1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP THEO BASEL TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VÀ THỰC TRẠNG VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TẠI VIỆT NAM

38 776 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 477,79 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI: QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP THEO BASEL TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VÀ THỰC TRẠNG VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TẠI VIỆT NAM MÔN : QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG KHÓA : 23 – LỚP: L3 GVHD : PGS.TS.TRẦN HUY HOÀNG NHÓM 7: 1 Cao Thị Thanh Hà 2 Lê Nhật Huy 3 Lâm Trần Yến Nhi 4 Phạm Thị Hồng Trúc 5 Nguyễn Thị Thanh Trúc 6 Nguyễn Phương Thảo 7 Đỗ Thùy Dung TP.HCM, THÁNG 11/2014 Trang 1 LỜI MỞ ĐẦU Năm 2007-2010 thế giới chứng kiến cuộc khủng hoảng bao gồm sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở nhiều nước trên thế giới, các Ngân hàng thương mại Việt Nam (NHTM) không ngoại lệ, cũng nằm trong cơn khủng hoảng tài chính đó. Một trong những giải pháp khôi phục và phát triển doanh nghiệp nói chung và các NHTM nói riêng trong thời kỳ hậu suy thoái kinh tế là phải nâng cao năng lực cạnh tranh, duy trì và mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, tranh thủ cơ hội và đối phó với những thách thức mới. Để thực hiện thành công các giải pháp nói trên, các NHTM phải kịp thời cải cách thủ tục hành chính, đổi mới về quy trình tác nghiệp, nâng cấp công nghệ xử lý nghiệp vụ và quan trọng nhất là nâng cao hiệu quả của hệ thống quản trị rủi ro. Hiện tại một số NHTM lớn đã chú tâm xây dựng và tiến tới hoàn thiện hệ thống quy định, quy trình quản lý rủi ro như: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường và đặc biệt là hệ thống quản lý rủi ro tác nghiệp (QLRRTN). QLRRTN đã được các ngân hàng trên thế giới ứng dụng từ hàng chục năm nay. Tuy nhiên, đối với các NHTM Việt Nam, chỉ cách đây 5 năm, QLRRTN vẫn là một khái niệm mới mẻ. Mặc dù có nhiều nỗ lực song cho tới nay Việt Nam vẫn chưa thiết lập được khuôn khổ pháp lý chính thức cho hoạt động QLRRTN. Song các NHTM vẫn đang mong đợi NHNN sớm ban hành những quy định cụ thể hướng dẫn triển khai hoạt động QLRRTN trên tất cả các mặt từ thiết lập chính sách, quy định, quy trình cho đến phương pháp đo lường, yêu cầu vốn tối thiểu đối với RRTN và cơ chế trích lập dự phòng RRTN. Để phát triển tương xứng với các ngân hàng khu vực và quốc tế, các NHTM Việt Nam đang hội nhập ngày càng mạnh mẽ hơn, nhằm chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm quản trị ngân hàng nói chung, QLRRTN nói riêng. Một số NHTM đang chủ động tiếp cận các Hiệp hội quản lý rủi ro khác như RMA, ORX (Hiệp hội trao đổi dữ liệu RRTN)… nhằm nghiên cứu ứng dụng các dữ liệu và kinh nghiệm RRTN bên ngoài vào công tác QLRRTN tại ngân hàng mình. Các NHTM cũng tìm kiếm sự giúp đỡ, tư vấn từ các ngân hàng đại lý, các đối tác nước ngoài, đặc biệt là các NHTM lớn với nhiều năm kinh nghiệm QLRRTN như UOB, HSBC, Standard Chartered Bank… Trang 2 MỤC LỤC 1. Quá trình ra đời của Hiệp ước vốn Basel 5 2. Sơ lược về Basel I &II 5 2.1. Basel I 5 2.2. Basel II 7 3. Rủi ro tác nghiệp 9 3.1. Phương pháp chỉ số BIA 15 3.2. Phương pháp chuẩn TSA 16 3.3. Phương pháp nâng cao 17 3.4. Ví dụ 18 4. Thực trạng công tác quản trị RRTN tại các NHTM Việt Nam 18 4.1. Các quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước 18 4.2. Tình hình tuân thủ của các Ngân hàng thương mại 18 4.3. Về cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro tác nghiệp 19 4.3.1 Về cơ cấu quản trị rủi ro 19 4.3.2 Về xây dựng khung pháp lý, quy định, quy trình quản trị RRTN 19 4.3.3 Về thu thập dữ liệu tổn thất quản lý rủi ro tác nghiệp 20 4.3.4 Về đo lường, giám sát rủi ro tác nghiệp 20 4.3.5 Về công nghệ hỗ trợ quản trị rủi ro tác nghiệp 21 4.4. Tự đánh giá kiểm soát rủi ro, xác định chỉ số rủi ro chính 21 4.5. Về đào tạo nguồn nhân lực làm công tác quản lý rủi ro tác nghiệp 21 4.6. Hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng 21 4.7. Bảo hiểm tiền gửi 21 5. Đánh giá chung hoạt động QTRRTN tại các NHTM Việt Nam 22 5.1. Kết quả đạt được 22 Trang 3 5.2. Đánh giá hiệu quả QTRRTN tại các NHTM Việt Nam 22 5.2.1. Mặt tích cực 22 5.2.2. Hạn chế 23 5.2.3. Cơ hội 23 5.2.4. Thách thức 23 6. Nội dung thiết yếu khi triển khai hoạt động QLRRTN tại các NHTM ở Việt Nam 24 6.1. Thiết lập và hoàn thiện khung QLRRTN 24 6.2. Triển khai áp dụng khung QLRRTN 26 7. Basel III và khả năng đáp ứng tại hệ thống Ngân hàng Việt Nam 28 7.1 Basel III và lộ trình thực hiện 28 7.2. Khả năng đáp ứng của các ngân hàng Việt Nam đối với Basel III 29 8. Kết luận 30 8.1. Nguyên tắc quản trị rủi ro hoạt động 30 8.2. Giải pháp nâng cao quản trị rủi ro hoạt động 32 8.2.1. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả khuôn khổ pháp lý, thể chế tài chính trong quy trình quản trị rủi ro tác nghiệp ở các NHTM Việt Nam 32 8.2.2. Nâng cao năng lực quản trị nội bộ của các NHTM 33 8.2.3. Cơ cấu lại mô hình tổ chức của ngân hàng 33 8.2.4. Nâng cao năng lực tài chính 34 8.2.5. Hoàn thiện các điều kiện, cơ sở thực hiện cho mô hình tổ chức quản lý rủi ro tác nghiệp 34 Trang 4 1. Quá trình ra đời của Hiệp ước vốn Basel Vào những năm 1980, hệ thống NHTM trên thế giới phát triển mạnh và có những dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng. Nhằm củng cố hoạt động và tạo ra một cơ chế cạnh tranh bình đẳng của hệ thống ngân hàng, Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking supervision - BCBS) được thành lập bởi một nhóm các Ngân hàng Trung ương và cơ quan giám sát của 10 nước phát triển (G10) tại thành phố Basel, Thụy Sỹ. Ủy ban được nhóm họp 4 lần trong một năm. Hội đồng thư ký của Ủy ban Basel được đề xuất bởi Ngân hàng Thanh toán Quốc tế ở Basel, gồm 15 thành viên là những nhà giám sát hoạt động ngân hàng chuyên nghiệp được biệt phái tạm thời từ các tổ chức tín dụng tài chính thành viên. Ủy ban Basel và các tiểu ban sẵn sàng đưa ra những lời tư vấn cho các cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng ở tất cả các nước. Ủy ban Basel không có bất kỳ một cơ quan giám sát nào và những kết luận của Uỷ ban này không có tính pháp lý và yêu cầu tuân thủ đối với việc giám sát hoạt động ngân hàng. Thay vào đó, Ủy ban Basel chỉ xây dựng và công bố những tiêu chuẩn và những hướng dẫn giám sát rộng rãi, đồng thời giới thiệu các báo cáo thực tiễn tốt nhất trong kỳ vọng rằng các tổ chức riêng lẻ sẽ áp dụng rộng rãi thông qua những sắp xếp chi tiết phù hợp nhất cho hệ thống quốc gia của chính họ. Theo cách này, Ủy ban khuyến khích việc áp dụng cách tiếp cận và các tiêu chuẩn chung mà không cố gắng can thiệp vào các kỹ thuật giám sát của các nước thành viên. Ủy ban báo cáo thống đốc ngân hàng trung ương hay cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng của nhóm G10. Từ đó tìm kiếm sự hậu thuẫn cho những sáng kiến của Ủy ban. Những tiêu chuẩn bao quát một dải rất rộng các vấn đề tài chính. Một mục tiêu quan trọng trong công việc của Ủy ban là thu hẹp khoảng cách giám sát quốc tế trên hai nguyên lý cơ bản là: (1) không ngân hàng nước ngoài nào được thành lập mà thoát khỏi sự giám sát; và (2) việc giám sát phải tương xứng. 2. Sơ lược về Basel I &II 2.1. Basel I Năm 1988, Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng Uỷ ban này đã phê duyệt một văn bản đầu tiên lấy tên là Hiệp ước về vốn của Basel (the Basel Capital Accord hay Basel I), yêu cầu các ngân hàng hoạt động quốc tế phải nắm giữ một mức vốn tối thiểu để có thể đối phó với những rủi ro có thể xảy ra. Mức vốn tối thiểu này là một tỷ lệ phần trăm nhất định trong tổng vốn của ngân hàng, do đó mức vốn này cũng được hiểu là mức vốn tối thiểu tính theo trọng số rủi ro của ngân hàng đó. Basel I không chỉ được phổ biến trong Trang 5 các quốc gia thành viên mà còn được phổ biến ở hầu hết các nước khác có các ngân hàng hoạt động quốc tế. Thời đó, các nhà hoạch định chính sách của ngân hàng trung ương và cơ quan giám sát của 10 nước mới chỉ nhìn nhận ra các nguy cơ từ rủi ro tín dụng, và vì vậy, mức rủi ro tín dụng mà ngân hàng đối mặt được xác định là tài sản điều chỉnh theo rủi ro của ngân hàng. Theo Basel I, tổng vốn của một ngân hàng cần ít nhất bằng 8% rủi ro tín dụng của ngân hàng đó. Sau khi rủi ro tín dụng được thiết lập vào năm 1988, Uỷ ban Basel đã chuyển sự chú ý của họ sang rủi ro thị trường để phản ứng lại các hoạt động kinh doanh chuyên hữu ngày càng tăng của các ngân hàng thương mại và đến năm 1996, Bsael I đã được sửa đổi với mục đích tính đến cả phí vốn đối với rủi ro thị trường. Theo đó, rủi ro thị trường bao gồm cả rủi ro thị trường chung và rủi ro thị trường cụ thể. Rủi ro thị trường chung đề cập đến những thay đổi về giá trị thị trường do có sự biến động lớn trên thị trường. Rủi ro thị trường cụ thể là những thay đổi về giá trị của một loại tài sản nhất định. Có 4 loại biến số kinh tế làm phát sinh rủi ro thị trường, đó là tỷ giá lãi suất, ngoại hối, chứng khoán và hàng hóa. Rủi ro thị trường có thể được tính theo 2 phương thức hoặc là bằng mô hình Basel tiêu chuẩn hoặc là bằng các mô hình giá trị chịu rủi ro nội bộ của các ngân hàng. Những mô hình nội bộ này chỉ có thể được sử dụng nếu ngân hàng thoả mãn các tiêu chuẩn định tính và định lượng được quy định trong Basel. Mục đích của Basel I: Chuẩn mực hóa hoạt động ngân hàng trong trào lưu toàn cầu hóa nhằm củng cố sự ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng quốc tế. Thiết lập một hệ thống ngân hàng quốc tế thống nhất, bình đẳng nhằm giảm cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng quốc tế. Thành tựu của Basel I:  Thành tựu cơ bản của Basel I là đã đưa ra được định nghĩa mang tính quốc tế chung nhất về vốn của ngân hàng. Theo đó, vốn của ngân hàng được chia làm 2 loại: Vốn cấp 1, Vốn cấp 2. Trong đó: Vốn tự có = Vốn cấp 1+Vốn cấp 2. Vốn cấp 1 (vốn cơ bản) là lượng vốn dự trữ sẵn có và các nguồn dự phòng được công bố, như là khoản dự phòng cho các khoản vay, bao gồm: Vốn chủ sở hữu vĩnh viễn; Dự trữ công bố (Lợi nhuận giữ lại); Lợi ích thiểu số (minority interest) tại các công ty con, có hợp nhất báo cáo tài chính; Lợi thế kinh doanh (goodwill). Vốn cấp 2 (Vốn bổ sung) gồm tất cả các vốn khác như: Lợi nhuận giữ lại không công bố; Dự phòng đánh giá lại tài sản; Dự phòng chung/dự phòng thất thu nợ chung; Công cụ vốn hỗn hợp; Vay với thời hạn ưu đãi; Đầu tư vào các công ty con tài chính và các tổ chức tài chính khác. Trang 6  Đưa ra tỷ lệ vốn an toàn của ngân hàng: tỉ lệ này được phát triển bởi BCBS với mục đích củng cố hệ thống ngân hàng quốc tế, đối tượng ban đầu là những ngân hàng hoạt động quốc tế, nhưng sau này đã được thực thi trên hơn 100 quốc gia. Tỉ lệ thoả đáng về vốn (CAR) = Vốn bắt buộc / Tài sản tính theo độ rủi ro gia quyền (RWA) Theo đó, ngân hàng có mức vốn tốt là ngân hàng có CAR > 10%, có mức vốn thích hợp khi CAR > 8%, thiếu vốn khi CAR < 8%, thiếu vốn rõ rệt khi CAR < 6% và thiếu vốn trầm trọng khi CAR < 2%. Những hạn chế của Basel I: Mặc dù có rất nhiều điểm mới nhưng Hiệp ước Basel I với bản sửa đổi năm 1996 vẫn có khá nhiều điểm hạn chế. Trong đó, điểm hạn chế cơ bản của Basel I là không đề cập đến một loại rủi ro đang ngày càng trở nên phức tạp với mức độ ngày càng tăng lên, đó là rủi ro tác nghiệp (không có yêu cầu vốn dự phòng rủi ro tác nghiệp). Ngoài ra, còn một số điểm hạn chế khác, như: Không phân biệt theo loại rủi ro; Việc phân loại rủi ro chưa chi tiết cho các khoản vay; Chưa tính đến lợi ích từ việc đa dạng hóa hoạt động (theo lý thuyết thì rủi ro sẽ giảm thông qua đa dạng hóa danh mục đầu tư…). 2.2. Basel II Để khắc phục những hạn chế của Basel I, tháng 6/1999, Uỷ ban Basel đã đề xuất khung đo lường mới với 3 trụ cột chính. Đến ngày 26/6/2004, bản Hiệp ước quốc tế về vốn Basel mới (Basel II) đã chính thức được ban hành.  Trụ cột thứ I: liên quan tới việc duy trì vốn bắt buộc. Theo đó, tỷ lệ vốn bắt buộc tối thiểu (CAR) vẫn là 8% của tổng tài sản có rủi ro như Basel I. Tuy nhiên, rủi ro được tính toán theo ba yếu tố chính mà ngân hàng phải đối mặt: rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp (hay rủi ro hoạt động) và rủi ro thị trường. So với Basel I, cách tính chi phí vốn đối với rủi ro tín dụng có sự sửa đổi lớn, đối với rủi ro thị trường có sự thay đổi nhỏ, nhưng hoàn toàn là phiên bản mới đối với rủi ro tác nghiệp. Trọng số rủi ro của Basel II bao gồm nhiều mức (từ 0%-150% hoặc hơn) và rất nhạy cảm với xếp hạng.  Trụ cột thứ II: liên quan tới việc hoạch định chính sách ngân hàng, Basel II cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những “công cụ” tốt hơn so với Basel I. Trụ cột này cũng cung cấp một khung giải pháp cho các rủi ro mà ngân hàng đối mặt, như rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lược, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản và rủi ro pháp lý, mà hiệp ước tổng hợp lại dưới cái tên rủi ro còn lại (residual risk). Basel II nhấn mạnh 4 nguyên tắc của công tác rà soát giám sát: Thứ nhất, các ngân hàng cần phải có một quy trình đánh giá được mức độ đầy đủ vốn nội bộ theo danh Trang 7 mục rủi ro và phải có được một chiến lược đúng đắn nhằm duy trì mức vốn đó. Thứ hai, các giám sát viên nên rà soát và đánh giá việc xác định mức độ vốn nội bộ và chiến lược của ngân hàng, cũng như khả năng giám sát và đảm bảo tuân thủ tỉ lệ vốn tối thiểu; giám sát viên nên thực hiện một số hành động giám sát phù hợp nếu họ không hài lòng với kết quả của quy trình này. Thứ ba, Giám sát viên khuyến nghị các ngân hàng duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu theo quy định. Thứ tư, giám sát viên nên can thiệp ở giai đoạn đầu để đảm bảo mức vốn của ngân hàng không giảm dưới mức tối thiểu theo quy định và có thể yêu cầu sửa đổi ngay lập tức nếu mức vốn không được duy trì trên mức tối thiểu.  Trụ cột thứ III: Các ngân hàng cần phải công khai thông tin một cách thích đáng theo nguyên tắc thị trường. Basel II đưa ra một danh sách các yêu cầu buộc các ngân hàng phải công khai thông tin, từ những thông tin về cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ vốn đến những thông tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của ngân hàng với rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro vận hành và quy trình đánh giá của ngân hàng đối với từng loại rủi ro này. Như vậy, quá trình phát triển của Basel và những Hiệp ước mà tổ chức này đưa ra, các ngân hàng thương mại càng ngày càng được yêu cầu hoạt động một cách minh bạch hơn, đảm bảo vốn phòng ngừa cho nhiều loại rủi ro hơn và do vậy, hy vọng sẽ giảm thiểu được rủi ro. Mục tiêu của Basel II: Nâng cao chất lượng và sự ổn định của hệ thống ngân hàng quốc tế; Tạo lập và duy trì một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng hoạt động trên bình diện quốc tế; Đẩy mạnh việc chấp nhận các thông lệ nghiêm ngặt hơn trong lĩnh vực quản lý rủi ro. Hai mục tiêu đầu của Basel II là những mục tiêu chủ chốt của Hiệp ước vốn Basel I. Mục tiêu cuối cùng là mới, đó là dấu hiệu của việc bắt đầu chuyển dần từ cơ chế điều tiết dựa trên tỷ lệ, mà đó chỉ là một phần của khung mới, hướng đến một sự điều tiết mà sẽ dựa nhiều hơn vào các số liệu nội bộ, thông lệ và các mô hình. Ư u điểm của Basel II so với Basel I: - Về cấu trúc và nội dung: Basel I tập trung vào một giải pháp quản lý rủi ro duy nhất là “yêu cầu vốn tối thiểu”. Trong khi, Basel II tập trung nhiều hơn vào các phương pháp nội bộ của chính ngân hàng, đánh giá hoạt động thanh tra, giám sát và kỷ luật trên nguyên tắc thị trường. - Về tính linh động của ứng dụng: Basel I quy định chung một chọn lựa cho tất cả các ngân hàng. Basel II linh hoạt hơn với một danh sách các phương pháp, các biện pháp khuyến khích để các nhà quản lý quốc gia và các ngân hàng chọn lựa. Trang 8 - Về tính nhạy cảm với rủi ro: Basel I đo đạc rủi ro quá sơ bộ. Basel II nhạy cảm hơn với rủi ro thông qua độ nhạy cảm của yêu cầu vốn đối với mức độ rủi ro tăng lên và sự công khai bắt buộc một cách chi tiết về độ nhạy cảm rủi ro và chính sách rủi ro. - Về trọng số rủi ro: Basel I quy định từ 0 – 100 và ưu đãi hơn với các nước thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD- Organisation for Economic Co-operation and Development). Basel II quy định từ 0 - 150 hoặc hơn và không có đặc quyền nào, bao gồm cả phân cấp bên trong và bên ngoài. - Về kỹ thuật giảm rủi ro tín dụng: Basel I chỉ hỗ trợ và đảm bảo. Basel II thừa nhận về kỹ thuật giảm thiểu rủi ro tốt hơn, đưa ra nhiều kỹ thuật hơn như hỗ trợ, đảm bảo, phái sinh tín dụng, lập mạng lưới vị thế (position netting). Những hạn chế của Basel II: Mặc dù được coi như một cơ chế quan trọng để đẩy mạnh cải cách và củng cố toàn bộ công tác điều hành trong lĩnh vực tài chính, nhưng cuộc khủng hoảng tài chính hiện tại đã cho thấy những thiếu sót, bất cập của Basel II. Đó là: - Việc áp dụng các phương pháp quản trị rủi ro tiên tiến chưa có các tiêu chuẩn có thể được chấp nhận rộng rãi. - Các phương pháp giám sát, đánh giá rủi ro chưa tính đến các hoạt động của chu lỳ kinh doanh. - Các cơ quan quản lý chưa theo kịp tốc độ phát triển mạnh mẽ những sản phẩm dịch vụ có khoa học công nghệ cũng như mức độ rủi ro cao. 3. Rủi ro tác nghiệp Rủi ro tác nghiệp (rủi ro hoạt động) là rủi ro tổn thất xảy ra do các hoạt động quản lý nội bộ, do con người, do hệ thống, hoặc do các sự cố bên ngoài không phù hợp hoặc bị hỏng: bao gồm cả rủi ro pháp lý, nhưng không bao gồm rủi ro chiến lược và rủi ro thương hiệu.  Nguyên nhân do các hoạt động quản lý nội bộ: ACB bị đòi bổi thường 58 tỷ do lỗi giao dịch Cho rằng việc nhầm lẫn “tai hại” và cách làm vi phạm pháp luật của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu gây thiệt hại nặng nề cho mình, ông Trần đã khởi kiện, yêu cầu được bồi thường hơn 58 tỷ đồng. Theo đơn, ngày 1/12/2007, ông Trần có ký hợp đồng giao dịch vàng với ACB để kinh doanh trên sàn vàng. Trang 9 Đến sáng 24/12/2007, ông đặt lệnh bán 3.000 lượng vàng với giá 15,69 triệu đồng/lượng và được nhân viên của ACB thông báo đã khớp được 150 lượng, còn 2.850 lượng chưa khớp. Sau đó, ông này đã đặt lệnh hủy số lượng vàng chưa khớp rồi bán tiếp 2.850 lượng khác với giá chỉ còn 15,66 triệu đồng/lượng. Lần này, nhân viên của ACB thông báo lệnh trên đã khớp. Đến chiều cùng ngày, ông Trần nhận được điện thoại của nhân viên ACB cho biết, họ đã nhầm khi báo kết quả giao dịch lần đầu cho ông. Cụ thể, khi ông Trần đặt lệnh bán 3.000 lượng vàng thì đã khớp lệnh bán 2.850 lượng chứ không phải 150 lượng như đã thông báo. Như vậy, ông Trần cho rằng, sự nhầm lẫn này khiến ông đã bán khống tiếp 2.850 lượng vàng nên tài khoản của bị âm… 2.700 lượng vàng. Cũng theo đơn kiện, ngày hôm sau, Sàn giao dịch vàng (SGDV) đã thừa nhận nhầm lẫn trên và đồng ý bồi thường thiệt hại bằng cách bán cho ông Trần 2.700 lượng vàng với giá 15,66 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, cho đến nay, SGDV vẫn chưa bán vàng để thực hiện việc bồi thường thiệt hại cho ông. Nguyên đơn cho rằng, nếu tính giá vàng vào thời điểm ngày khởi kiện (17/12) là 27 triệu đồng/lượng thì ông bị thiệt hại hơn 30,6 tỷ đồng. Ngoài ra, ông Trần còn nêu, tháng 3/2008, ông nhận được điện thoại của ngân hàng đề nghị phải ký lại hợp đồng về giao dịch vàng. Sau vài ngày chưa trả lời, ACB đã đơn phương chấm dứt hợp đồng. Đến ngày 21/3/2008, ACB tự bán 3.000 lượng vàng trên tài khoản của ông với giá 17,825 triệu đồng/lượng. Như vậy, ông Trần cho rằng, với sự cố trên, ông tiếp tục bị thiệt hại thêm 27,5 tỷ đồng. (Nguồn: Vnexpress.net năm 2010 )  Nguyên nhân do rủi ro con người Vụ Agribank chi nhánh Tân Bình: 'Sếp' ngân hàng tiếp tay lừa đảo 120 tỷ đồng Cầm đầu nhóm người lừa đảo chiếm đoạt 120 tỷ đồng của ngân hàng Agribank Tân Bình là Nguyễn Thị Phương Hoa (41 tuổi) hiện đã bỏ trốn. Chồng bà này là Huỳnh Công Phúc cùng Trần Huỳnh Nghĩa (nguyên giám đốc công ty Cát Phương Nam, Chủ Trang 10 [...]... chung và quản trị rủi ro tác nghiệp tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam, có thể nhận thấy rằng công tác quản trị rủi ro tại các Ngân hàng thương mại vẫn chưa được hoàn thiện và còn nhiều bất cập, nhất là với rủi ro tác nghiệp Điều này đòi hỏi cần có những giải pháp cụ thể từ phía Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng thương mại nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ro nói chung và rủi ro tác nghiệp. .. Ngân hàng Theo như báo cáo thống kê tới ngày 31/12/2011 thì chỉ có vài ngân hàng có bộ phận quản trị rủi ro tác nghiệp tương đối hiệu quả, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng hoàn chỉnh Đó là ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Quân đội, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Á Châu và một số ngân hàng khác... các NHTM vẫn chưa tương xứng với vai trò thực sự của nó, đặc biệt là so với mối quan tâm và những nỗ lực của ngân hàng trong quản lý rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường Hệ thống quản lý rủi ro của các NHTM Việt Nam hầu như vẫn đang bỏ ngỏ và chưa được đầu tư xây dựng một cách thỏa đáng và chuyên nghiệp 4.3 Về cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro tác nghiệp 4.3.1 Về cơ cấu quản trị rủi ro Hầu hết các NHTM đều... toàn ngân hàng Nguyên tắc 4: Hội đồng quản trị phải phê duyệt và rà soát lại “khẩu vị” cũng như khả năng chịu rủi ro hoạt động gắn với bản chất, loại hình và mức độ rủi ro hoạt động mà ngân hàng sẵn sàng chấp nhận Nguyên tắc 10: Các ngân hàng cần có kế hoạch hồi phục và vận hành liên tục để đảm bảo khả năng hoạt động bình thường và giảm thiểu tổn thất trong trường hợp gặp đổ vỡ nghiêm trọng hoạt động. .. NHTM Việt Nam đó là phải nâng cao năng lực tài chính 8.2.5 Hoàn thiện các điều kiện, cơ sở thực hiện cho mô hình tổ chức quản lý rủi ro tác nghiệp Hoàn thiện cơ sở dữ liệu quản lý rủi ro tác nghiệp và quản lý bằng báo cáo ma trận rủi ro tác nghiệp a) Xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu nội bộ, kết hợp sử dụng nguồn dữ liệu bên ngoài b) Quản lý bằng báo cáo ma trận rủi ro tác nghiệp Trang 33 Áp dụng. .. công tác quản trị nội bộ, giúp ngân hàng chủ động nắm bắt những biến động trên thị trường, nhìn nhận được dấu hiệu rủi ro và cảnh báo sớm rủi ro Để quản trị nội bộ tốt, ban lãnh đạo cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng trong QTRR hoạt động của ngân hàng, thường xuyên cập nhật quá trình đánh giá rủi ro hoạt động, đặc biệt những rủi ro trong phát triển sản phẩm mới hoặc triển khai một hoạt động kinh... (Op VaR) Dựa vào đó, các NHTM sẽ tính toán hay điều chỉnh giá trị rủi ro và phân bổ vốn dự phòng RRTN theo phương pháp thích hợp được chỉ dẫn trong Basel II (ii) Bằng cách thu thập dữ liệu rủi ro, tổn thất, RCSA từ các nguồn khác nhau, NHTM sẽ đánh giá mức độ rủi ro trong các hoạt động theo từng phòng/ban nghiệp vụ…để xác định đâu là rủi ro chính tại từng phòng/ban trong từng hoạt động nghiệp vụ đó…... Ngân hàng nhà nước và các Ngân hàng thương mại, trong đó thì việc vận dụng những chuẩn mực của Uỷ ban Basel trong Basel II là vô cùng quan trọng, mang tính định hướng cho việc thực hiện quản trị rủi ro tác nghiệp 6 Nội dung thiết yếu khi triển khai hoạt động QLRRTN tại các NHTM ở Việt Nam 6.1 Thiết lập và hoàn thiện khung QLRRTN Khung QLRRTN hiệu quả Nền móng cơ sở vững chắc cho hoạt động QLRRTN tại. .. chỉnh và đầy đủ Một số ngân hàng đi tiên phong như NHTMCP Công thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, NHTMCP Á Châu … đã có Ban quản lý rủi ro, Hội đồng ALCO tại Trụ sở chính theo mô hình hiện đại, tuy nhiên hoạt động của Ban quản lý rủi ro, Hội đồng ALCO vẫn chưa bao gồm đầy đủ các chức năng, và chưa thể hiện được vai trò, ảnh hưởng đáng kể trong các quyết định kinh doanh của Ngân hàng. .. cáo ma trận rủi ro tác nghiệp (bảng mô tả tần suất xuất hiện và mức độ ảnh hưởng của các dấu hiệu rủi ro của nghiệp vụ hay ở các đơn vị trong hệ thống) Căn cứ vào báo cáo dấu hiệu rủi ro tác nghiệp của toàn hệ thống, trong từng mặt nghiệp vụ, lựa chọn những dấu hiệu rủi ro mà trên thực tế có thể xảy ra, tiến hành bằng cách cho điểm theo thang điểm (tùy vào chính sách và đặc điểm từng ngân hàng mà thang . TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI: QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP THEO BASEL TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VÀ THỰC TRẠNG VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TẠI VIỆT NAM MÔN : QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG KHÓA : 23. quản lý rủi ro như: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường và đặc biệt là hệ thống quản lý rủi ro tác nghiệp (QLRRTN). QLRRTN đã được các ngân hàng trên thế giới ứng dụng từ hàng. ro như Basel I. Tuy nhiên, rủi ro được tính toán theo ba yếu tố chính mà ngân hàng phải đối mặt: rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp (hay rủi ro hoạt động) và rủi ro thị trường. So với Basel I,

Ngày đăng: 14/07/2015, 14:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w