0
Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Hoàn thiện các điều kiện, cơ sở thực hiện cho mô hình tổ chức quản lý rủi ro tác

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP THEO BASEL TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VÀ THỰC TRẠNG VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TẠI VIỆT NAM (Trang 33 -33 )

8. Kết luận

8.2.5. Hoàn thiện các điều kiện, cơ sở thực hiện cho mô hình tổ chức quản lý rủi ro tác

lý theo loại hình nghiệp vụ, chưa chú trọng quản lý theo thị trường và đối tượng phục vụ. Rõ ràng, với áp lực cạnh tranh, yêu cầu chuẩn hoá hoạt động tổ chức theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả đang là đòi hỏi đối với cả các ngân hàng lớn cũng như các ngân hàng quy mô nhỏ.

8.2.4. Nâng cao năng lực tài chính

Các NHTM phải có năng lực tài chính đủ mạnh để đáp ứng được yêu cầu vốn tổi thiểu 8% theo cách tính toán vốn an toàn tối thiểu (Cột trụ thứ nhất của Công ước Basel II, theo Thông tư 13/2010/TT-NHNN thì tỷ lệ này là 9%). Bên cạnh đó, các NHTM trong nước phải đẩy nhanh tiến trình đổi mới cơ cấu tổ chức hoạt động, đổi mới công nghệ, tăng năng lực cạnh tranh. Điều này đòi hỏi nguồn lực tài chính không nhỏ từ phía các ngân hàng. Việc triển khai QTRRTN của các NHTM Việt Nam hiện nay hầu như đều gặp nhiều khó khăn khi quyết định đầu tư vào các hệ thống phần mềm và chương trình quản lý do chi phí quá cao. Một hệ thống phần mềm QTRRTN cho một NHTM trung bình trị giá từ 1 triệu USD đến 2 triệu USD đầu tư ban đầu, chưa tính đến chi phí bảo trì hàng năm và chi phí đào tạo cán bộ. Vì vậy, yêu cầu đầu tiên đối với hệ thống NHTM Việt Nam đó là phải nâng cao năng lực tài chính.

8.2.5. Hoàn thiện các điều kiện, cơ sở thực hiện cho mô hình tổ chức quản lý rủi ro tácnghiệp nghiệp

Hoàn thiện cơ sở dữ liệu quản lý rủi ro tác nghiệp và quản lý bằng báo cáo ma trận rủi ro tác nghiệp

a) Xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu nội bộ, kết hợp sử dụng nguồn dữ liệu bên ngoài b) Quản lý bằng báo cáo ma trận rủi ro tác nghiệp

Áp dụng báo cáo ma trận rủi ro tác nghiệp (bảng mô tả tần suất xuất hiện và mức độ ảnh hưởng của các dấu hiệu rủi ro của nghiệp vụ hay ở các đơn vị trong hệ thống)

Căn cứ vào báo cáo dấu hiệu rủi ro tác nghiệp của toàn hệ thống, trong từng mặt nghiệp vụ, lựa chọn những dấu hiệu rủi ro mà trên thực tế có thể xảy ra, tiến hành bằng cách cho điểm theo thang điểm (tùy vào chính sách và đặc điểm từng ngân hàng mà thang điểm có thể khác nhau). Sau khi tổng kết số điểm rủi ro thì có thể quy vào khu vực có rủi ro thấp hay cao. Những dấu hiệu có rủi ro cao sẽ phải có biện pháp xử lý kịp thời nhằm giảm nhẹ tổn thất có thể xảy ra.

c) Tham gia và tham khảo thông tin từ các hiệp hội quản trị rủi ro, hiệp hội dữ liệu tổn thất khu vực và thế giới.

Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý

Một trong những khâu mấu chốt của quá trình QTRRTN là thu thập và xử lý thông tin, từ đó đưa ra những cảnh báo hữu hiệu nhằm phòng tránh và ngăn ngừa RRTN. Như vậy, để có được những đánh giá và phân tích chuẩn về mức độ rủi ro, cũng như tính toán chính xác giá trị rủi ro của một ngân hàng, thì nhất thiết phải hoàn thiện hệ thống quản lý thông tin sao cho đảm bảo tính chính xác, cập nhật, tích hợp với hệ thống quản trị kinh doanh chung của ngân hàng (core banking).

Mua sắm, trang bị phần mềm quản lý rủi ro tác nghiệp

Vấn đề tối quan trọng khi triển khai mua sắm, trang bị phần mềm quản trị RRTN là việc xác định các tính năng cần thiết đối với phần mềm quản trị RRTN. Việc trang bị phần mềm QTRRTN phải tích hợp được với hệ thống core banking. Bên cạnh đó, tình trạng công nghệ, phần mềm không đồng bộ, các chức năng không phù hợp với yêu cầu thực tế, dẫn đến tình trạng bán tự động, bán thủ công…việc chỉnh sửa rất tốn kém và phụ thuộc vào đối tác nước ngoài. Vì vậy các NHTM Việt Nam cần phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật công nghệ kỹ càng để có được phương án tối ưu

Xây dựng được cơ sở dữ liệu tổn thất đầy đủ và tin cậy

Thời gian tới các NHTM cần tập trung vào những giải pháp sau:

Thứ nhất, cần phải có sự tham gia của tất cả các phòng ban trong các hoạt động thu thập dữ liệu tổn thất. Thêm vào đó, cần xây dựng và chính thức hóa quy trình thu thập dữ liệu

tổn thất. Quy trình này phải linh hoạt để có thể cập nhật các nguồn thông tin cũng như phản ánh đúng các khả năng rủi ro hoạt động khi môi trường kinh doanh thay đổi. Quy trình này cần được thông báo rộng rãi và thống nhất trong toàn ngân hàng.

Thứ hai, trên cơ sở thu thập các dữ liệu rủi ro, tổn thất nội bộ và bên ngoài, NHTM đo lường rủi ro hoạt động theo 2 phương pháp: Đo lường định tính và định lượng. Đối với đo lường định lượng thì việc lưu trữ dữ liệu là quan trọng nhất. NHTM phải lưu trữ ít nhất là 3 năm dữ liệu rủi ro hoạt động và chất lượng dữ liệu phải có kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo tính đúng đắn trong việc tính toán.

Thứ ba, ngân hàng cần xác định các rủi ro chính trong các hoạt động theo từng phòng/ban nghiệp vụ, nhằm mục đích giám sát hàng ngày các chuẩn mực và điều kiện về tổ chức ở cấp độ từ dưới lên dựa trên hoạt động kinh doanh, thường xuyên rà soát lại các quy trình và rủi ro đã được xác định. Từ đó, phân tích sát hơn những loại rủi ro hoạt động liên quan đến mảng kinh doanh. Thiết lập một hệ thống cảnh báo sớm có hiệu lực, coi đó như một biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu rủi ro hoạt động. Để xác định các rủi ro chính, ngân hàng dựa trên những chỉ số rủi ro chính (KRI) được xây dựng cho từng lĩnh vực kinh doanh.

Thứ tư, ngân hàng còn phải phân loại mức độ rủi ro hoạt động theo cấp độ quan trọng từ thấp đến cao trong hoạt động của mình và xác định các cấp độ báo cáo cho phù hợp. Đồng thời, đưa ra những phương pháp hoặc cách thức để đánh giá và kiểm soát rủi ro ở nhiều mức độ khác nhau (cấp lãnh đạo, quản lý hay cán bộ…). Việc đánh giá và kiểm soát rủi ro phải được diễn ra thường xuyên và áp dụng cho toàn bộ các phòng/ban, nghiệp vụ kinh doanh trong hệ thống.

Thứ năm, một công cụ thường được sử dụng trong QTRR hoạt động là phân tích kịch bản. Lợi ích của phân tích kịch bản là hỗ trợ ban lãnh đạo rút ra những thông tin cần thiết cho hoạt động điều hành, không ngừng cải thiện quy trình QLRR hoạt động, thực hiện giám sát rủi ro chủ động để bổ sung cho việc phân tích dữ liệu tổn thất sau này.

Để xác định kịch bản, ngân hàng cần lưu ý các điều kiện tiên quyết: Những gì xảy ra gần đây? Những gì có thể xảy ra trong điều kiện hiện tại, những gì có thể xảy ra sắp tới? Xác suất ước tính là bao nhiêu? Tổn thất dễ xảy ra nhất là gì? Những rủi ro nào cần tính đến

trong trường hợp xấu nhất? Các biện pháp để giảm các rủi ro này?... Với các kịch bản lựa chọn, ngân hàng ước tính rủi ro hoạt động trên cơ sở toàn bộ hoạt động kinh doanh của toàn bộ phận, đồng thời rà soát mức độ mà các tổn thất lớn có thể xảy ra. Dựa vào đó, các NHTM sẽ tính toán hay điều chỉnh giá trị rủi ro và phân bổ vốn dự phòng rủi ro hoạt động theo phương pháp thích hợp được hướng dẫn trong Basel II.

Thứ sáu, ngân hàng cần sớm xây dựng hệ thống báo cáo nhằm đáp ứng các yêu cầu của NHNN cũng như đáp ứng nhu cầu quản trị nội bộ. Theo Basel, ban lãnh đạo ngân hàng nên triển khai một quy trình để thường xuyên giám sát hồ sơ rủi ro hoạt động và các nguy cơ trọng yếu có thể gây ra tổn thất. Cơ chế báo cáo phù hợp cần phải có ở cấp độ Hội đồng quản trị, ban điều hành, đơn vị kinh doanh nhằm tạo điều kiện chủ động QTRR hoạt động.

Thứ bảy, cần chú trọng công tác quản trị nội bộ, giúp ngân hàng chủ động nắm bắt những biến động trên thị trường, nhìn nhận được dấu hiệu rủi ro và cảnh báo sớm rủi ro. Để quản trị nội bộ tốt, ban lãnh đạo cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng trong QTRR hoạt động của ngân hàng, thường xuyên cập nhật quá trình đánh giá rủi ro hoạt động, đặc biệt những rủi ro trong phát triển sản phẩm mới hoặc triển khai một hoạt động kinh doanh mới.

Thứ tám, các NHTM cần nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm toán nội bộ. Định kỳ, kiểm toán nội bộ đánh giá hoạt động kinh doanh, tập trung vào các rủi ro chiến lược và rủi ro hoạt động, từ đó đưa ra các khuyến nghị để cấp quản lý rà soát, xác định và giải quyết. Yêu cầu bộ phận kiểm toán nội bộ phải có hiểu biết toàn diện về toàn bộ hoạt động ngân hàng, các vấn đề pháp lý và quy định.

Đào tạo nguồn nhân lực quản lý rủi ro

- Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên về quản lý rủi ro tác nghiệp

- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn bộ nhân viên ngân hàng về quản lý rủi ro tác nghiệp

TÀI LIỆU THAM KHẢO http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/research/10/101210.html http://www.tapchitaichinh.vn/Trao-doi-Binh-luan/Xay-dung-he-thong-quan-tri-rui-ro- hoat-dong-tai-cac-ngan-hang-thuong-mai-Viet-Nam/51612.tctc http://vietstock.vn/2012/11/van-de-quan-tri-rui-ro-tac-nghiep-trong-ngan-hang-hien-nay- 757-248661.htm

http://www.zbook.vn/ebook/quan-tri-rui-ro-tac-nghiep-tai-ngan-hang-cong-thuong-viet- nam-47023/

http://luanvan.co/luan-van/chuyen-de-quan-tri-rui-ro-tac-nghiep-tai-ngan-hang-thuong- mai-co-phan-cong-thuong-viet-nam-chi-nhanh-thu-duc-53271/

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP THEO BASEL TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VÀ THỰC TRẠNG VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TẠI VIỆT NAM (Trang 33 -33 )

×