Mục tiêu của chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu Lạm phát mục tiêu khả năng áp dụng khuôn khổ chính sách lạm phát mục tiêu của việt nam (Trang 37 - 42)

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT VÀ CHÍNH SÁCH KIỂM SOÁT LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM.

2.2.2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ

Tại khoản 1, Điều 4 Luật Ngân hàng Trung ương năm 2010 quy định:”Hoạt động của Ngân hàng Trung ương nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Có thể thấy rằng đây là một chính sách tiền tệ có mục tiêu quá rộng và thiếu cụ thể. Vì vậy, không những gây áp lực và làm phức tạp cho việc thực thi chính sách của Ngân hàng Trung ương mà ngay việc đánh giá hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ trong từng giai đoạn cũng không chính xác. Việc thực thi một chính sách tiền tệ có mục tiêu cuối cùng kép đã là phức tạp, trong khi chính sách tiền tệ của Việt Nam phải đeo đuổi rất nhiều mục tiêu như vậy song lại không quy định mục tiêu nào là mục tiêu cuối cùng. Quả thực đó là một khó khăn lớn cho Ngân hàng Trung ương Việt Nam.

Trên thực tế, hàng năm, việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương đều hướng vào việc kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế theo mục tiêu. Song việc theo đuổi các mục tiêu trong một số năm, nhất là từ năm 2004 đến nay, còn có khó khăn. Chẳng hạn, năm 2004 và 2005, mục tiêu lạm phát đặt ra là dưới 5% và dưới 6,5%, tương ứng, song kết quả CPI được kiểm soát lại là mức 9,5% và 8,4%. Năm 2010, mục tiêu lạm phát là 7-8% nhưng lạm phát thực tế lại là 11,8%. Đối với mục tiêu tăng trưởng kinh tế, mức tăng trưởng GDP thực tế hàng năm nhìn chung đã bám sát mục tiêu, nhưng vẫn còn có sự chênh lệch nhất định (xem Bảng 2.4).

Từ năm 1992, Ngân hàng Trung ương đã quan tâm đến khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế theo nghĩa rộng (M2), không chỉ là lượng tiền mặt như trước năm 1990. Đồng thời, việc thống kê tiền tệ được thực hiện theo các tiêu chí của Quỹ Tiền tệ Quốc tế ( IMF).

Xét về phương diện lý thuyết cũng như thực tiễn các nước phát triển, để kiểm soát mức tăng M2, đòi hỏi ngân hàng trung ương các nước phải xác định rõ mức tăng MB (hay mục tiêu hoạt động là khối lượng), hoặc kiểm soát lãi suất thị trường liên ngân hàng (hay mục tiêu hoạt động là giá cả). Thực tế, từ năm 1995 đến nay, hàng năm để thực hiện mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, Ngân hàng Trung ương đều xác định các chỉ tiêu định hướng về M2, tín dụng đối với nền kinh tế.

(xem Bảng 2.4 và Đồ thị 2.5).

Bảng 2.4. Mục tiêu và thực tiễn thực hiện Chính sách Tiền tệ, 2000-2010 (%/năm)

Năm Các chỉ tiêu Tăng trưởng Lạm phát M2 Tín dụng 2000 Mục tiêu 5.5-6 6 38 28-30 2000 Thực hiện 6.79 -0.6 38.96 38.14 2001 Mục tiêu 7.5-8 <5 23 20-25 2001 Thực hiện 6.89 0.8 25.53 21.44 2002 Mục tiêu 7-7.3 3-4 22-23 20-21 2002 Thực hiện 7.08 4 17.7 22.2 2003 Mục tiêu 7-7.5 <5 25 25 2003 Thực hiện 7.34 3 24.94 28.41 2004 Mục tiêu 7.5-8 <5 22 25 2004 Thực hiện 7.79 9.5 30.39 41.65 2005 Mục tiêu 8.5 <6.5 22 25 2005 Thực hiện 8.44 8.4 29.65 31.1

2006 Mục tiêu 8 <8 23-25 18-20 2006 Thực hiện 8.23 6.6 33.59 25.44 2007 Mục tiêu 8.2-8.5 <8 20-23 17-21 2007 Thực hiện 8.46 12.6 46.12 53.89 2008 Mục tiêu 8.5-9 <10 32 30 2008 Thực hiện 6.31 19.9 20.31 25.43 2009 Mục tiêu 5 <15 18-20 21-23 2009 Thực hiện 5.32 6.5 28.99 37.53 2010 Mục tiêu 6.5 7-8 25 25 2010 Thực hiện 6.78 11.8 33.3 31.19

Nguồn: Ngân hàng Trung ương, Tổng cục Thống kê

Đồ thị 2.5 . Mức tăng M2 thực tế và mục tiêu (%/năm)

Như vậy, để kiểm soát sự gia tăng M2 theo định hướng, đòi hỏi Ngân hàng Trung ương phải kiểm soát được những nhân tố tác động đến M2. Ngoài ra, phải kiểm soát được lượng tiền gửi của các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, từ năm 2000 đến nay, các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng đã phát triển với quy mô tương đối lớn, như Quỹ Hỗ trợ Phát triển (Ngân hàng Phát triển Việt Nam), Tiết kiệm Bưu điện, hệ thống bảo hiểm, Kho bạc Nhà nước) nằm ngoài phạm vi kiểm soát của Ngân hàng Trung ương. (xem Đồ thị 2.6).

Đồ thị 2.6. Diễn biến mức tăng M2, tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát Đơn vị: %/năm

Nguồn: Ngân hàng Trung ương, Tổng cục Thống kê

Trong mục tiêu chính sách tiền tệ hàng năm, tăng trưởng tín dụng được coi là tiêu chí quan trọng để hỗ trợ phát triển kinh tế. Từ năm 1991 đến nay, không chỉ Ngân hàng Trung ương mà cả Chính phủ và các Bộ, Ngành cũng rất quan tâm đến mức độ tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế. Trong điều kiện thị trường chứng khoán chưa phát triển, tín dụng của hệ thống ngân hàng là kênh cung cấp vốn quan trọng, chủ yếu để phát triển và đổi mới cơ cấu kinh tế, đổi mới trang thiết bị, và công nghệ của các doanh nghiệp.

Việc kiểm soát tín dụng cho nền kinh tế được Ngân hàng Trung ương thực hiện trên hai phương diện: Thứ nhất, Ngân hàng Trung ương không ngừng hoàn thiện cơ chế chính sách tín dụng theo hướng ngày càng thông thoáng, nâng cao quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức tín dụng, đồng thời đảm bảo nguyên tắc an toàn, hiệu quả. Đến nay, qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung, cơ chế tín

dụng về cơ bản đã được hoàn thiện, những vướng mắc trong thực tế đã dần được khắc phục. Thứ hai, kiểm soát mức độ tăng trưởng tín dụng. Có thể nói, mức độ kiểm soát tín dụng của Ngân hàng Trung ương theo định hướng còn rất hạn chế. Trong nhiều năm, diễn biến tăng trưởng tín dụng thực tế không sát với định hướng (xem Bảng 2.4). Mặc dù hàng năm Ngân hàng Trung ương có đặt ra chỉ tiêu định hướng, nhưng trên thực tế, việc Ngân hàng Trung ương sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ như lãi suất, nghiệp vụ tái cấp vốn...để tác động, điều tiết, kiểm soát mức tăng trưởng tín dụng theo định hướng còn nhiều khó khăn. Chẳng hạn như năm 2007 chỉ tiêu tín dụng định hướng là 18-22% trong khi tín dụng tăng trưởng thực tế là 53,89%, tương tự, năm 2010 chỉ tiêu tín dụng định hướng là 25% trong khi mức tăng tín dụng thực tế là 32,4% cao hơn nhiều so với định hướng, đồng thời, Ngân hàng Trung ương đã rất khó khăn trong việc điều tiết để giảm mức độ tăng trưởng tín dụng thực tế.

Trong điều kiện thị trường tiền tệ Việt Nam còn chưa thực sự phát triển, khả năng cạnh tranh giữa các ngân hàng chưa cao, ứng xử của các Tổ chức Tín dụng (TCTD) đối với những thay đổi của thị trường còn hạn chế, dẫn đến các lãi suất của Ngân hàng Trung ương chưa có tác động hiệu ứng đáng kể đối với lãi suất thị trường. Do vậy, Ngân hàng Trung ương chưa thể lựa chọn mục tiêu hoạt động là giá cả. Thực tế, trong điều hành chính sách tiền tệ, Ngân hàng Trung ương chủ yếu hướng vào điều tiết lượng tiền cung ứng do Chính Phủ phê duyệt hàng năm cho mục tiêu mua ngoại tệ, tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại và các mục đích khác. Với cách điều hành như vậy, thực chất Ngân hàng Trung ương đã lựa chọn mục tiêu hoạt động theo khối lượng. Từ năm 1995, Ngân hàng Trung ương đã xác định và điều hành lượng tiền cung ứng của Ngân hàng Trung ương tăng thêm hàng năm để thực hiện ổn định tiền tệ theo các chỉ tiêu dự kiến. Khối lượng tiền cung ứng cần thiết tăng thêm này được xác định trên cơ sở mức tăng trưởng Tổng phương tiện thanh toán (M2), phù hợp với mức độ tăng trưởng GDP và chỉ số lạm phát dự kiến và hệ số tạo tiền dự kiến của các Tổ chức tín dụng (TCTD).

Một phần của tài liệu Lạm phát mục tiêu khả năng áp dụng khuôn khổ chính sách lạm phát mục tiêu của việt nam (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)