Nhóm giải pháp kỹ thuật:

Một phần của tài liệu Lạm phát mục tiêu khả năng áp dụng khuôn khổ chính sách lạm phát mục tiêu của việt nam (Trang 57 - 58)

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT VÀ CHÍNH SÁCH KIỂM SOÁT LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM.

3.3.3.2.Nhóm giải pháp kỹ thuật:

a) Hoàn thiện phương pháp xác định chỉ số lạm phát (CPI);

Thực tế, hầu hết các nước khi đánh giá lạm phát đều sử dụng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) làm công cụ nền tảng, bởi CPI có những lợi thế riêng như: tính quảng bá tương đối rộng đối với xã hội, được công bố và tính toán thường xuyên. Bên cạnh đó, Ngân hàng Trung ương có thể sử dụng chỉ số CPI đã loại trừ một số yếu tố (những yếu tố mang tính ngắn hạn và có thể nhanh chóng mất đi) – chỉ số điều chỉnh này được gọi là chỉ số lạm phát cơ bản (core inflation).

Có thể nói, việc tính toán CPI để đo lường lạm phát ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Việc đánh giá chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu ở Việt Nam mà chỉ dựa vào CPI là rất ít tin cậy. Đặc biệt, việc thống kê xác định tỷ trọng cơ cấu tiêu dùng để xác định quyền số cho CPI là không cập nhật với xu hướng tiêu dùng của xã hội. Chẳng hạn tính CPI năm 2010 vẫn trên cơ sở vào kết quả điều tra năm 2005. Đây là nguyên nhân kỹ thuật dẫn đến sai số trong CPI, chưa kể phương pháp điều tra, thống kê quá thô sơ càng làm cho CPI thiếu chính xác. Chính vì vậy, kiến nghị tổng quát cho nghiên cứu này là: Thứ nhất, nâng cao chất lượng công tác thống kê, gồm thống kê giá và thống kê tiền tệ; Thứ hai, Tổng cục Thống kê cần nghiên cứu đưa chuỗi số liệu về cùng gốc so sánh để đảm bảo tính nhất quán của số liệu; Tổng cục Thống kê làm đầu mối tổng hợp thông tin và thiết kế mẫu biểu thu thập thông tin gửi các Bộ, Ngành nhằm phục vụ công tác cung cấp số liệu theo định kỳ, qua đó quy định lại các quyền số cố định cho phù hợp với xu hướng của xã hội theo hướng giảm bớt tỷ trọng nhóm hàng hóa lương thực, thực phẩm (hiện tại chiếm 39,93% trong CPI); Thứ ba, cơ quan thống kê cần chính xác, khẩn trương trong công tác điều tra thu thập số liệu, loại trừ tối đa những tác động làm phát sinh những sai số thống kê. Muốn vậy, phải hoàn thiện bộ máy thống kê từ Trung ương đến địa phương, tạo ra cơ sở tin cậy theo dõi, cập nhật biến động giá cả, nhanh chóng, kịp thời cung cấp thông tin

b) Nâng cao năng lực dự báo lạm phát

Dự báo lạm phát là một thách thức đặc biệt đối với hầu hết các quốc gia. Dự báo lạm phát đóng một vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo chính sách khi các

quốc gia thực hiện lạm phát mục tiêu, bởi vì luôn có độ trễ giữa các hoạt động điều hành chính sách tiền tệ và những tác động đó tới chỉ số lạm phát. Dự báo lạm phát có thể được xem như là mục tiêu trung gian của chính sách. Các nền kinh tế mới nổi ít dựa vào các số liệu thống kê thị trường để dự báo lạm phát do thiếu hụt dữ liệu, thay đổi cấu trúc liên tục, và tính dễ tổn thương của các thị trường này với những cú sốc. Các cuộc điều tra về những kỳ vọng lạm phát được thực hiện bởi khu vực tư nhân hoặc thậm chí bởi các ngân hàng trung ương là khá hữu ích trong cơ chế lạm phát mục tiêu. Trong thực tế, dự báo lạm phát dựa trên sự kết hợp của nhiều chỉ số biến đổi, mô hình kinh tế lượng và đánh giá chất lượng.

Tại Việt Nam, công tác dự báo kinh tế nói chung, khả năng phân tích và dự báo lạm phát nói riêng còn nhiều hạn chế, do thiếu cơ sở dữ liệu để có thể lập mô hình dự báo lạm phát và thiếu cán bộ có đủ trình độ để thiết lập mô hình có kết quả sát thực. Đồng thời, Ngân hàng Trung ương thiếu một hệ thống thông tin để cập nhật kịp thời những thay đổi trên thị trường tài chính và tình hình kinh tế tác động đến lạm phát để có cơ sở phân tích và dự báo chính xác lạm phat.

Một phần của tài liệu Lạm phát mục tiêu khả năng áp dụng khuôn khổ chính sách lạm phát mục tiêu của việt nam (Trang 57 - 58)