Dự báo lạm phát 2012-

Một phần của tài liệu Lạm phát mục tiêu khả năng áp dụng khuôn khổ chính sách lạm phát mục tiêu của việt nam (Trang 47 - 50)

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT VÀ CHÍNH SÁCH KIỂM SOÁT LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM.

3.1.2.Dự báo lạm phát 2012-

Ngày 10/01/2012, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), Bộ Kế hoạch và Đầu tư đồng tổ chức Diễn đàn Kinh tế Việt Nam với chủ đề Dự báo kinh

tế 2012 - 2015. Diễn đàn có sự tham gia của đại diện các tổ chức quốc tế, các chuyên gia kinh tế, nhà quản lý, lãnh đạo các Bộ ngành Trung ương, các quỹ tài chính quốc tế, các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Theo TS. Võ Trí Thành ( Tiến sĩ - Phó Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế TƯ) giai đoạn 2012 - 2015, mục tiêu cơ bản đặt ra là ổn định kinh tế vĩ mô, cùng với đó là đổi mới và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Phát triển cân đối và hợp lý hơn giữa các vùng. Tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP; sản xuất nông nghiệp chuyển đổi theo hướng hiện đại, có năng suất chất lượng cao. Nâng cao hiệu quả đầu tư, năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Hướng tới ba đột phá về thể chế, cơ sở hạ tầng và chất lượng nguồn nhân lực.

Dự báo giai đoạn 2012 - 2015, tăng trưởng kinh tế ước đạt từ 6-6,5%/năm;

lạm phát có thể dưới 10% trong năm 2012 và tiến tới giảm xuống còn khoảng 7% trong năm 2015 ; Tổng kim ngạch xuất khẩu dự kiến tăng khoảng 12 - 13% so với năm 2011; nhập siêu 11,5 - 12% tổng kim ngạch xuất khẩu; Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bằng khoảng 33,5 - 34% GDP; Dự kiến đến cuối năm 2012 nợ công khoảng 58,4% GDP; Tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động; tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị khoảng 4%; tỷ lệ hộ nghèo giảm 2%.

3.2. Đánh giá khả năng áp dụng lạm phát mục tiêu tại Việt Nam

Trong vòng 10 năm trở lại đây, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam lên xuống hết sức thất thường khi ở mức 2 con số, khi ở mức một con số và thậm chí có thể xuống dưới cả 0%. Nguyên nhân lạm phát của chúng ta rất đa dạng từ cầu kéo đến chi phí đẩy, từ sự dư thừa tiền trong lưu thông đến sự bất cập trong công tác quản lý của các cơ quan nhà nước. Đứng trước nguy cơ lạm phát bùng nổ, phải chăng đã đến lúc chúng ta cần phải nhìn nhận lại về chính sách tiền tệ của chúng ta một cách đúng đắn hơn.

Từ trước đến nay, Việt Nam đã thực hiện một chính sách tiền tệ đa mục tiêu. Theo Luật Ngân hàng Trung ương (NHNN) ban hành vào tháng 10/1998, điều 2 đã có quy định: “chính sách tiền tệ quốc gia là một bộ phận của chính sách kinh tế - tài chính của Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần

thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh và nâng cao đời sống nhân dân”.

Tuy nhiên trong thời gian gần đây, chính sách đa mục tiêu này cũng đã bắt đầu bộc lộ những hạn chế tiềm ẩn của mình. Trước hết, nó khiến cho lạm phát của Việt Nam không mang tính thị trường mà chịu chi phối nhiều của yếu tố chủ quan. Để phục vụ mục tiêu chính trị trong ngắn hạn, Ngân hàng Trung ương có thể chấp nhận in thêm tiền mặc dù có thể đẩy tỷ lệ lạm phát lên siêu mã. Có thể vì tỷ lệ lạm phát chưa đạt được mức như mong muốn mà không có những biện pháp cần thiết đối với tỷ lệ lạm phát đang gia tăng. Đối với tầng lớp nhân dân thì những yếu tố chủ quan tâm lý cũng tác động mạnh đến những dự tính của họ về lạm phát. Hơn nữa, chính sách tiền tệ đa mục tiêu đã hạn chế khả năng của Ngân hàng Trung ương phản ứng lại những biến động của thị trường đặc biệt là biến động giá cả. Việc phải đắn đo khi đưa ra các quyết định đối với sự biến động của lạm phát mà không làm ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng ít lên các mục tiêu khác đặt Ngân hàng Trung ương trước nhiều lựa chọn phức tạp hơn.

Hơn nữa, vị thế Ngân hàng Trung ương còn mơ hồ. Về thể chế chính trị hiện hành, Ngân hàng Trung ương được cơ cấu trong bộ máy hành pháp, chức năng như một Bộ quản lý ngành. Ngân hàng Trung ương là cơ quan có nhiệm vụ xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ. Điều 1 Luật NHNN năm 1997 và Điều 2 Luật NHNN năm 2010 quy định”Ngân hàng Trung ương Việt Nam là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, là Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”. Trên thực tế, Ngân hàng Trung ương thường được hiểu và đối xử như một cơ quan ngang Bộ/một cơ quan hành chính nhà nước, chịu sự quản lý, điều hành toàn diện cả về tổ chức và hoạt động của Chính phủ. Theo Luật NHNN, có đến 15 nội dung lớn trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến điều hành chính sách tiền tệ do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định. Mặt khác, nghĩa vụ và trách nhiệm về hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương chưa được xác lập một cách rõ ràng. Về thể chế kinh tế hiện hành, Ngân hàng Trung ương phụ thuộc vào Chính phủ gần như tuyệt đối về tài chính. Vốn pháp định của Ngân hàng Trung ương do Thủ tướng Chính phủ quy định và do Ngân sách Nhà nước cấp. Thu chi tài

chính của Ngân hàng Trung ương được chính phủ quy định tuy có tính đến đặc thù, song về nguyên tắc thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

Vậy đứng trước những khó khăn đó, như đã đặt ra ngay từ đầu, làm sao vừa kiềm chế được lạm phát, vừa vẫn tiếp tục đạt được mức tăng trưởng cao là một bài toán rất khó. Đã đến lúc phải có những thay đổi cần thiết mang tính nền tảng cơ sở mới mong có được những biến đổi theo ý muốn. Học hỏi theo kinh nhiệm nhiều quốc gia đã thực hiện thì có thể nói chính sách lạm phát mục tiêu chính là một lối thoát cho chính sách tiền tệ của Việt Nam. Vì vậy, trên thực tế Ngân hàng Trung ương không thể đạt được tính độc lập hoàn toàn.

Như vậy, so với những tiêu chí cơ bản cho sự thành công của chính sách lạm phát mục tiêu thì Việt Nam có vẻ còn thiếu khá nhiều. Vì vậy việc áp dụng ngay chính sách lạm phát mục tiêu tại thời điểm hiện tại cho Việt Nam là không khả thi, nhưng đây chính là lúc mà chúng ta phải hoàn thiện những điều kiện cơ bản, những tiền đề cho quá trình áp dụng chính sách này trong tương lai.

3.3. Đề xuất và giải pháp để thực hiện LPMT

Một phần của tài liệu Lạm phát mục tiêu khả năng áp dụng khuôn khổ chính sách lạm phát mục tiêu của việt nam (Trang 47 - 50)