1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP TẠI NHÀ THUỐC THU ANH

63 89 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 2,07 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA DƯỢC BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP THỰC TẬP TẠI NHÀ THUỐC THU ANH CBHD : DS Trần Lê Nguyên Khải GVHD : ThS. Huỳnh Công Thắng SVTH : … MSSV : … LỚP : … THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG … NĂM …   TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA DƯỢC BÁO CÁO TẬP SỰ NGHỀ NGHIỆP THỰC TẬP TẠI NHÀ THUỐC THU ANH CBHD : DS Trần Lê Nguyên Khải GVGS : ThS. Huỳnh Công Thắng SVTH : … MSSV : … LỚP : … THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG … NĂM … MỤC LỤC MỤC LỤC I DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT IV DANH MỤC BẢNG V DANH MỤC HÌNH VI LỜI CẢM ƠN VII CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 1 1.1. Tên và địa chỉ của đơn vị thực tập 1 1.2. Hồ sơ pháp lý của nhà thuốc 1 1.3. Cơ cấu tổ chức nhà thuốc 5 1.3.1. Nhân sự 5 1.3.2. Cơ sở vật chất 5 1.3.3. Hoạt động kinh doanh 7 1.4. Đánh giá sự triển khai GPP của nhà thuốc 9 CHƯƠNG 2. MÔ TẢ CÔNG VIỆC ĐẢM NHẬN 24 2.1. Vệ sinh tủ, kệ thuốc, ghi và dán giá thuốc 24 2.1.1. Vệ sinh tủ, kệ thuốc 24 2.1.2. Ghi và dán giá thuốc 24 2.2. Sắp xếp thuốc 24 2.3. Ôn tập kiến thức về một số loại thuốc thường gặp 25 2.3.1. Nhóm thuốc điều trị các bệnh về đường tiêu hóa 25 2.3.2. Nhóm thuốc điều trị các bệnh về đường hô hấp 25 2.3.3. Nhóm thuốc điều trị các bệnh tim mạch 25 2.3.4. Nhóm thuốc điều trị các bệnh về nội tiết 25 2.3.5. Nhóm thuốc điều trị các bệnh về cơ, xương, khớp 25 2.4. Phân tích một số đơn thuốc của các bệnh thường gặp 25 2.5. Quan sát các anh chị dược sĩ bán thuốc, tư vấn cho bệnh nhân 25 2.5.1. Kiến thức chuyên môn 25 2.5.2. Kỹ năng tư vấn 26 2.5.3. Kỹ năng bán hàng 26 2.6. Học và thực hành cách đo huyết áp, đo đường huyết 26 2.6.1. Đo huyết áp 26 2.6.2. Đo đường huyết 26 2.7. Kiểm tra số lượng thuốc và các hàng hóa khác hiện có trong nhà thuốc 27 2.8. Nhập dữ liệu về các sản phẩm bán ra theo từng ngày 27 CHƯƠNG 3. KIẾN THỨC – KỸ NĂNG – KINH NGHIỆM GẶT HÁI ĐƯỢC SAU ĐỢT THỰC TẬP 28 3.1. Vệ sinh tủ, kệ thuốc, ghi và dán giá thuốc 28 3.1.1. Vệ sinh tủ, kệ thuốc 28 3.1.2. Ghi và dán giá thuốc 28 3.2. Sắp xếp thuốc 28 3.3. Ôn tập kiến thức về một số loại thuốc thường gặp 33 3.3.1. Nhóm thuốc điều trị các bệnh về đường tiêu hóa 34 3.3.2. Nhóm thuốc điều trị các bệnh về đường hô hấp 35 3.3.3. Nhóm thuốc điều trị các bệnh tim mạch 36 3.3.4. Nhóm thuốc điều trị các bệnh về nội tiết 37 3.3.5. Nhóm thuốc điều trị các bệnh về cơ xương khớp 38 3.4. Phân tích một số đơn thuốc của các bệnh thường gặp 38 3.5. Quan sát các anh chị dược sĩ bán thuốc, tư vấn cho bệnh nhân 42 3.5.1. Kiến thức chuyên môn 42 3.5.2. Kỹ năng tư vấn 44 3.5.3. Kỹ năng bán hàng 47 3.6. Học và thực hành cách đo huyết áp, đo đường huyết 48 3.6.1. Đo huyết áp 48 3.6.2. Đo đường huyết 48 3.7. Kiểm tra số lượng thuốc và các hàng hóa khác hiện có trong nhà thuốc 49 3.8. Nhập dữ liệu về các sản phẩm bán ra theo từng ngày 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO 53 PHỤ LỤC 54   DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ tắt Chữ nguyên Ý nghĩa 1 GPP Good Pharmacy Practices Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc 2 PE Polyester Polyester 3 SOP Standard Operating Procedure Quy trình thao tác chuẩn 4 NSAID NonSteroidal AntiInflammatory Drug Thuốc kháng viêm không steroid 5 GERD Gastroesophageal Reflux Disease Bệnh trào ngược dạ dày thực quản 6 PPI Proton Pump Inhibitor Ức chế bơm proton 7 DPP4 Dipeptidyl Peptidase 4 Enzyme Dipeptidyl Peptidase 4 8 ACEI AngiotensinConverting Enzyme Inhibitor Ức chế men chuyển angiotensin 9 ARB Angiotensin Receptor Blocker Đối kháng thụ thể angiotensin II 10 FIFO First In, First Out Nhập trước, xuất trước 11 FEFO First Expired, First Out Hết hạn trước, xuất trước   DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Đánh giá sự triển khai GPP của nhà thuốc Thu Anh 9 Bảng 3.1. Bảng thống kê các thuốc kê đơn trong nhà thuốc GPP 31 Bảng 3.2. Bảng thống kê các thuốc không kê đơn trong nhà thuốc GPP 34   DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Nhà thuốc Thu Anh nhìn từ bên ngoài 1 Hình 1.2. Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh nhà thuốc 2 Hình 1.3. Giấy chứng nhận đăng ký thuế 3 Hình 1.4. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược 4 Hình 1.5. Giấy chứng nhận đạt Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc 4 Hình 1.6. Sơ đồ tổ chức nhà thuốc Thu Anh 5 Hình 1.7. Tủ thuốc không kê đơn 6 Hình 1.8. Bồn rửa tay cho nhân viên và khách hàng 6 Hình 1.9. Nhiệt kế và ẩm kế 7 Hình 1.10. Dược sĩ đang tư vấn cho bệnh nhân 8 Hình 1.11. Một số SOP của nhà thuốc Thu Anh 8 Hình 2.1. Thực hành đo đường huyết 28 Hình 3.1. Đơn thuốc tại nhà thuốc Thu Anh 43 Hình 3.2. Kiểm tra số lượng thuốc 52   LỜI CẢM ƠN Qua một tuần thực tập tại nhà thuốc Thu Anh, em đã có cơ hội vận dụng những kiến thức được học vào thực tế nghề nghiệp trong vai trò là một nhân viên bán thuốc tập sự. Đồng thời, nhờ vào quá trình thực tập em đã tích lũy được cho bản thân nhiều kinh nghiệm quý báu như: kỹ năng tư vấn, kỹ năng bán hàng và một số kiến thức chuyên môn khác,... từ đó có cái nhìn thực tế hơn về nghề nghiệp để đưa ra được định hướng phù hợp với bản thân. Để đạt được những điều trên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Huỳnh Công Thắng nói riêng và toàn thể thầy cô khoa Dược nói chung, những người đã tận tâm giảng dạy, truyền đạt cho em vốn tri thức quý báu, đã tạo cơ hội để em được thực tập tại nhà thuốc. Ngoài ra, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến nhà thuốc Thu Anh cùng các anh, chị dược sĩ đã tạo điều kiện thực tập tốt nhất và đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy giúp em có thể hoàn thành tốt đợt thực tập này. Do hạn chế về mặt thời gian thực tập, về trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế nên bài báo cáo của em không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý từ thầy cô để em có thể hoàn thiện, nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình hơn. Em xin chân thành cảm ơn. CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 1.1. Tên và địa chỉ của đơn vị thực tập  Tên đơn vị: Nhà thuốc Thu Anh.  Địa chỉ: 58C, Nguyễn Văn Lạc, Phường 19, Quận Bình Thạnh. Nhà thuốc nằm ngay mặt đường, gần chợ, gần trường học và khu dân cư đông đúc thuận lợi cho việc kinh doanh.  Quy mô tổ chức: Hộ kinh doanh cá thể. Hình 1.1. Nhà thuốc Thu Anh nhìn từ bên ngoài 1.2. Hồ sơ pháp lý của nhà thuốc Nhà thuốc Thu Anh đạt chuẩn GPP với đầy đủ giấy tờ pháp lý cần thiết.  Chứng chỉ hành nghề dược số: 4134CCHNDSYTHCM, do Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày: 01032019.  Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh số: 41O8038663, do Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh cấp ngày 05072019.  Giấy chứng nhận đăng ký thuế, do Chi cục thuế quận Bình Thạnh cấp ngày 05072019.  Giấy chứng nhận đạt Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc số: 463GPP, do Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 02032020.  Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược số hiệu: 7917DDKKDDDHCM, do Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 02032020. Hình 1.2. Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh nhà thuốc Hình 1.3. Giấy chứng nhận đăng ký thuế Hình 1.4. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược Hình 1.5. Giấy chứng nhận đạt Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc 1.3. Cơ cấu tổ chức nhà thuốc Hình 1.6. Sơ đồ tổ chức nhà thuốc Thu Anh 1.3.1. Nhân sự  02 Dược sĩ đại học phụ trách chuyên môn: + Nguyễn Thị Thùy Anh (chủ nhà thuốc). + Trần Lê Nguyên Khải.  03 Dược sĩ trung học phụ giúp bán thuốc và tư vấn thuốc. 1.3.2. Cơ sở vật chất Nhà thuốc  Diện tích nhà thuốc khoảng 30m2.  Nhà thuốc có 06 tủ kính, trong đó: + Thuốc không kê đơn: 02 tủ. + Thuốc kê đơn: 02 tủ. + Sản phẩm không phải là thuốc: 02 tủ.  01 tủ quầy thuốc – nơi giao dịch, trao đổi thông tin với khách hàng và ra lẻ thuốc.  01 tủ biệt trữ.  Có bồn rửa tay cho nhân viên, khách hàng. Hình 1.7. Tủ thuốc không kê đơn Hình 1.8. Bồn rửa tay cho nhân viên và khách hàng Trang thiết bị trong nhà thuốc  Hệ thống đèn LED đảm bảo đủ ánh sáng cho các hoạt động diễn ra trong nhà thuốc.  Máy điều hòa không khí, ẩm kế, nhiệt kế (đã hiệu chỉnh), đảm bảo nhiệt độ dưới 30oC và độ ẩm không khí dưới 75%. Nhiệt kế, ẩm kế được gắn trên tủ “Sản phẩm không phải là thuốc” đối diện với tủ quầy để dược sĩ thuận tiện theo dõi, ghi chép.  Máy tính để quản lý hồ sơ, tài liệu.  Dụng cụ, bao bì ra lẻ thuốc đầy đủ, hợp vệ sinh: Túi PE, khay đếm thuốc, các nhãn thuốc cần cho việc ra lẻ,…  Máy đo đường huyết, đo huyết áp và các trang thiết bị khác. Hình 1.9. Nhiệt kế và ẩm kế 1.3.3. Hoạt động kinh doanh  Nhập hàng: + Có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, từ các cơ sở uy tín, có đầy đủ giấy tờ pháp lý cần thiết, còn hạn sử dụng, đảm bảo chất lượng. + Kiểm tra sự nguyên vẹn của bao bì, thuốc.  Bán hàng: + Giá cả hợp lý. + Bán đúng loại thuốc, đủ lượng, đủ liều, tư vấn về thuốc đầy đủ, chính xác cho người mua. + Dược sĩ đại học phụ trách bán các thuốc kê đơn. + Có đo huyết áp, đo đường huyết để thuận tiện cho việc theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Hình 1.10. Dược sĩ đang tư vấn cho bệnh nhân  Bảo quản: + Có biện pháp bảo quản thích hợp, đảm bảo chất lượng thuốc trong suốt thời hạn sử dụng. + Thường xuyên theo dõi, kiểm tra chất lượng sản phẩm.  Quản lý sổ sách, hạch toán: + Đầy đủ các loại sổ sách, giấy tờ cần thiết. + Có máy tính để theo dõi và sao lưu tài liệu. Hình 1.11. Một số SOP của nhà thuốc Thu Anh 1.4. Đánh giá sự triển khai GPP của nhà thuốc Bảng 1. Đánh giá sự triển khai GPP của nhà thuốc Thu Anh STT Nội dung 1 Tên cơ sở: Nhà thuốc Thu Anh Địa chỉ: 58C Nguyễn Văn Lạc, phường 19, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh. 2 Tên chủ cơ sở: Nguyễn Thị Thùy Anh Tên người chịu trách nhiệm chuyên môn: Nguyễn Thị Thùy Anh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược: số 7917ĐKKDDHCM TT Nội dung Tham chiếu Điểm chuẩn Điểm cộng Điểm trừ Điểm đạt Ghi chú I Nhân sự: 19 điểm 1.1 Người quản lý chuyên môn: 11 điểm 1.1.1 Có mặt khi cơ sở bán lẻ hoạt động hoặc thực hiện ủy quyền theo quy định III.4b 2 Điểm không chấp nhận 2 Điểm không chấp nhận trong trường hợp không có mặt người quản lý chuyên môn khi cơ sở hoạt động hoặc không thực hiện ủy quyền và báo cáo theo quy định. 1.1.2 Có giám sát hoặc trực tiếp tham gia bán thuốc kê đơn và liên hệ với bác sĩ kê đơn trong trường hợp cần thiết; quản lý trực tiếp việc pha chế thuốc theo đơn. III.4b 2 2 Kiểm tra: (1) SOP xem người quản lý chuyên môn có kiểm soát hoạt động này không? (2) Kiểm tra thực tế 1.1.3 Có tham gia kiểm soát chất lượng thuốc khi nhập về và trong quá trình bảo quản tại nhà thuốc III.4b 2 2 Kiểm tra SOP phỏng vấn nhân viên 1.1.4 Có thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn III.4b 2 2 Phỏng vấn Dược sĩ 1.1.5 () Có đào tạo hướng dẫn nhân viên quy chế, kiến thức chuyên môn III.4b 1 1 Phỏng vấn nhân viên, kiểm tra hồ sơ đào tạo nhân viên 1.1.6 Có hướng dẫn nhân viên theo dõi các tác dụng không mong muốn và báo cáo với cơ quan y tế III.4b 1 1 1.1.7 Có cộng tác với y tế cơ sở III.4b 1 1 1.2 Người bán lẻ: 8 điểm 1.2.1 () Có đủ nhân viên phục vụ cho hoạt động của nhà thuốc. Số lượng nhân viên: Dược sỹ đại học: 2 Dược sỹ trung học: 3 Dược tá: 0 Các bằng cấp khác: 0 I.2 1 1 Cơ sở có từ 2 dược sĩ đại học trở lên 1 1 1.2.2 () Bằng cấp chuyên môn phù hợp với công việc được giao I.3 1 1 1.2.3 () Các nhân viên không đang trong thời gian bị kỷ luật liên quan đến chuyên môn y dược I.4 1 1 Quan sát thực tế 1.2.4 () Có mặc áo Blouse và đeo biển hiệu ghi rõ chức danh III.4a 1 1 1.2.5 Được đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn và pháp luật y tế III.4a 2 2 Kiểm tra hồ sơ nhân viên. 1.2.6 () Tất cả nhân viên được huấn luyện để hiểu rõ và thực hiện đúng các nguyên tắc GPP I.5 1 1 1 Kiểm tra sự hiểu biết của nhân viên. 1.2.7 Có thái độ hòa nhã, lịch sự khi tiếp xúc với khách hàng và giữ bí mật thông tin về người bệnh. III.4a 1 1 II Cơ sở vật chất: 15 điểm 2.1 () Xây dựng và thiết kế: Địa điểm cố định, khu trưng bày bảo quản riêng biệt đảm bảo kiểm soát được môi trường bảo quản thuốc. II.1 1 1 1 () Nhà thuốc có môi trường riêng biệt hoàn toàn II.1 0,5 0,5 Có vách ngăn kín và lối đi riêng () Bố trí nơi cao ráo, thoáng mát, an toàn, cách xa nguồn ô nhiễm II.1 1 1 () Trần nhà có chống bụi II.1 0,5 0,5 () Tường và nền nhà phẳng, nhẵn, dễ vệ sinh, lau rửa II.1 0,5 0,5 2.2 () Diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh II.2a 2 2 2.3 () Khu trưng bày bảo quản có diện tích tối thiểu 10m2 II.2a 2 Điểm không chấp nhận 2 Không chấp thuận trong trường hợp dưới 10m2 () Khu trưng bày bảo quản có diện tích từ 20m2 đến dưới 30 m2 0,5 () Khu trưng bày bảo quản có diện tích từ 30m2 trở lên 1 1 2.5 () Có khu vực để người mua thuốc tiếp xúc và trao đổi thông tin II.2a 1 1 2.6 () Có vòi nước hoặc biện pháp khác để làm sạch tay cho nhân viên nhà thuốc và người mua II.2b, 2d 0,5 0,5 Không yêu cầu phải bố trí ở cửa ra vào 2.7 () Các hoạt động khác: Nếu có tổ chức pha chế theo đơn thì có phòng riêng để pha chế và có nơi rửa dụng cụ pha chế II.2b 2 Điểm không chấp nhận Không chấp nhận đối với hoạt động pha chế theo đơn nếu trong trường hợp có tổ chức pha chế nhưng không có phòng riêng () Có khu vực riêng để ra lẻ II.2b 1 1 Có thể xem xét chấp thuận nếu bố trí phòng riêng hoặc hộp ngăn riêng ra lẻ thuốc. () Khu vực ra lẻ cách ly với khu vực bảo quản trưng bày II.2b 0,5 0,5 () Nếu có kho bảo quản thì kho đạt yêu cầu bảo quản thuốc. II.2b 2 Điểm không chấp nhận Điểm không chấp nhận trong trường hợp có kho nhưng không đạt yêu cầu bảo quản thuốc. () Có khu vực tư vấn (Khu vực tư vấn đảm bảo được tính riêng tư) II.2b 1 1 () Có phòng tư vấn riêng (trong khuôn viên nhà thuốc, thuận tiện cho khách và không nằm trong khu vực pha chế theo đơn (nếu có tổ chức pha chế theo đơn) và) II.2b II.2d 0,5 2.8 () Mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dụng cụ y tế để khu vực riêng, không ảnh hưởng đến thuốc. Có biển hiệu khu vực “Sản phẩm này không phải là thuốc” II.2c 1 1 III Trang thiết bị: 15 điểm 3.1 Thiết bị bảo quản thuốc: 10 điểm 3.1.1 Thiết bị bảo quản thuốc: II.3a, 3b () Có đủ tủ quầy bảo quản thuốc Tủ, quầy, giá kệ dễ vệ sinh, đảm bảo thẩm mỹ II.3a 1 1 () Có nhiệt kế, ẩm kế (đã hiệu chuẩn) và có ghi chép theo dõi II.3a 1 1 () Có thiết bị theo dõi nhiệt độ tự ghi với tần suất phù hợp II.3a 2 Điểm không chấp nhận 2 Điểm không chấp nhận khi đến lộ trình nhưng chưa thực hiện () Nơi bán thuốc đủ ánh sáng để đảm bảo các thao tác diễn ra thuận lợi và không nhầm lẫn II.3a 1 1 () Ánh sáng mặt trời không chiếu trực tiếp vào nơi trưng bày, bảo quản thuốc II.3a 1 1 3.1.2 () Cơ sở có thiết bị bảo quản để đáp ứng với yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn II.3a, 3b 2 Điểm không chấp nhận 2 Không chấp nhận đối với phạm vi hoạt động không đáp ứng điều kiện bảo quản. VD: thuốc yêu cầu bảo quản mát hoặc lạnh, phải có tủ lạnh hoặc hộp bảo quản chuyên dụng () Nơi bán thuốc được duy trì ở nhiệt độ không quá 30°C, độ ẩm không quá 75% và thỏa mãn điều kiện bảo quản của thuốc II.3b 2 Điểm không chấp nhận 2 Có sử dụng thiết bị kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm (máy điều hòa, quạt, máy hút ẩm...) Điểm không chấp thuận trong trường hợp nơi bán thuốc không duy trì được điều kiện bảo quản. 3.2 Dụng cụ, bao bì ra lẻ và pha chế theo đơn: 5 điểm 3.2.1 () Có dụng cụ, bao bì ra lẻ thuốc phù hợp, dễ vệ sinh. Bao bì kín khí cho thuốc không còn bao bì tiếp xúc trực tiếp II.3c 0,5 0,5 3.2.2 Có quy trình pha chế thuốc theo đơn phù hợp. 1 3.2.3 Thuốc dùng ngoài và thuốc quản lý đặc biệt được để trong bao bì phù hợp dễ phân biệt II.3c 1 1 3.2.4 Thuốc bán lẻ không đựng trong bao bì mang tên thuốc khác hoặc chứa nội dung quảng cáo của một thuốc khác. II.3d 0,5 0,5 3.2.5 Thuốc pha chế theo đơn đựng trong bao bì dược dụng và ghi rõ các thông tin theo yêu cầu. II.3c II.3d 0,5 3.2.6 () Có dung dịch tiệt khuẩn và khu vực rửa tay, vệ sinh dụng cụ pha chế. Dụng cụ pha chế theo đơn phù hợp, dễ lau rửa, làm vệ sinh. II.2d 0,5 3.2.7 () Việc pha chế theo đơn thuốc độc, thuốc phóng xạ tuân thủ theo các quy định pháp luật liên quan II.5 1 IV Ghi nhãn thuốc: 2 điểm 4.1 Thuốc bán lẻ không còn bao bì ngoài của thuốc được đính kèm theo các thông tin sau: Tên thuốc, dạng bào chế Nồng độ, hàm lượng Nếu cần (VD: không có đơn thuốc, không có tờ hướng dẫn sử dụng nếu bán số lượng quá ít) phải có thêm thông tin: Cách dùng Liều dùng Số lần dùng II.3d 1 1 4.2 Thuốc pha chế theo đơn, ngoài quy định như phần 4.1, có các thông tin sau: Ngày pha chế Ngày hết hạn sử dụng Tên bệnh nhân Tên, địa chỉ nơi pha chế Cảnh báo an toàn cho trẻ em (nếu có) II.3d 1 V Hồ sơ sổ sách và tài liệu chuyên môn: 18 điểm 5.1 Hồ sơ pháp lý: 3 điểm 5.1.1 () Các giấy tờ pháp lý (đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề của Dược sĩ chịu trách nhiệm chuyên môn; Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh (đối với cơ sở đang hoạt động) I.1 2 Điểm không chấp thuận 2 Điểm không chấp nhận trong trường hợp thiếu các giấy tờ pháp lý hoặc giấy tờ pháp ký không hợp lệ. 5.1.2 () Có hồ sơ nhân viên. (Hồ sơ gồm: hợp đồng lao động, Giấy khám sức khỏe, bằng cấp chuyên môn, sơ yếu lý lịch, các chứng chỉ đào tạo) I.3 1 1 5.2 Tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc: 2 điểm 5.2.1 () Có tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc II.4a 1 1 5.2.2 () Có các tài liệu về quy chế chuyên môn dược hiện hành II.4a 1 1 5.2.3 Có Internet để tra cứu thông tin 1 1 Khi chưa đến lộ trình bắt buộc 5.3 Hồ sơ sổ sách liên quan hoạt động kinh doanh thuốc: 5 điểm 5.3.1 Có hồ sơ, tài liệu hoặc máy tính để theo dõi quản lý việc xuất, nhập tồn trữ thuốc và các thông tin liên quan. Có theo dõi việc pha chế theo đơn (nếu có). Có theo dõi đối với thuốc kê đơn, thuốc gây nghiện, thuốc tiền chất, thuốc hướng thần. II.4b II.4c 1 1 1 Cộng thêm 1 điểm nếu hồ sơ đầy đủ hoặc theo dõi đầy đủ trên máy tính Lưu giữ hồ sơ sổ sáchthông tin lưu trữ trên máy tính ít nhất 1 năm kể từ khi thuốc hết hạn dùng 1 5.3.2 Có hồ sơ, tài liệu hoặc máy tính để theo dõi dữ liệu liên quan đến bệnh nhân: tên người kê đơn và cơ sở hành nghề; đơn thuốc của bệnh nhân có đơn thuốc hoặc bệnh nhân cần lưu ý, đơn thuốc gây nghiện, thuốc tiền chất, thuốc hướng thần. II.4b 1 () Có trang bị thiết bị và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện kết nối mạng để quản lý hoạt động kinh doanh thuốc. Có cơ chế cung cấp và chuyển giao thông tin quản lý kinh doanh cho cơ quan quản lý. II.4c 2 Điểm không chấp nhận 2 Không chấp nhận trong trường hợp đến lộ trình nhưng chưa thực hiện 5.4 Xây dựng và thực hiện các quy trình thao tác chuẩn: 8 điểm 5.4.1 () Có đủ các quy trình cơ bản theo yêu cầu (Nội dung quy trình đúng và phù hợp với hoạt động của nhà thuốc): II4.e () Quy trình mua thuốc và kiểm soát chất lượng. 1 1 () Quy trình bán thuốc kê đơn. 1 1 () Quy trình bán thuốc không kê đơn 1 1 () Quy trình bảo quản và theo dõi chất lượng 1 1 () Quy trình giải quyết với thuốc bị khiếu nại hoặc thu hồi 1 1 5.4.2 () Có các quy trình khác (Ghi cụ thể) II.4e 1 1 Quy trình quản lý thuốc phải kiểm soát đặc biệt; Quy trình sử dụng, bảo trì nhiệt ẩm kế tự ghi; Quy trình hủy thuốc; Quy trình vệ sinh nhà thuốc 5.4.3 () Các quy trình thao tác chuẩn của cơ sở do người có thẩm quyền phê duyệt và ký ban hành II.4e 1 1 5.4.4 Nhân viên bán thuốc áp dụng và thực hiện đầy đủ theo các quy trình II.4e 1 1 Kiểm tra kiến thức và các thao tác thực hiện quy trình VI Nguồn thuốc: 5 điểm 6.1 Có hồ sơ các nhà cung ứng thuốc có uy tín gồm: Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc. Có danh mục các mặt hàng cung ứng. Có danh mục nhà cung cấp uy tín, đảm bảo dược lựa chọn. III.1a III.1b 1 1 1 6.2 Có lưu hóa đơn mua hàng hợp lệ III.1c 2 2 6.3 Tất cả thuốc tại nhà thuốc là thuốc được phép lưu hành hợp pháp (có số giấy phép lưu hành hoặc có số giấy phép nhập khẩu) III.1.c 2 Điểm không chấp nhận 2 Điểm không chấp nhận trong trường hợp phát hiện có thuốc không có giấy phép lưu hành hoặc nhập khẩu. VII Thực hiện quy chế chuyên môn Thực hành nghề nghiệp: 15 điểm c () Có kho, khu vực hoặc tủ riêng có khóa chắc chắn để bảo quản thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất. III.3d III.3đ 1 Điểm không chấp nhận Điểm không chấp nhận trong trường hợp có thực hiện kinh doanh thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất nhưng không đáp ứng. 7.2 Quản lý, mua bán thuốc phải kiểm soát đặc biệt đúng quy chế III.3d III.3đ 1 Điểm không chấp nhận 1 Trình độ chuyên môn của người bán, sổ sách theo dõi, kiểm kê, báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất và báo cáo xin hủy thuốc... 7.3 Kiểm tra đối chiếu số lượng thuốc phải kiểm soát đặc biệt trên sổ sách và thực tế khớp III.3d III.3đ 1 2 1 7.4. Nhân viên nhà thuốc nắm được quy chế kê đơn và biết cách tra cứu danh mục thuốc không kê đơn III.4a III.2c 0,5 0,5 7.5 Khi bán thuốc, người bán lẻ có hỏi người mua các thông tin về triệu chứng bệnh, về tình trạng người dùng thuốc để tránh rủi ro khi dùng thuốc III.2a 0,5 0,5 Trong quy trình, theo dõi hoạt động thực tế, hỏi nhân viên 7.6 Người bán lẻ có trình độ chuyên môn phù hợp để bán các thuốc kê trong đơn thuốc. III.2c I.2 0,5 0,5 0,5 Điểm cộng trong trường thực hiện khi chưa đến lộ trình bắt buộc. Có kiểm tra đơn thuốc trước khi bán III.2c 1 1 Nhà thuốc có biện pháp theo dõi việc bán thuốc kê đơn. III.2c 1 Nếu đơn thuốc không hợp lệ, người bán thuốc có: Hỏi lại người kê đơn Thông báo cho người mua Từ chối bán III.2c 1 1 Có sổ theo dõi. Chỉ Dược sỹ đại học được thay thế thuốc trong đơn thuốc. III.2c 1 1 Kiểm tra quy trình, nhân viên nắm được quy trình 7.7 Khi bán thuốc, người bán lẻ có tư vấn và thông báo cho người mua: Lựa chọn thuốc phù hợp nhu cầu điều trị và khả năng tài chính Cách dùng thuốc Các thông tin về thuốc, tác dụng phụ, tương tác thuốc, các cảnh báo Những trường hợp cần sự chẩn đoán của thầy thuốc mới dùng thuốc Những trường hợp không cần sử dụng thuốc III.2 1 1 7.8 Hướng dẫn sử dụng thuốc vừa bằng lời nói, vừa ghi nhãn theo quy định III.2a 0,5 0,5 7.9 Khi giao thuốc cho người mua, người bán lẻ thuốc có kiểm tra đối chiếu các thông tin sau: Nhãn thuốc Chất lượng thuốc bằng cảm quan Chủng loại thuốc Số lượng III.2a 1 1 7.10 Người bán lẻ, cơ sở bán lẻ không tiến hành các hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc trái với quy định về thông tin, quảng cáo III.2b 0,5 0,5 Kiểm tra các tờ rơi quảng cáo, việc dán quảng cáo... Người bán lẻ thuốc không khuyến khích người mua mua nhiều thuốc hơn cần thiết 0,5 0,5 7.11 Thuốc có đủ nhãn III.1c 1 1 7.12 Nhãn thuốc và thuốc bên trong đúng và khớp với nhau III.1c 1 1 1 Điểm trừ trong trường hợp không đúng. 7.13 () Sắp xếp thuốc: Sắp xếp gọn gàng, dễ lấy, tránh nhầm lẫn Sắp xếp theo tác dụng dược lý và điều kiện bảo quản ghi trên nhãn Có khu vực riêng cho “Thuốc kê đơn” III.3 1 1 7.14 Thực hiện niêm yết giá thuốc đúng quy định và bán không cao hơn giá niêm yết III.2c 1 1 VIII Kiểm tra đảm bảo chất lượng thuốc: 5 điểm 8.1 Có kiểm tra, kiểm soát khi nhập thuốc: Hạn dùng của thuốc Thuốc còn nguyên vẹn trong bao bì gốc của nhà sản xuất Các thông tin trên nhãn thuốc (theo yêu cầu quy chế nhãn) Có kiểm soát chất lượng bằng cảm quan. III.1c và III.1d 2 1 2 Kiểm tra quy trình và kiểm tra thực tế Có tiến hành kiểm soát chất lượng thuốc định kỳ và đột xuất 1 1 1 Kiểm tra sổ kiểm soát chất lượng thuốc 8.2 Tại thời điểm kiểm tra không phát hiện các loại thuốc sau: Thuốc không được lưu hành. Thuốc quá hạn dùng. Thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ. Thuốc kiểm soát đặc biệt đối với cơ sở không được cấp phép Thuốc bị đình chỉ và thu hồi nhưng không được phát hiện và không biệt trữ. III.1c 2 Điểm không chấp nhận 2 Điểm không chấp nhận trong trường hợp có phát hiện một trong các trường hợp. IX Giải quyết đối với thuốc bị khiếu nại hoặc thuốc phải thu hồi: 6 điểm 9.1 Có tiếp nhận và lưu thông tin hoặc lưu các thông báo về thuốc khiếu nại, thuốc không được phép lưu hành, thuốc phải thu hồi III.4c 1 1 Kiểm tra sổ theo dõi và các báo cáo lưu 9.2 Có thu hồi và lập hồ sơ thu hồi theo quy định, Có kiểm kê đối với thuốc khiếu nại, thuốc phải thu hồi (Nếu đến kỳ kiểm kê thuốc thu hồi chưa được xử lý). III.4c 1 1 Kiểm tra biên bản kiểm kê, hồ sơ lưu 9.3 Có thông báo thu hồi cho khách hàng đối với thuốc thu hồi thuộc danh mục thuốc phải kê đơn. III.4c 1 1 Thông báo trên bảng tin, bằng thư, điện thoại... 9.4 Có trả lại nơi mua hoặc hủy theo đúng quy định. III.4c 1 1 Có hồ sơ lưu 9.5 Có báo cáo các cấp theo quy định. III.4c 1 1 Có hồ sơ lưu 9.6 Có sổ và có ghi chép theo dõi tác dụng phụ của thuốc do khách hàng phản ánh. III.4b 1 1 Tổng cộng: 100 Điểm 93.5 Điểm Ghi chú: Các tiêu chí được đánh dấu () là các tiêu chí được đánh giá đối với cơ sở chưa triển khai hoạt động kinh doanh. CHƯƠNG 2. MÔ TẢ CÔNG VIỆC ĐẢM NHẬN 2.1. Vệ sinh tủ, kệ thuốc, ghi và dán giá thuốc 2.1.1. Vệ sinh tủ, kệ thuốc  Lấy hết thuốc ở từng kệ ra.  Vệ sinh bao bì hộp thuốc: Dùng khăn khô lau nhẹ nhàng bên ngoài vỏ hộp.  Vệ sinh kệ thuốc + Dùng khăn khô lau sơ qua lần 1. + Dùng khăn ẩm lau lại lần 2. + Dùng khăn khô lau lần cuối, đợi cho tủ, kệ thuốc khô hoàn toàn và sắp xếp thuốc theo đúng vị trí ban đầu. 2.1.2. Ghi và dán giá thuốc  Ghi chính xác, rõ ràng giá bán lẻ từng viên và giá của hộp thuốc.  Dán giá thuốc ở vị trí thích hợp, dễ thấy, không che lấp tên thuốc và các thông tin quan trọng trên bao bì thuốc. 2.2. Sắp xếp thuốc  Kiểm tra hạn dùng ghi trên thùng sản phẩm trước khi sắp lên kệ.  Sắp xếp đúng vị trí: Thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, sản phẩm không phải là thuốc (thực phẩm chức năng, kim tiên, khẩu trang,...).  Sắp xếp đúng nhóm dược lý: Thuốc nhóm tim mạch, thuốc chống dị ứng, nhóm thuốc NSAID,...  Sắp xếp đúng theo tên biệt dược và hàm lượng hoạt chất. 2.3. Ôn tập kiến thức về một số loại thuốc thường gặp 2.3.1. Nhóm thuốc điều trị các bệnh về đường tiêu hóa 2.3.2. Nhóm thuốc điều trị các bệnh về đường hô hấp 2.3.3. Nhóm thuốc điều trị các bệnh tim mạch  Điều trị bệnh cao huyết áp  Thuốc chống huyết khối  Thuốc điều trị rối loạn lipid máu 2.3.4. Nhóm thuốc điều trị các bệnh về nội tiết 2.3.5. Nhóm thuốc điều trị các bệnh về cơ, xương, khớp 2.4. Phân tích một số đơn thuốc của các bệnh thường gặp  Tự chọn 5 đơn thuốc, phân tích và trả lời các câu hỏi sau: + Tại sao các thuốc trong đơn được chỉ định cho bệnh nhân? + Tác dụng phụ, chống chỉ định của các thuốc? + Các tương tác thuốc – thuốc trong đơn? + Các lưu ý về cách sử dụng thuốc trong đơn?  Làm báo cáo dạng bản word và nộp lại cho cán bộ hướng dẫn. 2.5. Quan sát các anh chị dược sĩ bán thuốc, tư vấn cho bệnh nhân Sau khi ôn tập kiến thức về thuốc, phân tích đơn thuốc em được cán bộ hướng dẫn cho quan sát các anh chị dược sĩ bán thuốc. 2.5.1. Kiến thức chuyên môn  Chú ý, ghi nhớ các bệnh lý thường gặp, các loại thuốc thường được kê cho từng bệnh tương ứng, liều lượng thuốc cho từng đối tượng bệnh nhân (trẻ em, người cao tuổi, người có các bệnh lý nền như tim mạch, các bệnh lý gan, thận,...).  Chú ý lắng nghe các tư vấn về bệnh, về thuốc (mục đích sử dụng, tác dụng phụ, cách sử dụng,...), về điều trị không dùng thuốc.  Ghi nhớ tên một số biệt dược thường gặp. 2.5.2. Kỹ năng tư vấn  Kỹ năng giao tiếp: Cách ứng xử, giao tiếp giữa dược sĩ với bệnh nhân, khách hàng.  Kỹ năng thu thập thông tin: Cách đặt câu hỏi cho người mua thuốc; cách chắc lọc, đánh giá các thông tin quan trọng,...  Kỹ năng truyền đạt thông tin làm sao để khách hàng dễ hiểu, dễ nhớ. 2.5.3. Kỹ năng bán hàng  Quan sát tác phong, trang phục của dược sĩ trong giờ làm việc.  Quan sát thao tác làm việc: Cách lấy thuốc, cách tính tiền,...  Quan sát và ghi nhớ vị trí, tên biệt dược của các loại thuốc thường gặp. 2.6. Học và thực hành cách đo huyết áp, đo đường huyết 2.6.1. Đo huyết áp  Thiết bị: Máy đo huyết áp điện tử.  Cách đo: Thực hành đúng như trong sách hướng dẫn sử dụng đi kèm thiết bị. 2.6.2. Đo đường huyết  Thiết bị: Máy đo đường huyết On Call EZ II.  Cách đo: Thao tác như trong sách hướng dẫn đi kèm theo thiết bị. Hình 2.1. Thực hành đo đường huyết 2.7. Kiểm tra số lượng thuốc và các hàng hóa khác hiện có trong nhà thuốc  Dược sĩ hướng dẫn sẽ phát danh sách các thuốc cần kiểm tra số lượng cho sinh viên thực tập.  Kiểm tra chính xác số lượng: + Đếm số lượng viên đối với các dạng thuốc viên (viên nén, viên nang). + Đếm số lượng chailọ đối với các dạng thuốc đóng chailọ. + Đếm số lượng gói của các dạng thuốc gói (thuốc bột, thuốc cốm).  Ghi lại số lượng vào danh sách và nộp lại cho dược sĩ hướng dẫn. 2.8. Nhập dữ liệu về các sản phẩm bán ra theo từng ngày  Các sản phẩm bán ra trong từng ngày sẽ được ghi chép đầy đủ vào sổ theo dõi gồm các nội dung: Ngày bán, tên hàng hóa, số lượng.  Nhập các dữ liệu trên vào máy tính, sử dụng phần mềm Excel để tiện cho việc theo dõi, kiểm tra và lưu trữ.  Kiểm tra, đối chiếu thông tin từ sổ ghi chép với dữ liệu trên máy tính để tránh sai sót, nhầm lẫn. CHƯƠNG 3. KIẾN THỨC – KỸ NĂNG – KINH NGHIỆM GẶT HÁI ĐƯỢC SAU ĐỢT THỰC TẬP 3.1. Vệ sinh tủ, kệ thuốc, ghi và dán giá thuốc 3.1.1. Vệ sinh tủ, kệ thuốc  Trước khi lấy thuốc ra để vệ sinh tủ, kệ thuốc phải chụp hình lại tủ thuốc để nhớ được vị trí sắp xếp ban đầu của các thuốc.  Lấy thuốc ra nhẹ nhàng, cẩn thận, tránh làm móp méo, rơi vỡ các hộp thuốc đặc biệt là các chai thủy tinh, chai thuốc siro.  Nên vệ sinh từng kệ một, theo thứ tự từ trên xuống. Vì nếu vệ sinh nhiều kệ cùng một lúc thì lượng thuốc lấy ra nhiều dễ bị nhầm lẫn, mất mát hoặc không đủ diện tích để để thuốc, thuốc xếp chồng chéo lên nhau dễ bị móp, bể.  Chờ kệ thuốc khô hẳn rồi mới xếp lại thuốc lên kệ vì nếu kệ còn ẩm, ướt nước có thể thấm vào bao bì làm ảnh hưởng đến thuốc bên trong.  Cẩn trọng trong khi vệ sinh các kệ trên cao tránh té, ngã. 3.1.2. Ghi và dán giá thuốc  Phải ghi giá thuốc rõ ràng, dễ nhìn, đúng giá của từng loại thuốc.  Nên ghi giá thuốc theo viên và theo hộp để thuận tiện cho việc tính tiền trong trường hợp khách mua theo viên, theo vỉ hay mua cả hộp.  Dán giá thuốc ở vị trí dễ thấy, không làm che lấp tên thuốc, hàm lượng, thương hiệu hay các thông tin quan trọng trên bao bì.  Giá thuốc phải hợp lý, không kê lên quá cao để có thể cạnh tranh với các nhà thuốc khác. 3.2. Sắp xếp thuốc  Sắp xếp cẩn thận, nhẹ nhàng tránh làm móp méo bao bì, hư hỏng ảnh hưởng tới chất lượng thuốc.  Sắp xếp sao cho thẩm mỹ, dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra: Phải dễ dàng nhìn được tên hoạt chất, tên biệt dược, hàm lượng, hình ảnh đặc trưng.  Nên sắp xếp thuốc theo nhóm dược lý: Thuốc điều trị cao huyết áp, điều trị đái tháo đường, giảm đau hạ sốt, giảm ho,... vì khi bệnh nhân đến nhà thuốc thường sẽ nói về tình trạng bệnh của mình hoặc đơn thuốc cũng chỉ rõ bệnh mà họ đang mắc phải.  Trong mỗi nhóm dược lý nên có danh sách các hoạt chất hiện có trong nhà thuốc xếp theo thứ tự ABC và dán trước tủ kính. Các thuốc trong tủ cũng được xếp theo thứ tự như trong danh sách để thuận tiện cho việc lấy thuốc và kiểm tra thuốc.  Sắp xếp đúng vị trí quy định, lưu ý đối với các thuốc cần điều kiện bảo quản đặc biệt (bảo quản mát, tránh ánh sáng trực tiếp,...).  Các hộp thuốc đã ra lẻ phải được đánh dấu để phân biệt với các hộp còn nguyên và được xếp ngoài cùng, các hộp chưa ra lẻ xếp bên trong  Các chai lọ thủy tinh, chai siro, thuốc nước, ống tiêm truyền không được xếp chồng lên nhau để tránh đổ vỡ. Các hộp thuốc viên có thể xếp chồng lên nhau nhưng lưu ý nặng để dưới, nhẹ để trên và không xếp chồng quá cao.  Cần kiểm tra về hạn dùng và cảm quan bên ngoài trước khi xếp thuốc lên kệ. Sắp xếp theo nguyên tắc FIFO, FEFO.  Cần lưu ý khi xếp các thuốc có cùng hoạt chất nhưng tên biệt dược khác nhau hoặc các thuốc có cùng hoạt chất, cùng tên biệt dược nhưng hàm lượng khác nhau. Bảng 3.1. Bảng thống kê các thuốc kê đơn trong nhà thuốc GPP STT Hoạt chất Biệt dược KHÁNG SINH 1 Amoxicillin – Clavulanic acid AUGMENTIN 250mg 31.25mg AUGMENTIN 500mg 62.5mg KLAMENTIN 250mg 31.25mg KLAMENTIN 500mg 125mg CLAMINAT 625mg 2 Ampicillin AMPICILLIN 500mg 3 Cefalexin CEPHALEXIN 250mg CEPHALEXIN 500mg 4 Cefixim CEFIXIM 50mg CEFIXIM 100mg 5 Cefuroxim ZINNAT TABLETS 125mg CEZIRNATE 250mg ZINNAT 500mg CORTICOID 1 Methylprednisolon MEDROL METHYLPREDNISOLON MKP 4mg 2 Prednisolon PREDNISOLON NSAID 1 Celecoxib CELEBREX CECOXIBE 2 Etoricoxib ETOTAB 3 Lornoxicam LIVORAX KHÁNG VIÊM DẠNG ENZYME 1 α chymotrypsin α CHOAY ALPHACHYMOTRYPSIN THUỐC ỨC CHẾ BƠM PROTON 1 Esomeprazol NEXIUM 10mg NEXIUM 40mg 2 Rabeprazol MARTAZ 3 Omeprazol LOMAC 20 THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 1 Acarbose GLUCOBAY 2 Insulin HUMALOG MIX 7525 NOVOLOG MIX 7030 3 Metformin METFORMIN GLUCOFINE 500mg 4 Metformin + Vildagliptin GALVUS MET 5 Vildagliptin GALVUS THUỐC ĐIỀU TRỊ CAO HUYẾT ÁP 1 Amlodipin AMLODIPIN AMLOR 2 Bisoprolol BISOPROLOL BIHASAL 3 Captopril CAPTOPRIL 4 Enalapril ENALAPRIL 5 Losartan LOSARTAN 6 Methyldopa DOPEGYT 7 Spironolacton SPINOLAC 8 Trimetazidin TRIMETAZIDINE VASHASAN MR CHỐNG KẾT TẬP TIỂU CẦU 1 Aspirin ASPIRIN 81mg ASPIRIN 75mg 2 Aspirin + Clopidogrel DUOPLAVIN 75mg100mg 3 Clopidogrel CLOPISTAD THUỐC ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU 1 Atorvastatin ATORVASTATIN LIPITOR 2 Simvastatin SIMVASTATIN STADA 20mg SIMVASTATIN STADA 40mg 3 Rosuvastatin ROSUVASTATIN STADA 10mg Bảng 3.2. Bảng thống kê các thuốc không kê đơn trong nhà thuốc GPP STT Hoạt chất Biệt dược GIẢM ĐAU – HẠ SỐT – KHÁNG VIÊM 1 Acetylsalicylic Acid ASPILET EC ASPIRIN 2 Ibuprofen IBUPROFEN 3 Ibuprofen + Caffein + Paracetamol IBUPARAVIC 4 Loxoprofen LOXFEN 5 Mefenamic Acid DOLFENAL 6 Paracetamol PARACETAMOL PANADOL HAPACOL 7 Paracetamol + Caffein PANADOL EXTRA ANTI – HISTAMIN H2 1 Cetirizin CETIRIZIN CIDETUSS 2 Chlorpheniramin CLORPHENIRAMIN 4 ANTACID 1 Aluminium hydroxide + Magnesium hydroxide MAALOX YUMAGEL SOARES 2 Aluminium phosphate PHOSPHALUGEL 3 Sodium alginate + Sodium bicarbonate + Calcium carbonate GAVISCON THUỐC TRÁNH THAI 1 Ethinylestradiol + Levonorgestrel RIGEVIDON 21+7 2 Levonorgestrel NEW CHOICE EC POSINIGHT 1 POSINIGHT 2 KHÁNG VIÊM DẠNG ENZYME 1 Bromelain DANZYM THUỐC NHỎ MẮT 1 Sodium chloride NATRI CLORID 0,9% OSLA OSLA BABY 2 Panthenol V. ROHTO  Một số sản phẩm không phải là thuốc: Khẩu trang, Bao cao su Durex, Dầu gió Trường Sơn, Nước muối sinh lý 0.9%, Que thử thai Quickstick, Dầu gội đầu Nizoral,... 3.3. Ôn tập kiến thức về một số loại thuốc thường gặp  Trước hết phải ôn tập, tìm hiểu kỹ các thông tin thuốc như: chỉ định, chống chỉ định, tác dụng phụ,... của các loại thuốc thường được kê.  Nắm vững kiến thức về thuốc người dược sĩ có thể tư vấn chính xác về thuốc cho bệnh nhân hoặc trong một số trường hợp khi thấy có điều nghi vấn, bất hợp lý trong đơn thuốc người dược sĩ có thể từ chối bán và thông tin cho người mua biết để đảm bảo sự an toàn về sức khỏe cho khách hàng.  Sau đây là một số điều cần lưu ý cho các nhóm thuốc và một số hoạt chất biệt dược hiện có trong nhà thuốc Thu Anh. 3.3.1. Nhóm thuốc điều trị các bệnh về đường tiêu hóa  Thuốc điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng, GERD thường sẽ quan tâm đến nhóm thuốc (antacid, PPI, antihistamin 2,...) và thời gian dùng thuốc. Nếu dùng không đúng cách sẽ không mang lại hiệu quả điều trị.  Nhóm antacid: Trung hòa acid dịch vị, giảm triệu chứng đau trong bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng, GERD. + Hoạt chất và một số biệt dược hiện có trong nhà thuốc: • Aluminium hydroxide + Magnesium hydroxide (Maalox, Soares, Yumagel): Việc kết hợp giữa 2 hoạt chất trên để bù trừ tác dụng phụ lẫn nhau, aluminium hydroxide gây táo bón và magnesium hydroxide có tác dụng nhuận tràng. • Aluminium phosphate (Phosphalugel): Ưu điểm của phosphalugel là hạn chế việc mất phosphate của cơ thể khi dùng lâu dài, chính điều này đã giúp đẩy nhanh doanh số bán hàng của biệt dược này. • Sodium alginate + Sodium bicarbonate + Calcium carbonate (Gaviscon). + Cách sử dụng: Uống sau ăn 1 giờ hoặc uống trước khi đi ngủ.  Nhóm ức chế bơm proton: Giảm tiết acid dịch vị. + Hoạt chất và một số biệt dược hiện có trong nhà thuốc: Esomeprazole (Nexium, Prazopro), Rabeprazol (Martaz), Omeprazol (Lomac 20),... + Cách dùng: Uống trước ăn 30 phút. Không được bẻ, nhai hay nghiền viên thuốc.  Đối với bệnh nhân bị tiêu chảy trước hết phải bù nước và tìm nguyên nhân gây tiêu chảy, không được tự ý dùng thuốc. Ví dụ tiêu chảy do nhiễm khuẩn đường tiêu hóa thì không được dùng thuốc ức chế nhu động ruột (loperamid).  Berberine: Kháng sinh từ dược liệu  Loperamid: Ức chế nhu động ruột, tăng trương lực cơ thắt hậu môn.  Oresol 245: Bù nước và điện giải.  Lactobacillus acidophilus (Probio), Bacillus clausii (Enterobella, Enterogermina): Bổ sung lợi khuẩn. 3.3.2. Nhóm thuốc điều trị các bệnh về đường hô hấp  Hạ sốt, giảm đau: Hay dùng nhất là Paracetamol với các biệt dược khác nhau có hàm lượng và dạng bào chế khác nhau. Ví dụ: + Hapacol, Panadol sủi thích hợp cho trẻ em hoặc người khó nuốt, tác dụng nhanh hơn dạng viên nén. + Panadol extra có thêm caffein làm tăng tác dụng của paracetamol.  Kháng sinh: + Kháng sinh nhóm betalactam thường được sử dụng cho các bệnh về đường hô hấp trên: Amoxicillin – Clavulanic acid (Augmentin, Ofmantine, Klamentin,...), Cefdinir, Cefalexine, Cefixime, Cefuroxim,... + Có các kháng sinh dạng bột, siro thích hợp cho trẻ em. + Kháng sinh phải sử dụng đúng liều, đủ lượng, không tự dùng ý bỏ thuốc để tránh đề kháng kháng sinh. Không nên tự ý kê kháng sinh cho bệnh nhân.  Kháng viêm: Giảm viêm, sưng tấy. + NSAID: Diclofenac, Mefenemic acid, Meloxicam (Mobic, Kamelox 15), Nabumetone (Suntab), Lornoxicam (Vocfor),... + Corticoid: Methylprednisolone 4mg,... + Các thuốc này nên uống sau ăn để tránh kích ứng dạ dày.  Chống dị ứng: Điều trị các triệu chứng hắt hơi, chảy nước mũi,... + Thế hệ cũ gây buồn ngủ: Chlorphenyramine,Cetirizine (Cidetuss). + Thế hệ mới ít gây buồn ngủ hơn: Loratadine (Loradin, Lorastad), Desloratadine (Lorastad D, Loratadine‘s), Fexofenadine,...  Giảm ho: Codein, Desxtromethorphan,... Một số thuốc ho có chống chỉ định cho một số đối tượng. Ví dụ Dextromethorphan chống chỉ định cho trẻ dưới 2 tuổi.  Loãng đàm: Guaifenesine, Bromhexine (Bisolvon), Ambroxol,... Phải thận trọng khi sử dụng thuốc làm loãng đờm ở trẻ nhỏ khả năng khạc đàm kém sẽ gây tắc nghẽn đường hô hấp. 3.3.3. Nhóm thuốc điều trị các bệnh tim mạch  Điều trị bệnh cao huyết áp + Chẹn thụ thể β1 (BB): Bisoprolol, Nebivolol, Atenolol,... + Thuốc lợi tiểu: Furosemide, Indapamide,... + Ức chế men chuyển (ACEI): Captopril, Lisinopril,... Tác dụng phụ của nhóm thuốc ACEI là ho khan. Nếu bệnh nhân ho không chịu được thì nên đến bác sĩ để đổi sang thuốc khác chứ không được tự ý bỏ thuốc. + Chẹn thụ thể của angiotensin 2 (ARB): Telmisartan, Valsartan,... + Chẹn kênh calci (CCB): Nifedipine, Nicardipine,... + Methyldopa điều trị cao huyết áp cho phụ nữ có thai. + Cần tư vấn bệnh nhân sử dụng thuốc đúng giờ, đúng liều vì chỉ cần sai sót nhỏ về cách sử dụng thuốc có thể nguy hại đến tính mạng của bệnh nhân như lên cơn nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp cấp cứu, đột quỵ,...  Thuốc chống huyết khối: Aspirin 75mg, Aspirin 81mg, Clopidogrel.  Thuốc điều trị rối loạn lipid máu + Nhóm Statin: Atorvastatin, Simvastatin, Rosuvastatin,... Các thuốc nhóm Statin phải uống vào buổi tối trước khi đi ngủ ngoài trừ Rosuvastatin và Atorvastatin do thời gian bán thải dài. + Nhóm Fibrate: Fenofibrate. 3.3.4. Nhóm thuốc điều trị các bệnh về nội tiết  Trong cách bệnh về nội tiết hay gặp nhất là bệnh đái tháo đường. Một số hoạt chất và biệt dược hiện có trong nhà thuốc: + Metformin: Metformin, Glucofine 500mg,... + Insulin: Humalog, Novolog,... + Acarbose: GlucoBay,... + Nhóm ức chế DPP4: Vidagliptin (Galvus), Vidagliptin + Metformin (Galvus Met),...  Thuốc tránh thai: Ngày nay, việc quan hệ trước hôn nhân đã không còn quá khắt khe như xưa. Ngoài việc sử dụng bao cao su thì thuốc tránh thai cũng là cách để tránh việc có thai ngoài ý muốn. + Thuốc tránh thai hàng ngày: Có 2 loại • Loại vỉ 28 viên: Thuốc gồm 2 hormone estrogene và progesterone. Một vỉ gồm 21 viên chứa hormone + 7 viên hỗ trợ không chứa thành phần tránh thai. Uống 1 viên ngày, uống mỗi ngày, theo số thứ tự được ghi trên vỉ, hết vỉ này tới vỉ khác. (Rigevidon 21 + 7) • Loại vỉ thuốc 21 viên: Chỉ chứa estrogen. Uống 1 viên ngày, uống mỗi ngày. Uống viên đầu tiên vào ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt, hết vỉ ngưng 7 ngày cho hết chu kỳ kinh rồi mới chuyển sang vỉ khác. (Diane 35) + Thuốc tránh thai khẩn cấp: Ngăn cản rụng trứng ngay tức thời do chứa hàm lượng hormone progestin cao. Dựa trên thời gian tác dụng, thuốc tránh thai khẩn cấp có 3 loại: • Loại 36 giờ: Uống thuốc trong vòng 36 giờ sau quan hệ tình dục không an toàn. • Loại 72 giờ: Loại 1 viên duy nhất thì uống trong vòng 72 giờ sau quan hệ tình dục (Postinor 1). Loại 2 viên thì viên thứ nhất uống trong vòng 72 giờ sau giao hợp, viên thứ 2 uống cách viên đầu 12 giờ (Postinor 2, New Choice EC). • Loại 120 giờ: Uống trong vòng 120 giờ sau giao hợp (Mifestad 10). 3.3.5. Nhóm thuốc điều trị các bệnh về cơ xương khớp  Kháng viêm, giảm đau: Một số thuốc kháng viêm, giảm đau trong điều trị các bệnh về đường hô hấp cũng được sử dụng cho các bệnh về cơ xương khớp (Meloxicam, Celecoxib,...).  Các thuốc nhóm NSAID, corticoid cần uống sau ăn để tránh kích ứng dạ dày. Corticoid khi dùng lâu dài thì không nên dừng đột ngột để tránh bị suy thương thận.  Miếng dán Salonpas, Voltaren Gel,... giúp giảm đau tại chỗ.  Các thuốc trị gout: Colchicin; Allopurinol, Febuxostat (Febustad) ức chế enxyme xanthine oxidase; Probenecid – tăng đào thải uric acid.  Nên kết hợp với việc điều trị thuốc và vật lý trị liệu để cho hiệu quả điều trị tốt. 3.4. Phân tích một số đơn thuốc của các bệnh thường gặp  Từ việc ôn tập lại kiến thức của các thuốc thường được kê đến tiến hành phân tích một số đơn thuốc đã giúp em thấy rõ được sự ứng dụng trên lâm sàng của các thuốc và điều này cũng bổ trợ cho em trong quá trình quan sát các anh chị dược sĩ làm việc trong quầy thuốc.  Khi phân tích đơn thuốc em có thể biết thêm được một số kiến thức sau: + Có cái nhìn thực tế hơn về các kiến thức của bộ môn Dược lý, Dược lâm sàng. + Hiểu về các bệnh lý hay gặp, nguyên nhân gây bệnh từ đó đưa ra các tư vấn về điều trị không dùng thuốc. Ví dụ: • Viêm họng: Súc miệng bằng nước muối sáng và tối, giữ ấm, tránh đồ ăn thức uống lạnh. • Viêm loét dạ dày có dương tính với Helicobacter pylori: Ăn chín, uống sôi, không ăn rau sống. Hạn chế ăn dầu mỡ, ăn chua. • Đái tháo đường type 1 là do tế bào beta của tuyến tụy không có khả năng sản sinh sinh ra insulin do đó việc sử dụng Insulin là bắt buộc ở những bệnh nhân này. • Bệnh cao huyết áp hạn chế ăn mặn, nên tập thể dục thường xuyên, phù hợp với tình trạng sức khỏe. • Bệnh nhân gout nên hạn chế ăn các thực phẩm nhiều đạm (thịt đỏ, hải sản, nấm...), rau có tính acid (măng chua,...). Khi lên cơn gout không nên chườm lạnh vì sẽ làm gia tăng cơn đau. Nên giữ ấm bàn chân, nhất là vào buổi tối và sáng sớm. • Bệnh nhân mắc các bệnh về cơ, xương, khớp nên kết hợp giữa điều trị bằng thuốc với vật lý trị liệu. + Các loại thuốc tương ứng cho từng loại bệnh, liều lượng cho từng đối tượng bệnh nhân: Trẻ em, người trưởng thành, người cao tuổi, người các có bệnh lý nền,... + Cách phối hợp thuốc ở những bệnh nhân có nhiều bệnh cùng lúc. + Tương tác của các thuốc trong đơn và cách sử dụng để tránh tương tác thuốc, tác dụng phụ của thuốc nhằm đạt hiểu quả cao trong điều trị. + Các lưu ý, dặn dò của bác sĩ cho từng đối tượng bệnh nhân. • Ví dụ việc sử dụng nhiều kháng sinh ảnh hưởng đến lợi khuẩn đường tiêu hóa, bác sĩ có thể khuyên bệnh nhân sử dụng thêm sữa chua, men vi sinh để bổ sung lợi khuẩn. • Bệnh nhân cao huyết áp không nên ăn mặn và nên tập thể dục nhẹ nhàng.  Phân tích một đơn thuốc tại nhà thuốc Thu Anh Hình 3.1. Đơn thuốc tại nhà thuốc Thu Anh THÔNG TIN THUỐC Biệt dược hoạt chất Cơ chế tác dụng Chỉ định Tác dụng phụ Chống chỉ định Liều lượng Cách dùng Piriet 20mg (Rabeprazol) Ức chế bơm proton => ức chế tiết acid dịch vị Viêm dạ dày Rối loạn tiêu hóa. Mẩn ngứa. Khô miệng. Mẫn cảm. Phụ nữ mang thai. 20mg lần x 2 lần ngày. Uống trước ăn 30 phút. Không được nhai, bẻ hay nghiền viên. Tinidazol 500mg DMS Kháng sinh trị Helicobacter pylori (HP) Viêm dạ dày HP dương tính Rối loạn tiêu hóa. Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Quá mẫn 03 tháng đầu thai kỳ. Phụ nữ đang cho con bú. 500mg lần x 2 lần ngày. Tetracycline500mg TW25 Kháng sinh trị HP Viêm dạ dày HP dương tính Da: Nhạy cảm với ánh sáng. Thay đổi màu răng. Phụ nữ có thai. Trẻ em dưới 8 tuổi. 500mg lần x 4 lần ngày Newbutin 300mg (Trimebutin) Chống co thắt cơ trơn Hội chứng ruột kích thích Táo bón, khô miệng Quá mẫn. Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. 300mg lần x 2 lần ngày Ulcersep 262.5mg (Bismuth subsalicylat) Kháng sinh trị HP Viêm dạ dày HP dương tính Phân đen. Miệng lưỡi đen. Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Suy thận nặng. 262.5mg lần x 4 lần ngày PHÂN TÍCH TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG TOA A. Tương tác thuốc – thuốc  Tetracyclin – Ulcersep (Bismuth subsalicylat)  Cơ chế: Tetracyclin tạo phức chelate với Bi => giảm hấp thu tetracyclin.  Khắc phục: Uống 2 thuốc cách xa nhau 2 – 3 tiếng. B. Tương tác thuốc – thức ăn  Tetracyclin + sữa, thức ăn  Cơ chế: Sữa, thức ăn giàu Fe, Ca, Mg, các cation hóa trị II, III tạo phức chelate với tetracyclin làm giảm sự hấp thu của thuốc. Đồng thời, tetracyclin cũng làm giảm hấp thu các ion này.  Khắc phục: Uống xa bữa ăn (1 giờ trước bữa ăn hoặc 2 giờ sau bữa ăn). Không uống thuốc chung với sữa.  Tinidazol + rượu, thức uống chứa cồn  Gây nhức đầu, co giật, hạ huyết áp, nôn ói,…  Khắc phục: tránh sử dụng các thức uống chứa cồn trong quá trình sử dụng thuốc. 3.5. Quan sát các anh chị dược sĩ bán thuốc, tư vấn cho bệnh nhân  Sau quá trình quan sát, lắng nghe, cá nhân em nhận thấy rằng mỗi một người dược sĩ vừa là nhân viên bán thuốc, vừa là gương mặt đại diện cho nhà thuốc đồng thời cũng là nơi chia sẻ, thấu hiểu của mỗi bệnh nhân.  Nhà thuốc ngoài là nơi tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân, còn là nơi kinh doanh, cung cấp thuốc và các dịch vụ y tế. Và vì “Khách hàng là thượng đế” nên để “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi” các dược sĩ nhà thuốc cần phải lưu ý các điểm sau: 3.5.1. Kiến thức chuyên môn  Trình độ chuyên môn là yêu cầu quan trọng nhất không chỉ của riêng dược sĩ mà còn của tất cả nhân viên làm việc trong ngành y tế, vì chỉ cần một sai lầm nhỏ có thể nguy hại đến tính mạng của bệnh nhân. Do đó người dược sĩ phải luôn luôn cập nhật, bổ sung kiến thức chuyên ngành để tư vấn chính xác cho bệnh nhân, tạo dựng niềm tin trong lòng người bệnh đối với dược sĩ và nhà thuốc.  Một số kiến thức chuyên môn em được học tại nhà thuốc. + Thuốc điều trị rối loạn lipid máu nhóm Statin (Simvastatin, Pravastatin,...) phải dặn bệnh nhân uống trước khi đi ngủ do quá trình tổng hợp cholesterol ở gan vào buổi tối. Tuy nhiên, Atorvastatin, Rosuvastatin cùng nhóm statin nhưng không cần thiết phải uống trước khi đi ngủ do thời gian bán thải dài. + Trong các thuốc nhóm Statin thì Simvastatin là thuốc lựa chọn đầu tay vì là thuốc được sử dụng lâu nhất, có nhiều chứng cứ về mức độ an toàn và tác dụng không mong muốn. + Việc kết hợp các thuốc nhóm Statin với Ezetimibe giúp tăng hiệu quả điều trị, giảm tác dụng phụ. Vì Statin ức chế tổng hợp cholesterol nội sinh, Ezetimibe ức chế hấp thu cholesterol ngoại sinh. + Kháng sinh thường được kê cho bệnh viêm mũi họng là Amoxicillin – Clavulanic acid, hoặc các Cephalosporin (Cefalexin, Cefdinir,...). Ở những bệnh nhân này có thể khuyên họ sử dụng thêm viên sủi vitamin C hoặc uống nước cam chanh để bổ sung vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. + Bệnh nhân bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn thì khi bệnh nhân hồi phục có thể khuyên bệnh nhân nên bổ sung thêm lợi khuẩn để cân bằng hệ vi sinh đường ruột. + Trong đơn thuốc của bệnh nhân bị viêm dạ dày và hay thức khuya bác sĩ sẽ kê thêm các thuốc anti – histamin H2 (Cimetidin, Ranitidin,...) nhằm giảm tiết acid dịch vị về đêm. + Thuốc trị đái tháo đường Metformin dùng lâu sẽ gây giảm hấp thu vitamin B12 nên tư vấn bệnh nhân bổ sung vitamin này qua đường thực phẩm (thịt bò, cá mòi, cà ngừ, gan động vật,...) và các viên uống bổ sung vitamin B12. + Nhóm thuốc ACEI không được dùng chung với các thuốc NSAID hàm lượng lớn hơn 350mg vì sẽ làm tăng nguy cơ gây suy thận cấp. + Khi sử dụng các thuốc nhóm ACEI, ARB nên tránh sử dụng các thực phẩm giàu kali (chuối, rau chân vịt,...) vì sẽ làm tăng K+ huyết. + Đối với bệnh nhân bị tiêu chảy trước hết phải bù nước và tìm nguyên nhân gây tiêu chảy, số lần đi tiêu, không được tự ý dùng thuốc. Tiêu chảy do nhiễm khuẩn đường tiêu hóa thì không được dùng thuốc ức chế nhu động ruột (loperamid).  Kiến thức ngày càng cập nhật, ngày càng đổi mới và có sự trao đổi thông tin giữa các quốc gia, do đó các dược sĩ của thế kỷ 21 cũng cần phải trang bị cho mình vốn ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh để có thể tham khảo các tài liệu nước ngoài, tham gia các hội thảo quốc tế để nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn của mình. 3.5.2. Kỹ năng tư vấn  Kỹ năng giao tiếp + Ngoại hình, giọng nói: Đối với dược sĩ bán thuốc nói riêng và nhân viên bán hàng nói chung ngoại hình và giọng nói là yếu tố cần thiết để đạt được hiệu quả trong giao tiếp, bán hàng. • Ngoại hình ưa nhìn, đầu tóc gọn gàng. • Trang phục lịch sự, thích hợp với môi trường nhà thuốc và phải luôn luôn mặc áo blouse trong giờ làm việc. • Hiện nay, do dịch Covid – 19 nên dược sĩ phải luôn đeo khẩu trang khi tiếp xúc với mọi người. • Nói rõ ràng, dễ nghe, tránh nói giọng địa phương. • Lưu ý âm lượng, tốc độ khi nói. Ví dụ bệnh nhân cao tuổi thường bị lãng tai nên nói to, rõ, chậm rãi để bệnh nhân có thể nghe rõ, nhưng không nói quá to sẽ làm người đối diện cảm thấy như đang hét vào mặt họ. + “Lời chào cao hơn mâm cỗ” do đó phải biết nói “xin chào”, “cảm ơn” với thái độ lịch sự, hòa nhã cùng nụ cười thân thiện.  Kỹ năng thu thập thông tin + Biết cách đặt câu hỏi để thu được những thông tin cần thiết như: Triệu chứng bệnh, thời gian xuất hiện triệu chứng, bệnh nhân đã đi khám bác sĩ chưa, đối tượng sử dụng, tuổi, giới tính, các bệnh lý kèm theo, các thuốc đang sử dụng,... + Đặt câu hỏi rõ ràng, đúng trọng tâm vấn đề. Khi hỏi phải xưng hô đúng mực, câu hỏi phải có chủ ngữ, vị ngữ, không hỏi các câu cộc lốc như: “Bệnh gì?”, “Sao tới đây?” sẽ làm người mua cảm thấy không được tôn trọng. + Khi bệnh nhân đang trình bày, phải lắng nghe với sự tập trung, tránh ngắt lời. Tuy nhiên, khi bệnh nhân trả lời quá lan man cần phải biết ngắt lời đúng chỗ và đặt thêm các câu hỏi bổ sung.  Kỹ năng đánh giá + Các bệnh nhân tới nhà thuốc thường sẽ để mua một loại thuốc mình đã biết hoặc xin lời khuyên về các triệu chứng đang mắc phải. Sau khi thu thập được các thông tin cần thiết, người dược sĩ cần phải đánh giá các thông tin này để đưa ra các nhận định: • Bệnh nhân đang gặp phải bệnh gì? Nếu không biết chắc chắc nên khuyên bệnh nhân đến gặp bác sĩ để khám chuyên sâu? Ví dụ các bệnh tim mạch, các bệnh về nội tiết. • Bênh nhân có cần thiết phải sử dụng thuốc hay không? • Các thuốc không kê đơn nào thích hợp cho bệnh nhân? • Các thuốc trong đơn có phù hợp cho bệnh nhân không? Nếu thấy có bất kỳ sự nghi ngờ nào trong đơn thuốc của bệnh nhân, dược sĩ phải kiểm tra, xác nhận lại sự chính xác hoặc từ chối bán hàng. + Đối với bệnh nhân đến mua các thuốc đã biết, có thể đặt một số câu hỏi tế nhị để kiểm tra sự hiểu biết của bệnh nhân về thuốc, đánh giá xem liệu bệnh nhân có đang dùng thuốc đúng cách không. + Để đạt được kỹ năng này, dược sĩ cần phải nắm vững kiến thức chuyên ngành.  Kỹ năng truyền đạt

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA DƯỢC BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP THỰC TẬP TẠI NHÀ THUỐC THU ANH CBHD : DS Trần Lê Nguyên Khải GVHD : ThS Huỳnh Công Thắng SVTH : … MSSV : … LỚP :… THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG … NĂM … TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA DƯỢC BÁO CÁO TẬP SỰ NGHỀ NGHIỆP THỰC TẬP TẠI NHÀ THUỐC THU ANH CBHD : DS Trần Lê Nguyên Khải GVGS : ThS Huỳnh Công Thắng SVTH : … MSSV : … LỚP :… THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG … NĂM … MỤC LỤC MỤC LỤC I DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT IV DANH MỤC BẢNG V DANH MỤC HÌNH VI LỜI CẢM ƠN VII CHƯƠNG GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 1.1 Tên địa đơn vị thực tập 1.2 Hồ sơ pháp lý nhà thuốc 1.3 Cơ cấu tổ chức nhà thuốc 1.3.1 Nhân .5 1.3.2 Cơ sở vật chất 1.3.3 Hoạt động kinh doanh .7 1.4 Đánh giá triển khai GPP nhà thuốc .9 CHƯƠNG MÔ TẢ CÔNG VIỆC ĐẢM NHẬN .24 2.1 Vệ sinh tủ, kệ thuốc, ghi dán giá thuốc .24 2.1.1 Vệ sinh tủ, kệ thuốc .24 2.1.2 Ghi dán giá thuốc .24 2.2 Sắp xếp thuốc 24 2.3 Ôn tập kiến thức số loại thuốc thường gặp 25 2.3.1 Nhóm thuốc điều trị bệnh đường tiêu hóa 25 2.3.2 Nhóm thuốc điều trị bệnh đường hơ hấp .25 2.3.3 Nhóm thuốc điều trị bệnh tim mạch 25 2.3.4 Nhóm thuốc điều trị bệnh nội tiết 25 i 2.3.5 Nhóm thuốc điều trị bệnh cơ, xương, khớp 25 2.4 Phân tích số đơn thuốc bệnh thường gặp 25 2.5 Quan sát anh chị dược sĩ bán thuốc, tư vấn cho bệnh nhân .25 2.5.1 Kiến thức chuyên môn 25 2.5.2 Kỹ tư vấn 26 2.5.3 Kỹ bán hàng 26 2.6 Học thực hành cách đo huyết áp, đo đường huyết 26 2.6.1 Đo huyết áp .26 2.6.2 Đo đường huyết .26 2.7 Kiểm tra số lượng thuốc hàng hóa khác có nhà thuốc .27 2.8 Nhập liệu sản phẩm bán theo ngày 27 CHƯƠNG KIẾN THỨC – KỸ NĂNG – KINH NGHIỆM GẶT HÁI ĐƯỢC SAU ĐỢT THỰC TẬP 28 3.1 Vệ sinh tủ, kệ thuốc, ghi dán giá thuốc .28 3.1.1 Vệ sinh tủ, kệ thuốc .28 3.1.2 Ghi dán giá thuốc .28 3.2 Sắp xếp thuốc 28 3.3 Ôn tập kiến thức số loại thuốc thường gặp 33 3.3.1 Nhóm thuốc điều trị bệnh đường tiêu hóa 34 3.3.2 Nhóm thuốc điều trị bệnh đường hơ hấp .35 3.3.3 Nhóm thuốc điều trị bệnh tim mạch 36 3.3.4 Nhóm thuốc điều trị bệnh nội tiết 37 3.3.5 Nhóm thuốc điều trị bệnh xương khớp 38 3.4 Phân tích số đơn thuốc bệnh thường gặp 38 ii 3.5 Quan sát anh chị dược sĩ bán thuốc, tư vấn cho bệnh nhân .42 3.5.1 Kiến thức chuyên môn 42 3.5.2 Kỹ tư vấn 44 3.5.3 Kỹ bán hàng 47 3.6 Học thực hành cách đo huyết áp, đo đường huyết 48 3.6.1 Đo huyết áp .48 3.6.2 Đo đường huyết .48 3.7 Kiểm tra số lượng thuốc hàng hóa khác có nhà thuốc .49 3.8 Nhập liệu sản phẩm bán theo ngày 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO 53 PHỤ LỤC 54 iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ nguyên Chữ tắt Ý nghĩa GPP Good Pharmacy Practices Thực hành tốt sở bán lẻ thuốc PE Polyester Polyester SOP Standard Operating Procedure Quy trình thao tác chuẩn NSAID Non-Steroidal Anti-Inflammatory Thuốc kháng viêm không steroid Drug GERD Gastroesophageal Reflux Disease Bệnh trào ngược dày thực quản PPI Proton Pump Inhibitor Ức chế bơm proton DPP-4 Dipeptidyl Peptidase Enzyme Dipeptidyl Peptidase ACEI Angiotensin-Converting Enzyme Ức chế men chuyển angiotensin Inhibitor ARB Angiotensin Receptor Blocker Đối kháng thụ thể angiotensin II 10 FIFO First In, First Out Nhập trước, xuất trước 11 FEFO First Expired, First Out Hết hạn trước, xuất trước iv DANH MỤC BẢNG Bảng Đánh giá triển khai GPP nhà thuốc Thu Anh .9 Bảng 3.1 Bảng thống kê thuốc kê đơn nhà thuốc GPP 31 Bảng 3.2 Bảng thống kê thuốc không kê đơn nhà thuốc GPP 34 v DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Nhà thuốc Thu Anh nhìn từ bên ngồi .1 Hình 1.2 Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh nhà thuốc Hình 1.3 Giấy chứng nhận đăng ký thuế Hình 1.4 Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược Hình 1.5 Giấy chứng nhận đạt Thực hành tốt sở bán lẻ thuốc Hình 1.6 Sơ đồ tổ chức nhà thuốc Thu Anh Hình 1.7 Tủ thuốc khơng kê đơn Hình 1.8 Bồn rửa tay cho nhân viên khách hàng Hình 1.9 Nhiệt kế ẩm kế Hình 1.10 Dược sĩ tư vấn cho bệnh nhân Hình 1.11 Một số SOP nhà thuốc Thu Anh .8 Hình 2.1 Thực hành đo đường huyết .28 Hình 3.1 Đơn thuốc nhà thuốc Thu Anh .43 Hình 3.2 Kiểm tra số lượng thuốc 52 vi LỜI CẢM ƠN Qua tuần thực tập nhà thuốc Thu Anh, em có hội vận dụng kiến thức học vào thực tế nghề nghiệp vai trò nhân viên bán thuốc tập Đồng thời, nhờ vào trình thực tập em tích lũy cho thân nhiều kinh nghiệm quý báu như: kỹ tư vấn, kỹ bán hàng số kiến thức chuyên môn khác, từ có nhìn thực tế nghề nghiệp để đưa định hướng phù hợp với thân Để đạt điều trên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Huỳnh Cơng Thắng nói riêng tồn thể thầy khoa Dược nói chung, người tận tâm giảng dạy, truyền đạt cho em vốn tri thức quý báu, tạo hội để em thực tập nhà thuốc Ngoài ra, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến nhà thuốc Thu Anh anh, chị dược sĩ tạo điều kiện thực tập tốt tận tình hướng dẫn, dạy giúp em hồn thành tốt đợt thực tập Do hạn chế mặt thời gian thực tập, trình độ chun mơn kinh nghiệm thực tế nên báo cáo em tránh khỏi sai sót Em mong nhận góp ý từ thầy để em hồn thiện, nâng cao kiến thức kỹ Em xin chân thành cảm ơn vii Giới thiệu đơn vị thực tập CHƯƠNG GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 1.1 Tên địa đơn vị thực tập  Tên đơn vị: Nhà thuốc Thu Anh  Địa chỉ: 58C, Nguyễn Văn Lạc, Phường 19, Quận Bình Thạnh Nhà thuốc nằm mặt đường, gần chợ, gần trường học khu dân cư đông đúc thuận lợi cho việc kinh doanh  Quy mô tổ chức: Hộ kinh doanh cá thể Hình 1.1 Nhà thuốc Thu Anh nhìn từ bên ngồi 1.2 Hồ sơ pháp lý nhà thuốc Nhà thuốc Thu Anh đạt chuẩn GPP với đầy đủ giấy tờ pháp lý cần thiết  Chứng hành nghề dược số: 4134/CCHN-D-SYT-HCM, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày: 01/03/2019  Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh số: 41O8038663, Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh cấp ngày 05/07/2019  Giấy chứng nhận đăng ký thuế, Chi cục thuế quận Bình Thạnh cấp ngày 05/07/2019 Kiến thức – Kỹ – Kinh nghiệm  Phân tích đơn thuốc nhà thuốc Thu Anh Hình 3.1 Đơn thuốc nhà thuốc Thu Anh THÔNG TIN THUỐC Biệt dược - Cơ chế tác Chỉ định hoạt chất Tác dụng Chống Liều lượng phụ định Cách dùng dụng Piriet 20mg Ức chế bơm Viêm Rối loạn tiêu Mẫn (Rabeprazol) proton => ức dày hóa 20mg/ lần x cảm chế tiết acid Mẩn ngứa Phụ dịch vị Khô miệng lần/ ngày nữ Uống trước mang ăn 30 phút thai Không nhai, bẻ hay nghiền viên Tinidazol Kháng sinh Viêm 500mg DMS trị Rối loạn tiêu Quá mẫn 500mg/ lần x dày HP hóa Helicobacter dương tính Nhiễm khuẩn đường pylori (HP) 40 03 tháng lần/ ngày đầu thai Kiến thức – Kỹ – Kinh nghiệm hô hấp kỳ Phụ nữ cho bú Tetracycline Kháng sinh Viêm trị HP 500mg Da: Nhạy cảm với dương tính ánh sáng dày HP TW25 Thay đổi màu Newbutin Chống co Hội chứng Táo 300mg thắt trơn ruột có nữ 500mg/ lần x thai lần/ ngày Trẻ em tuổi bón, Q mẫn 300mg/ lần x kích khơ miệng thích (Trimebutin) Phụ Phụ nữ lần/ ngày mang thai cho bú Ulcersep Kháng sinh Viêm Phân đen Phụ nữ 262.5mg/ lần 262.5mg trị HP Miệng lưỡi có thai x lần/ ngày dày HP dương tính đen (Bismuth subsalicylat) cho bú Suy thận nặng PHÂN TÍCH TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG TOA A Tương tác thuốc – thuốc  Tetracyclin – Ulcersep (Bismuth subsalicylat)  Cơ chế: Tetracyclin tạo phức chelate với Bi => giảm hấp thu tetracyclin 41 Kiến thức – Kỹ – Kinh nghiệm  Khắc phục: Uống thuốc cách xa – tiếng B Tương tác thuốc – thức ăn  Tetracyclin + sữa, thức ăn  Cơ chế: Sữa, thức ăn giàu Fe, Ca, Mg, cation hóa trị II, III tạo phức chelate với tetracyclin làm giảm hấp thu thuốc Đồng thời, tetracyclin làm giảm hấp thu ion  Khắc phục: Uống xa bữa ăn (1 trước bữa ăn sau bữa ăn) Không uống thuốc chung với sữa  Tinidazol + rượu, thức uống chứa cồn  Gây nhức đầu, co giật, hạ huyết áp, nơn ói,…  Khắc phục: tránh sử dụng thức uống chứa cồn trình sử dụng thuốc 3.5 Quan sát anh chị dược sĩ bán thuốc, tư vấn cho bệnh nhân  Sau trình quan sát, lắng nghe, cá nhân em nhận thấy người dược sĩ vừa nhân viên bán thuốc, vừa gương mặt đại diện cho nhà thuốc đồng thời nơi chia sẻ, thấu hiểu bệnh nhân  Nhà thuốc nơi tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân, cịn nơi kinh doanh, cung cấp thuốc dịch vụ y tế Và “Khách hàng thượng đế” nên để “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi” dược sĩ nhà thuốc cần phải lưu ý điểm sau: 3.5.1 Kiến thức chun mơn  Trình độ chun mơn yêu cầu quan trọng không riêng dược sĩ mà tất nhân viên làm việc ngành y tế, cần sai lầm nhỏ nguy hại đến tính mạng bệnh nhân Do người dược sĩ phải ln ln cập nhật, bổ sung kiến thức chuyên ngành để tư vấn xác cho bệnh nhân, tạo dựng niềm tin lòng người bệnh dược sĩ nhà thuốc  Một số kiến thức chuyên môn em học nhà thuốc 42 Kiến thức – Kỹ – Kinh nghiệm + Thuốc điều trị rối loạn lipid máu nhóm Statin (Simvastatin, Pravastatin, ) phải dặn bệnh nhân uống trước ngủ trình tổng hợp cholesterol gan vào buổi tối Tuy nhiên, Atorvastatin, Rosuvastatin nhóm statin khơng cần thiết phải uống trước ngủ thời gian bán thải dài + Trong thuốc nhóm Statin Simvastatin thuốc lựa chọn đầu tay thuốc sử dụng lâu nhất, có nhiều chứng mức độ an tồn tác dụng không mong muốn + Việc kết hợp thuốc nhóm Statin với Ezetimibe giúp tăng hiệu điều trị, giảm tác dụng phụ Vì Statin ức chế tổng hợp cholesterol nội sinh, Ezetimibe ức chế hấp thu cholesterol ngoại sinh + Kháng sinh thường kê cho bệnh viêm mũi họng Amoxicillin – Clavulanic acid, Cephalosporin (Cefalexin, Cefdinir, ) Ở bệnh nhân khuyên họ sử dụng thêm viên sủi vitamin C uống nước cam chanh để bổ sung vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch thể + Bệnh nhân bị tiêu chảy nhiễm khuẩn bệnh nhân hồi phục khuyên bệnh nhân nên bổ sung thêm lợi khuẩn để cân hệ vi sinh đường ruột + Trong đơn thuốc bệnh nhân bị viêm dày hay thức khuya bác sĩ kê thêm thuốc anti – histamin H2 (Cimetidin, Ranitidin, ) nhằm giảm tiết acid dịch vị đêm + Thuốc trị đái tháo đường Metformin dùng lâu gây giảm hấp thu vitamin B12 nên tư vấn bệnh nhân bổ sung vitamin qua đường thực phẩm (thịt bò, cá mòi, cà ngừ, gan động vật, ) viên uống bổ sung vitamin B12 43 Kiến thức – Kỹ – Kinh nghiệm + Nhóm thuốc ACEI không dùng chung với thuốc NSAID hàm lượng lớn 350mg làm tăng nguy gây suy thận cấp + Khi sử dụng thuốc nhóm ACEI, ARB nên tránh sử dụng thực phẩm giàu kali (chuối, rau chân vịt, ) làm tăng K+ huyết + Đối với bệnh nhân bị tiêu chảy trước hết phải bù nước tìm nguyên nhân gây tiêu chảy, số lần tiêu, không tự ý dùng thuốc Tiêu chảy nhiễm khuẩn đường tiêu hóa khơng dùng thuốc ức chế nhu động ruột (loperamid)  Kiến thức ngày cập nhật, ngày đổi có trao đổi thơng tin quốc gia, dược sĩ kỷ 21 cần phải trang bị cho vốn ngoại ngữ, đặc biệt tiếng Anh để tham khảo tài liệu nước ngoài, tham gia hội thảo quốc tế để nâng cao kiến thức, kỹ chun mơn 3.5.2 Kỹ tư vấn  Kỹ giao tiếp + Ngoại hình, giọng nói: Đối với dược sĩ bán thuốc nói riêng nhân viên bán hàng nói chung ngoại hình giọng nói yếu tố cần thiết để đạt hiệu giao tiếp, bán hàng  Ngoại hình ưa nhìn, đầu tóc gọn gàng  Trang phục lịch sự, thích hợp với môi trường nhà thuốc phải luôn mặc áo blouse làm việc  Hiện nay, dịch Covid – 19 nên dược sĩ phải đeo trang tiếp xúc với người  Nói rõ ràng, dễ nghe, tránh nói giọng địa phương  Lưu ý âm lượng, tốc độ nói Ví dụ bệnh nhân cao tuổi thường bị lãng tai nên nói to, rõ, chậm rãi để bệnh nhân có 44 Kiến thức – Kỹ – Kinh nghiệm thể nghe rõ, khơng nói q to làm người đối diện cảm thấy hét vào mặt họ + “Lời chào cao mâm cỗ” phải biết nói “xin chào”, “cảm ơn” với thái độ lịch sự, hòa nhã nụ cười thân thiện  Kỹ thu thập thông tin + Biết cách đặt câu hỏi để thu thông tin cần thiết như: Triệu chứng bệnh, thời gian xuất triệu chứng, bệnh nhân khám bác sĩ chưa, đối tượng sử dụng, tuổi, giới tính, bệnh lý kèm theo, thuốc sử dụng, + Đặt câu hỏi rõ ràng, trọng tâm vấn đề Khi hỏi phải xưng hô mực, câu hỏi phải có chủ ngữ, vị ngữ, khơng hỏi câu cộc lốc như: “Bệnh gì?”, “Sao tới đây?” làm người mua cảm thấy không tơn trọng + Khi bệnh nhân trình bày, phải lắng nghe với tập trung, tránh ngắt lời Tuy nhiên, bệnh nhân trả lời lan man cần phải biết ngắt lời chỗ đặt thêm câu hỏi bổ sung  Kỹ đánh giá + Các bệnh nhân tới nhà thuốc thường để mua loại thuốc biết xin lời khuyên triệu chứng mắc phải Sau thu thập thông tin cần thiết, người dược sĩ cần phải đánh giá thông tin để đưa nhận định:  Bệnh nhân gặp phải bệnh gì? Nếu khơng biết chắc nên khun bệnh nhân đến gặp bác sĩ để khám chuyên sâu? Ví dụ bệnh tim mạch, bệnh nội tiết  Bênh nhân có cần thiết phải sử dụng thuốc hay khơng?  Các thuốc khơng kê đơn thích hợp cho bệnh nhân?  Các thuốc đơn có phù hợp cho bệnh nhân khơng? Nếu thấy có nghi ngờ đơn thuốc 45 Kiến thức – Kỹ – Kinh nghiệm bệnh nhân, dược sĩ phải kiểm tra, xác nhận lại xác từ chối bán hàng + Đối với bệnh nhân đến mua thuốc biết, đặt số câu hỏi tế nhị để kiểm tra hiểu biết bệnh nhân thuốc, đánh giá xem liệu bệnh nhân có dùng thuốc cách khơng + Để đạt kỹ này, dược sĩ cần phải nắm vững kiến thức chuyên ngành  Kỹ truyền đạt thông tin + Phải thật kiên nhẫn tư vấn, giải đáp thắc mắc cho bệnh nhân đặc biệt người cao tuổi để người bệnh cảm thấy lắng nghe, chia sẻ + Khi người nghe không hiểu, hỏi lại nhiều lần không tỏ thái độ cáu gắt, khó chịu + Nói ngắn gọn, xúc tích đầy đủ thông tin cần thiết, sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, tránh dùng nhiều từ ngữ chuyên ngành phức tạp, tránh dùng từ địa phương gây khó hiểu cho người nghe  Tình thực tế nhà thuốc Thu Anh: Một bệnh nhân nam, trung niên vào nhà thuốc, ông bị đau dày, đơn thuốc bác sĩ có định dùng omeprazol Chị dược sĩ sau lấy thuốc dặn bệnh nhân phải uống omeprazol 30 phút trước ăn, không bẻ, nhai hay nghiền viên, ơng nói quen uống thuốc sau ăn nên việc chia uống khó nhớ ơng bày tỏ khơng muốn uống thuốc Chị dược sĩ với thái độ ơn hịa, lịng kiên nhẫn tận tình tư vấn cho ông ông phải dùng thuốc chị ghi lại vào tờ giấy lưu ý thời gian dùng thuốc cho ơng Ngồi ra, biết bệnh nhân có khó khăn tài chị chủ nhà thuốc tặn ơng số thuốc mà không lấy tiền 46 Kiến thức – Kỹ – Kinh nghiệm 3.5.3 Kỹ bán hàng  Phải đảm bảo lấy thuốc, đủ liều lượng Phải kiểm tra lại thuốc lần cuối trước đưa cho bệnh nhân  Nhắc nhở khách hàng kiểm tra kỹ thuốc, hóa đơn, tiền thừa trước rời khỏi quầy  Giữ bí mật thơng tin cá nhân bệnh nhân, khách hàng  Ở quầy thuốc nên có tủ để đựng thuốc thường bán nhiều nhà thuốc để cần lấy nhanh Việc xếp thuốc phải khoa học, theo nhóm dược lý để tránh bị nhầm lẫn  Nhà thuốc nên in sẵn tờ hướng dẫn sử dụng thuốc (uống thuốc 30 phút trước ăn, uống trước ngủ, ) đính kèm túi thuốc Làm tiện lợi lúc nhà thuốc đông khách để tránh trường hợp dặn lại quên bệnh nhân  Thao tác phải nhanh nhẹn, thục, tư vấn phải xác, rõ ràng, đặc biệt nhà thuốc đông khách để tránh người mua đợi lâu Điều làm bật phong cách làm việc chuyên nghiệp người dược sĩ tạo hài lòng bệnh nhân nhà thuốc  Ngoài ghi nhớ kiến thức chuyên môn, dược sĩ nhà thuốc cần phải thuộc nằm lịng vị trí, tên biệt dược hoạt chất hay đặc điểm nhận dạng đặc trưng thuốc có nhà thuốc để việc lấy thuốc, kê đơn xác, nhanh chóng + Ví dụ khách hàng hỏi mua thuốc dày chữ Y nghĩa muốn mua Yumagel chứa hoạt chất aluminium hydroxide, magnesium hydroxide, thuộc nhóm antacid, tác dụng giảm triệu chứng đau viêm loét dày + Khách hàng hỏi mua Panadol đỏ tức nói đến Panadol Extra chứa paracetamol caffein; cần phân biệt với Panadol xanh chứa paracetamol 47 Kiến thức – Kỹ – Kinh nghiệm  Am hiểu tiếng Anh: Đất nước ngày hội nhập, giới ngày phát triển, người ngoại quốc định cư nước ta ngày nhiều, người dược sĩ ngày cần phải trang bị cho vốn tiếng Anh đủ để giao tiếp với người nước ngồi Điều đặc biệt cần thiết nhà thuốc quận trung tâm, khu chung cư có nhiều người nước ngồi sinh sống 3.6 Học thực hành cách đo huyết áp, đo đường huyết 3.6.1 Đo huyết áp  Cần kiểm tra thiết bị trước đo để chắc thiết bị hoạt động tốt  Do máy đo huyết áp điện tử nhạy, cử động bệnh nhân ảnh hưởng đến kết đo, ra, huyết áp bị ảnh hưởng hoạt động (đi tới nhà thuốc), tâm trạng (lo lắng, sợ hãi, ) nên việc đo huyết áp cần tiến hành theo sách hướng dẫn  Thường bệnh nhân đo huyết áp người cao tuổi nên phải có cách xưng hơ mực, thái độ lịch sự, cử nhẹ nhàng, ân cần  Trong lúc bệnh nhân ngồi nghỉ ngơi, dược sĩ nên bắt chuyện, hỏi thăm sức khỏe bệnh nhân để người bệnh cảm thấy thoái mái, cảm thấy quan tâm, chăm sóc  Sau đo xong nên đưa số lời khuyên để giúp bệnh nhân kiểm sốt tốt tình trạng bệnh Khun bệnh nhân nên thường xuyên tới nhà thuốc để đo huyết áp, từ dễ dàng tạo thân tình dược sĩ với bệnh nhân mối quan hệ lâu dài khách hàng với nhà thuốc 3.6.2 Đo đường huyết  Cần kiểm tra thiết bị trước đo để chắc thiết bị hoạt động tốt  Đo đường huyết máy đường huyết mao mạch Giá trị đường huyết đo dùng để theo dõi bệnh, khơng có giá trị chẩn đốn đái tháo đường  Khi lấy máu phải xác định độ sâu kim tùy theo độ dày da: + Độ – 2: Da mỏng 48 Kiến thức – Kỹ – Kinh nghiệm + Độ 3: Da bình thường + Độ – 5: Da dày  Lưu ý, lấy máu giọt máu không thấm đủ vào que thử dẫn tới kết khơng xác làm que thử bị hỏng  Lưu ý đơn vị thiết bị mmol/L hay mg/dL, thời điểm bệnh nhân thử đường huyết trước ăn hay sau ăn để đưa đánh giá  Thao tác cẩn thận, nên mang găng tay y tế, không để kim lấy máu đâm vào tay, tránh để dính máu bệnh nhân, đặc biệt vết thương hở  Sau đánh giá nên đưa số lời khuyên để giúp bệnh nhân kiểm soát tốt tình trạng bệnh, thể ân cần, chu đáo dược sĩ với bệnh nhân 3.7 Kiểm tra số lượng thuốc hàng hóa khác có nhà thuốc Hình 3.2 Kiểm tra số lượng thuốc  Kiểm tra loại hàng hóa, đếm đủ số lượng 49 Kiến thức – Kỹ – Kinh nghiệm  Khi thao tác phải thận trọng, nhẹ nhàng tránh làm rách, móp bao bì, tránh va chạm đổ vỡ đặc biệt dạng thuốc nước Chú trọng chuẩn xác để tránh thiếu sót, nhầm lẫn  Vì khách hàng thường mua thuốc theo liều, theo vỉ, mua hộp thuốc nên đếm số lượng cần lưu ý: + Đối với thuốc viên: Đếm số lượng viên + Thuốc nước: Đếm số lượng chai, lọ, ống + Thuốc bột, thuốc cốm: Đếm số lượng gói  Các hộp thuốc lẻ phải đếm viên lại hộp  Các thuốc viên không ép vỉ có bao bì cấp chai/ lọ phải đổ hết thuốc chai/ lọ bàn đếm viên dùng que đè lưỡi y tế để đếm + Dụng cụ đếm phải đảm bảo vệ sinh + Thao tác nhẹ nhàng, cẩn thận, không để rớt viên ngồi bàn đếm viên, khơng làm nứt, vỡ viên + Khi cần đếm nhiều loại thuốc bàn đếm phải đếm loại sau lau dụng cụ thích hợp đếm loại thuốc khác để tránh nhầm lẫn số thuốc đổ có bột thuốc (do viên bị mài mịn q trình vận chuyển, bảo quản) khơng lau bột thuốc loại nhiễm sang viên thuốc loại khác gây tương tác thuốc, ảnh hưởng đến chất lượng thuốc hiệu điều trị bệnh nhân  Các hộp thuốc nguyên cịn tem số viên thể vỏ hộp khơng cần phải mở bao bì đếm, tránh thời gian đảm bảo tính xác Ví dụ Cidetuss hộp vỉ x 10 viên nang mềm => hộp nguyên có 30 viên 50 Kiến thức – Kỹ – Kinh nghiệm  Việc kiểm tra số lượng loại thuốc kết hợp với so sánh số lượng thuốc bán giúp kiểm soát hoạt động kinh doanh nhà thuốc, cụ thể: + Quản lý số lượng:  Số lượng thuốc nhập vào, bán lại nhà thuốc có tương thích khơng? => Để tránh tình trạng cắp hàng hóa  Biết loại thuốc bán chạy  Biết cần mặt hàng cần phải nhập thêm + Quản lý tài  So sánh doanh thu bán hàng tháng => Tại doanh thu tháng thấp tháng trước đưa các biện pháp khắc phục?  Số tiền thu vào theo lý thuyết có trùng khớp với thực tế => Tránh tình trạng thất thốt, cắp tiền hàng  Xem xét hoạt động kinh doanh có sinh lời khơng sinh lời bao nhiêu? Nếu lỗ tìm hiểu nguyên nhân đưa giải pháp để thúc đẩy doanh số bán hàng 3.8 Nhập dữ liệu sản phẩm bán theo ngày  Thao tác thận trọng, chuẩn xác: Nhập tên hàng hóa, số lượng, ngày bán  Cần sử dụng thành thạo phần mềm quản lý bán hàng, Excel  Biết cách tạo danh mục hàng hóa  Khi nhập xong phải kiểm tra lại lần để đảm bảo không bỏ sót hay nhầm lẫn 51 Kiến thức – Kỹ – Kinh nghiệm  Việc thống kê số lượng sản phẩm bán ngày quan trọng giúp quản lý hàng hóa xuất – nhập – tồn, kiểm sốt tình trạng kinh doanh nhà thuốc phân tích mục 3.7 52 Tài liệu tham khảo TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Y tế (2017), Thông tư 07/2017/TT-BYT phụ lục, Hướng dẫn danh mục thuốc không kê đơn Bộ Y tế (2017), Thông tư 20/2017/TT-BYT phụ lục, Hướng dẫn luật dược thuốc phải kiểm soát đặc biệt Bộ Y tế (2018), Thông tư 02/2018/TT-BYT phụ lục, Hướng dẫn bán lẻ thuốc Bộ Y tế (2019), Thông tư số 02/2018/TT-BYT phụ lục, Quy định thực hành tốt sở bán lẻ thuốc Dược thư quốc gia Việt Nam (2018), Nhà xuất Y học - Hà Nội Trần Thị Thu Hằng (2018), Dược lực học, Nhà xuất Phương Đông 53 Phụ lục PHỤ LỤC Phụ lục II – 2a Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2018/TT-BYT ngày 22 tháng 01 năm 2018 Bộ trưởng Bộ Y tế 54 ... 1.11 Một số SOP nhà thu? ??c Thu Anh Giới thiệu đơn vị thực tập 1.4 Đánh giá triển khai GPP nhà thu? ??c Bảng Đánh giá triển khai GPP nhà thu? ??c Thu Anh Nội dung STT - Tên sở: Nhà thu? ??c Thu Anh - Địa chỉ:... khai GPP nhà thu? ??c Thu Anh .9 Bảng 3.1 Bảng thống kê thu? ??c kê đơn nhà thu? ??c GPP 31 Bảng 3.2 Bảng thống kê thu? ??c không kê đơn nhà thu? ??c GPP 34 v DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Nhà thu? ??c Thu Anh... tài - Cách dùng thu? ??c - Các thông tin thu? ??c, tác dụng phụ, tương tác thu? ??c, cảnh báo - Những trường hợp cần chẩn đoán thầy thu? ??c dùng thu? ??c - Những trường hợp không cần sử dụng thu? ??c - Nhãn thu? ??c

Ngày đăng: 07/09/2021, 15:51

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Nhà thuốc Thu Anh nhìn từ bên ngoài - BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP TẠI NHÀ THUỐC THU ANH
Hình 1.1. Nhà thuốc Thu Anh nhìn từ bên ngoài (Trang 10)
Hình 1.2. Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh nhà thuốc - BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP TẠI NHÀ THUỐC THU ANH
Hình 1.2. Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh nhà thuốc (Trang 11)
Hình 1.3. Giấy chứng nhận đăng ký thuế - BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP TẠI NHÀ THUỐC THU ANH
Hình 1.3. Giấy chứng nhận đăng ký thuế (Trang 12)
Hình 1.4. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược - BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP TẠI NHÀ THUỐC THU ANH
Hình 1.4. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược (Trang 13)
Hình 1.5. Giấy chứng nhận đạt Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc - BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP TẠI NHÀ THUỐC THU ANH
Hình 1.5. Giấy chứng nhận đạt Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc (Trang 13)
Hình 1.6. Sơ đồ tổ chức nhà thuốc Thu Anh 1.3.1. Nhân sự  - BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP TẠI NHÀ THUỐC THU ANH
Hình 1.6. Sơ đồ tổ chức nhà thuốc Thu Anh 1.3.1. Nhân sự (Trang 14)
Hình 1.7. Tủ thuốc không kê đơn - BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP TẠI NHÀ THUỐC THU ANH
Hình 1.7. Tủ thuốc không kê đơn (Trang 15)
Hình 1.8. Bồn rửa tay cho nhân viên và khách hàng - BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP TẠI NHÀ THUỐC THU ANH
Hình 1.8. Bồn rửa tay cho nhân viên và khách hàng (Trang 15)
Hình 1.10. Dược sĩ đang tư vấn cho bệnh nhân - BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP TẠI NHÀ THUỐC THU ANH
Hình 1.10. Dược sĩ đang tư vấn cho bệnh nhân (Trang 17)
Hình 1.11. Một số SOP của nhà thuốc Thu Anh - BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP TẠI NHÀ THUỐC THU ANH
Hình 1.11. Một số SOP của nhà thuốc Thu Anh (Trang 17)
Bảng 1. Đánh giá sự triển khai GPP của nhà thuốc Thu Anh - BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP TẠI NHÀ THUỐC THU ANH
Bảng 1. Đánh giá sự triển khai GPP của nhà thuốc Thu Anh (Trang 18)
Hình 2.1. Thực hành đo đường huyết - BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP TẠI NHÀ THUỐC THU ANH
Hình 2.1. Thực hành đo đường huyết (Trang 35)
Bảng 3.1. Bảng thống kê các thuốc kê đơn trong nhà thuốc GPP - BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP TẠI NHÀ THUỐC THU ANH
Bảng 3.1. Bảng thống kê các thuốc kê đơn trong nhà thuốc GPP (Trang 38)
Bảng 3.2. Bảng thống kê các thuốc không kê đơn trong nhà thuốc GPP - BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP TẠI NHÀ THUỐC THU ANH
Bảng 3.2. Bảng thống kê các thuốc không kê đơn trong nhà thuốc GPP (Trang 41)
Hình 3.1. Đơn thuốc tại nhà thuốc Thu Anh THÔNG TIN THUỐC   - BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP TẠI NHÀ THUỐC THU ANH
Hình 3.1. Đơn thuốc tại nhà thuốc Thu Anh THÔNG TIN THUỐC (Trang 49)
Hình 3.2. Kiểm tra số lượng thuốc - BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP TẠI NHÀ THUỐC THU ANH
Hình 3.2. Kiểm tra số lượng thuốc (Trang 58)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w