Nguyên nghĩa của khái niệm này là "kinh bang tế thế" là các công việc mà một vị vua phải đảm nhiệm: chăm lo đời sống vật chất của bề tôi, chăm lo đời sống tinh thần của cộng đồng Các tác
Trang 1Chuyên đề: Nền kinh tế ảnh hưởng đến ngành du lịch Việt Nam
và đặc điểm của ngành du lịch Việt Nam hiện nay
I)Nền kinh tế ảnh hưởng đến du lịch Việt Nam:
Kinh tế là tổng thể các yếu tố sản xuất, các điều kiện sống của con người, các mỗi quan hệ trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội Nói đến kinh tế suy cho cùng là nói đến vấn đề sở hữu và lợi ích
Nguyên nghĩa của khái niệm này là "kinh bang tế thế" là các công việc mà một vị vua phải đảm nhiệm: chăm lo đời sống vật chất của bề tôi, chăm lo đời sống tinh thần của cộng đồng
Các tác động về kinh tế của du lịch:
Tác động về mặt kinh tế phát triển của du lịch nội địa:
Tham gia tích cực vào quá trình tạo nên thu nhập quốc dân ( sản xuất ra đồ lưu niệm,chế biến thực phẩm,xây dựng các cơ sở vật chất kỉ thuật …) làm tăng thêm tổng sản phẩm quốc nội
Tham gia tích cực vào quá trình phân phối,lại thu nhập quốc dân giữa các vùng.Hay nói một cách khác du lịch tác động tích cực vào việc làm cân đối cấu trúc của thu nhập và chi tiêu của nhân dân theo các vùng ( thường thì các vùng phát triển mạnh du lịch lại là những vùng kém sản xuất ra của cải vật chất dẫn đến thu nhập của người dân tại những vùng đó từ sản xuất là thấp)
Du lịch nội địa phát triển tốt sẽ củng cố sức khỏe cho nhân dân lao động và do vậy góp phần làm tăng năng suất lao động xã hội.Ngoài
ra du lịch nội địa giúp cho việc sử dụng cơ sở vật chất kỉ thuật của
du lịch quốc tế được hợp lý hơn.Vào trước và sau thời vụ du lịch,khi khách quốc tế vắng có thể sử dụng cơ sở vật chất kỉ thuật ấy vào phục vụ khách du lịch nội địa.Theo cách đó vừa có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của du lịch nội địa,vừa tận dụng được cơ sở vật chất kỉ thuật
Bên cạnh,nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang rất phát triển…kéo theo các ngành khác ,trong đó ngành du lịch phát triển rõ rệt nhất (bằng chứng là một số nơi di tích –danh lam thắng cảnh đã được Thế Giới công nhận như biển Nha Trang,Vịnh Hạ Long,Phố cổ Hội An,…) nên được nhiều du khách đến thăm quan và nghỉ dưỡng.Số lượng khách đến Việt Nam vui chơi ngày tăng.Nhà hàng khách sạn
Trang 2cũng đua nhau mộc lên như nấm và đua nhau trang bị hoàn chỉnh
để đạt hiệu quả cao nhất
Các dự án đầu tư vào bất động sản du lịch dọc theo bờ biển hơn 3.000 km và tại và các thành phố lớn đang gia tăng nhanh chóng Dịch vụ du lịch ngày càng đa dạng Công ty lữ hành địa phương và quốc tế cung cấp các tour du lịch tham quan các bản làng dân tộc thiểu số, đi bộ và tour du lịch xe đạp, đi thuyền kayak và du lịch ra nước ngoài cho du khách Việt Nam, đặc biệt là gắn kết với các quốc gia láng giềng Campuchia, Lào và Thái Lan Ngoài ra, nhờ vào việc nới lỏng các quy định về đi lại, xuất cảnh, khách du lịch nước ngoài
đã có thể đi lại tự do trong nước từ năm 1997
Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi từ nông nghiệp sang
nền kinh tế dịch vụ Hơn một phần ba của tổng sản phẩm trong nước được tạo ra bởi các dịch vụ, trong đó bao gồm khách sạn và phục vụ công nghiệp và giao thông vận tải Nhà sản xuất và xây dựng (28 %) nông nghiệp, và thuỷ sản (20 %) và khai thác mỏ
(10 %)
Trong khi đó, du lịch đóng góp 4,5% trong tổng sản phẩm quốc nội (thời điểm 2007) Ngày càng có nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào ngành du lịch Sau các ngành công nghiệp nặng và phát triển đô thị, đầu tư nước ngoài hầu hết đã được tập trung vào
du lịch, đặc biệt là trong các dự án khách sạn
Tác động về mặt kinh tế phát triển của du lịch quốc tế chủ động:
Tác động tích cực vào việc làm tăng thu nhập quốc dân thông qua thu ngoại tệ,đóng góp vai trò to lớn trong việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế
Du lịch quốc tế hàng năm đem lại cho các quốc gia nhìều ngoại tệ.Đây là tác động trực tiếp nhất của du lịch đối với nền kinh tế nhiều nước trong khu vực và trên thế giới đã thu hàng tỉ USD mỗi năm thông qua việc phát triển du lịch
Du lịch là hoạt động xuất khẩu có hiệu quả cao nhất
Trang 3 Tính hiệu quả cao trong kinh doanh du lịch thể hiện trước nhất ở chỗ ,du lịch là một ngành “ xuất khẩu tại chổ” những hàng hóa công nghiệp,hàng tiêu dùng ,thủ công mỹ nghệ ,đồ cổ phục chế,nông lâm sản,… theo giá bán lẻ cao hơn ( nếu như bán qua xuất khẩu sẽ theo giá bán buôn).Được trao đổi thông qua con đường du lịch ,các hàng hóa được xuất khẩu mà không phải chịu hàng rào thuế quan mậu dịch quốc tế
Du lịch không chỉ là ngành “xuất khẩu tại chỗ” ,mà còn là ngành “ xuất khẩu vô hình” hàng hóa du lịch.Đó là các cảnh quan thiên nhiên,khí hậu và ánh nắng mặt trời vùng nhiệt đới,những giá trị của những di tích lịch sử -văn hóa,tính độc đáo trong truyền thống
phong tục,tập quán,…mà không bị mất đi qua mỗi lần bán,thậm chí giá trị và uy tín của nó còn tăng lên qua mỗi lần đưa ra thị trường nếu như chất lượng phục vụ cao.Sở dĩ có hiện tượng trên là do ngành du lịch bán cho khách không phải là bản thân tài nguyên du lịch ,mà chỉ là giá trị các khả năng thỏa mãn nhu cầu đặc trưng của khách du lịch được chứa đựng trong tài nguyên du lịch
Các tác động chung về hoạt động kinh doanh :
Hoạt động du lịch phát triển,tạo nguồn thu ngân sách cho các địa phương từ các khoản trích nộp ngân sách của các cơ sở du lịch trực thuộc quản lý trực tiếp của địa phương và từ các khoản thuế phải nộp của các doanh nghiệp du lịch kinh doanh trên địa bàn
Du lịch góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo
Trước hết hoạt động kinh doanh du lịch đòi hỏi sự hỗ trợ liên
ngành,yêu cầu về sự hỗ trợ liên ngành là cơ sở cho các ngành khác (như giao thông,vận tải,tài chính,bưu điện,công nghiệp,nông
nghiệp,hải quan,…)phát triển đối với nền sản xuất xã hội,du lịch mở
ra thị trường tiêu thụ hàng hóa Mặt khác, sự phát triển du lịch tạo
ra các điều kiện để khách du lịch tìm hiểu thị trường ,ký kết hợp đồng về sản xuất kinh doanh trong nước ,tận dụng các cơ sở vật chất kỹ thuật ở các ngành kinh tế khác
Các đặc trưng của họat động du lịch :
Nhu cầu tiêu dùng du lịch là những như cầu đặc biệt
Trang 4 Nhu cầu hiểu biết kho tàng văn hóa ,lịch sử ,nhu cầu vãn cảnh thiên nhiên,bơi và tắm ở biển ,hồ sông ,v v của người thời hiện đại
Tiêu dùng du lịch thỏa mãn các nhu cầu về hàng hóa (thức ăn,hàng hóa mua sắm,hàng lưu niệm,v v ) và đặc biệt chủ yếu là các nhu cầu về dịch vụ (lưu trú,vận chuyển hành khách,dịch vụ y tế,thông tin, )
Việc tiêu dùng du lịch chỉ thỏa mãn những nhu cầu thứ yếu những nhu cầu không thiết yếu đối với con người ( với ngọai lệ ở thể loại
du lịch chữa bệnh ,khi đó du lịch có ý nghĩa sống còn đối với người bệnh).Tuy nhiên thúc ăn,chỗ ngủ,quần áo, cũng là những nhu cầu thiết yếu đối với du khách.Song,chúng không đóng vai trò quyết định cho một chuyến du lịch
Việc tiêu dùng các dịch vụ du lịch và hàng hóa ( chủ yếu là thức ăn) xảy ra trong cùng một thời gian và tại cùng một địa điểm với việc sản xuất ra chúng.Trong du lịch,nhà kinh doanh không phải vận chuyển dịch vụ và hàng hóa đến cho khách hàng mà ngược lại,tự khách du lịch phải đi đến nơi có hàng hóa
Tiêu dùng du lịch xảy ra thông thường theo thời vụ
Với những đặc điểm trên ,các mối quan hệ trong tiêu dùng du lịch được phân thành làm hai loại: Các mối quan hệ vật chất nảy sinh khi khách đến nơi du lịch và mua dịch vụ ,hàng hóa ở đó bằng tiền tệ & các mối quan hệ vật chất nảy sinh khi khách tiếp xúc với con
người,với văn hóa,phong tục và tập quán của dân địa phương
II)Đặc điểm của ngành du lịch Việt Nam:
Thực sự du lịch là một ngành chủ chốt và đang phát triển của nền kinh tế Việt Nam giống như hầu hết ở các nước Châu Á và thế giới Kiến thức về ngành du lịch và các chủng loại khách du lịch tới Việt Nam là điều quan trọng đối với tất cả mọi người làm việc trong khách sạn ( bao gồm cả nhân viên phục vụ ăn uống)
Du khách nước ngoài bị lôi cuốn tới Việt nam bởi nhiều nguyên nhân khác nhau- lịch sử, nền văn hoá, môi trường ( núi, sông và các bãi tắm) của việt Nam, cũng như cơ hội kinh doanh đang phát triển
Trang 5ớ các thành phố lớn Đồng thời có xu hướng ngày càng nhiều du khách trong nước đi thăm các vùng miền của đất nước trong các kỳ nghỉ hay lễ hội lớn như tết
Du khách đi thăm các vùng miền khác nhau của đất nước vì những nguyên nhân khác nhau, và mỗi loại du khách có những nhu cầu khác nhau về ăn ở, đi lại, và các dịch vụ họ muốn sử dụng Bạn sẽ biết rõ hơn về du lịch ở Viêt Nam trong giáo trình kỹ năng giao tiếp nhưng bạn cũng có thể tìm hiểu về du lịch Việt nam qua việc tham khảo trang web của tổng cục du lịch Việt nam (TCDLVN) theo địa chỉ http//www viêtnamtourism.com
Ngành du lịch bao gồm một loạt các lĩnh vực trong đó mỗi lĩnh vực
có vai trò sống còn trong việc làm hài lòng du khách Mỗi lĩnh vực là một phần của cái gọi là “ mắt xích cung ứng du lịch” và độc lập đối với các lĩnh vực khác trong việc bảo đảm du khách sẽ hài lòng trong chuyến viếng thăm của họ Chúng bao gồm:
• Các phương tiện đi lại- các đại lý du lịch, các hãng lữ hành, các trung tâm thông tin du lịch, uỷ ban du lịch vùng và quốc gia ( chẳng hạn như tổng cụ du lịch) tất cả đều làm cho chuyến du lịch có thể thực hiện, và mọi việc sẽ trôi chảy khi khách đến
• Giao thông – xe buýt, tàu hảo, máy bay, taxi, xe riêng và xe máy
• Các địa điểm hấp dẫn- viện bảo tàng, các công viên gải trí
( Disneyword đang có kế hoạch xây dựng ở Hồng Kông)
• Nơi mua sắm- cửa hàng mỹ nghệ, các cửa hàng lớn, các chợ địa phương
• Nơi ăn uống- nhà hàng, các quán ăn bên đường
• Nơi ăn nghỉ- khách sạn, nhà hàng và các nhà cho thuê
Việc tìm kiếm nơi ăn nghỉ là nhu cầu thiết yếu đối với mỗi người xa nhà đến Việt Nam hay bất cứ nơi nào khác, bất kể về lý do công việc hay giải trí Vì thế các dịch vụ ăn uống và nghỉ ngơi là trọng tâm, là nhu cầu thiết yếu so với các nhu cầu khác của khách
Trên thế giới , 40% lượng tiền du khách chi tiêu là dành cho chỗ ở
ở Việt Nam cũng như các nơi khác, nghành khách sạn rất quan trọng vì nó chiếm một phần lớn doanh thu của ngành du lịch
Khẩu hiệu ngành du lịch
Giao
Trang 62001-2004
Việt Nam - Điểm đến của thiên niên kỷ mới
Vietnam - A destination for the new mellennium
2004-2005 Hãy đến với Việt NamWelcome to Vietnam
2006-nay Việt Nam - Vẻ đẹp tiềm ẩnVietnam - The hidden charm
Năm du lịch quốc gia:
2003 Quảng Ninh Non nước hữu tình
2004 Điện Biên Hào hùng chiến khu
2005 Nghệ An Theo chân Bác
2006 Quảng Nam Một điểm đến - hai di sản văn hóa thế giới.
2007 Thái Nguyên Về thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc.
2008 Cần Thơ Miệt vườn sông nước Cửu Long
Trang 72009 Đắc Lắc hủy bỏ vì địa phương đăng cai
rút lui.
2010 Hà Nội Thăng Long - Hà Nội,
hội tụ ngàn năm
chào mừng sự kiện 1000 năm Thăng Long - Hà Nội
2011 Khu vực Nam
Trung Bộ[25]
Thiên đường du lịch biển, đảo
khẳng định vị trí du lịch biển, đảo