THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG CỤ HOÁN ĐỔI LÃI SUẤT TẠI THỊ TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Thực trạng và khả năng ứng dụng công cụ phái sinh lãi suất trong hoạt động phòng ngừa rủi ro của các ngân hàng tại việt nam (Trang 29 - 36)

2.1 Phân tích thực trạng ứng dụng công cụ hoán đổi lãi suất tại thị trường Việt Nam:

Các ngân hàng đã cung cấp dịch vụ hoán đổi lãi suất :

 HSBC  Standard Chattered  Citibank  ANZ  Vietcombank  Techcombank  Sacombank  BIDV

Hợp đồng hoán đổi lãi suất (interest rate swap – IRS) ngày càng trở nên phổ biến và chiếm tới một nửa lượng vốn ước tính của thị trường phi chính thức. Về nguyên tắc, cơ chế hoạt động của nghiệp vụ hoán đổi lãi suất khá đơn giả nhưng vẫn là mới đối với Việt Nam

Việc sử dụng công cụ hoán đổi lãi suất trên thực tế vẫn không nhiều tại các ngân hàng. Bảng thống kê sau cho chúng ta thấy được hợp đồng hoán đổi lãi suất vẫn chưa được áp dụng nhiều tại Việt Nam.

Ngân hàng Khách hàng Đơn vị

Số nợ gốc theo

hợp đồng Lãi suất nhận Lãi suất trả

Thời hạn HĐ Standard Charted

Hợp đồng 1 SC London GBP 5,114,829.75 5.34% LIBOR 1m 2 năm HSBC Hợp đồng 1 Pepsico USD VND 15,000,000 236,490,000,000 9% 3.4% 3 năm 3 năm Tokyo –Mitsubishi Hợp đồng 1 Hợp đồng 2

Vietnam japan gas Kein H.Muramoto USD USD 2,000,000 1,372,000 SIBOR+0.55% 6M SIBOR+1.5% 5.03% 6.35% 4 năm 4 năm VCB Hợp đồng 1 Hợp đồng 2 Hợp đồng 3 Hợp đồng 4 SC London SC London Citibank N.A, SGP Citibank N.A, SGP USD USD USD USD 22,000,000 6,400,000 19,500,000 20,500,000 LIBOR 6m LIBOR 6m LIBOR 6m LIBOR 6m 4.88% 4.88% 4.71% 4.73% 15/1/2015 15/7/2015 15/1/2014 15/7/2014 ABN AMRO Hợp đồng 1 VNA USD 44,037,650 Citibank

Hợp đồng 1 HOLCIM USD 20,000,000 LIBOR 6m 4.8% 5 năm Mizuho Hợp đồng 1 Hợp đồng 2 Mizuho Singapore Mizuho Singapore USD USD 700,000 3,000,000 4.48% 4.55% 4.79% 4.77% 5/12/2006 30/09/2012

Quan bảng thống kê trên, ta có thể thấy giao dịch hoán đổi lãi suất tại Việt Nam hầu như do các ngân hàng nước ngoài thực hiện với đồng ngoại tệ nhằm phòng ngừa rủi ro lãi suất cho khách hàng trong thời gian dài.

Hay tại các ngân hàng thực hiện các hợp đồng hoán đổi lãi suất không chuẩn có thể điển hình một số ví sau như sau:

 Ngân hàng Standard Chartered chi nhánh tại Việt Nam thực hiện hoán đổi lãi suất chéo giữa 2 đồng tiền chéo (Cross Currency Swap- CCS) đối với khoản vay ngoại tệ của khách hàng sau khi khách hàng vay ngoại tệ; thực hiện cung cấp sản phẩm gắn với rủi ro tín dụng- lãi suất cơ cấu cho tiền gửi và giấy tờ có giá, theo đó lãi suất của khách hàng được hưởng sẽ không cố định mà nằm trong một khoảng giao động nhất định và phụ thuộc vào sự biến động của một số yếu tố thị trường , như tỷ giá, lãi suất, giá sản phẩm hàng hóa nào đó...

 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong các giao dịch hoán đổi chéo thường có việc hoán đổi thanh toán lãi (cố định hoặc thả nổi) bằng một đồng tiền sang thanh toán lãi (cố định hoặc thả nổi) bằng một đồng tiền khác. Số tiền gốc trong giao dịch có thể được hoán đổi vào kỳ đầu (nếu có) và kỳ cuối, hoặc nhiều kỳ trong thời gian hiệu lực của giao dịch.

 NHNT thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất kèm theo điều kiện quyền chọn với các đối tác là TCTD hoạt động tại Việt Nam và các pháp nhân khác hoạt động ở trong nước và nước ngoài, phù hợp với các qui định của pháp luật. Quyền chọn thuộc về NHNT là quyền kết thúc trước hạn hợp đồng Swap đối với các khoản vay của BTC.

 NH HSBC thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất cộng dồn – Daily range accrual, thời hạn của hợp đồng tối đa 5 năm. Theo thoả thuận hoán đổi này, khách hàng vay cuả HSBC sẽ trả Sibor cộng với phần chênh lệch và tổng lãi suất phải trả này không vượt quá mức lãi suất cao nhất đã được định trước. Đổi lại HSBC sẽ trả Sibor cộng với phần chênh lệch cho những ngày lãi suất Sibor giao động trong một khoảng được định trước. Cụ thể, hợp đồng này thoả thuận giữa khách hàng vay vốn với thời hạn 6 năm lãi suất thả nổi. Nếu đến ngày đáo hạn lãi suất Sibor không vượt quá mức lãi suất xác định trước (4,5%/năm ) thì HSBC sẽ trả lãi suất cho khách hàng với mức lãi suất (Sibor + 1,1% ). Trường hợp vượt mức lãi suất định trước, thì HSBC không phải trả mức lãi suất này. Đổi lại, khách hàng sẽ trả cho HSBC mức lãi suất

(Sibor + 0,6%), nhưng tối đa không vượt quá 5,1%/ năm; thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất giữa 2 đồng tiền

 Ngân hàng Calyon, citibank, ABN-AMRO thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất bắt đầu thực hiện trong tương lai (Forward Start Swap) là thoả thuận để tham gia giao dịch hoán đổi lãi suất vào một ngày cụ thể trong tương lai theo một mức lãi suất đã được định trước.

Nhìn chung, thị trường các công cụ tài chính phái sinh nói chung và công cụ hoán đổi lãi suất nói riêng đã hình thành ở Việt Nam vào đầu những năm 1999. Tuy nhiên, các công cụ này vẫn chưa thể ứng dụng một cách rộng rãi ở thị trường tài chính Việt Nam. Một số các ngân hàng ứng dụng công cụ hoán đổi lãi suất để phòng ngừa rủi ro chủ yếu là các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và các ngân hàng lớn. Điều này cho thấy, các ngân hàng tại Việt Nam vẫn còn chưa mạnh dạn trong việc ứng dụng công cụ hoán đổi lãi suất để phòng ngửa rủi ro trong hoạt động kinh doanh.

2.2 Nguyên nhân:

2.2.1 Về văn bản pháp lý

Tháng 1/2003, lần đầu tiên NHNN cho phép thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất thông qua quyết định số 1133/2003/QĐ-NHNN, sau đó được thay thế bằng quyết định số 62/2006/QĐ-NHNN ban hành Quy chế thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất giữa các ngân hàng. Theo đó việc hoán đổi lãi suất sẽ được thực hiện giữa các ngân hàng thương mại, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhành ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam với các doanh nghiệp không phải là ngân hàng được thành lập, hoạt động theo pháp luật Việt Nam và giữa các ngân hàng với nhau, giữa các ngân hàng với tổ chức tín dụng nước ngoài.

Hoán đổi lãi suất là một trong số ít các công cụ phái sinh đã có văn bản pháp lý điều chỉnh tại Việt Nam. Tuy vậy, hệ thống văn bản chưa thật sự hỗ trợ hiệu quả cho các chủ thể trên thị trường. Quyết định 62/2006/QĐ-NHNN còn quy định số dư nợ gốc trong các giao dịch hoán đổi lãi suất với một doanh nghiệp không được vượt quá 30% vốn tự có của doanh nghiệp đó, tỷ lệ này bao hàm cả hoán đổi lãi suất của một đồng tiền, tức là thực tế không có hoán đổi phần gốc, vì vậy tỷ lệ này chỉ hợp lý với các hợp đồng hoán đổi lãi suất có bao gồm hoán đổi gốc như hoán đổi tiền tệ chéo.

2.2.2Về phía thị trường

Một trong những trở ngại lớn nhất là Việt Nam hiện chưa có lãi suất tham chiếu chuẩn cho cả lãi suất ngắn hạn và dài hạn căn cứ để xây dựng và định giá hợp đồng hoán đổi lãi suất. Ở Việt Nam các ngân hàng vẫn thường sử dụng Vnibor làm lãi suất tham chiếu, nhưng lãi suất này vẫn chưa phản ánh chính xác lãi suất trên thị trường liên ngân hàng Việt Nam. Khác với thị trường liên ngân hàng Anh có Libor, thị trường liên ngân hàng Singapore có Sibor hay thị trường liên ngân hàng Châu Âu có Euribor. Về mặt lãi suất dài hạn, đường cong lãi suất vẫn chưa có và dự án xây dựng đường cong lãi suất chuẩn cho thị trường Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện vẫn đang trong quá trình triển khai. Thực tế cho thấy các nước có thị trường tiền tệ không phát triển như Thái Lan, Hàn Quốc đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển thị trường trái phiếu và thị trường phái sinh nói chung cũng như phát triển hoán đổi lãi suất nói riêng.

2.2.3 Từ phía chủ thể tham gia

Do hoán đổi lãi suất là một công cụ hữu hiệu trong phòng ngừa rủi ro lãi suất nên hầu hết các tổ chức tín dụng đều sử dụng công cụ này nhằm tự bảo hiểm cho các khoản vay hoặc đầu tư cho các khách hàng của mình. Các doanh nghiệp cũng là đối tượng khách hàng tiềm năng sử dụng nghiệp vụ này, sở dĩ như vậy là do hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp rất đa dạng, nhiều doanh nghiệp thường có liên quan đến các khoản vay ngoại tệ số lượng lớn theo lãi suất cố định hoặc thả nổi.

Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay số lượng các doanh nghiệp sử dụng nghiệp vụ hoán đổi lãi suất còn rất hạn chế. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là các doanh nghiệp chưa hiểu thấu đáo về bản chất nghiệp vụ và những tiện ích mà nghiệp vụ này mang lại cho doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp còn có tâm lý chấp nhận rủi ro, coi rủi ro từ phía thị trường là thiên tai nên không có biện pháp phòng ngừa. Tư tưởng sợ chịu trách nhiệm trong doanh nghiệp cũng là một trở ngại lớn, khi thực hiện hợp đồng hoán đổi lãi suất có lãi thì doanh nghiệp hưởng, lỗ thì quy trách nhiệm cá nhân đã làm cho rất nhiều doanh nghiệp e ngại khi sử dụng nghiệp vụ này.

Một phần lý do khác giải thích cho việc các doanh nghiệp chưa mặn mà với việc phòng ngừa rủi ro lãi suất như vậy là do có ít các ngân hàng chú trọng phát triển các sản phẩm này và chỉ tập trung mạnh vào USD chưa mở rộng ra các ngoại tệ khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Một số giải pháp nhằm phát triển công cụ hoán đổi lãi suất

Theo cam kết đa phương khi gia nhập WTO, đến ngày 31/12/2018, nền kinh tế Việt Nam phải hoàn toàn hoạt động theo cơ chế thị trường. Xu thế tất yếu là Việt Nam đang dần mở cửa thị trường, áp dụng các luật chơi chung với quốc tế, lãi suất được tự do hóa, các luồng vốn được tự do hóa chảy vào và chảy ra khỏi Việt Nam. Khi đó các biến số của thị trường như lãi suất, tỷ giá sẽ liên tục biến động gây bất lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy cần phải phát triển các sản phẩm phái sinh nói chung và hoán đổi lãi suất nói riêng như là một công cụ hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp và cho chính ngân hàng.

Đây là cả một quá trình đòi hỏi phải có sự kết hợp đồng bộ giữa các bên, cụ thể như sau: - Các nhà lập chính sách cần phải xây dựng hệ thống hành lang pháp lý giao dịch các hợp đồng hoán đổi lãi suất đồng bộ và cụ thể hơn, nhất là hoàn thiện chế độ kế toán theo chuẩn mực quốc tế trong việc ghi nhận phản ảnh các giao dịch phái sinh. Thị trường tài chính, thị trường cơ sở cần phải được phát triển sâu hơn nữa làm nền tảng vững chắc cho việc phát triển thị trường hoán đổi lãi suất. Bên cạnh đó, cần có hệ thống thông tin ghi nhận và dự báo lãi suất nhanh chóng, chính xác và cập nhật liên tục.

- Các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu, cần có sự nhận thức sâu sắc hơn trong việc sử dụng các công cụ phái sinh nhằm mục đích tránh những rủi ro trong hoạt động kinh doanh, hướng tới phương thức kinh doanh ổn định, vững chắc và lâu dài.

- Ngân hàng với tư cách là một doanh nghiệp sử dụng hoán đổi lãi suất như là một dịch vụ cung cấp cho khách hàng cũng như sử dụng cho chính mình, đòi hỏi phải có đội ngũ các nhà quản lý, các dealer chuyên nghiệp được đào tạo bài bản. Trong quá trình hoạt động các ngân hàng có thể xác định hạn mức kinh doanh cho từng dealer nhằm hạn chế rủi ro cho hoạt động kinh doanh này. Các dealer cũng cần được tham gia các lớp nâng cao nghiệp vụ và kỹ năng tư vấn sử dụng hợp đồng hoán đổi lãi suất cho khách hàng của mình.

- Các sản phẩm hoán đổi lãi suất cần được phát triển từ mức cơ bản như hợp đồng hoán đổi lãi suất thả nổi cố định trước rồi mới đến các sản phẩm có kỹ thuật giao dịch phức tạp hơn

như giao dịch hoán đổi tích lũy, hoán đổi cộng dồn, hoán đổi lãi suất tiền tệ chéo...tránh trường hợp một sản phẩm được sự dụng như các chủ thể tham gia không nắm rõ cách thức giao dịch, định giá cũng như rủi ro tiềm tàng mà nó có thể mang lại.

KẾT LUẬN

Qua các phân tích trên cho thấy, thị trường các công cụ tài chính phái sinh lãi suất nói chung và công cụ hoán đổi lãi suất nói riêng đã hình thành ở Việt Nam, tuy nhiên còn rất nhỏ bé và chưa phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do mức độ phát triển của thị trường tiền tệ, thị rường vốn còn thấp, trên thị trường cón thiếu vắng các nhà đầu tư am hiểu kỹ về lợi ích cũng như kỹ thuật tính toán lợi nhuận từ các loại nghiệp vụ này. Bên cạnh đó các nhà môi giới, các nhà cơ lợi còn quá ít trên thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán để thúc đẩy các nhà đầu tư tham gia mạnh mẽ thị trường này. Sự kém phát triển của thị trường phái sinh là một thách thức không nhỏ trong quá trình hội nhập và mở cửa thị trường tài chính ở Việt Nam. Khi mà rủi ro luôn là bạn đường của các nhà đầu tư và ngày càng gia tăng trong quá trình hội nhập, thì phát triển thị trường các nghiệp vụ phái sinh cụ thể là công cụ hoán đổi lãi suất được xem như là là chắn quan trọng để hạn chế rủi ro của thị trường đối với những nhà đầu tư. Vì vậy phát triển thị trường phái sinh lãi suất là rất cần thiết hiện nay./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguyễn Minh Kiều (2009). Quản trị rủi ro tài chính, Nhà xuất bản thống kê.

Trần Huy Hoàng (2011). Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản lao động xã hội.

* Các website tham khảo: 1. www.vfpress.com.vn 2. www.taichinhviet.com.vn

3. www.vietnamnet.vn 4. www.sbv.gov.vn

Một phần của tài liệu Thực trạng và khả năng ứng dụng công cụ phái sinh lãi suất trong hoạt động phòng ngừa rủi ro của các ngân hàng tại việt nam (Trang 29 - 36)