Xây dựng và phát triển một nền giáo dục có chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu của người học và nhu cầu xã hội là hướng đi tất yếu của giáo dục Việt Nam. Đặc biệt, xu thế toàn cầu hoá càng đòi hỏi giáo dục đại học phải nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo để tăng cường tính cạnh tranh trong môi trường hội nhập. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã xác định: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân” 13, tr.121. Nằm trong xu hướng đó, mỗi trường đại học không còn cách nào khác là phải làm tốt công tác QLCL, trong đó QLCL đào tạo phải được xem là trọng yếu.
Trang 1MỤC LỤC
Trang
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
1.2 Nội dung quản lý chất lượng đào tạo sĩ quan chỉ huy kỹthuật công binh ở Trường Sĩ quan Công binh 241.3 Những yếu tố tác động đến quản lý chất lượng đào tạo sĩ quanchỉ huy kỹ thuật công binh ở Trường Sĩ quan Công binh 28
Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
ĐÀO TẠO SĨ QUAN CHỈ HUY KỸ THUẬT CÔNG
2.1 Khái quát về đào tạo sĩ quan chỉ huy kỹ thuật công binh
2.2 Thực trạng quản lý chất lượng đào tạo sĩ quan chỉ huy
kỹ thuật công binh ở Trường Sĩ quan Công binh 38
Chương 3 YÊU CẦU, BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
ĐÀO TẠO SĨ QUAN CHỈ HUY KỸ THUẬT CÔNG
3.1 Những yêu cầu quản lý chất lượng đào tạo sĩ quan chỉhuy kỹ thuật công binh ở Trường Sĩ quan Công binh 653.2 Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo sĩ quan chỉ huy kỹthuật công binh ở Trường Sĩ quan Công binh 683.3 Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp 89
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Xây dựng và phát triển một nền giáo dục có chất lượng nhằm đáp ứngnhu cầu của người học và nhu cầu xã hội là hướng đi tất yếu của giáo dục ViệtNam Đặc biệt, xu thế toàn cầu hoá càng đòi hỏi giáo dục đại học phải nâng caohơn nữa chất lượng đào tạo để tăng cường tính cạnh tranh trong môi trường hộinhập Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương khóa XI vềđổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệphóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa và hội nhập quốc tế đã xác định: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ vềchất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộcxây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân” [13, tr.121] Nằmtrong xu hướng đó, mỗi trường đại học không còn cách nào khác là phải làmtốt công tác QLCL, trong đó QLCL đào tạo phải được xem là trọng yếu
Quản lý chất lượng đào tạo là hoạt động quản lý tác nghiệp trong nội
bộ cơ sở đào tạo và hoạt động phối hợp với các đối tác bên ngoài để địnhhướng, kiểm soát hệ thống chất lượng đào tạo nhằm đảm bảo và khôngngừng nâng cao chất lượng đào tạo theo mục tiêu đã đặt ra, đáp ứng yêucầu của thị trường lao động Đây mới thực sự là cái đích cuối cùng mà cáctrường cần hướng đến
TSQCB là trung tâm GD - ĐT và nghiên cứu khoa học có uy tín củaBinh chủng Công binh và quân đội, nhiệm vụ trung tâm của Nhà trường làđào tạo sĩ quan CHKT công binh Chất lượng đào tạo sĩ quan CHKT côngbinh có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo chung và uy tín của Nhàtrường Do vậy, QLCL đào tạo sĩ quan CHKT công binh luôn đòi hỏi phảiđược tiến hành một cách khoa học, thường xuyên, liên tục Nghị quyết Đạihội đại biểu Đảng bộ Trường Sĩ quan Công binh lần thứ XXIII xác định: “Đổimới nội dung, chương trình, nâng cao chất lượng công tác giáo dục - đào tạo,nghiên cứu khoa học xây dựng Nhà trường đạt chuẩn quốc gia” [11, tr.11]
Trang 3Nhận thức rõ điều đó, trong những năm qua, công tác QLCL đào tạo sĩquan CHKT công binh ở TSQCB đã đạt được những kết quả đáng kể: nhậnthức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của QLCL đào tạo sĩ quan CHKT côngbinh được nâng cao; tổ chức QLCL đào tạo từng bước đi vào nề nếp; đáp ứngtốt với mục tiêu, yêu cầu đào tạo của Nhà trường Tuy nhiên, công tác QLCLđào tạo sĩ quan CHKT công binh của Nhà trường vẫn còn một số hạn chế nhấtđịnh về tính kế hoạch, tính đồng bộ và phương pháp quản lý; nhận thức củamột bộ phận CBQL, giảng viên, học viên chưa đầy đủ về công tác QLCL đàotạo; hoạt động đổi mới phương pháp dạy học hiệu quả chưa cao; sự thiếu hụt
về số lượng và hạn chế về chất lượng đội ngũ giảng viên; động cơ, thái độtrách nhiệm học tập của một số học viên chưa thật sự đúng đắn… đã ảnhhưởng trực tiếp tới chất lượng đào tạo của Nhà trường Cùng với đó, nhữnghạn chế về phẩm chất, năng lực; nhất là năng lực thực hành, vận dụng kiếnthức được học vào thực tiễn của một số học viên còn hạn chế đã ảnh hưởngđến thực hiện mục tiêu đào tạo của Nhà trường trong tình hình mới
Bên cạnh đó, yêu cầu của việc nâng cao chất lượng đào tạo ngày càngcao; đòi hỏi công tác QLCL đào tạo sĩ quan CHKT công binh càng phải đượccoi trọng cả về tư duy và phương thức quản lý với những giải pháp mang tính
đồng bộ sẽ góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường,đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn
Trên thực tế, đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về QLCLđào tạo ở các cách tiếp cận và phạm vi nghiên cứu khác nhau Tuy nhiên,chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, cụ thể về QLCL đàotạo sĩ quan CHKT công binh ở TSQCB
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn vấn đề: “Quản lý chất
lượng đào tạo sĩ quan chỉ huy kỹ thuật công binh ở Trường Sĩ quan Công binh hiện nay” làm đề tài luận văn là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Trang 42 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Những năm qua vấn đề QLCL đào tạo trong và ngoài Quân đội đã đượcnhiều tác giả nghiên cứu, đề cập ở nhiều góc độ và phạm vi khác nhau, phùhợp với từng giai đoạn, từng điều kiện và nhiệm vụ cụ thể
Tiếp cận dưới góc độ khoa học quản lý, có đề tài khoa học cấp Bộ:
“Nâng cao chất lượng quản lý giáo dục đào tạo trong các học viện, trường sĩ quan quân đội đáp ứng yêu cầu mới”, do PGS, TS Vũ Quang Lộc (chủ nhiệm
- 2005) Đề tài đã luận giải khá sâu sắc vấn đề lý luận và thực tiễn của việcnâng cao chất lượng quản lý GD - ĐT trong nhà trường quân đội; đề xuất 3nhóm tiêu chí đánh giá chất lượng quản lý GD - ĐT; đánh giá thực trạng, làm
rõ nguyên nhân và rút ra 4 bài học kinh nghiệm; đề xuất 4 giải pháp cơ bảnnâng cao chất lượng quản lý GD - ĐT
Vũ Xuân Hồng (2010) - Luận án tiến sĩ: “Nghiên cứu xây dựng mô hình
quản lý chất lượng đào tạo tại Đại học Ngoại ngữ Quân sự” Luận án nghiên cứu
về lý luận và thực tiễn của các mô hình QLCL giáo dục nói chung, mô hình QLCLgiáo dục đại học nói riêng và tập trung trọng tâm vào các quan điểm của mô hìnhTQM Luận án đã đánh giá được thực trạng công tác QLCL đào tạo tại Đại họcNgoại ngữ Quân sự và nêu bật được những đặc thù của môi trường sư phạm quân
sự Căn cứ vào lý luận và thực tiễn tác giả đề xuất xây dựng mô hình QLCL đàotạo theo quan điểm TQM và các giải pháp triển khai mô hình tại Đại học Ngoạingữ Quân sự Mô hình đã thể hiện được tính hiện đại của mô hình QLCL tiên tiếnkết hợp với đặc thù môi trường sư phạm quân sự; thể hiện mối quan hệ chặt chẽgiữa Bộ Quốc phòng, nhà trường quân đội và các đơn vị trong toàn quân trongđào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; mối quan hệ giữa các thành viên trongTrường; giữa đầu vào, quá trình và đầu ra của quá trình đào tạo; mối quan hệ giữakiểm tra, đánh giá, thông tin phản hồi với cải tiến chất lượng liên tục Luận án đềxuất 4 nhóm giải pháp triển khai mô hình bao gồm 15 giải pháp bao quát hầu hếtcông tác QLCL ở mọi khâu, mọi lúc, mọi nơi và ở mọi thành viên trong quá trìnhđào tạo Các giải pháp triển khai thể hiện tính toàn diện trong QLCL đào tạo vàđáp ứng những đặc điểm cơ bản của quan điểm TQM
Trang 5Nguyễn Văn Ly (2010) – Luận án tiến sĩ: "Quản lý chất lượng đào tạo đại học trong các học viện, trường Công an nhân dân" Tác giả đã nghiên cứu một
cách cơ bản cơ sở lý luận về hệ thống QLCL đào tạo vận dụng vào việc QLCLđào tạo phù hợp với đặc thù của các học viện, trường đại học Công an nhân dânqua đó góp phần phát triển lý luận về quản lý đào tạo, QLCL đào tạo ở bậc đạihọc nói chung và ngành công an nói riêng Đề xuất hệ thống QLCL đào tạo đạihọc phù hợp trong các học viện, trường đại học Công an nhân dân Xây dựngcác chuẩn và chuẩn hóa quy trình QLCL đào tạo và đề xuất hệ thống các giảipháp QLCL đào tạo với các quá trình cụ thể sau: QLCL sơ tuyển, QLCL đầuvào, QLCL quá trình đào tạo trong nhà trường, QLCL quá trình thực tập ngoàinhà trường, QLCL đầu ra và QLCL sinh viên sau tốt nghiệp Đồng thời, nghiêncứu đề xuất cơ chế phối hợp trong QLCL đào tạo từ Bộ đến các trường, cáckhoa, phòng và giảng viên, CBQL trong các học viện, trường Công an nhân dân
Ngô Viết Quyến (2014) - Luận văn thạc sĩ: “Quản lý chất lượng đào
tạo ở Trường Sĩ quan Thông tin” Luận văn đã làm rõ những vấn đề lý luận
và thực tiễn về công tác QLCL đào tạo ở Trường Sĩ quan Thông tin; xâydựng, phân tích khái niệm QLCL đào tạo ở Trường Sĩ quan Thông tin và cáckhái niệm liên quan đến đề tài; chỉ rõ nội dung quản lý và các nhân tố tácđộng đến QLCL đào tạo của Nhà trường; luận văn đề xuất 5 yêu cầu và 6 biệnpháp QLCL đào tạo ở Trường Sĩ quan Thông tin hiện nay, các biện pháp đólà: phát huy vai trò trách nhiệm của lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong QLCLđào tạo; thực hiện công tác kế hoạch hóa hoạt động QLCL đào tạo của nhàtrường; tổ chức đổi mới, hoàn thiện chương trình, nội dung đào tạo; quản lýhoạt động dạy của giảng viên và hoạt động học của học viên; quản lý cơ sởvật chất, phương tiện kỹ thuật bảo đảm nâng cao chất lượng đào tạo; thựchiện công tác kiểm tra, kiểm định chất lượng đào tạo Tuy nhiên, luận vănchưa xác định được mô hình QLCL và chưa xây dựng được tiêu chí để đánh
Trang 6Phan Thị Nga (2014) - Luận văn thạc sĩ: "Quản lý chất lượng đào tạo ở
Trường Đại học FPT theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể" Luận văn đã
làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng về công tác QLCL đào tạo ở Trường Đạihọc FPT theo tiếp cận TQM; xây dựng, phân tích khái niệm QLCL đào tạotheo tiếp cận TQM trong các trường đại học và các khái niệm liên quan đến
đề tài; chỉ rõ quá trình quản lý; các yêu cầu và điều kiện triển khai QLCL đàotạo theo tiếp cận TQM; luận văn đề xuất 3 nguyên tắc và 5 biện pháp QLCLđào tạo ở Trường Đại học FPT theo tiếp cận TQM
Bùi Ngọc Kính (2015) - Luận án tiến sĩ: "Quản lý đào tạo cử nhân bằng
kép tại Đại học Quốc gia Hà Nội theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể".
Tác giả đã nghiên cứu một cách cơ bản cơ sở lý luận và thực trạng quản lýđào tạo cử nhân bằng kép tại Đại học Quốc gia Hà Nội theo tiếp cận TQM;đồng thời đề xuất hệ thống 4 nhóm biện pháp quản lý đào tạo với các quátrình cụ thể sau: xây dựng điều kiện quản lý chương trình, QLCL đầu vàochương trình đào tạo, quản lý quá trình tổ chức đào tạo và QLCL đầu ra Cácbiện pháp triển khai thể hiện tính toàn diện trong quản lý đào tạo và đáp ứngnhững đặc điểm cơ bản của quan điểm TQM
Nguyễn Văn Thi (2015) - Luận văn thạc sĩ: “Quản lý chất lượng đào
tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay” Luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về công tác QLCL
đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị;trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp QLCL đào tạo giáo viên khoa học xã hội
và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay Tuy nhiên, luận văn chưaxác định được mô hình QLCL và chưa đánh giá được thực trạng chất lượngđào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị
Đánh giá chất lượng đào tạo là một khâu không thể thiếu trong quá trìnhđào tạo Nó đóng vai trò phản hồi trong quá trình đào tạo, đồng thời là cơ sởquan trọng để có những quyết định đúng đắn cho việc điều chỉnh, nâng caohiệu quả của từng thành tố trong hệ thống đào tạo và xác định các điều kiệnbảo đảm chất lượng đào tạo đại học Nhằm xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá
Trang 7chất lượng đào tạo ở nhà trường đại học quân sự, góp phần tăng cường hiệu lựcquản lý và nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học quân sự hiệnnay, Bộ Quốc phòng đã triển khai đề tài khoa học cấp ngành: “Bộ tiêu chí đánhgiá chất lượng và điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo đại học trong hệ thốngtrường Quân đội”, tác giả Lê Anh Tuấn Đề tài đi sâu nghiên cứu, phân tíchlàm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về đánh giá chất lượng đào tạo ởnhà trường đại học quân sự Trên cơ sở đó, bước đầu xây dựng bộ tiêu chí baogồm 10 nhóm, 33 tiêu chí về đánh giá chất lượng và xác định những điều kiệnbảo đảm chất lượng đào tạo Cung cấp những cơ sở khoa học cho việc kiểmsoát, đánh giá, kiểm định chất lượng đào tạo và việc đề xuất điều chỉnh các giảipháp, các quyết định về chất lượng đào tạo ở các trường đại học quân sư.
Ngoài ra, còn một số công trình nghiên cứu khác tại như: Luận văn thạc sĩ
“Quản lý chất lượng học tập các môn khoa học xã hội nhân văn của học viên ở
Học viện Chính trị” của tác giả Nguyễn Như Hòa Luận văn thạc sĩ “Giải pháp quản lý chất lượng dạy học ở Trường Sĩ quan Pháo binh” của tác giả Kim Văn
Thanh Luận văn thạc sĩ “Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp nghề
tỉnh Cà Mau” của tác giả Huỳnh Minh Hiếu Luận văn thạc sĩ “Biện pháp quản
lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay” của tác giả Đỗ Thị Thanh Phương Các công trình nghiên cứu
trên đã khái quát được vị trí, vai trò, bản chất, chức năng, nguyên tắc, phươngpháp quản lý giáo dục và công cụ quản lý giáo dục, quản lý trường học Đồngthời, tập trung luận giải những vấn đề về chất lượng, QLCL đào tạo và hệ thốngcác biện pháp QLCL đào tạo ở một số học viện, nhà trường
Tiếp cận dưới góc độ lý luận dạy học, có các công trình tiêu biểu
như: Đề tài cấp Học viện của TS Nguyễn Văn Phán (chủ nhiệm 2002):“ Nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn khoa học xã hội nhân văn của học viên ở Học viện Chính trị quân sự hiện nay”; đề tài “ Đánh giá chất lượng học tập của học viên ở Học viện Chính trị quân sự”, do TS Mai Văn Hóa (chủ biên - 2005) Các công trình trên
Trang 8-học tập, xem chất lượng -học tập của -học viên ở Học viện Chính trị quân sự
là tổng hợp các yếu tố phản ánh những tác động của quá trình dạy - học;phản ánh mức độ biến đổi về trí tuệ, kỹ năng và thái độ của học viên saukhi kết thúc môn học và khóa học; đáp ứng các yêu cầu của mục tiêu GD -
ĐT đã xác định Các đề tài còn chỉ rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn vềđánh giá kết quả học tập và những giải pháp thiết thực, tính khả thi caotrong đánh giá kết quả học tập các môn khoa học xã hội nhân văn của họcviên Tuy nhiên, phạm vi của các đề tài trên chỉ nghiên cứu về chất lượngkiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn khoa học xã hội nhân văn củahọc viên ở Học viện Chính trị quân sự Do vậy, những vấn đề về chất lượngđào tạo và QLCL đào tạo còn mang tính chung nhất
Tiếp cận dưới góc độ lý luận giáo dục, có đề tài: “Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo đại học tại Học viện Chính trị quân sự hiện nay”, do TS
Trương Thành Trung (chủ nhiệm - 2005) Đề tài đã khái quát những vấn đề
cơ bản về lý luận của chất lượng GD - ĐT; đề xuất 5 giải pháp nâng cao chấtlượng GD - ĐT Trong quá trình phân tích, tác giả đã làm sáng tỏ cấu trúc củachất lượng GD - ĐT, đề tài đã chỉ ra mối quan hệ biện chứng của chất lượngdạy, chất lượng giáo dục và chất lượng hoạt động học của người học, đồngthời đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng GD - ĐT
Tóm lại, từ sự khái quát và luận giải những công trình khoa học liên
quan đến vấn đề nghiên cứu, tác giả nhận thấy:
Chất lượng đào tạo, QLCL đào tạo là những vấn đề được nhiều tác giảquan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, từ đề tài khoa học cấpNhà nước, cấp Bộ, cấp Học viện đến các luận án, luận văn
Các công trình nghiên cứu tuy khác nhau về đối tượng, nhiệm vụ, phạm
vi nghiên cứu song các tác giả đã tập trung phân tích, làm rõ vị trí, vai trò,tầm quan trọng của nâng cao chất lượng đào tạo, đánh giá thực trạng QLCLđào tạo; đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo; trong đóQLCL đào tạo được đề cập đến như là một giải pháp, một khâu quan trọng đểnâng cao chất lượng GD - ĐT ở các nhà trường trong và ngoài quân đội
Trang 9Kết quả nghiên cứu của các đề tài, công trình trên đã đáp ứng một phầnthực tiễn GD - ĐT trong quân đội; đồng thời là cơ sở trực tiếp để tác giả kế thừa
và phát triển vấn đề nghiên cứu dưới góc độ của khoa học quản lý giáo dục
Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách có hệ
thống về “Quản lý chất lượng đào tạo sĩ quan chỉ huy kỹ thuật công binh ở
Trường Sĩ quan Công binh hiện nay” Do đó, đề tài tác giả lựa chọn không
trùng lặp với các công trình đã được công bố
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, đề xuất cácbiện pháp QLCL đào tạo sĩ quan CHKT công binh ở TSQCB hiện nay, nhằmgóp phần nâng cao chất lượng GD - ĐT của Nhà trường
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận về QLCL đào tạo sĩ quan CHKT công binh ở TSQCB.Khảo sát, đánh giá thực trạng về QLCL đào tạo sĩ quan CHKT côngbinh ở TSQCB
Đề xuất biện pháp QLCL đào tạo sĩ quan CHKT công binh ở TSQCB hiện nay.Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp QLCLđào tạo sĩ quan CHKT công binh ở TSQCB
4 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Khách thể nghiên cứu
Hoạt động đào tạo sĩ quan CHKT công binh ở TSQCB
* Đối tượng nghiên cứu
Quản lý nâng cao chất lượng đào tạo sĩ quan CHKT công binh ở TSQCB
* Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và biện pháp QLCLđào tạo sĩ quan CHKT công binh ở TSQCB Các số liệu điều tra, khảo sátđược thực hiện ở một số cơ quan chức năng, khoa giáo viên và tiểu đoàn quản
Trang 105 Giả thuyết khoa học
Quản lý chất lượng đào tạo sĩ quan CHKT công binh là nhiệm vụ chínhtrị trọng tâm của TSQCB hiện nay Nếu Nhà trường kết hợp thực hiện đồng
bộ các biện pháp như: Định hướng xây dựng mô hình QLCL đào tạo sĩ quanCHKT công binh theo tiếp cận TQM; Đổi mới chương trình đào tạo sĩ quanCHKT công binh theo hướng nâng cao năng lực thực hành; Chuẩn hóa độingũ giảng viên ở TSQCB; Nâng cao hiệu quả công tác quản lý học viên đàotạo sĩ quan CHKT công binh; Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và các điều kiệnbảo đảm cho đào tạo sĩ quan CHKT công binh theo hướng chuẩn hóa, hiệnđại hóa thì sẽ nâng cao chất lượng đào tạo sĩ quan CHKT công binh ở TSQCBtrong giai đoạn hiện nay
6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vậtbiện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin; quán triệt và cụ thể hóa tư tưởng
Hồ Chí Minh, các Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam về GD - ĐT.Quá trình nghiên cứu, sử dụng các quan điểm tiếp cận hệ thống - cấu trúc,quan điểm lôgíc - lịch sử và quan điểm thực tiễn để luận giải các nhiệm vụnghiên cứu của đề tài
* Phương pháp nghiên cứu
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu khoa học, các văn kiện,nghị quyết, văn bản pháp quy của Đảng, nhà nước, quân đội liên quan đến
GD – ĐT, QLCL đào tạo Đặc biệt là quán triệt chỉ thị, các văn bản hướngdẫn về nâng cao chất lượng đào tạo; các tạp chí, thông tin, sách báo, côngtrình khoa học về nâng cao chất lượng đào tạo Từ đó, xác định cơ sở lý luậnQLCL đào tạo sĩ quan CHKT công binh ở TSQCB
Trang 11Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Trao đổi, toạ đàm với CBQL các cấp, đặc biệt là cơ quan đào tạo vàđơn vị trực tiếp quản lý học viên đào tạo sĩ quan CHKT công binh
Tiến hành điều tra bằng mẫu phiếu câu hỏi in sẵn với 110 học viên đàotạo sĩ quan CHKT công binh, 80 giảng viên và CBQL giáo dục các cấp; nộidung tìm hiểu thực trạng QLCL đào tạo sĩ quan CHKT công binh ở Nhàtrường Đồng thời, để khẳng định tính khách quan của các biện pháp QLCLđào tạo sĩ quan CHKT công binh ở TSQCB, tác giả đã sử dụng phương pháplấy ý kiến của 65 chuyên gia
Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn QLCL đào tạo sĩ quan CHKT côngbinh ở TSQCB thông qua các báo cáo của các cơ quan, đơn vị và của Nhàtrường hàng năm để góp phần làm rõ thực trạng, tìm ra nguyên nhân hạn chế,bất cập trong QLCL đào tạo sĩ quan CHKT công binh ở Nhà trường
Ngoài ra còn xin ý kiến chuyên gia, các nhà khoa học, CBQL về nội dungnghiên cứu và sử dụng toán thống kê để tổng hợp, tính toán các số liệu điều tra
và khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất
7 Ý nghĩa của đề tài
Luận văn góp phần phát triển lý luận và thực tiễn về QLCL đào tạo ởcác cơ sở giáo dục – đào tạo trong và ngoài quân đội
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảocho các nhà trường quân đội trong việc quản lý nâng cao chất lượng đào tạo
8 Kết cấu của đề tài
Luận văn gồm phần mở đầu, 3 chương (8 tiết), kết luận, kiến nghị, danhmục tài liệu tham khảo và phụ lục
Trang 12Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG SĨ QUAN CÔNG BINH 1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1 Chất lượng đào tạo
* Khái niệm chất lượng
Chất lượng luôn là vấn đề quan trọng, là một phạm trù phức tạp mà conngười thường hay gặp trong các lĩnh vực hoạt động của mình Việc phấn đấunâng cao chất lượng được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng củabất kỳ cơ sở tham gia hoạt động nào Chất lượng là một khái niệm rộng cónhiều cách định nghĩa khác nhau:
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Chất lượng là cái tạo nên phẩmchất, giá trị của một người, một sự vật, một sự việc Đó là tổng thể nhữngthuộc tính cơ bản khẳng định sự tồn tại của một sự vật và phân biệt chúng vớinhững sự vật khác"[44, tr.19]
Theo quan niệm truyền thống: “Một sản phẩm có chất lượng là sảnphẩm làm ra một cách hoàn thiện, bằng các vật liệu quý hiếm, đắt tiền Nó nổitiếng và tôn vinh thêm cho người sở hữu nó” [9, tr.27]
Dưới góc độ của khoa học quản lý, Nguyễn Đức Chính đã đưa ra nhữngđịnh nghĩa khác nhau về chất lượng Trong đó, mỗi định nghĩa được xem như
là một tiêu chuẩn – tiêu chí về chất lượng:
Chất lượng là sự phù hợp với các tiêu chuẩn (thông số kỹ thuật)
Chất lượng là sự phù hợp với mục đích
Chất lượng với tư cách là hiệu quả của đạt mục đích
Chất lượng là sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng [9, tr.31]
Trên đây là một số định nghĩa tiêu biểu về chất lượng, mỗi định nghĩađược nêu ra dựa trên những cách tiếp cận khác nhau về vấn đề chất lượng
Dưới góc độ quản lý giáo dục, tác giả cho rằng: Chất lượng là tập hợp các
đặc tính của một thực thể tạo cho nó khả năng làm thỏa mãn những nhu cầu
đã nêu ra hoặc nhu cầu tiềm ẩn
Trang 13* Khái niệm chất lượng đào tạo
Chất lượng đào tạo được xem là nhiệm vụ quan trọng của các cơ sở đàotạo Bàn về chất lượng đào tạo có nhiều cách tiếp cận khác nhau:
Thứ nhất, tiếp cận chất lượng đào tạo thông qua đánh giá bằng “đầu
vào” Với cách tiếp cận này, chất lượng của một trường phụ thuộc vào sốlượng hay chất lượng đầu vào của trường đó Một trường đại học tuyển sinhđược sinh viên giỏi, có đội ngũ cán bộ giảng dạy có uy tín, có nguồn tài chínhcần thiết để trang bị phòng học, giảng đường và các thiết bị tốt nhất được coi
là trường có chất lượng Nhưng về thực chất, chất lượng đào tạo còn phụthuộc vào toàn bộ quá trình đào tạo, trong suốt các năm học ở trường Đâychính là sự hạn chế của quan điểm này
Thứ hai, tiếp cận chất lượng đào tạo thông qua đánh giá bằng “đầu ra”.
Quan điểm này cho “đầu ra” của sản phẩm được đào tạo quan trọng hơn, đángquan tâm hơn so với “đầu vào”; Nói cách khác, chất lượng hay không chấtlượng thể hiện ở chính đầu ra của quá trình đào tạo Đối với giáo dục đại học,
“đầu ra” được thể hiện chính là mức độ hoàn thành công việc của sinh viêntốt nghiệp đại học Tuy nhiên, nếu chỉ đánh giá “đầu ra” đã kết luận kết quảđào tạo có chất lượng là siêu hình, không biện chứng Thực tế trong mối liên
hệ giữa “đầu vào” với “đầu ra” và cách đánh giá “đầu ra” cũng rất khác nhauthì đâu là vấn đề chất lượng thực sự của quá trình đào tạo
Thứ ba, tiếp cận chất lượng đào tạo thông qua đánh giá bằng “giá trị gia
tăng” Giá trị gia tăng được xác định bằng giá trị của “đầu ra” trừ đi giá trị của
“đầu vào” Giá trị gia tăng đó chính là kết quả của quá trình đào tạo trong nhàtrường, giá trị gia tăng càng lớn, thể hiện chất lượng đào tạo càng cao Tuynhiên, đây chỉ là một phép tính trừ đơn thuần, thiếu những căn cứ khoa học đểthực hiện Hơn nữa, về thước đo giữa hàng loạt các trường rất khác nhau và
dù có thể cho thước đo chính xác thì con số cứng nhắc đó sẽ không có ích gìcho việc thay đổi quá trình đào tạo trong nhà trường và thiếu căn cứ để đưa ra
Trang 14Thứ tư, tiếp cận chất lượng đào tạo thông đánh giá bằng “giá trị học
thuật” Đây là quan điểm truyền thống của nhiều trường đại học trước đây.Đánh giá vấn đề này chủ yếu dựa vào đội ngũ giáo sư, tiến sĩ; con số này càngnhiều, uy tín khoa học càng lớn thì chất lượng đào tạo càng cao Tuy nhiên,vấn đề đánh giá “giá trị học thuật” đã rất khó khăn và giả sử có đánh giá đượcchính xác "giá trị học thuật" chăng nữa thì đó cũng không thể là căn cứ duynhất để đánh giá chất lượng đào tạo
Thứ năm, tiếp cận chất lượng đào tạo thông qua đánh giá bằng “văn hóa
tổ chức riêng” Quan điểm này cho rằng văn hóa tổ chức riêng có tác dụng hỗtrợ cho quá trình liên tục cải tiến chất lượng Vì vậy, một trường được đánhgiá là có chất lượng khi nó có được “văn hóa tổ chức riêng” nhằm mục tiêu làkhông ngừng nâng cao chất lượng đào tạo Quan điểm này bao hàm cả giảthiết về bản chất của chất lượng và bản chất của tổ chức
Thứ sáu, tiếp cận chất lượng đào tạo thông qua đánh giá bằng “kiểm
toán” Quan điểm này tiếp cận từ các yếu tố bên trong của tổ chức và nguồnthông tin cung cấp cho việc ra quyết định Nếu kiểm toán tài chính xem xét các
tổ chức có duy trì chế độ sổ sách tài chính hợp lý hay không, thì kiểm toán chấtlượng quan tâm xem các trường có thu nhập đủ thông tin cần thiết hay không,quá trình thực hiện các quyết định về chất lượng có hợp lý và hiệu quả không.Quan điểm này cho rằng, nếu một cá nhân có đủ thông tin cần thiết thì có thể
có được các quyết định chính xác, khi đó chất lượng giáo dục được đánh giáthông qua quá trình thực hiện, còn “đầu vào” và “đầu ra” chỉ là các yếu tố phụ
Ngoài những cách tiếp cận về chất lượng đào tạo nêu trên còn có nhiềuquan điểm khác nhau về vấn đề này Theo tác giả Trần Khách Đức thì “Chấtlượng đào tạo là kết quả của quá trình đào tạo được phản ánh ở các đặc trưng
về phẩm chất giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực hành nghềcủa người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu, chương trình đào tạo theo cácngành nghề cụ thể” [17, tr.259] Nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc cho rằng: “Chấtlượng đào tạo là mức độ mà sản phẩm hoặc dịch vụ của nhà trường đáp ứngmong đợi của khách hàng” [27, tr.58]
Trang 15Theo khoản 1 điều 2 của văn bản Quy định về quy trình và chu kỳ kiểmđịnh chất lượng giáo dục trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên
nghiệp (ban hành kèm theo Thông tư số 62/2012/TT-BGDĐT ngày 28 tháng
12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo): “Chất lượng giáo dục
là sự đáp ứng mục tiêu đề ra của cơ sở giáo dục, đáp ứng các yêu cầu củaLuật giáo dục, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục và Luậtgiáo dục đại học, phù hợp với nhu cầu sử dụng nhân lực cho sự phát triểnkinh tế - xã hội của địa phương và cả nước” [3, tr.1]
Từ những quan niệm và cách tiếp cận trên có thể thấy rằng chất lượngđào tạo thể hiện chính qua năng lực của người được đào tạo đáp ứng các yêucầu về mục tiêu đào tạo và phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hộicủa đất nước, đồng thời nó gắn liền với các yêu cầu về số lượng, nhu cầukhách hàng và mang tính xã hội lịch sử
Vậy chất lượng đào tạo theo quan điểm của tác giả là tổng hòa các yếu
tố được hình thành và hoàn thiện trong suốt quá trình đào tạo, phản ảnh các đặc trưng về phẩm chất, thái độ, kiến thức, kỹ năng tương ứng với mục tiêu yêu cầu đào tạo.
1.1.2 Quản lý chất lượng đào tạo
* Khái niệm quản lý
Quản lý (tiếng Anh là Management) là đặc trưng cho quá trình điềukhiển và dẫn hướng tất cả các bộ phận của một tổ chức, thường là tổ chứckinh tế, thông qua việc thành lập và thay đổi các nguồn tài nguyên (nhân lực,tài chính, vật tư và giá trị vô hình ) [42, tr.74] Quản lý trong kinh doanh hayquản lý trong các tổ chức nhân sự nói chung là hành động đưa các cá nhântrong tổ chức làm việc cùng nhau để thực hiện, hoàn thành mục tiêu chung
Theo Henry Fayol (1841-1925), nhà quản lý và lý thuyết gia về quản trị
người Pháp, đã đề xướng Học thuyết quản trị theo khoa học cho rằng: Công
việc quản lý bao gồm 5 nhiệm vụ: xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phốihợp và kiểm soát Trong đó, các nguồn lực có thể được sử dụng và để quản lý
Trang 16Đầu thế kỷ 20 nhà quản lý người Mỹ Mary Parker Follett (1868-1933)định nghĩa: Quản lý là nghệ thuật khiến công việc được làm bởi người khác
Theo Từ điển tiếng Việt: “Quản lý là trông coi, giữ gìn theo nhữngyêu cầu nhất định Là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêucầu nhất định” [46, tr.772]
Từ những quan niệm trên theo tác giả: Quản lý là hoạt động hay tác động
có định hướng, có chủ định của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một
tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức.
* Khái niệm quản lý chất lượng
Theo quan niệm tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam: “QLCL là tập hợpnhững hoạt động của chức năng quản lý chung nhằm xác định chính sách chấtlượng, mục đích, trách nhiệm và thực hiện chúng thông qua các biện phápnhư lập kế hoạch chất lượng, kiểm soát chất lượng và cải tiến chất lượng
trong khuôn khổ hệ thống chất lượng” [45, tr.23]
Từ quan niệm trên có thể thấy rằng QLCL được xem xét ở những tiêu chí sau:
Thứ nhất, QLCL bao gồm hệ thống các biện pháp, phương pháp nhằm
đảm bảo chất lượng sản phẩm, thỏa mãn nhu cầu khách hàng với hiệu quảkinh tế - xã hội cao nhất
Thứ hai, QLCL được tiến hành ở tất cả quá trình hình thành chất lượng sản
phẩm theo chu kỳ sống: nghiên cứu, thiết kế - sản xuất - tiêu dùng và bảo quản
Thứ ba, QLCL là trách nhiệm của tất cả các cấp từ cán bộ lãnh đạo tới mọi
thành viên trong tổ chức QLCL có 3 chức năng chính: chức năng hoạch định chất
lượng, chức năng điều khiển chất lượng và chức năng kiểm định đánh giá chất lượng
Từ sự phân tích nêu trên, dưới góc độ của hoạt động quản lý giáo dục
tác giả cho rằng: QLCL là các hoạt động phối hợp để định hướng và kiểm
soát một tổ chức về chất lượng.
* Khái niệm quản lý chất lượng đào tạo
Từ điển tiếng Việt định nghĩa: “QLCL đào tạo thực chất là tạo ra cơchế chịu trách nhiệm của nhà trường trước người cung cấp tài chính, người sửdụng dịch vụ và toàn bộ xã hội” [46, tr.782]
Trang 17Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5814–1994: “QLCL đào tạo là quátrình tổ chức thực hiện có hệ thống các biện pháp quản lý toàn bộ quá trìnhđào tạo nhằm đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứngyêu cầu của người sử dụng lao động (từ khâu tìm hiểu thị trường lao động,thiết kế chương trình đào tạo đến công tác tuyển sinh, tổ chức đào tạo và kiểmtra, đánh giá kết quả đào tạo)” [31, tr.65].
Trung tâm nghiên cứu Khoa học Tổ chức và Quản lý đưa ra khái niệm:
“QLCL đào tạo được sử dụng để mô tả các phương pháp hoặc các quá trìnhtiến hành nhằm kiểm tra, đánh giá điều kiện ĐBCL đào tạo theo mục tiêu đãđặt ra và đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động”[43, tr.58]
Như vậy, QLCL đào tạo là hoạt động tác nghiệp trong nội bộ cơ sở đào tạo và hoạt động phối hợp với các đối tác bên ngoài để định hướng, kiểm soát hệ thống chất lượng đào tạo nhằm đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo theo mục tiêu đã đặt ra, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động
* Các cấp độ quản lý chất lượng đào tạo
QLCL đã trải qua các giai đoạn phát triển tương ứng với ba cấp độ chủyếu: kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và quản lý chất lượng tổng thể
Kiểm soát chất lượng
“Kiểm soát chất lượng” là thuật ngữ lâu đời nhất về mặt lịch sử củakhoa học quản lý, bao gồm việc kiểm tra và loại bỏ các thành phẩm hay sảnphẩm cuối cùng không thoả mãn các tiêu chuẩn đã đề ra trước đó Đây làcông đoạn xảy ra sau cùng khi sản phẩm đã được làm xong, có liên quan tớiviệc loại bỏ hoặc từ chối những hạng mục hay sản phẩm có lỗi Vì thế, cáchlàm này kéo theo sự lãng phí nhiều khi khá lớn do phải loại bỏ hoặc làm lạicác sản phẩm không đạt yêu cầu
Trong giáo dục và đào tạo, cấp độ kiểm soát chất lượng được thể hiện
Trang 18của nhà trường có đạt các chuẩn mực hay không Tuy nhiên, với sản phẩmđặc thù của hoạt động đào tạo là con người, không chấp nhận phế phẩm, đặcbiệt đối tượng quản lý là lao động sư phạm của người dạy, việc học tập,nghiên cứu của người học thì cấp độ QLCL này không phù hợp.
Đảm bảo chất lượng
Khác với kiểm soát chất lượng, ĐBCL là quá trình xảy ra trước vàtrong khi thực hiện Mối quan tâm của ĐBCL là phòng chống những sai phạmxảy ra ngay từ bước đầu tiên Chất lượng của sản phẩm được thiết kế ngaytrong quá trình xản xuất ra sản phẩm từ khâu đầu đến khâu cuối theo nhữngtiêu chuẩn nghiêm ngặt, đảm bảo không có sai phạm trong bất kỳ khâu nào.ĐBCL là sự thoả mãn các tiêu chuẩn kỹ thuật một cách ổn định
Trong giáo dục đại học, ĐBCL được xác định như các hệ thống, chínhsách, thủ tục, quy trình, hành động và thái độ được xác định từ trước nhằm đạtđược, duy trì, giám sát và củng cố chất lượng đào tạo ở mức chuẩn cho phépnhất định và tìm ra những giải pháp để không ngừng nâng cao chất lượng giáodục; đảm bảo để nhà trường hoàn thành sứ mạng Triển khai công tác ĐBCLmột cách đầy đủ, toàn diện sẽ giúp các trường đại học ĐBCL sản phẩm đàotạo của nhà trường đồng thời khẳng định uy tín, thương hiệu với xã hội
Quản lý chất lượng tổng thể
Trong các cấp độ QLCL, TQM được thừa nhận là cấp độ cao nhất, cólúc được vận dụng như một triết lý quản lý, có lúc lại được vận dụng như mộttiếp cận có tính chất phương pháp luận hay một mô hình với hệ thống cácthành tố cấu trúc Được ba nhà lý luận hàng đầu về chất lượng là Deming,Crosby, Juran xây dựng các nội dung cốt lõi Ngày nay, TQM đã phát triểnthành một hệ thống lý luận vững vàng và lan rộng ra nhiều nước trên thế giới,được vận dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống, trong đó có giáo dục và đàotạo
TQM là một phương pháp quản lý của một tổ chức, định hướng vàochất lượng, dựa trên sự tham gia của mọi thành viên và nhằm đem lại sự
Trang 19thành công dài hạn thông qua sự thoả mãn khách hàng và lợi ích của mọithành viên của tổ chức và của xã hội Mục tiêu của TQM là cải tiến chấtlượng sản phẩm và thoả mãn khách hàng ở mức tốt nhất cho phép Đặc điểmnổi bật của TQM so với các phương pháp QLCL trước đây là nó cung cấpmột hệ thống toàn diện cho công tác quản lý và cải tiến mọi khía cạnh cóliên quan đến chất lượng và huy động sự tham gia của mọi bộ phận và mọi
cá nhân để đạt mục tiêu chất lượng đã đề ra
Các đặc điểm chung của TQM trong quá trình triển khai thực tế hiệnnay tại các tổ chức có thể được tóm tắt như sau: chất lượng định hướng bởikhách hàng; vai trò lãnh đạo trong tổ chức; cải tiến chất lượng liên tục; tínhnhất thể, hệ thống; sự tham gia của mọi cấp, mọi bộ phận, mọi thành viên; sửdụng các phương pháp tư duy khoa học như kỹ thuật thống kê, vừa đúng lúc
TQM có các đặc trưng cơ bản sau: chất lượng được tạo nên bởi sự thamgia của tất cả mọi người; chú ý đến mối quan hệ với các lợi ích xã hội (tất cảmọi người đều có lợi); chú ý đến giáo dục và đào tạo (chất lượng bắt đầu bằngđào tạo và kết thúc cũng bằng đào tạo); dựa trên chế độ tự quản – chất lượngkhông được tạo nên bởi sự kiểm tra mà bởi sự tự giác; chú ý đến việc sử dụngcác dữ liệu quản lý dựa trên sự kiện; quản lý và triển khai chính sách (xây dựng
và triển khai hệ thống chính sách trên toàn bộ tổ chức); hoạt động nhằm tới chấtlượng (thúc đẩy ý thức tự quản và hợp tác của người lao động); chia sẻ kinhnghiệm và ý tưởng (khuyến khích các ý tưởng sáng tạo và cải tiến); xem xétcủa lãnh đạo và đánh giá nội bộ (đảm bảo hệ thống chất lượng hoạt động thôngsuốt, thực hiện chính sách và kế hoạch chất lượng); sử dụng các phương phápthống kê (thu thập và phân tích dữ liệu về sản phẩm và quá trình)
1.1.3 Quản lý chất lượng đào tạo sĩ quan chỉ huy kỹ thuật công binh
ở Trường Sĩ quan Công binh
* Khái niệm chất lượng đào tạo sĩ quan chỉ huy kỹ thuật công binh ở Trường Sĩ quan Công binh
Chất lượng đào tạo sĩ quan CHKT công binh ở TSQCB là tổng hòa các
Trang 20CHKT công binh, phản ánh ở các đặc trưng về phẩm chất, thái độ, kiến thức,
kỹ năng tương ứng với mục tiêu yêu cầu đào tạo của Nhà trường
Chất lượng đào tạo sĩ quan CHKT công binh ở TSQCB được biểu hiệntrên các khía cạnh sau đây:
Thứ nhất, chất lượng đào tạo sĩ quan CHKT công binh ở TSQCB không
phải là những con số cộng lại đơn giản của tất cả các giá trị của các yếu tố,các phẩm chất hợp thành, mà là sự tích hợp một cách tự giác, chủ động, sángtạo tổng hòa các yếu tố, các điều kiện cần và đủ, các phẩm chất được hìnhthành và phát triển trong quá trình đào tạo
Thứ hai, chất lượng đào tạo sĩ quan CHKT công binh ở TSQCB được
hình thành, phát triển trong mối quan hệ với các thành tố khác của quátrình đào tạo và diễn ra lâu dài, khó khăn, phức tạp; đòi hỏi phải được xemxét đánh giá một cách toàn diện, từ những yếu tố đầu vào, những yếu tốcủa quá trình đào tạo, yếu tố đầu ra của sản phẩm đào tạo cũng như việcphát huy tác dụng của các sản phẩm đào tạo trong thực tiễn công tác Vì
vậy, chất lượng đào tạo sĩ quan CHKT công binh ở TSQCB được đánh giá
Trang 21Từ cách tiếp cận trên, tác giả quan niệm: QLCL đào tạo sĩ quan
CHKT công binh ở TSQCB là sự tác động có tổ chức, có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến quá trình đào tạo sĩ quan CHKT công binh
để định hướng và kiểm soát hệ thống chất lượng đào tạo nhằm bảo đảm và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo theo mục tiêu đã đặt ra, đáp ứng yêu cầu của các đơn vị.
Thực chất QLCL đào tạo sĩ quan CHKT công binh ở TSQCB là quản lý
các nội dung liên quan trong quá trình đào tạo của Nhà trường, thông qua sựtác động của chủ thể quản lý đến toàn bộ quá trình đào tạo bảo đảm cho chấtlượng đào tạo sĩ quan CHKT công binh đạt được chất lượng cao đáp ứng vớimục tiêu đào tạo đã xác định và nhu cầu của các đơn vị
Mục đích QLCL đào tạo sĩ quan CHKT công binh ở TSQCB là nhằm
bảo đảm cho chất lượng đào tạo sĩ quan CHKT công binh đạt tới mục tiêu đàotạo của Nhà trường đã xác định
Chủ thể QLCL đào tạo sĩ quan CHKT công binh là những cá nhân và tổ
chức, được phân cấp theo quy định của Điều lệnh Quản lý bộ đội và Điều lệCông tác Nhà trường trong quân đội Đối với TSQCB, chủ thể QLCL đào tạo
sĩ quan CHKT công binh được xác định như sau:
Ban Giám hiệu là bộ phận chỉ huy, quản lý và điều hành toàn diện mọi
mặt hoạt động của Nhà trường Trong đó, QLCL đào tạo sĩ quan CHKT côngbinh là hoạt động trung tâm
Phòng Đào tạo, Ban Khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục - đào tạo là các cơ quan quản lý, điều hành tổng thể chương trình, kế hoạch huấn
luyện, thanh tra, kiểm tra đối với đào tạo sĩ quan CHKT công binh, phối hợphoạt động sư phạm của các khoa giáo viên với hoạt động của các cơ quanchức năng khác tạo thành một quy trình GD - ĐT thống nhất, hợp lôgíc
Phòng Chính trị là cơ quan chức năng quản lý thực hiện hoạt động
công tác đảng, công tác chính trị đối với mọi lực lượng và tổ chức trong
Trang 22Nhà trường Trong đó, quản lý việc giáo dục xây dựng động cơ, tráchnhiệm cho học viên đào tạo sĩ quan CHKT công binh, quản lý hồ sơ lý lịchđảng, đoàn là nhiệm vụ quan trọng.
Ban Khoa học quân sự là cơ quan quản lý hoạt động nghiên cứu khoa
học của đội ngũ CBQL giáo dục, giảng viên và học viên, sản phẩm mà họthực hiện nghiên cứu trong quá trình công tác và học tập
Các khoa giáo viên là lực lượng sư phạm chủ yếu, trực tiếp giảng dạy,
quản lý chương trình, nội dung môn học, phương pháp sư phạm của giảngviên và trực tiếp quản lý chất lượng học tập các môn học của học viên
Các tiểu đoàn quản lý học viên đào tạo sĩ quan CHKT công binh trực tiếp
quản lý con người; quản lý hoạt động học tập, rèn luyện và sinh hoạt của học viên;đồng thời, một mặt giữ vai trò “hoạt động sư phạm ngoài giảng đường”, mặt khác,phối hợp cùng các chủ thể khác tham gia QLCL đào tạo sĩ quan CHKT công binh
Các lực lượng trên hợp thành chủ thể quản lý, được phân cấp theo chứcnăng, nhiệm vụ, theo Điều lệnh Quản lý bộ đội và Điều lệ Công tác nhàtrường trong quân đội đã quy định
Đối tượng quản lý là chất lượng đào tạo sĩ quan CHKT công binh Học
viên đào tạo sĩ quan CHKT công binh vừa là khách thể tiếp nhận các tác
động, sự điều khiển, định hướng theo các quyết định của chủ thể quản lý; vừa
là chủ thể tự QLCL đào tạo của bản thân Tự điều khiển, tự tổ chức quản lý
của học viên đào tạo sĩ quan CHKT công binh giữ vai trò quan trọng đến chấtlượng đào tạo của mỗi người
Nội dung QLCL đào tạo sĩ quan CHKT công binh bao gồm: quản lý
mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo; quản lý các tổ chức và phươngthức đào tạo sĩ quan CHKT công binh; quản lý đội ngũ giảng viên; quản lýhọc viên đào tạo sĩ quan CHKT công binh; quản lý cơ sở vật chất và cácđiều kiện bảo đảm cho đào tạo
Phương pháp QLCL đào tạo sĩ quan CHKT công binh là tổng thể
những cách thức, biện pháp tác động của các chủ thể quản lý trong Nhà
Trang 23trường đến toàn bộ quá trình đào tạo sĩ quan CHKT công binh, nhằm thựchiện có chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo theo mục tiêu, yêucầu đào tạo đã xác định.
1.2 Nội dung quản lý chất lượng đào tạo sĩ quan chỉ huy kỹ thuật công binh ở Trường Sĩ quan Công binh
Căn cứ vào Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục
trường đại học (ban hành kèm theo Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày
01 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) [Phụ lục 12];Thông tư số 37/2012/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 10 năm 2012 về việc sửađổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01tháng 11 năm 2007 ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượngtrường đại học; Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo
dục trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp (ban hành kèm theo
Thông tư 62/2012/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Đồng thời, căn cứ vào đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ
đào tạo sĩ quan CHKT công binh ở TSQCB, tác giả xác định QLCL đào tạo sĩquan CHKT công binh ở TSQCB cần tập trung vào các nội dung sau:
1.2.1 Quản lý mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo
Mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo sĩ quan CHKT công binh làkhâu trọng yếu, quyết định chất lượng đào tạo sĩ quan CHKT công binh ởTSQCB Mục tiêu là kết quả dự định trước mà quá trình đào tạo phải đạt đến.Mục tiêu có tác dụng định hướng cho mọi hoạt động của người dạy, người học
và người quản lý đảm bảo có chất lượng, hiệu quả Sự phù hợp của chươngtrình, nội dung đào tạo với chức năng và mục tiêu đào tạo của Nhà trường làtiêu chí đảm bảo cho quá trình đào tạo đạt được chất lượng như thiết kế
Nhiệm vụ quản lý mục tiêu đào tạo sĩ quan CHKT công binh bao gồmquản lý việc xây dựng mục tiêu đào tạo theo chuẩn mực về chất lượng vàquản lý quá trình thực hiện mục tiêu; quản lý các mục tiêu lâu dài và trước
Trang 24CHKT công binh sau khi tốt nghiệp, khả năng đáp ứng yêu cầu của các đơn
vị, khả năng thích ứng với môi trường và phát triển kiến thức đã học, hoànthiện và nâng cao năng lực chuyên môn
Nhiệm vụ quản lý nội dung chương trình đào tạo sĩ quan CHKT côngbinh bao gồm việc xây dựng và thực hiện nội dung chương trình đào tạo theomục tiêu Đó chính là việc đảm bảo các yêu cầu cơ bản về tỷ lệ các khốilượng kiến thức, tính hợp lý của cấu trúc chương trình, tính khoa học, tính tưtưởng, tính thực tiễn của nội dung và bảo đảm cân đối giữa lý thuyết với thựchành, giữa cơ bản và chuyên sâu, giữa truyền thống và hiện đại
1.2.2 Quản lý các tổ chức và phương thức đào tạo
Quản lý các tổ chức và phương thức đào tạo sĩ quan CHKT công binh
là lĩnh vực quan trọng hàng đầu để ĐBCL đào tạo sĩ quan CHKT công binh ởTSQCB Quản lý các tổ chức và phương thức đào tạo tốt có thể nhân lên vàtạo ra nguồn lực tiềm tàng để ĐBCL đào tạo Ngược lại, quản lý các tổ chức
và phương thức đào tạo không tốt sẽ làm tiêu tán nguồn lực, dẫn đến chấtlượng đào tạo bị suy giảm
Nhiệm vụ bao gồm: cơ cấu tổ chức của Nhà trường được thực hiện theoquy định của Điều lệ trường đại học và các quy định khác của pháp luật có liênquan Hệ thống văn bản để tổ chức, quản lý một cách có hiệu quả các hoạt độngcủa Nhà trường Việc phân định chức năng, trách nhiệm và quyền hạn của các bộphận, CBQL, giảng viên Hoạt động của tổ chức Đảng và các tổ chức đoàn thểtrong Nhà trường Các chiến lược và kế hoạch phát triển ngắn hạn, trung hạn, dàihạn phù hợp với định hướng phát triển và sứ mạng của nhà trường; có chính sách
và biện pháp giám sát, đánh giá việc thực hiện các kế hoạch của Nhà trường
1.2.3 Quản lý đội ngũ giảng viên
Quản lý đội ngũ giảng viên ở TSQCB chính là quá trình quản lý mọihoạt động của người giảng viên Quản lý các hoạt động của giảng viên trên 6nhiệm vụ được quy định trong Điều 25, Điều lệ công tác nhà trường Quân độinhân dân Việt Nam mà họ phải thực hiện trong quá trình giảng dạy và côngtác, bao gồm: giảng dạy, giáo dục học viên, nghiên cứu khoa học, thực hiện
Trang 25pháp luật Nhà nước, đạo đức nhà giáo, thực hiện các nhiệm vụ khác theo quyđịnh Như vậy, đội ngũ giảng viên ở TSQCB có vị trí, vai trò đặc biệt quantrọng trong GD - ĐT ở Nhà trường.
Nội dung quản lý đội ngũ giảng viên là vấn đề quan trọng trong quản lýchất lượng đào tạo sĩ quan CHKT công binh ở TSQCB, bao gồm: quản lý về
số lượng giảng viên; quản lý về chất lượng các giảng viên; quản lý hoạt độnggiảng dạy của giảng viên; quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảngviên; quản lý hoạt động tự học, tự giáo dục của giảng viên; quản lý các hoạtđộng chính trị - xã hội của giảng viên Các nội dung này cần được quản lýtheo hệ thống chặt chẽ, đồng thời, có hiệu quả trong quá trình quản lý giảngviên; trong đó việc quản lý số lượng, chất lượng, hoạt động giảng dạy củagiảng viên là những nội dung cơ bản nhất ở TSQCB hiện nay
1.2.4 Quản lý học viên đào tạo sĩ quan chỉ huy kỹ thuật công binh
Công tác quản lý học viên đào tạo sĩ quan CHKT công binh có vị trí,vai trò rất quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, yêu cầu đào tạo.Quản lý học viên đào tạo sĩ quan CHKT công binh về thực chất là quản lýviệc thực hiện các nhiệm vụ của họ trong quá trình GD - ĐT ở Nhà trường.Nội dung quản lý học viên đào tạo sĩ quan CHKT công binh bao gồm:
Quản lý về số lượng học viên đào tạo sĩ quan CHKT công binh Thựchiện quản lý theo ngày, tuần, tháng cả trong và ngoài giờ; quản lý số lượngcác hoạt động, nhiệm vụ gắn với đánh giá có số liệu cụ thể; quản lý quân sốtheo chức trách, quyền hạn và kiểm tra, báo cáo phân cấp theo quy định
Quản lý về chất lượng học viên đào tạo sĩ quan CHKT công binh Thựchiện quản lý chất lượng học viên đào tạo sĩ quan CHKT công binh thông quacác hoạt động cơ bản của họ ở TSQCB, đó là: hoạt động học tập gắn với kiếnthức, kỹ năng theo mục tiêu đào tạo; hoạt động rèn luyện góp phần hình thànhphẩm chất nhân cách học viên theo lôgic từ nâng cao nhận thức đến xây dựngniềm tin và quá trình hình thành thế giới quan hành vi tốt đẹp của học viên;
Trang 26hoạt động nghiên cứu khoa học từ việc vận dụng những tri thức, sự sáng tạocủa học viên vào nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao khả năng nghiên cứukhoa học của họ; hoạt động chính trị - xã hội
1.2.5 Quản lý cơ sở vật chất và các điều kiện bảo đảm cho đào tạo
Quản lý cơ sở vật chất và các điều kiện bảo đảm cho đào tạo sĩquan CHKT công binh ở TSQCB là những tác động hợp quy luật củachủ thể quản lý đến những đối tượng quản lý có liên quan tới lĩnh vực
cơ sở vật chất và các điều kiện bảo đảm cho đào tạo nhằm đạt tới mụctiêu quản lý Nhà trường
Cơ sở vật chất và các điều kiện bảo đảm cho đào tạo sĩ quan CHKTcông binh ở TSQCB là những điều kiện vật chất, những phương tiện dạyhọc và phục vụ nghiên cứu khoa học Cơ sở vật chất và các điều kiện bảođảm cho đào tạo sĩ quan CHKT công binh ở TSQCB bao gồm tất cảnhững công trình, nhà cửa, đường xá, thiết bị sinh hoạt, khuôn viên; cácphòng học, phòng bổ trợ; thiết bị thí nghiệm; vũ khí trang bị và tài sảnhuấn luyện chiến đấu; các phương tiện kỹ thuật dạy học, sách giáo khoa,giáo trình và các tài liệu huấn luyện khác; trung tâm huấn luyện thựchành, điểm bảo dưỡng kỹ thuật; công trình thể thao, bãi tập đội ngũ ,xưởng huấn luyện sản xuất…
Mục tiêu của công tác quản lý cơ sở vật chất và các điều kiện bảo đảmcho đào tạo sĩ quan CHKT công binh ở TSQCB là phát huy hiệu lực các chế
độ quy định của quân đội, của Nhà trường về quản lý, xây dựng, phát triển,mua sắm (cấp phát), trang bị, sử dụng, sửa chữa, bảo quản Phát huy tráchnhiệm của các tổ chức, các lực lượng tham gia quản lý, đảm bảo cho quá trìnhđào tạo đạt được hiệu quả và chất lượng cao
Như vậy, quản lý chất lượng đào tạo sĩ quan CHKT công binh ởTSQCB gồm nhiều nội dung khác nhau Mỗi nội dung phản ánh một khía
Trang 27cạnh của công tác quản lý và có mối quan hệ chặt chẽ, tác động và hỗ trợ lẫnnhau, bổ sung cho nhau Sự phân chia các nội dung quản lý trên đây chỉ cótính chất tương đối Quá trình quản lý đòi hỏi phải chú trọng thực hiện đồng
bộ các nội dung trên
1.3 Những yếu tố tác động đến quản lý chất lượng đào tạo sĩ quan chỉ huy kỹ thuật công binh ở Trường Sĩ quan Công binh
Theo quan điểm hệ thống, chất lượng đào tạo sĩ quan CHKT công binh
là một bộ phận cấu thành chất lượng đào tạo ở TSQCB, có quan hệ chặt chẽ
và luôn chịu sự chi phối, tác động của nhiều yếu tố khách quan, chủ quan.Theo đó, QLCL đào tạo sĩ quan CHKT công binh ở TSQCB chịu tác độngcủa một số yếu tố sau đây:
1.3.1 Tác động từ mục tiêu, yêu cầu đào tạo trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
Theo quan điểm chỉ đạo của chiến lược phát triển giáo dục đào tạotrong quân đội “Giáo dục và đào tạo trong quân đội nhằm đào tạo đội ngũ cán
bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc” [6, tr.14] Để hoàn thành mục tiêu, yêu cầu này thì QLCLđào tạo giữ vai trò hết sức quan trọng, hiện thực hóa vấn đề đã được Nghịquyết Trung ương 8 khóa XI nêu rõ “Xây dựng nền giáo dục mở, thực học,thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dụchợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chấtlượng; chuẩn hóa, hiện đại hoá, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế
hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bảnsắc dân tộc” [13, tr.120] Đây là những yếu tố tác động toàn diện, sâu sắc tớitoàn bộ quy trình quản lý, tới nhận thức và hành động của chủ thể quản lý vàđối tượng quản lý Giúp cho chủ thể quản lý có cơ sở để định hướng, điều
Trang 28khiển, chỉ đạo việc xác lập các biện pháp QLCL đào tạo ở TSQCB, trong đó
có QLCL đào tạo sĩ quan CHKT công binh
1.3.2 Tác động từ nhiệm vụ của bộ đội công binh
và sự gia tăng mở rộng nhiệm vụ giáo dục – đào tạo của Trường Sĩ quan Công binh
Trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, lực lượng công binh vừaphải bảo đảm chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, vừa tham gia lao động sảnxuất, phát triển kinh tế - xã hội, trong đó, nhiều nhiệm vụ có tính chất nguyhiểm, phức tạp Là lực lượng làm nòng cốt trong công tác dò tìm, xử lý bommìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh; tham gia các hoạt động gìn giữ hòabình của Liên Hợp Quốc, giáo dục phòng tránh bom mìn, hỗ trợ nạn nhân vàhuấn luyện đào tạo, chuyển giao công nghệ, trang bị chuyên dùng để nâng caohiệu quả dò tìm, xử lý bom mìn, vật nổ; cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai,sập đổ công trình; tham gia bảo đảm giao thông, xây dựng công trình phòngthủ trên các địa bàn chiến lược, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; thamgia quy hoạch và tổ chức xây dựng đường tuần tra biên giới… Để thực hiệnthắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ trên phải đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡngnâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ sĩ quan CHKT công binh trên mọilĩnh vực, trong đó nâng cao chất lượng đào tạo sĩ quan CHKT công binh làmột nội dung hết sức quan trọng
Trường Sĩ quan Công binh với nhiệm vụ trung tâm là đào tạo sĩ quanCHKT công binh, ngoài ra còn phải đào tạo nhiều đối tượng khác như: hoànthiện đại học, đào tạo chỉ huy tham mưu cấp trung - lữ đoàn công binh,chuyển loại cán bộ chính trị, đào tạo sĩ quan dự bị, đào tạo cán bộ có trình độcao đẳng cho Bộ Công an, đào tạo sinh viên dân sự Với đối tượng học viên,sinh viên ngày càng đa dạng, số lượng ngày càng tăng, hình thức đào tạo ngàycàng mở rộng theo nhiều cấp học, bậc học, kết hợp đào tạo theo học vấn vàtheo chức danh sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến công tác QLCL đào tạo sĩ quanCHKT công binh ở Nhà trường
Trang 291.3.3 Tác động từ mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo sĩ quan chỉ huy kỹ thuật công binh
Mục tiêu đào tạo sĩ quan CHKT công binh ở TSQCB có ảnh hưởng lớnđến chất lượng đào tạo sĩ quan CHKT công binh, xác định mục tiêu đúng, làm
cơ sở định hướng cho khung chương trình đào tạo đúng, nếu xác định chưađúng thì khung chương trình đào tạo sẽ không đúng, vậy mục tiêu đào tạo rấtquan trọng trong việc đào tạo sĩ quan CHKT công binh, nó ảnh hưởng trựctiếp đến sản phẩm, kiến thức, trình độ nghề nghiệp của học viên
Nội dung chương trình đào tạo của Nhà trường cũng là một trong cácyếu tố tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục và đào tạo.Chương trình đào tạo quy định bậc đào tạo cũng như mặt bằng kiến thức đàotạo Nội dung chương trình đào tạo là yếu tố xác định khối lượng kiến thứccần thiết để truyền đạt tới người học theo mục tiêu đã xây dựng Cùng với quỹthời gian tương ứng, nội dung chương trình khóa học bao trùm nội dungchương trình của các khối kiến thức và nội dung chương trình của từng nămhọc trong đó có nội dung chương trình cụ thể của từng môn học Đối với đàotạo sĩ quan CHKT công binh việc xác định nội dung chương trình đào tạo mộtmặt phải dựa trên mục tiêu yêu cầu đào tạo, mặt khác cần phải bám sát vớiđặc điểm và thực tiễn hoạt động nghề nghiệp chuyên môn của học viên đàotạo sĩ quan CHKT công binh sau khi tốt nghiệp
1.3.4 Tác động từ chất lượng giảng dạy của giảng viên và hoạt động quản lý của đội ngũ cán bộ các cấp trong Nhà trường
Chất lượng giảng dạy của giảng viên ở TSQCB là yếu tố rất quan trọng,trực tiếp quyết định đến chất lượng đào tạo của Nhà trường nói chung và chấtlượng đào tạo sĩ quan CHKT công binh nói riêng Chất lượng giảng dạy trongquá trình dạy học của giảng viên được đánh giá bằng chất lượng bài soạn, tàinghệ sư phạm, hoạt động giảng bài, phương pháp quản lý, kinh nghiệm thựctiễn, uy tín nghề nghiệp của họ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạynói chung Chất lượng giảng dạy còn phụ thuộc vào nghệ thuật điều khiển của
Trang 30giảng viên đối với sự tích cực hưởng ứng, tham gia các hoạt động nhận thức,tiếp thu bài giảng, khả năng vận dụng kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng thực hànhcủa học viên; dẫn dắt học viên biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáodục, tự học, tự rèn luyện và hoàn thiện nhân cách Do đó, chất lượng giảngdạy của giảng viên có vai trò quan trọng, quan hệ gắn bó mật thiết và tươngtác với hoạt động học tập, rèn luyện của học viên, trực tiếp tác động đến ýthức tự giác của học viên trong hoạt động học tập; khả năng nhận thức tiếpthu bài giảng, việc chấp hành kỷ luật trong học tập và tác động đến kết quảhọc tập, việc hình thành kỹ xảo, kỹ năng công tác của học viên.
Cán bộ quản lý giáo dục ở TSQCB bao gồm các cấp lãnh đạo, chỉhuy, quản lý của Nhà trường, cán bộ thuộc các phòng, ban, các tiểu đoàn
và các đại đội học viên Chất lượng hoạt động quản lý của đội ngũ cán bộthể hiện ở phẩm chất, năng lực công tác trong thực tiễn Bao gồm phẩmchất đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp; năng lực và nghệ thuật tổ chức, chỉđạo, điều hành, chỉ huy, quản lý tác động đến việc hoạch định chủ trương,chiến lược phát triển Nhà trường, hệ thống các văn bản, quy chế, quyđịnh, chỉ thị, hướng dẫn quản lý, xây dựng và triển khai thực hiện kếhoạch Đây là những tác động trực tiếp, toàn diện và sâu sắc đến tâm lý,động cơ, thẩm mỹ, nhận thức của chủ thể quản lý, cũng như đến mỗi họcviên; tác động đến việc hình thành, phát triển phẩm chất nhân cách củahọc viên Do vậy, trong xác định các biện pháp quản lý cần có sự cânnhắc kỹ lưỡng đảm bảo tính hiệu quả cao, tránh chủ quan, nóng vội dẫntới đạt kết quả không mong muốn
1.3.5 Tác động từ môi trường đào tạo của nhà trường và các điều kiện bảo đảm
Có thể hiểu, môi trường đào tạo gồm: môi trường tự nhiên, môi trường
xã hội, môi trường văn hoá đạo đức, môi trường tâm sinh lý, môi trường sưphạm quân sự Trong đó, những tác động của môi trường tâm sinh lý, môi
Trang 31trường văn hoá, môi trường sư phạm quân sự là những nhân tố tác động trựctiếp, mạnh mẽ tới QLCL đào tạo sĩ quan CHKT công binh ở TSQCB hiệnnay Đây là tác động quan trọng trực tiếp, toàn diện và sâu sắc đến tâm lý,động cơ, thẩm mỹ, nhận thức của chủ thể quản lý đến mỗi học viên, tác độngđến việc hình thành và phát triển phẩm chất nhân cách của học viên Sự tácđộng đó rất phong phú, đa dạng, phức tạp và đan xen lẫn nhau Mức độ tácđộng tùy thuộc vào trình độ và sự tiếp nhận của mỗi đối tượng, nếu môitrường đào tạo tác động tích cực sẽ thúc đẩy chất lượng hoạt động đào tạo,QLCL đào tạo và ngược lại
Các yếu tố như giáo trình, tài liệu tham khảo, phương tiện kỹ thuật vàcác điều kiện đảm bảo cho công tác giảng dạy, học tập và quản lý là mộttrong những yếu tố có sự tác động không nhỏ đến chất lượng đào tạo vàQLCL đào tạo sĩ quan CHKT công binh Mục đích và kế hoạch quản lý đặt raphụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện trên
Trên đây là các yếu tố đã và đang tác động mạnh, toàn diện tới công tácgiáo dục và đào tạo của Nhà trường, trong đó có tác động tới chủ trương lãnhđạo, chỉ đạo của hệ thống tổ chức lãnh đạo, chỉ huy; tác động tới các lựclượng CBQL, giảng viên, học viên; đồng thời, những yếu tố này sẽ tác độngtrực tiếp tới công tác QLCL đào tạo sĩ quan CHKT công binh Vì vậy, đòi hỏicác chủ thể quản lý cần nhận thức sâu sắc, đánh giá đúng những yếu tố tácđộng đến hoạt động này, tận dụng những yếu tố tích cực để thực hiện có hiệuquả QLCL đào tạo sĩ quan CHKT công binh
*
Quản lý chất lượng đào tạo trong nhà trường quân đội hiện nay là mộttrong những nhiệm vụ quan trọng Đối với TSQCB, QLCL đào tạo sĩ quanCHKT công binh là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện
Trang 32mục tiêu, yêu cầu đào tạo Để giải quyết vấn đề này, luận văn tập trung làm rõnhững vấn đề lý luận về chất lượng đào tạo, QLCL đào tạo, QLCL đào tạo sĩquan CHKT công binh ở TSQCB, nội dung QLCL đào tạo sĩ quan CHKTcông binh ở TSQCB, các yếu tố tác động đến QLCL đào tạo sĩ quan CHKTcông binh ở TSQCB Đây là những luận cứ lý thuyết quan trọng của đề tàinghiên cứu, làm cơ sở cho khảo sát thực trạng và nguyên nhân của thực trạngQLCL đào tạo sĩ quan CHKT công binh ở TSQCB hiện nay.
Chương 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO SĨ QUAN CHỈ HUY KỸ THUẬT CÔNG BINH Ở TRƯỜNG SĨ QUAN CÔNG BINH 2.1 Khái quát về đào tạo sĩ quan chỉ huy kỹ thuật công binh ở Trường Sĩ quan Công binh
2.1.1 Giới thiệu về Trường Sĩ quan Công binh
Trường Sĩ quan Công binh thành lập ngày 26/12/1955 ở xã Ninh Sơn,huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, đến tháng 4 năm 1977, Nhà trường vào tiếpquản Thành Công binh của quân đội Ngụy trước đây, hiện nay đóng quân trênđịa bàn Thành phố Thủ Dầu Một – tỉnh Bình Dương, trung tâm huấn luyệnthực hành ở huyện Tân Uyên – tỉnh Bình Dương
Nhà trường với nhiệm vụ trung tâm là đào tạo sĩ quan chỉ huy kỹ thuậtcông binh cấp phân đội có trình độ bậc đại học, ngoài ra còn phải đào tạo nhiềuđối tượng khác như: hoàn thiện đại học, đào tạo chỉ huy tham mưu cấp trung -
lữ đoàn công binh, chuyển loại cán bộ chính trị, đào tạo sĩ quan dự bị, đào tạocán bộ có trình độ cao đẳng cho Bộ Công an Trước yêu cầu của sự nghiệp đổimới đất nước, tháng 9/1998, nhà trường chính thức được giao nhiệm vụ đào tạođại học, năm 2002, nhà trường được giao nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lựcphục vụ CNH, HĐH (đào tạo sinh viên dân sự) Tháng 8 năm 2013, Thủ tướngChính phủ ký quyết định số 1359/QĐ-TTg thành lập Trường Đại học Ngô
Trang 33Quyền trên cơ sở TSQCB Trải qua 60 năm xây dựng và trưởng thành, Nhàtrường được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý, năm
2008, Nhà trường được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang.Các thế hệ cán bộ, giảng viên và học viên Nhà trường luôn phát huy cao độ chủnghĩa anh hùng cách mạng, luôn đoàn kết, nỗ lực, sáng tạo, chủ động vượt quamọi khó khăn xây đắp nên truyền thống vẻ vang của một cơ sở đào tạo quânđội, truyền thống đó là: tự lực, tự cường, chủ động sáng tạo; học đi đôi vớihành, Nhà trường gắn liền với đơn vị, với chiến trường; dạy tốt, học tốt, côngtác tốt, kỷ luật nghiêm; đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân, đoàn kết quốc tế
TSQCB nằm trong hệ thống nhà trường Quân đội và hệ thống giáo dụcquốc dân là tổ chức có tư cách pháp nhân, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Quân
ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng mà trực tiếp là Đảng ủy Binh chủng và Bộ Tưlệnh Công binh; sự chỉ đạo của các cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng Nhàtrường được biên chế tổ chức theo hệ thống nhà trường quân đội gồm: BanGiám hiệu, 05 cơ quan, 03 Ban trực thuộc, 08 khoa giáo viên, 07 tiểu đoàn, 01
hệ quản lý sinh viên dân sự, 01 trung tâm tin học và ngoại ngữ [Phụ lục 05]
2.1.2 Đặc điểm, yêu cầu đào tạo sĩ quan chỉ huy kỹ thuật công binh ở Trường Sĩ quan Công binh
* Đặc điểm đào tạo sĩ quan CHKT công binh ở Trường Sĩ quan Công binh
Một là, đặc điểm về mục tiêu đào tạo sĩ quan chỉ huy kỹ thuật công binh
TSQCB là một trung tâm đào tạo sĩ quan CHKT công binh cho quânđội và Binh chủng Công binh Việc đổi mới và không ngừng nâng cao chấtlượng GD - ĐT nói chung và đào tạo sĩ quan CHKT công binh nói riêng theotinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Hội nghị lần thứ támBan chấp hành Trung ương khóa XI, Nghị quyết 86-NQ/ĐUQSTW của Quân
ủy Trung ương về công tác giáo dục đào tạo trong tình hình mới, Nghị quyết51-NQ/BCT của Bộ Chính trị, Nghị quyết 513-NQ/ĐUQSTW của Quân ủy
Trang 34Trung ương, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Nhà trường lần thứ XXIII về tiếptục đổi mới toàn diện công tác GD - ĐT và xây dựng Nhà trường theo hướng
“chuẩn hoá, hiện đại hoá”; nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản
lý giáo dục Đổi mới quy trình, chương trình đào tạo, tạo sự chuyển biến cơbản, vững chắc về chất lượng, hiệu quả GD - ĐT và nghiên cứu khoa học
Mục tiêu đào tạo sĩ quan CHKT công binh khi ra trường trở thành sĩquan, là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam; có bản lĩnh chính trị vữngvàng, đạo đức cách mạng trong sáng; có mặt bằng kiến thức trình độ đạihọc theo các nhóm ngành tương ứng của Nhà nước; có kiến thức quân sựchuyên ngành công binh khá, ngoại ngữ, tin học, năng lực tư duy và thựchành chỉ huy, quản lý bộ đội, thực hiện tốt nhiệm vụ theo chức vụ ban đầu,
có khả năng phát triển làm cán bộ tiểu đoàn, sau đó đi đào tạo cao hơn
Hai là, đặc điểm về nội dung chương trình đào tạo sĩ quan CHKT công binh
Đào tạo ở TSQCB bao gồm nhiều đối tượng khác nhau, mỗi đốitượng đào tạo thực hiện chương trình đào tạo khác nhau và từng chươngtrình đào tạo khác nhau có mục tiêu, nội dung đào tạo khác nhau Do tínhchất phong phú của đối tượng đào tạo sĩ quan CHKT công binh nên nộidung đào tạo rất phong phú, đa đạng, đáp ứng với yêu cầu đào tạo cho cácđơn vị công binh trong toàn quân
Nội dung chương trình đào tạo sĩ quan CHKT công binh gồm có cácnội dung về khoa học xã hội và nhân văn, kiến thức quân sự, kiến thứcchuyên ngành, Nhà trường đã quan tâm kết hợp với công tác huấn luyện ngoạikhóa, các hoạt động công tác đảng, công tác chính trị và các hoạt động khácnhằm nâng cao trình độ năng lực chỉ huy bộ đội sau này như: thi Olimpic,giao lưu kết nghĩa, làm công tác dân vận, huấn luyện ngoại khóa về phươngpháp huấn luyện điều lệnh đội ngũ, huấn luyện bơi, huấn luyện bắn súng…
Khối lượng kiến thức tối thiểu là 210 đơn vị học trình và thời gian đàotạo là 4 năm Cấu trúc của khung chương trình đào tạo sĩ quan CHKT công
Trang 35binh được chia thành hai phần: kiến thức giáo dục đại cương 77 đơn vị họctrình; kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 133 đơn vị học trình, bao gồm: kiếnthức cơ sở nhóm ngành và cơ sở ngành: 51 đơn vị học trình, kiến thức ngành
và chuyên ngành: 67 đơn vị học trình, thực tập cuối khóa: 05 đơn vị học trình,khóa luận, thi tốt nghiệp: 10 đơn vị học trình
Ba là, đặc điểm về phương pháp và hình thức đào tạo sĩ quan CHKT công binh
Từ những đặc điểm về mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo sĩ quanCHKT công binh quy định phương pháp, hình thức đào tạo sĩ quan CHKTcông binh ở TSQCB
Trong xu thế đổi mới GD - ĐT, Nhà trường đang thực hiện đổi mới phươngpháp, hình thức dạy học Đổi mới phương pháp, hình thức dạy học được tiến hànhtheo hai hướng: cải tiến các phương pháp, hình thức dạy học truyền thống vànghiên cứu vận dụng các phương pháp, hình thức dạy học tiên tiến, hiện đại
Cải tiến, hoàn thiện các phương pháp, hình thức dạy học truyền thốngchính là phát triển các phương pháp dạy học theo chiều hướng dạy học tíchcực Hiện nay, trong đào tạo sĩ quan CHKT công binh các phương pháp, hìnhthức dạy học đang dần được cải tiến, hoàn thiện Các phương pháp, hình thứcdạy học truyền thống như: thuyết trình, trực quan, thực hành; các hình thứcnhư: bài giảng, xêmina, bài tập thực hành… đã có nhiều chuyển biến tích cực
Ngày nay, dưới sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và côngnghệ; cùng với xu hướng toàn cầu hoá và hợp tác quốc tế đã kéo theo nhữngthay đổi to lớn trong GD - ĐT, đặc biệt là những thay đổi mang tính cáchmạng về phương pháp, hình thức dạy học Nhiều phương pháp dạy học mớixuất hiện đã làm thay đổi về mặt bản chất trong cách dạy và cách học củagiảng viên và học viên Vận dụng phương pháp dạy học hiện đại, sát thực tếchiến đấu; gắn đào tạo tại trường với các hoạt động diễn tập, huấn luyện, sẵnsàng chiến đấu của đơn vị; tham quan nghiên cứu thực tế trong quá trình đào
Trang 36tạo; áp dụng rộng rãi và có hiệu quả phương pháp dạy học tích cực Trong đónổi bật nhất, bao trùm nhất, là các phương pháp dạy học “lấy người học làmtrung tâm”; các phương pháp dạy học theo lý thuyết dạy học tương tác; cácphương pháp dạy học của chiến lược dạy học hợp tác, dạy học theo chuyên
đề Các phương pháp, hình thức dạy học hiện đại đang từng bước đượcnghiên cứu, ứng dụng trong đào tạo sĩ quan CHKT công binh ở TSQCB
Bốn là, đặc điểm đối tượng đào tạo sĩ quan CHKT công binh ở TSQCB
Học viên đào tạo sĩ quan CHKT công binh là đối tượng đào tạo chủyếu ở TSQCB Họ có thể là học sinh phổ thông, hạ sĩ quan, chiến sĩ, quânnhân chuyên nghiệp, được tuyển chọn đào tạo bồi dưỡng thành sĩ quanCHKT công binh Học viên đào tạo sĩ quan CHKT công binh có nhiệm vụhọc tập, rèn luyện phẩm chất tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, chuyênmôn nghiệp vụ, tác phong chính quy, tính kỷ luật… phấn đấu trở thànhngười cán bộ ưu tú của Đảng trong quân đội
Học viên đào tạo sĩ quan CHKT công binh ở TSQCB gồm 4 chuyênngành đào tạo: công trình, cầu đường, vượt sông và xe máy Sau khi ra trườngthực hiện nhiệm vụ vừa phải bảo đảm chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, vừatham gia lao động sản xuất, phát triển kinh kinh tế - xã hội, trong đó, nhiềunhiệm vụ có tính chất nguy hiểm, phức tạp
* Yêu cầu đào tạo sĩ quan CHKT công binh ở TSQCB
Yêu cầu về phẩm chất chính trị và đạo đức: Bản lĩnh chính trị vững
vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, với Tổ quốc, vớinhân dân, quyết tâm phấn đấu theo con đường xã hội chủ nghĩa, gắn bó với sựnghiệp chiến đấu và xây dựng của Quân đội, của Binh chủng Công binh, có ýthức tổ chức kỷ luật, tinh thần chủ động, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm
vụ được giao Là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam
Có phẩm chất đạo đức trong sáng, có lối sống lành mạnh, giản dị, khiêmtốn, có phương pháp tư duy khoa học, sâu sát tỷ mỷ, dân chủ, gắn bó mật thiết
Trang 37với đơn vị, được quần chúng tín nhiệm; có niềm tin vững chắc vào mục tiêu, lýtưởng và sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp đổi mới, CNH, HĐH đấtnước; giữ gìn đạo đức cách mạng, phẩm chất tốt đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”.
Yêu cầu về trình độ kiến thức, năng lực thực hành: có kiến thức cơ
bản về lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những vấn đề cơ bản
về khoa học xã hội và nhân văn, hình thành thế giới quan, phương phápluận khoa học Có năng lực lãnh đạo, giáo dục và tiến hành công tác đảng,công tác chính trị ở đơn vị
Có trình độ năng lực lãnh đạo, tổ chức chỉ huy, quản lý, giáo dục bộ độitheo yêu cầu chức danh ban đầu là trung đội trưởng công binh, biết chức tráchcán bộ đại đội và tiểu đoàn
Nắm được lý luận cơ bản về chiến thuật binh chủng hợp thành và chiếnthuật bảo đảm của cấp phân đội công binh, trong đó trọng tâm là cấp trung đội
và đại đội Biết những nội dung cơ bản chiến thuật cấp tiểu đoàn, trung đoàn
Nắm vững chuyên môn kỹ thuật theo chuyên ngành đào tạo Có khảnăng tự học tập để nâng cao trình độ Biết ứng dụng có hiệu quả kiến thứckhoa học kỹ thuật, khoa học quân sự vào nhiệm vụ huấn luyện, quản lý, giáodục, rèn luyện, nuôi dưỡng cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền đáp ứng yêu cầu củaquân đội và binh chủng
Yêu cầu về về sức khỏe: bảo đảm đủ sức khỏe loại 1 (gồm 6 tiêu chí về sức khỏe:
nội, ngoại, tâm thần kinh, da liễu - hoa liễu, mắt, tai - mũi - họng) theo quy định
Đạt yêu cầu về tiêu chuẩn rèn luyện thể lực đối với nam quân nhântrong Quân đội nhân dân Việt Nam theo quy định số: 32/2009/TTLT-BQP-BVHTTDL ban hành ngày 22 tháng 6 năm 2009, gồm 5 tiêu chuẩn: tố chấtsức nhanh, tố chất sức mạnh, tố chất sức bền, bài tập tổng hợp và bơi tự do
2.2 Thực trạng quản lý chất lượng đào tạo sĩ quan chỉ huy kỹ thuật công binh ở Trường Sĩ quan Công binh
Trang 38Để đánh giá thực trạng QLCL đào tạo sĩ quan CHKT công binh ởTSQCB, luận văn đã căn cứ vào các nội dung quản lý đã xác định ở chương 1.Ngoài ra, tác giả đã tiến hành nghiên cứu các Nghị quyết lãnh đạo thực hiệnnhiệm vụ năm học và Nghị quyết chuyên đề về GD - ĐT của Đảng ủy TSQCBgiai đoạn 2011 - 2015, các báo cáo tổng kết năm học từ 2011 - 2015; trao đổitọa đàm với một số CBQL giáo dục, giảng viên có nhiều năm giảng dạy, quản
lý trong Nhà trường và trao đổi trực tiếp với một số học viên đào tạo sĩ quanCHKT công binh; tiến hành khảo sát QLCL đào tạo sĩ quan CHKT công binhbằng phiếu trưng cầu ý kiến với cách cho điểm và thang đánh giá như sau:
Cách cho điểm Thang đánh giá
2.2.1 Quản lý mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo
Để đánh giá thực trạng của quản lý mục tiêu, nội dung chương trìnhđào tạo sĩ quan CHKT công binh ở TSQCB, tác giả đã tiến hành khảo sát cán
bộ quản lý giáo dục và giảng viên trên 5 nội dung câu hỏi và đánh giá mức độthực hiện 5 nội dung đó từ mức 1 đến mức 5 (1 - Rất kém; 2 - Kém; 3 - Bìnhthường; 4 - Tốt; 5 - Rất tốt) Tác giả đã tiến hành xử lý số liệu khảo sát và kếtquả thu được như bảng 2.1 và biểu đồ 2.1 dưới đây:
Bảng 2.1: Kết quả khảo sát thực trạng quản lý mục tiêu, nội dung
chương trình đào tạo sĩ quan CHKT công binh ở TSQCB
Trang 39TB mức
A.1: Mục tiêu đào tạo sĩ quan CHKT công binh được công bố công khai
A.2: Mục tiêu đào tạo sĩ quan CHKT công binh phù hợp với đặc thùcủa Nhà trường, phù hợp với nhu cầu của Quân đội, bảo đảm tính thực tiễn,tính khoa học, tính khả thi và tính mềm dẻo
A.3: Cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên hiểu mục tiêu đào tạo sĩ quanCHKT công binh
A.4: Nội dung chương trình đào tạo sĩ quan CHKT công binh phù hợpvới mục tiêu đào tạo
A.5: Nội dung chương trình đào tạo sĩ quan CHKT công binh phản ánhcập nhật sự phát triển của khoa học và thực tiễn hoạt động quân sự
TBN: Trung bình nhóm
Có thể biểu diễn kết quả thu được theo biểu đồ 2.1:
Trang 40Biểu đồ 2.1: Thực trạng quản lý mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo sĩ quan CHKT công binh ở TSQCB
* Ưu điểm
Mục tiêu đào tạo sĩ quan CHKT công binh đã được phổ biến trong toànTrường tại “Nghị quyết về công tác giáo dục đào tạo trong tình hình mới”, “Nghịquyết về xây dựng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ năm 2011 – 2015”, “Nghịquyết về nâng cao chất lượng huấn luyện giai đoạn 2013 – 2020 và những nămtiếp theo” Ngoài ra, mục tiêu đào tạo sĩ quan CHKT công binh còn được đề cậpđến qua các hội nghị giao ban, qua các văn bản tổng kết năm học… Theo kếtquả khảo sát, mục tiêu đào tạo sĩ quan CHKT công binh được công bố công khaiđược đánh giá ở mức “Cao” với điểm trung bình là 3.85, trong đó có 65% ý kiếncủa giảng viên, CBQL giáo dục đánh giá ở mức tốt và rất tốt
Mục tiêu đào tạo sĩ quan CHKT công binh ở TSQCB được xác địnhphù hợp với mục tiêu đào tạo trình độ đại học quy định tại Luật giáo dục, yêucầu của Quân đội trong tình hình mới và sứ mạng đã tuyên bố, được định kỳ rà