1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lạm phát mục tiêu khả năng áp dụng khuôn khổ chính sách lạm phát mục tiêu của việt nam

66 1,2K 29

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 816,65 KB

Nội dung

1 TÓM TẮT ĐỀ TÀI I. Lý do chọn đề tài Từ trước đến nay, Việt Nam đã và đang thực hiện chính sách tiền tệ đa mục tiêu. Chúng ta vừa kỳ vọng đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, nhanh chóng vươn lên và ra khỏi nhóm nước có thu nhập thấp và giải quyết công ăn việc làm, vừa kỳ vọng kiểm soát giá cả và lạm phát, ổn định tiền tệ, vừa sử dụng chính sách tiền tệ như một công cụ bổ trợ ổn định ngân sách, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh quốc gia. Thực hiện chính sách tiền tệ đa mục tiêu với neo danh nghĩa là Tổng phương tiện thanh toán (M2) chúng ta đã đạt được những thành tựu nhất định trong quá trình đổi mới. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, cơ chế điều hành chính sách tiền tệ này đã bắt đầu bộc lộ những hạn chế của mình. Kết quả nghiên cứu và thực tế cho thấy Chính phủ đã thực sự có những phản ứng chống lạm phát thông qua các chính sách tiền tệ và tài khóa nhưng thường phản ứng chậm và thụ động trong đa số trường hợp. Một câu hỏi đặt ra là chúng ta cần làm gì khi phải chấp nhận sự thật là chất lượng tăng trưởng thấp trong khi lạm phát lại tăng mạnh? Hàng loạt các tổ chức quốc tế đã và đang hạ dự báo tăng trưởng và nâng dự báo lạm phát năm 2012 của Việt Nam. Đứng trước những khó khăn đó, làm sao vừa kiềm chế được lạm phát, vừa tiếp tục tăng trưởng ở mức hợp lý là một bài toán rất khó. Học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới thì có thể nói lạm phát mục tiêu chính là hướng đi tương lai cho tình trạng kinh tế Việt Nam. Duy trì lạm phát thấp và ổn định nên trở thành mục tiêu hàng đầu của chính sách tiền tệ để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời phải gắn liền với nâng cao hiệu quả các chính sách về cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, một vấn đề quan trọng đặt ra là liệu Việt Nam hiện nay đã có đủ điều kiện áp dụng khuôn khổ chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu hay chưa? Đây cũng là lý do em chọn đề tài “Lạm phát mục tiêu - Khả năng áp dụng khuôn khổ chính sách lạm phát mục tiêu của Việt Nam” nhằm xem xét và đánh giá khả năng áp dụng lạm phát mục tiêuViệt Nam. II. Mục tiêu nghiên cứu Mục đích của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề cơ bản của lạm phát mục tiêu, kinh nghiệm áp dụng khuôn khổ chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu của 2 các nước và thực tiễn Việt Nam đưa ra câu trả lời về việc có nên áp dụng khuôn khổ chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêuViệt Nam hay không III. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu chủ yếu dùng phương pháp phân tích định tính, trên cơ sở các dữ liệu thu thập để đánh giá cơ chế điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam, đồng thời, phân tích khả năng áp dụng khuôn khổ chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu tại Việt Nam IV. Nội dung nghiên cứu - Những vấn đề cơ bản về lạm phát mục tiêu và kinh nghiệm của các nước đã áp dụng lạm phát mục tiêu. - Thực trạng chính sách tiền tệ Việt Nam hiện nay. - Giải pháp và đề xuất nhằm thực hiện lạm phát mục tiêu tại Việt Nam. II. Đóng góp của đề tài Cung cấp những kiến thức cơ bản về lạm phát mục tiêu, cũng lợi ích đạt được của một quốc gia khi thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu. Nhìn nhận về những tồn tại và hạn chế của chính sách tiền tệ hiện nay. Đánh giá khả năng áp dụng lạm phát mục tiêu của Việt Nam, từ đó giúp đề ra những giải pháp nhằm hòa thiện chính sách tiền tệ hơn, phù hợp hơn để thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu tại Việt Nam. 3 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LẠM PHÁT MỤC TIÊU 1.1. Sơ lƣợc về lạm phát mục tiêu: 1.1.1. Khái niệm về lạm phát mục tiêu. 1.1.1.1. Theo IMF “Chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu là một bản thông báo ra công chúng về chỉ tiêu trung hạn của lạm phát cũng như uy tín của cơ quan thẩm quyền về tiền tệ để đạt mục tiêu này. Các yếu tố khác bao gồm phổ biến thông tin về các kế hoạch và mục tiêu của nhà hoạch định chính sách tiền tệ tới công chúng và thị trường, cũng như trách nhiệm giải trình của Ngân hàng Trung ương để đạt được các chỉ tiêu lạm phát của mình. Các quyết định về chính sách tiền tệ sẽ dựa trên độ lệch dự báo lạm phát (một cách hoàn toàn hay rõ ràng) đóng vai trò là chỉ tiêu trung gian của chính sách tiền tệ”. 1.1.1.2. Theo Bernake “Lạm phát mục tiêu là một khuôn khổ của chính sách tiền tệ được biểu thị bằng cách công bố rộng rãi con số mục tiêu của tỷ lệ lạm phát hay một khung mục tiêu dựa trên một hoặc nhiều dự báo”. 1.1.1.3. Kết luận Có rất nhiều khái niệm được đưa ra về lạm phát mục tiêu, nhưng tựu chung các nghiên cứu đều nhất trí rằng: “Lạm phát mục tiêu là một khung cơ bản cho chính sách tiền tệ mà trong đó Ngân hàng trung ương tính toán và công khai công bố một chỉ số lạm phát mục tiêu, và sẽ cố gắng duy trì mục tiêu này để nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế ổn định và tỷ lệ thất nghiệp thấp”. 1.1.2. Đặc điểm của lạm phát mục tiêu. 1.1.2.1. Ƣu điểm So với cơ chế điều hành chính sách tiền tệ trước nó, cơ chế điều hành chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu có một số ưu điểm. Thứ nhất, cho phép xác lập một khuôn khổ chính sách tiền tệ minh bạch với sự bảo đảm bằng trách nhiệm và uy tín trước công chúng bởi Ngân hàng Trung ương. Đó là cơ sở xác định lòng tin của 4 công chúng với cơ quan quản lý tiền tệ và là cơ chế đánh giá mức độ hoàn thành sứ mệnh của Ngân hàng Trung ương. Thứ hai, đây là cơ chế điều hành chính sách tiền tệ vừa tạo cho Ngân hàng Trung ương sự tập trung cần thiết vừa được quyền tự do, linh hoạt và quyền tự quyết nhất định trong điều hành chính sách tiền tệ. Thứ ba, tính độc lập tương đối của Ngân hàng Trung ương được duy trì nên Ngân hàng Trung ương có thể đối phó hiệu quả với những cú sốc xảy ra trong nước cũng như bảo vệ nền kinh tế trước những cú sốc xảy ra bên ngoài quốc gia. Thứ tư, do hướng vào một mục tiêu duy nhất là lạm phát nên chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu đã tạo tiền đề cho các mục tiêu kinh tế vĩ mô khác phát triển ổn định trong dài hạn như tăng trưởng, việc làm,…Điều này được minh chứng rõ hơn khi tiếp cận với các nền kinh tế đã áp dụng cơ chế điều hành chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu. Tuy nhiên, cho dù có nhiều ưu điểm, cơ chế điều hành chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu hoàn toàn không phải là phương thức hữu dụng bách bệnh. 1.1.2.2. Nhƣợc điểm Các ưu điểm của cơ chế điều hành chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu như đã đề cập ở trên cũng đồng thời là các nhược điểm của chính nó. Thứ nhất, do cơ chế ràng buộc giữa quyền và trách nhiệm trong điều hành chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu nên chính Ngân hàng Trung ương có thể bị trả giá rất đắt nếu những gì họ tự quyết trong việc điều hành chính sách tiền tệ lại dẫn tới lạm phát cao chứ không phải là lạm phát thấp và ổn định. Thứ hai, do các hiệu ứng của chính sách lên lạm phát có độ trễ về mặt thời gian nên Ngân hàng Trung ương không thể dễ dàng kiểm soát được lạm phát. Như vậy, việc đạt được mục tiêu lạm phát một cách chính xác về thời gian thường gặp khó khăn và cũng vì thế mà việc đánh giá mức độ thành công của chính sách cũng thường chậm trễ. Thứ ba, việc cố gắng để đạt được lạm phát mục tiêu có thể dẫn đến một mức tăng trưởng không bền vững của công ăn việc làm và sản lượng. 5 Thứ tư, do cơ chế ràng buộc thông tin giữa Ngân hàng Trung ương và công chúng nên Ngân hàng Trung ương luôn đứng trước áp lực phải minh bạch hơn, đối thoại tốt hơn trong khi không phải lúc nào họ cũng có thể đáp ứng yêu cầu này. 1.1.3. Các trụ cột cơ bản của lạm phát mục tiêu. 1.1.3.1. Tính minh bạch Có hai yếu tố đứng đằng sau sự tăng cường tính minh bạch của Ngân hàng trung ương. Thứ nhất, đó là mối quan hệ giữa tính minh bạch và hiệu quả của chính sách tiền tệ. Thứ hai, mối quan hệ giữa tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của Ngân hàng Trung ương. Tính minh bạch của chính sách tiền tệ đòi hỏi Ngân hàng Trung ương phải minh bạch trong mục tiêu của chính sách, minh bạch trong hoạt động của cơ chế truyền tải tiền tệ giữa hành động chính sách của Ngân hàng Trung ương và các biến mục tiêu, minh bạch trong việc đánh giá triển vọng của hoạt động kinh tế và lạm phát từ quan điểm của Ngân hàng Trung ương, và minh bạch trong việc thiết lập tỷ lệ lãi suất chính sách. Nói chung, tính minh bạch sẽ giúp cải thiện chức năng của chính sách tiền tệ trong một số khía cạnh sau. Thứ nhất, tính minh bạch làm tăng hiểu biết tốt hơn của công chúng về thị trường và chính sách tiền tệ và chính sách tiền tệ sẽ được lợi từ sự hiểu biết và ủng hộ của công chúng. Ngân hàng Trung ương nên nhấn mạnh đến vai trò của chính sách tiền tệ là để kiềm chế lạm phát trong dài hạn và khẳng định rằng một môi trường lạm phát thấp sẽ giúp nền kinh tế đạt được mức tăng trưởng năng suất cao hơn. Nếu công chúng hiểu và tin tưởng vào mục tiêu mà Ngân hàng Trung ương đang hướng tới, lạm phát kỳ vọng sẽ giảm và do đó sẽ giảm chi phí kiềm chế lạm phát. Thứ hai, là mối quan hệ giữa tính minh bạch và chức năng của chính sách tiền tệ bao gồm cả hành vi của các bên tham gia trên thị trường tài chính. Khi thị trường tài chính hiểu và dự đoán được những động thái của Ngân hàng Trung ương, những bước đầu tiên trong cơ chế truyền tải tiền tệ giữa các hành động chính sách và hoạt động kinh tế cũng như lạm phát được thực hiện trôi chảy hơn. 6 1.1.3.2. Công bố thông tin Sự minh bạch trong điều hành chính sách tiền tệ được xác định dựa trên mức độ công bố thông tin của Ngân hàng Trung ương đối với thị trường. Nội dung công bố thông tin: về cơ bản, các loại thông tin mà các Ngân hàng Trung ương thường công bố nhằm minh bạch hóa điều hành chính sách tiền tệ bao gồm: (1) Mục tiêu điều hành (mức lạm phát, hay cung tiền, hay tỷ giá mà chính sách tiền tệ cần đạt được); (2) Dự báo về các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, tài chính, tiền tệ và khả năng đạt được mục tiêu; (3) Biên bản các cuộc họp và quyết định chính sách; (4) Kết quả bỏ phiếu ra quyết định chính sách; và (5) Các giải thích về việc thay đổi chính sách. Cách thức công bố thông tin: (1) Thông cáo báo chí, họp giao ban báo chí: thường được thực hiện ngay sau các cuộc họp, giải thích ngắn gọn nguyên nhân ra quyết định chính sách; (2) Báo cáo: được thực hiện định kỳ tháng, quý, năm, là những phân tích chi tiết về bối cảnh và triển vọng kinh tế vĩ mô trong từng giai đoạn, quá trình và kết quả điều hành chính sách tiền tệ trong mối quan hệ với các chính sách vĩ mô khác, quyết định chính sách trong thời gian tới; (3) Tổ chức các cuộc họp chính thức hoặc bất thường; (4) Phát biểu, tuyên bố của lãnh đạo Ngân hàng Trung ương và các chuyên gia Ngân hàng Trung ương . 1.1.3.3. Chiến lƣợc truyền thông Truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải quan điểm của Ngân hàng Trung ương đến thị trường và công chúng. Một số thông điệp mà Ngân hàng Trung ương cần truyền tải gồm: (1) Ngân hàng Trung ương phải khẳng định mục tiêu lạm phát thấp và ổn định là phương tiện để đạt được mục tiêu cuối cùng cho nền kinh tế tăng trưởng lành mạnh và chỉ có khi đó việc làm được cung cấp nhiều hơn và mức sống của người dân sẽ được cải thiện trong một môi trường ổn định; (2) Ngân hàng Trung ương phải khẳng định chính sách tiền tệ là phương tiện cần thiết nhưng không đủ để đạt được các mục tiêu kinh tế. Khi giới thiệu khuôn khổ chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu, Ngân hàng Trung ương nên cố gắng truyền tải cho công chúng và thị trường hiểu rõ cách mà 7 khuôn khổ này được điều hành. Điều này có nghĩa Ngân hàng Trung ương cung cấp những cuộc thảo luận về mục tiêu chính sách, nhận thức hiện tại của Ngân hàng Trung ương về cơ chế truyền tải của chính sách tiền tệ, và giải thích việc lựa chọn các thông số thiết kế chính của cơ chế lạm phát mục tiêu. Trong số những khía cạnh quan trọng nhất của chiến lược truyền thông là cung cấp lời giải thích rõ ràng cách thức Ngân hàng Trung ương sẽ phản ứng như thế nào với tác động của các cú sốc cung và cầu lên lạm phát dự báo. Ngân hàng Trung ương cần nhấn mạnh: (1) Cách tiếp cận chính sách của Ngân hàng Trung ương sẽ tập trung vào trung hạn; (2) Tỷ lệ lạm phát dự báo sẽ đóng vai trò quan trọng trong điều hành chính sách; và (3) Quan điểm của Ngân hàng Trung ương về lạm phát dự báo sẽ thay đổi khi có được thông tin mới (bao gồm các cú sốc không dự báo trước được) và khi có những thay đổi trong phát triển kinh tế. 1.1.3.4. Trách nhiệm giải trình Nhân tố chủ chốt thứ hai thúc đẩy xu hướng về sự minh bạch hơn là xu hướng trách nhiệm giải trình lớn hơn, một yếu tố quan trọng trong khuôn khổ ủng hộ tính độc lập của ngân hàng trung ương. Để trách nhiệm giải trình được hiệu quả, cơ quan giám sát phải có đủ thông tin để đánh giá việc điều hành chính sách của ngân hàng trung ương. Các ngân hàng trung ương cung cấp thông tin đó trong nội dung chiến lược truyền thông toàn diện của họ, và nhu cầu cung cấp thông tin này đóng vai trò quan trọng ngày càng tăng trong tính minh bạch của chính sách tiền tệ. 1.1.4. Điều kiện cơ bản để áp dụng lạm phát mục tiêu. Thứ nhất, Ngân hàng Trung ương cần có một mức độ độc lập tương đối để thực thi chính sách tiền tệ, mặc dù, không có một Ngân hàng Trung ương nào có thể hoàn toàn độc lập khỏi sự ảnh hưởng của Chính phủ. Ngân hàng Trung ương cần phải, trong giới hạn cho phép, được tự do lựa chọn các công cụ để đạt được tỷ lệ lạm phát mục tiêu. Để thực hiện yêu cầu này, quốc gia đó cần từ bỏ nguyên tắc “ngân sách chi phối”, cũng như các vấn đề thuộc chính sách tài khóa không được gây ra bất cứ ảnh hưởng nào đến chính sách tiền tệ. 8 Thứ hai, Ngân hàng Trung ương phải có năng lực thực hiện lạm phát mục tiêu cũng như không có trách nhiệm với các mục tiêu khác như: tiền lương, mức thất nghiệp hay tỷ giá. Thứ ba, thể chế tài khóa, tài chính vững mạnh. Thể chế tài khóa vững mạnh thể hiện ở sự cân bằng trong thu chi ngân sách, kỷ luật rõ ràng trong các hoạt động thu chi, không có sự can thiệp để Ngân hàng Trung ương tài trợ cho thâm hụt ngân sách hoặc phát hành tiền để Chính phủ trả nợ. Thể chế tài chính vững mạnh được thể hiện ở sự phát triển vững vàng của hệ thống ngân hàng và hệ thống các định chế tài chính phi ngân hàng. Thứ tư, thể chế tiền tệ vững mạnh. Phải có cam kết mang tính thể chế được phổ biến rộng rãi về việc ổn định giá cả và phải được hiểu là mục tiêu quan trọng nhất của chính sách tiền tệ trong dài hạn. 1.1.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến lạm phát mục tiêu (1)Pr(IT/…)= f(Inf, Open, Fiscal, MT, CBFI, CBGI, CBII)  Với dữ liệu của 27 nước trong vòng 10 năm (1990-1999)  Inf: mức lạm phát trung bình  Open:mở cửa mậu dịch  Fiscal: thặng dư GDP  MT: mục tiêu tăng trưởng tiền tệ  CBFI: Sự chính thức độc lập của ngân hang trung ương  CBGI: Mục tiêu độc lập của ngân hàng trung ương  CBII: Sự độc lập của các công cụ của ngân hang trung ương 1.1.5.1. Mức độ lạm phát trung bình Có ảnh hưởng đáng kể đến chế độ lạm phát mục tiêu Các nước áp dụng chế độ lạm phát mục tiêu đều hướng đến việc giảm lạm phát xuống một con số trước và sau khi thực hiện chế độ lạm phát mục tiêu Các nước thực hiện chế độ lạm phát mục tiêu sẽ có mức lạm phát cao hơn các nước không thực hiện trong trung hạn 9 1.1.5.2. Mở cửa mậu dịch Các nước có lượng mở cửa mậu dịch cao thích hợp hơn đối với lạm phát mục tiêu Hầu hết các nước công nghiệp lớn không phải là những nước thực hiện lạm phát mục tiêu 1.1.5.3. Thặng dƣ GDP Có mối quan hệ nghịch biến đối với thặng dư GDP. Tuy nhiên mối liên hệ này không đạt đến mức trung bình. 1.1.5.4. Mục tiêu tăng trƣởng tiền tệ Có liên hệ đáng kể. Nghịch biến đối với lạm phát mục tiêu. 1.1.5.5. Sự độc lập của các công cụ của Ngân hàng Trung ƣơng. Lạm phát mục tiêu có liên hệ chặt chẽ với sự độc lập và các công cụ độc lập của ngân hàng trung ương. Có mối liên hệ nghịch biến đối với mục tiêu độc lập của ngân hàng trung ương, vì nếu ngân hàng có quyền tự do quyết định mục tiêu cho mình, họ sẽ hạ tỉ giá hối đoái hoặc neo tỉ lệ tăng trưởng tiền tệ hơn là thực hiện chế độ lạm phát mục tiêu. Lạm phát mục tiêu thường được kết hợp với các mục tiêu của chính phủ. 1.2. Đánh giá mức độ thành công của chính sách lạm phát mục tiêu. 1.2.1. Sự độc lập của Ngân hàng Trung ƣơng và lạm phát mục tiêu củng cố qua lại lẫn nhau. Kinh nghiệm trong những năm 1990 cho thấy rằng việc mở rộng hơn nữa sự độc lập của Ngân hàng Trung ương thường hỗ trợ cho việc chấp nhận lạm phát mục tiêu. Ở một số quốc gia trước khi chấp nhận lạm phát mục tiêu nên cung cấp những công cụ độc lập và chính thức cho các ngân hàng trung ương, như trường hợp ở New Zealand và Chile. Ở các nước khác, như Anh, công cụ độc lập đưa ra sau khi xảy ra lạm phát mục tiêu. 10 Ngân hàng Trung ương chỉ đạo điều hành chính sách tiền tệ với một mức độ độc lập tương đối có nghĩa là không đòi hỏi sự độc lập hoàn toàn với chính phủ, nhưng phải có quyền tự do điều hành các công cụ chính sách tiền tệ để đặt được mục tiêu lạm phátChính phủ cho là thích hợp. Để tuân thủ điều kiện này, nước đó không thể thực hiện một chính sách tài khoá thống trị- đó là một chính sách không xem xét đến sự khống chế của chính sách tiền tệ , mà phải thực hiện một chính sách tài chính không thống trị, tức khi thâm hụt ngân sách, nguồn bù đắp cho thâm hụt này không phải chủ yếu là từ nguồn Ngân hàng Trung ương và hệ thống ngân hàng, mà phải sự dụng chủ yếu từ nguồn thu phát hành công cụ nợ của chính phủ với dân chúng và từ các nguồn thu khác của Chính phủ. Nếu tồn tại một chính sách tài khoá thống trị “ Fiscal dominance”, thì áp lực lạm phát có nguồn nguốc từ chính sách tài khoá sẽ làm giảm hiệu quả điều hành của chính sách tiền tệ. Ngân hàng Trung ương phải có thẩm quyền và sẵn sàng không theo đuổi mục tiêu của các biến số kinh tế khác, như tiền lương, công ăn việc làm , hoặc tỷ giá hối đoái. Vì nếu chính sách tiền tệ theo đuổi đồng thời với các mục tiêu này thì không thể thực hiện mục tiêu lạm phát và ổn định, hoặc có thì cũng không hiệu quả. Ví dụ Ngân hàng Trung ương đồng thời theo đuổi mục tiêu tỷ giá, thì để giữ cho tỷ giá ổn định ở mức mục tiêu buộc Ngân hàng Trung ương phải can thiệp trên thị trường, khi đó mức cung tiền có thể cao hoặc thấp mức mong muốn để đạt mức lạm phát mục tiêu. Việt nam có thể là một minh chứng cho lập luận này. Trong những năm 1998-2000, chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương theo đuổi nhiều mục tiêu, trong đó ổn định tỷ giá được coi trọng nhất. Về cơ bản trong những năm này Việt nam đã đạt được mục tiêu về tỷ giá, nhưng mục tiêu lạm phát đã không đạt được ở mức mục tiêu ( năm 1998 đặt mức mục tiêu 7%, thực tế 9,2%; năm 1999 mức mục tiêu 5-6%, thực tế là 0,1%; năm 2000 mức mục tiêu 5%, thực tế –0,6%). Trong những trường hợp sử dụng cơ chế tỷ giá linh hoạt hơn, thì xét về mặt lý thuyết, mục tiêu tỷ giá cũng có thể cùng tồn tại với mục tiêu lạm phát với điều kiện phải rõ ràng và mục tiêu lạm phát phải được ưu tiên hàng đầu, nếu không chính sách tiền tệ sẽ không có được lòng tin cần thiết cho sự thành công.

Ngày đăng: 23/12/2013, 15:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. PGS., TS. Nguyễn Văn Tiến - Vũ Hoàng Phương Quế “Chính sách mục tiêu lạm phát - kinh nghiệm quốc tế và những gợi ý cho Việt Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách mục tiêu lạm phát - kinh nghiệm quốc tế và những gợi ý cho Việt Nam
3. Phí Trọng Hiển “Lạm phát mục tiêu: kinh nghiệm thế giới và giải pháp cho Việt Nam” - Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 322 (4/2005) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lạm phát mục tiêu: kinh nghiệm thế giới và giải pháp cho Việt Nam
4. TS. Nguyễn Đắc Hưng “Mục tiêu lạm phát” - Tạp chí Ngân hàng số 12/2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mục tiêu lạm phát
5. Trần Mạnh Kiên “Mục tiêu lạm phát: một cách tiếp cận mới về chính sách tiền tệ” Tạp chí Ngân hàng số 5 /2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mục tiêu lạm phát: một cách tiếp cận mới về chính sách tiền tệ
6. Đỗ Thị Đức Minh, “Chính sách mục tiêu kiểm soát lạm phát- một cách tiếp cận trong việc điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam,” NXB Thống kê, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách mục tiêu kiểm soát lạm phát- một cách tiếp cận trong việc điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam
Nhà XB: NXB Thống kê
7. Nguyễn Hữu Nghĩa, “Lấy lạm phát làm mục tiêu là khuôn khổ điều hành chính sách tiền tệ - Sự lựa chọn chiến lược của chính sách tiền tệ Việt Nam đến năm 2015”, NXB Thống kê, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lấy lạm phát làm mục tiêu là khuôn khổ điều hành chính sách tiền tệ - Sự lựa chọn chiến lược của chính sách tiền tệ Việt Nam đến năm 2015
Nhà XB: NXB Thống kê
10. Nhiều tác giả - Lạm phát mục tiêu và hệ lụy cho khuôn khổ chính sách tiền tệ 11. Diễn đàn “Dự báo kinh tế 2012-2015” do Tạp chí Kinh tế và Dự báo và ViệnNghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) phối hợp tổ chức tại Hà Nội, hôm 10/1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự báo kinh tế 2012-2015
12. PGS. TS Nguyễn Văn Tiến - Vũ Hoàng Phương Quế, “Chính sách mục tiêu lạm phát - kinh nghiệm quốc tế và những gợi ý cho Việt Nam”.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách mục tiêu lạm phát - kinh nghiệm quốc tế và những gợi ý cho Việt Nam
1. Paul R.Masson, Miguel A.Savastano, và Sunil Sharma “The scope for Inflation Targeting in Developing Countries” IMF Working Paper No. 97/130 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The scope for Inflation Targeting in Developing Countries”
2. Ball, L. và Sheridan, N. (2003), “Does Inflation Targeting Matter?” NBER Working Paper No. W9577 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Does Inflation Targeting Matter
Tác giả: Ball, L. và Sheridan, N
Năm: 2003
3. Frederic S. Mishkin (2001), Inflation Targeting, The paper was prepared for Brian Vane and Howard Vine, An Encyclopedia of Macroeconomics, Edward Elgar Sách, tạp chí
Tiêu đề: Inflation Targeting, "The paper was prepared for Brian Vane and Howard Vine, "An Encyclopedia of Macroeconomics
Tác giả: Frederic S. Mishkin
Năm: 2001
4. Federic S. Mishkin và Klaus Schmidt-Hebbel “One Decade of Inflation Targeting in the World: What Do We Know and What Do We Need to Know?” Sách, tạp chí
Tiêu đề: One Decade of Inflation Targeting in the World: What Do We Know and What Do We Need to Know
1. NHNN (2004), Luật sửa đổi,bổ sung một số điều của Luật NHNN năm 2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD năm 2004, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
8. Vũ Thế Vậc, Giải pháp hoàn thiện địa vị pháp lý của Ngân hàng Nhà nước để trở thành một Ngân hàng Trung ương hiện đại Khác
9. Ngân hàng Nhà nước - Bàn về việc áp dụng khuôn khổ lạm phát mục tiêu ở Việt Nam Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Động cơ áp dụng lạm phát mục tiêu Các nước IT Nhằm ứng phó  - Lạm phát mục tiêu   khả năng áp dụng khuôn khổ chính sách lạm phát mục tiêu của việt nam
Bảng 1.1. Động cơ áp dụng lạm phát mục tiêu Các nước IT Nhằm ứng phó (Trang 15)
Bảng 1.1. Động cơ áp dụng lạm phát mục tiêu - Lạm phát mục tiêu   khả năng áp dụng khuôn khổ chính sách lạm phát mục tiêu của việt nam
Bảng 1.1. Động cơ áp dụng lạm phát mục tiêu (Trang 15)
Bảng 1.2: Các yếu tố chính để lạm phát mục tiêu thực hiện thành công - Lạm phát mục tiêu   khả năng áp dụng khuôn khổ chính sách lạm phát mục tiêu của việt nam
Bảng 1.2 Các yếu tố chính để lạm phát mục tiêu thực hiện thành công (Trang 17)
Bảng 1.2: Các yếu tố chính để lạm phát mục tiêu thực hiện thành công - Lạm phát mục tiêu   khả năng áp dụng khuôn khổ chính sách lạm phát mục tiêu của việt nam
Bảng 1.2 Các yếu tố chính để lạm phát mục tiêu thực hiện thành công (Trang 17)
Năng lực mô hình hóa/dự báo Canada (phát triển tốt); các nước còn lại mới ở giai đoạn ban đầu, đã phát triển và  cải thiện theo thời gian  - Lạm phát mục tiêu   khả năng áp dụng khuôn khổ chính sách lạm phát mục tiêu của việt nam
ng lực mô hình hóa/dự báo Canada (phát triển tốt); các nước còn lại mới ở giai đoạn ban đầu, đã phát triển và cải thiện theo thời gian (Trang 18)
-Khả năng dự báo/mô hình hóa - Lạm phát mục tiêu   khả năng áp dụng khuôn khổ chính sách lạm phát mục tiêu của việt nam
h ả năng dự báo/mô hình hóa (Trang 19)
Bảng 1.3. Tình trạng các điều kiện tiên quyết vào thời điểm lạm phát mục tiêu được - Lạm phát mục tiêu   khả năng áp dụng khuôn khổ chính sách lạm phát mục tiêu của việt nam
Bảng 1.3. Tình trạng các điều kiện tiên quyết vào thời điểm lạm phát mục tiêu được (Trang 19)
-Khả năng dự báo/mô hình hóa dần dần được thiết lập.  - Lạm phát mục tiêu   khả năng áp dụng khuôn khổ chính sách lạm phát mục tiêu của việt nam
h ả năng dự báo/mô hình hóa dần dần được thiết lập. (Trang 21)
- Năng lực dự báo/mô hình hóa ngày càng phát triển.  - Lạm phát mục tiêu   khả năng áp dụng khuôn khổ chính sách lạm phát mục tiêu của việt nam
ng lực dự báo/mô hình hóa ngày càng phát triển. (Trang 22)
Bảng 1.2 và Bảng 1.3 cho thấy, hầu hết các quốc gia đã có một số yếu tố chủ  chốt của khuôn khổ lạm phát mục tiêu tại thời điểm bắt đầu thực hiện lạm phát mục  tiêu, đó là: (1) Ổn định giá cả là mục tiêu bao trùm của chính sách tiền tệ (ngay cả  khi  có   - Lạm phát mục tiêu   khả năng áp dụng khuôn khổ chính sách lạm phát mục tiêu của việt nam
Bảng 1.2 và Bảng 1.3 cho thấy, hầu hết các quốc gia đã có một số yếu tố chủ chốt của khuôn khổ lạm phát mục tiêu tại thời điểm bắt đầu thực hiện lạm phát mục tiêu, đó là: (1) Ổn định giá cả là mục tiêu bao trùm của chính sách tiền tệ (ngay cả khi có (Trang 22)
2.1. Tình hình lạm phát - Lạm phát mục tiêu   khả năng áp dụng khuôn khổ chính sách lạm phát mục tiêu của việt nam
2.1. Tình hình lạm phát (Trang 26)
Đồ thị 2.1: Chỉ số giá một số mặt hàng - Lạm phát mục tiêu   khả năng áp dụng khuôn khổ chính sách lạm phát mục tiêu của việt nam
th ị 2.1: Chỉ số giá một số mặt hàng (Trang 28)
Đồ thị 2.2: Tăng trưởng cung tiền M2, tín dụng và CPI qua các năm - Lạm phát mục tiêu   khả năng áp dụng khuôn khổ chính sách lạm phát mục tiêu của việt nam
th ị 2.2: Tăng trưởng cung tiền M2, tín dụng và CPI qua các năm (Trang 30)
Bảng 2.1. Tỷ lệ lạm phát tại các quốc gia mới nổi (%/năm) - Lạm phát mục tiêu   khả năng áp dụng khuôn khổ chính sách lạm phát mục tiêu của việt nam
Bảng 2.1. Tỷ lệ lạm phát tại các quốc gia mới nổi (%/năm) (Trang 32)
Bảng 2.1. Tỷ lệ lạm phát tại các quốc gia mới nổi (%/năm) - Lạm phát mục tiêu   khả năng áp dụng khuôn khổ chính sách lạm phát mục tiêu của việt nam
Bảng 2.1. Tỷ lệ lạm phát tại các quốc gia mới nổi (%/năm) (Trang 32)
Bảng 2.2. Tốc độ tăng trưởng GDP tại các quốc gia mới nổi (%/năm) - Lạm phát mục tiêu   khả năng áp dụng khuôn khổ chính sách lạm phát mục tiêu của việt nam
Bảng 2.2. Tốc độ tăng trưởng GDP tại các quốc gia mới nổi (%/năm) (Trang 33)
Bảng 2.2. Tốc độ tăng trưởng GDP tại các quốc gia mới nổi (%/năm) - Lạm phát mục tiêu   khả năng áp dụng khuôn khổ chính sách lạm phát mục tiêu của việt nam
Bảng 2.2. Tốc độ tăng trưởng GDP tại các quốc gia mới nổi (%/năm) (Trang 33)
Bảng 2.3. Tỷ lệ lạm phát (CPI) bình quân và Tăng trưởng GDP bình quân năm - Lạm phát mục tiêu   khả năng áp dụng khuôn khổ chính sách lạm phát mục tiêu của việt nam
Bảng 2.3. Tỷ lệ lạm phát (CPI) bình quân và Tăng trưởng GDP bình quân năm (Trang 34)
Đồ thị 2.3 cho thấy chính sách Chính phủ đưa ra nhằm khôi phục nền kinh tế - Lạm phát mục tiêu   khả năng áp dụng khuôn khổ chính sách lạm phát mục tiêu của việt nam
th ị 2.3 cho thấy chính sách Chính phủ đưa ra nhằm khôi phục nền kinh tế (Trang 34)
Đồ thị 2.4 thể hiện xu hướng của tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế giai - Lạm phát mục tiêu   khả năng áp dụng khuôn khổ chính sách lạm phát mục tiêu của việt nam
th ị 2.4 thể hiện xu hướng của tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế giai (Trang 34)
(xem Bảng 2.4 và Đồ thị 2.5). - Lạm phát mục tiêu   khả năng áp dụng khuôn khổ chính sách lạm phát mục tiêu của việt nam
xem Bảng 2.4 và Đồ thị 2.5) (Trang 38)
Bảng  2.4.  Mục  tiêu  và  thực  tiễn  thực  hiện  Chính  sách  Tiền  tệ,  2000-2010 - Lạm phát mục tiêu   khả năng áp dụng khuôn khổ chính sách lạm phát mục tiêu của việt nam
ng 2.4. Mục tiêu và thực tiễn thực hiện Chính sách Tiền tệ, 2000-2010 (Trang 38)
Đồ thị 2.5 . Mức tăng M2 thực tế và mục tiêu (%/năm) - Lạm phát mục tiêu   khả năng áp dụng khuôn khổ chính sách lạm phát mục tiêu của việt nam
th ị 2.5 . Mức tăng M2 thực tế và mục tiêu (%/năm) (Trang 39)
Đồ thị 2.6. Diễn biến mức tăng M2, tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát - Lạm phát mục tiêu   khả năng áp dụng khuôn khổ chính sách lạm phát mục tiêu của việt nam
th ị 2.6. Diễn biến mức tăng M2, tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát (Trang 40)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w