 7 - Tập I - Nxb Giáo dục. 1987.

17. Nguyễn Xuân Lạc

: Thử đề xuất một cách tiếp cận truyện Tấm theo tinh thần Phôncơlo học - TC văn hoá dân gian. Số 3 - 1991.

18. Nguyễn Xuân Lạc

: Văn học dân gian trong nhà trường. Nxb Giáo dục - 1998.

19. Phan Trọng Luận

: Cảm thụ văn học, giảng dạy văn học - Nxb Giáo dục. H - 1993.

20. Phan Trọng Luận

(Chủ biên)

: Phương pháp dạy học văn - Tập I - Nxb Giáo dục - H. 2001.

21. Phan Trọng Luận

: Thiết kế bài học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông. Tập I. Nxb Giáo dục - H. 2002.

22. Tăng Kim Ngân

: Cổ tích thần kì người Việt - đặc điểm cấu tạo và cốt truyện. Nxb KHXH - H. 1997. 23. Phạm Xuân

Nguyên

: Đôi điều suy nghĩ về truyện Tấm Cám. TC Văn hóa dân gian - Số 2. 1994.

24. Lê Trường Phát

: Thi pháp văn học dân gian - Nxb Giáo dục. H. 2000

25. Rer.Z.Ia : Phương pháp văn học dân gian - Nxb Giáo dục - H. 2000

trường phổ thông

Báo Giáo dục và Thời đại số 34. 22/8/1994.

27. Bùi Văn Tiếng

: Bàn về cách ứng xử nghệ thuật của truyện cổ tích Tấm Cám. Báo Giáo dục và Thời đại số 39 - 26/9/1994.

28. Đỗ Bình Trị : Phân tích tác phẩm văn học dân gian - Nxb Giáo dục - H - 1995.

29. Hoàng Tiến Tựu

: Mấy vấn đề phương pháp giảng dạy nghiên cứu văn học dân gian - Nxb Giáo dục - 1997.

30. Hoàng Tiến Tựu

: Bình giảng truyện dân gian - Nxb Giáo dục - H. 1998.

31. Phạm Thu Yến (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(chủ biên)

: Giáo trình văn học dân gian - Nxb Đại học sư phạm Hà Nội - H. 2002

Một phần của tài liệu Phương hướng dạy học Tấm Cám từ việc nhận thức về vai trò và tác dụng của yếu tố thần kì (Trang 34 - 39)