Thực trạng và khả năng ứng dụng các công cụ phái sinh tín dụng tại việt nam

18 644 7
Thực trạng và khả năng ứng dụng các công cụ phái sinh tín dụng tại việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Các công cụ phái sinh tín dụng, thực trang khả năng ứng dụng tại Việt Nam Tiểu Luận: Các công cụ phái sinh tín dụng. Thực trạng khả năng ứng dụng tại Việt Nam GVHD: PGS.TS TRẦN HUY HOÀNG Nhóm thực hiện: 1. Huỳnh Phú Cường MSHV: 2611009 Lớp: TCNH18 2. Phan Quang Ngân MSHV: 2611063 Lớp: TCNH18 3. Lê Thanh Sang MSHV: 2611082 Lớp: TCNH18 4. Đỗ Hoài Nam MSHV: 2611061 Lớp: TCNH18 5. Lương Quốc Khanh MSHV: 2611046 Lớp: TCNH18 6. Lê Nguyễn Vân Khanh MSHV: 2611045 Lớp: TCNH18 GVHD: PGS.TS.Trần Huy Hoàng Trang 1 Các công cụ phái sinh tín dụng, thực trang khả năng ứng dụng tại Việt Nam CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TÍN DỤNG. THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TẠI VIỆT NAM I. Khái niệm về các công cụ phái sinh 1.1 Rủi ro tín dụng Theo cách hiểu thông thường,rủi ro tin dụng là rủi ro xảy ra khi con nợ không có khả năng thanh toán cả gốc lãi vay.Sự kiện này còn gọi là”default”.Tuy nhiên trong thực tế trước khi xảy ra “default”,một chủ thể phát hành chứng khoán nợ phải trả qua các giai đoạn khác nhau.về cơ bản,chúng ta có thể phân ra làm 4 giai đoạn mà trong tiếng anh người ta sử dụng 4 thuật ngữ bắt đầu bằng 4 chữ ‘D’. Khả năng trả nợ suy giảm (deterioration):Thể hiện thông qua việc các chỉ số tài chính xấu đi ,các nguồn thu nhập giảm sút.Doanh nghiệp có thể mất thị phần do cạnh tranh khốc liệt hoặc sản phẩm không còn được thị trường ưa chuộng.Hệ quả của việc này có thể là việc xuống hạng định mức tín nhiệm,lãi suất huy động vốn tăng lên. Tình trạng hết sức khó khăn(distressed):Doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính do tình hình kinh doanh kém,các nguồn thu nhập giảm sút nghiêm trọng,bắt đầu có các khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp chưa nhìn thấy nguồn.Hệ quả của việc này có thể xuất phát từ việc xuống hạng định mức tín nhiệm,lãi suất huy đông vốn tăng lên,sự tiếp cận với các nguồn tín dụng trở nên rất khó khăn với các điều tín dụng hết sức ngặt nghèo. Mất khả năng trả nợ(default): Đây là giai đoạn doanh nghiệp không thể thanh toán được các khoản nợ khi đến hạn .Các chủ nợ phải áp dụng các biện pháp siết nợ phong toả tài sản.Việc giải quyết thanh toán nợ sẽ được thực hiện qua toà án. Phá sản(dead):doanh nghiệp phá sản hoàn toàn 1.2 Các sản phẩm phái sinh tín dụng Một trong những rủi ro mà ngân hàng phải quan tâm nhất đó là rủi ro tín dụng. Bất kì một khoản tín dụng nào khi được cấp, người cho vay đều hy vọng thu được một khoản lợi nhuận nhất định từ khoản tín dụng đó. Tuy nhiên rủi ro hoàn toàn có thể xảy ra khi khoản tín dụng đó bị lỗ một phần hoặc hoàn toàn. Để phòng ngừa rủi ro này, ngân hàng có thể sử dụng hợp đồng phái sinh tín dụng được mua bán trên thị trường phi GVHD: PGS.TS.Trần Huy Hoàng Trang 2 Các công cụ phái sinh tín dụng, thực trang khả năng ứng dụng tại Việt Nam tập trung. Công cụ phái sinh tín dụng là thuật ngữ chung được sử dụng để mô tả các hợp đồng quyền chọn hoán đổi khác nhau nhằm chuyển giao rủi ro tín dụng của các khoản vay hoặc tài sản có khác từ một bên là người mua sự an toàn sang một bên là người bán sự an toàn. Người bán sự an toàn sẽ nhận được một khoản phí hoặc nhận được một khoản thu nhập theo lãi của khoản tín dụng cam kết sẽ thanh toán cho người mua sự an toàn tùytheo độ tín nhiệm của một hoặc một số tài sản tham chiếu. Hai công cụ được sử dụng nhiều để phòng ngừa rủi ro tín dụng là hoán đổi vỡ nợ tín dụng quyền tín dụng. Trong đó, hoán đổi vỡ nợ tín dụngcông cụ hoán đổi mà trongđó một bên nhận được phí vào các khoảng thời gian được định trước cho việc cam kếtthanh toán một khoản cụ thể nếu xảy ra sự kiện tín dụng bất lợi, chẳng hạn như thứ hạng tín dụng của khách hàng vay vốn bị suy giảm. Như vậy, mặc dù phải trả một khoản phí định kì nhưng ngân hàng lại có được bảo đảm về chất lượng của khách hàng của mình,hạn chế một phần rủi ro tín dụng, là một sự đảm bảo cho một giao dịch lớn hơn. Mặt khác, ngân hàng cũng dễ dàng tính được chi phí kinh doanh trong kỳ vì sự cố định củahợp đồng dạng này.Hợp đồng quyền tín dụng là một công cụ bảo vệ ngân hàng trước những tổn thất trong giá trị tài sản tín dụng, giúp bù đắp mức chi phí vay vốn cao hơn khi chất lượng tín dụng của ngân hàng giảm sút. Nguồn gốc của phái sinh rủi ro tín dụng: Có rất nhiều động lực thúc đẩy sự ra đời của phái sinh rủi ro tí dụng, song động lực chính vẫn là nhu cầu quản trị rủi ro tín dụng của các tổ chức tài chính đặc biệt là các ngân hàng thương mại. Hiệp định an toàn vốn basel quy định mức an toàn vốn tối thiểu để bù đắp rủi ro tín dụng. Các ngân hàng cần 1 giải pháp bảo hiểm rủi ro tín dụng, qua đó giảm thiểu nhu cầu vốn mà không phải bán các danh mục tài sản của mình. Đây chính là động lực ra đời bảo hiểm rủi ro tín dụng mà hình thái thông dụng nhất chính là phái sinh rủi ro tín dụng, bảo lãnh tín dụng đã ra đời làm nhiệm vụ tương tự. Như vậy phái sinh rủi ro tín dụng bậc cao nhằm giúp các ngân hàng có một công cụ để chuyển giao mua, bán, gia công chế biến rủi ro tín dụng mà không cần phải chuyển giao các danh mục tín dụng của mình. 1.2.1 Hoán đổi toàn bộ lợi ích (total returns wap) Hoán đổi tổng tỉ suất sinh lời là một giao dịch hoán đổi tương tự như một hoán đổi thông thường, trong đó một bên đồng ý trả tổng tỉ suất sinh lời trên một tài sản cụ GVHD: PGS.TS.Trần Huy Hoàng Trang 3 Các công cụ phái sinh tín dụng, thực trang khả năng ứng dụng tại Việt Nam thể. Sử dụng hoán đổi tổng tỉ suất sinh lời để phòng ngừa rủi ro tín dụng:chẳng hạn một người mua trái phiếu do những người đi vay cá nhân phát hành đồng ý nhận một mức lãi suất như LIBOR cộng chênh lệch với một bên khác thông qua việc hoán đổi tổng tỉ suất sinh lời. Tổng tỉ suất sinh lời bao gồm các khoản thanh toán lãi cũng như lãi vốn chưa thực hiện. Nếu trái phiếu bị lỗ vốn thì bên nắm giữ công cụ phái sinh nhận được một khoản thanh toán tương đương từ người bán công cụ phái sinh tín dụng. Thật vậy, bên nắm giữ trái phiếu do bên kia phát hành hứa trả cho một bên khác tổng tỉ suất sinh lời của trái phiếu nhận một lãi suất tương ứng, vì thế họ đã không phải chịu rủi ro thay đổi giá cả do các nhân tố không liên quan đến biến động lãi suất gây ra. Có lẽ sự thay đổi giá cả như vậy xảy ra chủ yếu từ thay đổi rủi ro tín dụng của ng ư ời đi vay. Tuy nhiên lưu ý rằng trong khi hoán đổi được thiết kế để loại trừ rủi ro tín dụng, thì hai bên tham gia hoán đổi đã thừa nhận rủi ro tín dụng lẫn nhau. Cấu trúc của hoán đổi tổng tỉ suất sinh lợi được minh họa trong hình dưới đây: Lưu ý rằng lãi lỗ chưa được thực hiện không phải là tiền mặt, nhưng hoán đổi yêu cầu thanh toán tiền mặt cho các khoản lãi lỗ chưa thực hiện. Trong hoán đổi tổng tỉ suất sinh lời thì trái phiếu vẫn được lưu giữ trên sổ sách của bên nắm giữ trái phiếu lúc ban đầu. Bên bán công cụ phái sinh tín dụng đang tìm lợi nhuận trên trái phiếu mà lại không mua trái phiếu. Lƣu ý rằng rủi ro thị tr ư ờng do GVHD: PGS.TS.Trần Huy Hoàng Trang 4 Người mua sản phẩm phái sinh tín dụng ( NHTM ) Người bán sản phẩm phái sinh tín dụng ( CTTC ) Người đi vay Lãi suất ( tiền mặt ) + các khoản lãi lỗ chưa được thực hiện LIBOR + chênh lệch Lãi suất (tiền mặt) + các khoản lãi/lỗ chưa thực hiện (tiền mặt) Các công cụ phái sinh tín dụng, thực trang khả năng ứng dụng tại Việt Nam biến động lãi suất không được loại trừ vì các rủi ro này phản ánh trong thanh toán LIBOR. Một cách ngẫu nhiên, chúng ta lại thấy rằng khoản thanh toán LIBOR có thể là lãi suất cố định hoặc có thể chuyển từ LIBOR sang lãi suất cố định với một hoán đổi vanilla thuần nhất. Cuối cùng chúng ta có thể tóm lại như sau:hoán đổi tổng tỉ suất sinh lợi giống với một hoán đổi thông th ư ờng nh ư ng thanh toán lãi tương ứng với một trái phiếu đặc trưng khoản lãi lỗ vốn chưa được thực hiện cũng lại được thanh toán. Hoán đổi tổng tỉ suất sinh lời chỉ thiết thực đối với trái phiếu có tính thanh khoản hợp lí không thích hợp đối với các khoản vay thông th ư ờng. Điều này là bởi vì các bên phảikhả năng nhân diện tổng tỷ suất sinh lời trên kỳ thanh toán để xác định một bên nợ bên kia bao nhiêu. Do đó phải có một thước đo xác thực giá trị thị tr ư ờng trái phiếu. 1.2.2 Hoán đổi rủi ro tín dụng (credit default swap) Cơ chế hoạt động: trong hợp đồng hoán đỏi rủi ro tín dụng bên mua bảo vệ (bên B) sẽ thanh toán cho bên bán bảo vệ ( bên A) một khoản phí bảo hiểm cố đinh hoặc định kì trên cơ sở hàng tháng hoặc hàng quy. Hoặc ngược lại bên A sẽ thanh toán cho bên B một khoản bồi thường rủi ro tín dụng nhất định khi sự kiện tín dụng xảy ra đối với tài sản tham chiếu mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. Khi sự kiện tín dụng xảy ra, hợp đồng hoán đổi tín dụng coi như chấm dứt các khoản phí bảo hiểm thanh toán định kì cũng ngừng thanh toán. Khoản bồi thường mà bên A thanh toán cho bên B có tính chất tiềm ẩn vì nó phụ thuộc vào sự kiện tín dụng có xảy ra không đối với tài sản tham chiếu. Nếu không xảy ra sự kiện tín dụng, số tiền thanh toán là 0. Nếu xảy ra sự kiện tín dụng : Số tiền thanh toán = Gía trị gốc - giá trị thu hồi. Bên mua bán rủi ro tín dụng ( bán bảo vệ rủi ro) trong hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng sẽ có trạng thái tín dụng “ trường”. Muốn cân bằng trạng thái rủi ro tín dụng, bên mua rủi ro có thể thực hiện một số cách thức sau: Thương lượng với bên bán rủi ro thanh lí hợp đồng bằng cách thanh toán cho nhau 1 khoản tương đương giá trị định giá lại của hợp đồng. GVHD: PGS.TS.Trần Huy Hoàng Trang 5 Các công cụ phái sinh tín dụng, thực trang khả năng ứng dụng tại Việt Nam Chuyển nhượng hợp đồng sang cho 1 bên thứ 3 với việc thanh toán cho bên kia 1 khoản tương đương giá trị định giá lại của hợp đồng. Tiến hành mua bảo vệ từ 1 bên thứ 3 cho khoản thời hạn còn lại của hợp đồng để cấn trừ rủi ro từ hợp đồng mua rủi ro đã kí kết. Nếu rủi ro tín dụng của tài sản tham chiếu tăng lên so với ban đầu, mức phí bảo hiểm phải trả cho bên thứ 3 sẽ tăng theo. Với phương pháp này, nhà đầu tư sẽ duy trì 2 trạng thái tín dụng đối ngược nhau từ hai đối tác khác nhau. Nhà đầu tư sẽ nhận phí bảo hiểm từ bên bán rủi ro thanh toán cho bên mua rủi ro. Phương thức tất toán hợp đồng Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng phải quy định rõ phương thức tất toán hợp đồng. Cụ thể, khi xảy ra sự kiện tín dụng, bên B bên A có 2 phương thức tất toán hợp đồng, đó là phương thức thanh toán bằng tiền mặt phương thức trao đổi tài sản trong vòng 14 ngày làm việc kể từ khi sự kiện phát sinh, 1 trong 2 bên phải gửi thông báo cho bên kía về việc tất toán hợp đồng. Thông thường 1 bên thứ 3 đóng vai trò trung gian giám sát hợp đồng được gọi là đại lí tính toán, có nhiệm vụ phãi xác định số tiền 2 bên phải thanh toán cho nhau. Phương thức thanh toán tiền mặt Bên A sẽ thanh toán cho bên B một khoản tiền bồi thường tương đương số tiền gốc - giá trị thu hồi chính là giá trị thị trường của tài sản tham chiếu sau khi xảy ra sự kiện default thông thường 2 bên xác định giá trị thị trường của tài sản tham chiếu thông qua phương pháp thu nhập kiến của các nhân viên đầu tư trên thị trường trong vòng 14 - 30 ngày kể từ ngày sự kiện tín dụng phát sinh. Khoảng thời gian này nhằm mục đích để giá trị thị trường của tài sản tham chiếu trở về trạng thái ổn định. Trong 1 số trường hợp giá trị của tái sản tham chiếu không thể xác định được, hai bên sẽ có thể thỏa thuận sử dụng 1 tài sản tương đương làm mục đích thay thế tính giá trị. Tài sản tham chiếu tương đương phải có cùng mức độ rủi ro tín dụng kì hạn với tài sản tham chiếu. Phương thức chuyển giao tài sản. Bên B sẽ chuyển giao tài sản tham chiếu cho bên A để đổi lấy khoản tiền tương đương mệnh giá tài sản. Bên A sẽ nhận tài sản tham chiếu về chụi tổn thất tín dụng kèm theo với tài sản đó. Trong thực tế, 2 bên có thể thống nhất với nhau loại tài sản GVHD: PGS.TS.Trần Huy Hoàng Trang 6 Các công cụ phái sinh tín dụng, thực trang khả năng ứng dụng tại Việt Nam thanh toán không nhất thiết phảitài sản tham chiếu mà có thể là tài khoản tương đương tài khoản tham chiếu. Tài sản thay thế thường là 1 loại công cụ nợ do cùng chủ thể phát hành có thứ tự uy tiên thanh toán tương đương. Về mặt thủ tục, sau khi phát sinh sự kiện tín dụng, bên B sẽ làm đơn thông báo cho bên A về kế hoạch trao đổi tài sản việc thanh toán đó sẽ được thực hiện sau 3 ngày ( T+3 ). Nếu bên B không thực hiện việc giao tài sản tham chiếu trong khoảng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, bên A sẽ không có trách nhiệm thanh toán giao dịch coi như hoàn tất. Thông thường, bên mua bảo vệ ( bên B ) thường lựa chọn phương thức thanh toán tiền mặt để tránh phải ra thị trường mua tài sản tham chiếu để giao cho bên bán bảo vệ ( bên A ). Nếu bên mua bảo vệ đang nắm giữ tài sản tham chiếu, họ có thể lựa chọn hình thức trao đổi tài sản để tránh việc giải quyết các thủ tục thu hồi. Trong khi đó, bên bán bảo vệ cũng có thể sẵn sàng chọn lựa hình thức trao đổi tài sản nếu họ tin rằng việc giải quyết thu hồi tài sản mang lại giá trị cao hơn so với việc thanh toán tiền mặt Lợi ích của hoán đổi tín dụng - Quản lý danh mục rủi ro chủ động - Dễ dàng chuyển đổi danh mục 1.2.3 Trái phiếu liên kết phái sinh tín dụng (credit Linked Note ) Chứng khoán liên kết tín dụng: là loại công cụ giống như một trái phiếu hoặc tín phiếu thông th ư ờng, đó là phải trả lãi vốn. Mặc dù vậy, về cơ bản tín phiếu là chất lượng tín dụng của bên thứ ba. Nếu bên thứ ba bị vỡ nợ một vài công cụ hoặc một nghĩa vụ cụ thể khác thì chứng khoán liên kết tín dụng sẽ thanh toán lại ít hơn số vốn đầy đủ ban đầu. Sử dụng chứng khoán liên kết tín dụng: Chúng ta giả định bên A mua trái phiếu liên kết tín dụng của bên B. Bên B lại nắm giữ trái phiếu do bên C phát hành. Nếu bên C không thanh toán được cho bên B thì B có thể giảm nghĩa vụ của mình với A. Với cách như thế có nghĩa là bên A thừa nhận rủi ro tín dụng nào đó của A B. Bên B th ƣ ờng là một ngân hàng có thể từ bỏ rủi ro tín dụng nào đó mà họ không mong muốn. Dĩ nhiên là bên A nhận lãi suất cao GVHD: PGS.TS.Trần Huy Hoàng Trang 7 Các công cụ phái sinh tín dụng, thực trang khả năng ứng dụng tại Việt Nam hơn coi như một khoản bù trừ cho việc chấp nhận rủi ro này. Không ai có thể biết được hết quy mô của thị tr ư ờng phái sinh tín dụng. Trong nghiên cứu của mình, ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) cũng không phân biệt công cụ phái sinh tín dụng với các công cụ phái sinh khác. 1.2.4 Một số công cụ phái sinh tín dụng khác: - Quyền chọn biên độ tín dụng ( credit Spread Option ) - Chứng khoán tổng hợp ( synthetic securitisation ) 1.3 Các đối tượng sử dụng phái sinh rủi ro tín dụng - Ngân hàng - Công ty chứng khoán - Công ty bảo hiểm - Doanh nghiệp - Quỹ đầu cơ - Quỹ tương hỗ - Quỹ hưu trí - Chính phủ Ngân hàng thương mại là đối tượng sử dụng chính với cả vai trò người bán người mua trung gian mua bán rủi ro tín dụng. Điều này bắt nguồn từ nhu cầu quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại nhằm đáp ứng như các tỷ lệ an toàn vốn . Tuy nhiên các cuộc khảo sát trong những năm gần đây các chủ thể khác trên thị trường đã bắt đầu tích cực tham gia vào sản phẩm này, đặc biệt là các công ty bảo hiểm, quỹ đầu cơ với vai trò là những người bán bảo vệ rủi ro tín dụng cho thị trường. Phái sinh rủi ro tín dụng đã thoát khỏi mục đích nguyên thủy của chúng trở thành một hàng hóa mang tính chất trao đổi, đầu cơ kiếm lời. 1.4 Lợi ích bất lợi từ việc sử dụng các cộng cụ phái sinh tín dụng 1.4.1 Lợi ích Không giống như người ta thường nghĩ, thị trường phái sinh không dẫn vốn trong nền kinh tế vào những âm mưu đầu cơ khủng khiếp. Những nhà đầu cơ không phải là những tay cờ bạc. Chỉ đơn giản là thay vì giao dịch cổ phiếu, họ giao dịch các sản phẩm phái sinh chính việc đầu tư vào công cụ tài chính phái sinh lại tạo điều GVHD: PGS.TS.Trần Huy Hoàng Trang 8 Các công cụ phái sinh tín dụng, thực trang khả năng ứng dụng tại Việt Nam kiện cho việc phòng ngừa các rủi ro ít tốn kém hơn hiệu quả hơn. Bởi cần khẳng định chắc chắn rằng, thị trường phái sinh không hề tạo ra mà cũng chẳng thể phá huỷ được tài sản, chúng chỉ là những phương tiện chuyển giao rủi ro trên thị trường, những rủi ro sẵn có cuả thị trường tài sản, chuyển những khoản rủi ro đó từ những không đủ khả năng chấp nhận nó sang những người sẵn sàng tiếp nhận nó, chính là những nhà đầu cơ. Không có thêm bất kỳ một rủi ro nào được sinh ra trên thị trường này. lợi ích từ thị trường không chỉ bó hẹp trong lợi ích của những nhà đầu cơ mà nó lan toả ra toàn xã hội. Quản trị rủi ro, đầu cơ, tìm kiếm lợi nhuận Thị trường sản phẩm phái sinh cho phép những người muốn làm giảm rủi ro của mình chuyển giao rủi ro cho những người sẵn sàng chấp nhận nó, đó là những nhà đầu cơ. Vì vậy, thị trường này rất có hiệu quả trong việc phân phối lại rủi ro giữa các nhà đầu tư, không có ai cần phải chấp nhận một mức rủi ro không phù hợp với bản thân mình. cũng vì thế mà họ sẵn sàng cung cấp nhiều vốn hơn cho thị trường tài chính, điều này tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, phát huy khả năng huy động vốn giảm chi phí sử dụng vốn. Bên cạnh đó, thị trường các sản phẩm phái sinh cũng là một công cụ hiệu quả cho hoạt động đầu cơ. Bởi ngưòi muốn phòng ngừa rủi ro phải tìm được một người khác có nhu cầu đối lập hoàn toàn với mình, tức là rủi ro của người muốn phòng ngừa rủi ro phải được hấp thụ bởi các nhà đầu cơ. Tại sao các giao dịch này lại có thể được thực hiện, khi mà thực tế rõ ràng là khi một bên có lợi thì tất yếu bên còn lại sẽ không thể tránh khỏi những thiệt hại? Bởi mỗi nhà đầu tư có một “khẩu vị rủi ro” khác nhau, khả năng chấp nhận rủi ro cũng khác nhau. Tuy nhiên, ai cũng có mong muốn là giữ cho các khoản đầu tư của mình ở một mức rủi ro có thể chấp nhận được. thế là họ gặp nhau tiến hành việc chuyển giao một phần rủi ro của mình cho đối tác. cũng không giống như người ta thường nghĩ, thị trường phái sinh không dẫn vốn trong nền kinh tế vào những âm mưu đầu cơ khủng khiếp. Những nhà đầu cơ không phải là những tay cờ bạc. Chỉ đơn giản là thay vì giao dịch cổ phiếu, họ giao dịch các sản phẩm phái sinh chính việc đầu tư vào công cụ tài chính phái sinh lại tạo điều kiện cho việc phòng ngừa các rủi ro ít tốn kém hơn hiệu quả hơn. Bởi cần khẳng GVHD: PGS.TS.Trần Huy Hoàng Trang 9 Các công cụ phái sinh tín dụng, thực trang khả năng ứng dụng tại Việt Nam định chắc chắn rằng, thị trường phái sinh không hề tạo ra mà cũng chẳng thể phá huỷ được tài sản, chúng chỉ là những phương tiện chuyển giao rủi ro trên thị trường, những rủi ro sẵn có cuả thị trường tài sản, chuyển những khoản rủi ro đó từ những không đủ khả năng chấp nhận nó sang những người sẵn sàng tiếp nhận nó, chính là những nhà đầu cơ. Không có thêm bất kỳ một rủi ro nào được sinh ra trên thị trường này. lợi ích từ thị trường không chỉ bó hẹp trong lợi ích của những nhà đầu cơ mà nó lan toả ra toàn xã hội. Thông tin hiệu quả hình thành giá Các thị trường kỳ hạn tương lai là nguồn thông tin quan trọng đối với giá cả. Đặc biệt, thị trường tương lai được xem là một công cụ chủ yếu để xác định giá giao ngay của tài sản. Điều này không hề bất bình thường, bởi có rất nhiều hàng hoá được giao dịch trên thị trường tương lai nhưng thị trường giao ngay của nó rất rộng lớn phân tán nên rất khó có thể xác định được giá giao ngay của chúng. Ở đây, thường giá tương lai của những giao dịch sớm nhất sẽ được xác định là giá giao ngay. Thêm nữa, thị trường giao sau, trên thế giới thường nhộn nhịp hơn nên các thông tin do nó cung cấp có tính tin cậy cao hơn. Những thông tin được cung cấp trên thị trường phái sinh dù trực tiếp hay gián tiếp đều góp phần hình thành giá giao ngay trong tương lai một cách có hiệu quả mà những người tham gia thị trường có thể chốt lại trong giới hạn chấp nhận của mình. Các lợi thế về hoạt động tính hiệu quả Thứ nhất, chi phí giao dịch thấp hơn. Điều này làm cho việc chuyển hướng từ các giao dịch từ các giao dịch giao ngay sang phái sinh ngày càng dễ dàng hấp dẫn hơn. Thứ 2, tính thanh khoản cao hơn hẳn so với thị trường giao ngay. Trước hết đó là yêu cầu một mức vốn để tham gia thị trường là tương đối thấp. tỷ suất sinh lời rủi ro có thể được điều chỉnh. Thứ 3, Các giao dịch bán khống được thực hiện dễ dàng hơn. Ngoài ra, các nhà đầu tư có thể tìm kiếm được những khoản lợi nhuận đáng kể từ chênh lệch giá, chênh lệch lãi suất. Tất cả các chủ thể tham gia thị trường đều có thể tìm thấy lợi nhuận. GVHD: PGS.TS.Trần Huy Hoàng Trang 10

Ngày đăng: 25/12/2013, 13:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan