1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO TẬP SỰ NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY MEPHYDICA

63 75 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA DƯỢC BÁO CÁO TẬP SỰ NGHỀ NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN NGHIÊN CỨU BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN DƯỢC LIỆU ĐỒNG THÁP MƯỜI (MEPHYDICA) CBHD : DS. Thái Thanh Thảo GVGS : ThS. Nguyễn Đăng Khoa SVTH : ______________ MSSV : ______________ LỚP : ______________ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – THÁNG 082020 LỜI CẢM ƠN Qua gần một tuần thực tập tại Công ty cổ phần Nghiên cứu bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười, em có thể hiểu rõ hơn những kiến thức đã học đồng thời có thêm được nhiều kinh nghiệm thực tế. Để đạt được những điều trên em xin gửi lời cảm ơn đến thầy cô khoa Dược đã tận tâm giảng dạy, truyền đạt cho em vốn tri thức quý báu đồng thời cũng tạo cơ hội để em được thực tập tại một môi trường làm việc tốt. Ngoài ra, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến công ty đã tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ em trong suốt quá trình thực tập, đặc biệt là cô Thái Thanh Thảo – người đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy để em có thể hoàn thành tốt đợt thực tập. Do một số hạn chế về thời gian thực tập, về trình độ chuyên môn của bản thân nên bài báo cáo của em không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô để em có thể hoàn thiện, nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình hơn. Em xin chân thành cảm ơn TP. HCM, ngày 09 tháng 8 năm 2020 Sinh viên, ___________________   MỤC LỤC 1. GIỚI THIỆU CƠ CẤU TỔ CHỨC XÍ NGHIỆP DƯỢC PHẨM 4 1.1. Tên và địa chỉ đơn vị thực tập 4 1.2. Quá trình hình thành và phát triển 4 1.3. Cơ cấu tổ chức công ty 6 1.3.1. Sơ đồ tổ chức công ty 6 1.3.2. Vai trò của từng bộ phận trong công ty 6 2. HOẠT ĐỘNG CỦA XÍ NGHIỆP 8 2.1. Các khu vực trong nhà máy GMP 8 2.1.1. Giới thiệu về các khu vực 8 2.1.2. Quy định chung khi ra vào phân xưởng sản xuất 10 2.1.3. Quy định chung về an toàn lao động trong phân xưởng 14 2.2. Công đoạn sản xuất sản phẩm của công ty 15 2.2.1. Nuôi trồng dược liệu 15 2.2.2. Thu hái, xử lý dược liệu và chiết xuất 21 2.2.3. Quy trình sản xuất viên nang 28 2.2.4. Quy trình sản xuất một dạng thuốc nước của công ty 35 2.3. Kho GSP 35 2.3.1. Tham quan thực địa kho GSP (nguyên liệu, thành phẩm) 35 2.3.2. Mục đích của việc triển khai kho đạt GSP 36 2.3.3. Các nguyên tắc chung về phân loại và sắp xếp trong kho GSP 36 2.3.4. Giới thiệu các hoạt động thực tế của kho GSP 36 2.3.5. Giới thiệu các biện pháp vệ sinh, an toán cháy nổ kiểm soát mối mọt, côn trùng trong kho 36 2.4. Phòng kiểm tra chất lượng (QC) 43 2.4.1. Tham quan thực địa 43 2.4.2. Chức năng, nhiệm vụ 48 2.4.3. Mối quan hệ với các bộ phận khác 49 2.4.4. Các biện pháp đảm bảo chất lượng sản phẩm trong sản xuất 49 2.5. Phòng đảm bảo chất lượng ( QA) 49 2.5.1. Tham quan thực địa 49 2.5.2. Chức năng nhiệm vụ: 49 2.5.3. Các biện pháp đảm bảo chất lượng sản phẩm trong sản xuất 50 2.6. Các hoạt động khác 50 2.6.1. Công tác phòng chống cháy nổ 50 2.6.2. Hệ thống xử lý và kiểm soát không khí: 51 2.6.3. Hệ thống xử lý nước RO 53 3. SẢN PHẨM ĐƯỢC SẢN XUẤT TẠI XÍ NGHIỆP 55 3.1. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dr. Hoang Spirulina 55 3.2 Gel rửa tay khô Melavie 56 3.3. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Morura 57 3.4. Thực phẩm chức năng Catak 58 3.5. Thực phẩm chức năng Hồng Hoa Nghệ 59 3.6. Thực phẩm chức năng Kiquana 60 4. KIẾN NGHỊ 61 GIỚI THIỆU CƠ CẤU TỔ CHỨC XÍ NGHIỆP DƯỢC PHẨM Tên và địa chỉ đơn vị thực tập Tên đơn vị thực tập: Công Ty Cổ Phần Nghiên Cứu Bảo Tồn và Phát Triển Dược Liệu Đồng Tháp Mười (MEPHYDICA). Địa chỉ: Ấp 3, xã Bình Phong Thạnh, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An. . Quá trình hình thành và phát triển Lịch sử hình thành và phát triển: Công ty được thành lập bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Bé, trải qua 3 giai đoạn hình thành và phát triển công ty từ một doanh nghiệp Nhà nước đã chuyển đổi thành doanh nghiệp cổ phần: 1983 – 1997: Xí Nghiệp Dầu Tràm Mộc Hóa trực thuộc Công ty dược liệu Trung Ương II của Bộ Y Tế. 1997 – 2009: Trung Tâm Nghiên Cứu Bảo Tồn và Phát Triển Dược Liệu Đồng Tháp Mười thuộc Bộ Y Tế. 2009 đến nay: Công ty Cổ Phần Nghiên Cứu Bảo Tồn và Phát Triển Dược Liệu Đồng Tháp Mười. Sứ mệnh của công ty Mục tiêu: Bảo tồn vĩnh viễn khu rừng tràm gió. Phương châm: Bảo tồn và phát triển. Khẩu hiệu: Cùng nhau đem giá trị thiên nhiên vào cuộc sống. Một số thành tựu trong quá trình hình thành và phát triển Thành tựu về kinh tế xã hội: Năm 2000: giao 800 ha đất cho địa phương, cấp cho 246 hộ dân để ổn định cuộc sống. Xây dựng mô hình vùng đệm kinh tế với tổng diện tích khoảng 1 036 ha. Xây dựng nhà máy Mộc Hoa Tràm đạt chuẩn GMP – WHO. Sản xuất thuốc Đông dược, mỹ phẩm, sản phẩm y tế từ dược liệu đạt chuẩn GMP có giá trị kinh tế cao. Phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và y tế: khu du lịch Cánh Đồng Bất Tận thành lập năm 2016, …. Thành tựu về nghiên cứu khoa học: 64C 02.5: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển cây Tràm gió. KC DA09: Nghiên cứu di thực và chế biến tinh dầu Tràm trà. Nghiên cứu bảo tồn gene dược liệu đặc hữu của vùng Đồng Tháp Mười. Khu bảo tồn dược liệu và cứu hộ động vật hoang dã: Bảo tồn hơn 83 loại gene dược liệu. Dược liệu trồng đạt tiêu chuẩn ORGANIC hay GACP (Good Agricultural and Collection Practices: Thực hành tốt trồng trọt và thu hái dược liệu) Cứu hộ và bảo vệ Rùa Núi Vàng. Hợp tác đào tạo: Xây dựng mô hình chuẩn để sinh viên, nghiên cứu sinh đến thực tập, nghiên cứu. Đền thờ và nhà truyền thống: Đền thờ Thiền sư Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãng Ông Lê Hữu Trác và Dược sĩ Nguyễn Văn Bé. Tổ chức giỗ Tổ vào ngày 15 tháng Giêng, Âm lịch hằng năm. . Cơ cấu tổ chức công ty . Sơ đồ tổ chức công ty . Vai trò của từng bộ phận trong công ty Hành chính nhân sự: tổ chức nhân sự, tuyển nhân viên, tiền lương,… Kế hoạch cung ứng: cung cấp nguyên liệu, bao bì, máy móc và trang thiết bị. Kinh doanh tiếp thị: Bán hàng, quản lý danh mục sản phẩm. Nghiên cứu thị trường, tiếp thị sản phẩm. Phối hợp với phòng QA đánh giá nhà cung cấp. Kỹ thuật cơ điện: bảo trì máy móc, hệ thống điều hòa không khí (HVAC Heating, Ventilating and Air Conditioning), nước cấp, khí nén, nước thải. Nuôi trồng dược liệu: nuôi, trồng dược liệu theo tiêu chuẩn ORGANIC hoặc GACP. Phòng sản xuất: sản xuất các sản phẩm của công ty Sản phẩm dân dụng: xà phòng, chất tẩy rửa gia dụng, xịt phòng,… có nguồn gốc từ dược liệu. Thực phẩm chức năng. Dược phẩm: viên nang, bột, cao khô,… Thuốc dùng ngoài, kem, mỹ phẩm. Chiết xuất dược liệu, tinh dầu. Đảm bảo chất lượng (QA – Quality Assurance): Quản lý, duy trì hệ thống chất lượng của cở sở sản xuất thuốc. Chỉ đạo và phối hợp với các bộ phận thực hiện công tác đào tạo (đào tạo GMP, GSP,…), thẩm định, tự thanh tra. Soạn thảo và phê duyệt các quy trình liên quan đến chất lượng sản phẩm và sự hoat động tốt của hệ thống chất lượng (thiết lập quy trình thao tác chuẩn SOP – Standard Operating Procedures). Theo dõi quá trình sản xuất (IPC – Inter Process Control) Xem xét, phê duyệt giải phóng hay từ chối tất cả các lô nguyên liệu, bao bì, thành phẩm. Lưu trữ hồ sơ tài liệu. Kiểm tra chất lượng (QC – Quality Control): Kiểm tra nguyên liệu đầu vào, bao bì, bán thành phẩm và thành phẩm. Lưu và quản lý mẫu kiểm nghiệm. Theo dõi độ ổn định của thành phẩm. Nghiên cứu và phát triển (RD – Research and Development): Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới. Đăng ký thuốc.   2. HOẠT ĐỘNG CỦA XÍ NGHIỆP 2.1. Các khu vực trong nhà máy GMP 2.1.1. Giới thiệu về các khu vực Nhà máy Mộc Hoa Tràm có tổng diện tích là 52 x 40 m2, đạt GMP – WHO vào năm 2007, gồm các khu vực chính sau đây: Nhà xưởng chính: Gồm 4 dây chuyền sản xuất thuốc chính Dây chuyền bào chế dược phẩm: sản xuất thuốc Đông dược dạng viên nang cứng, thuốc bột đóng gói. Dây chuyền sản xuất thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ dược liệu. Dây chuyền sản xuất mỹ phẩm có nguồn gốc dược liệu. Dây chuyền sản xuất thuốc lỏng dùng ngoài có nguồn gốc dược liệu Vật liệu xây dựng nhà xưởng: vật liệu đặc biệt, trơn láng, ít bám bụi, dễ lau chùi và vệ sinh bằng các dung môi tẩy rửa hay dùng trong ngành Dược. Sàn nhà: tấm nhựa vinyl dày 5 mm, các góc của sàn được bo tròn để tránh bám bụi và dễ vệ sinh. Tường: lắp kính cường lực dày 10 mm. Trần: lắp tấm panel dày 50 mm. Khu sản xuất sản phẩm gia dụng có nguồn gốc từ dược liệu. Khu chiết xuất – cô đặc cao dược liệu. Khu đảm bảo chất lượng (QA) và khu kiểm tra chất lượng (QC). Kho dược liệu – khu xử lý dược liệu. Khu kỹ thuật phụ trợ: Hệ thống điều hòa không khí HVAC. Hệ thống nước cấp. Hệ thống nước thải. Hệ thống khí nén. 2.1.2. Quy định chung khi ra vào phân xưởng sản xuất Mỗi khu vực trong phân xưởng sản xuất đều có những yêu cầu riêng về cấp độ sạch và những nội quy lao động mà mỗi nhân viên làm việc trong đó cần phải tuân thủ nghiệm ngặt, chặt chẽ nhằm hạn chế tối đa sự nhiễm và nhiễm chéo trong sản xuất đồng thời đảm bảo an toàn, vệ sinh trong lao động cho nhân viên. Đối với công nhân viên Đủ số lượng nhân sự với trình độ chuyên môn và kinh nghiệm cần thiết theo yêu cầu của từng khu vực. Tất cả công nhân viên làm việc trong phân xưởng sản xuất phải được tập huấn và đào tạo liên tục về GMP. Có bản mô tả công việc, ghi rõ trách nhiệm của từng nhân viên, không được phân công công việc chồng chéo. Công nhân viên phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định ở từng khu vực trong phân xưởng sản xuất. Quy định ra vào các khu vực khác nhau Thực hiện các biện pháp kiểm soát ra vào đối với nhân viên làm việc ở các bộ phận: Khu vực chiết xuất, cô cao dược liệu. Khu vực sản xuất. Khu vực kiểm nghiệm nghiệm. Khu vực kho bảo quản. Nhân viên làm việc ở các khu vực khác nhau phải mặc đúng trang phục bảo hộ lao động được quy định cho từng khu vực đó. Nhân viên làm việc ở bộ phận nào chỉ được ra vào ở bộ phận đó, trừ khi có chỉ định của người phụ trách cho những việc cụ thể ở các bộ phận khác. Không cho nhân viên và khách tham quan chưa qua đào tạo về GMP vào khu vực sản xuất. Có biện pháp đề phòng những người không phận sự ra vào khu vực sản xuất. Quy định đối với nhân viên ra vào các khu vực sản xuất Nhân viên làm việc ở khu vực nào chỉ được ra vào, làm việc ở khu vực đó. Nhân viên làm việc ở khu vực sạch cấp độ D không được phép mang trang phục lao động ở khu vực sạch cấp độ D ra khỏi khu vực sạch cấp độ D để đi sang các khu vực có độ sạch khác. Nhân viên cơ điện đi vào khu vực sạch phải tuân thủ các quy định vệ sinh của khu vực này. Các dụng cụ phục vục sửa chữa đi vào khu vực sạch phải được vệ sinh sạch sẽ và sát trùng, sau đó đưa vào khu vực sạch qua đường PassBox. Hình 2.1.2.1. PassBox Phải thay trang phục bảo hộ lao động, rửa và sấy khô tay khi vào khu vực sản xuất. Nhân viên làm việc ở khu vực sạch cấp độ D phải thực hiện quy trình vệ sinh cá nhân lần thứ 2 trước khi vào khu vực này. Quy trình thực hiện Nội dung Trước khi vào phòng thay đồ lần 1 Túi xách, dụng cụ cá nhân, … đặt vào tủ cá nhân hoặc nơi quy định. Phòng thay đồ lần 1 (Áp dụng cho nhân viên làm việc ở khu vực không khí không cần kiểm soát độ sạch: đóng gói cấp 2, kho, …) Bỏ giày dép cá nhân lên kệ quy định. Ngồi lên bục, xoay người vào trong và thay dép. Treo quần áo cá nhân vào giá và thay trang phục như hình được dán ở phòng thay đồ. Rửa và sấy khô tay theo hướng dẫn dán ở khu vực. Khi ra làm theo trình tự ngược lại. Phòng thay đồ lần 2 (Áp dụng cho nhân viên làm việc ở khu vực không khí có kiểm soát: pha chế, đóng gói cấp 1, …) Để dép bảo hộ lao động lần 1 lên kệ. Ngồi lên bục, xoay người vào trong và thay giày đã được trang bị sẵn. Thay đồ lần 2 như hình được dán ở phòng thay đồ. Rửa và sấy khô tay theo hướng dẫn. Khi ra làm theo trình tự ngược lại. Lưu ý: khi ra vào khu vực sản xuất, các cửa trong khu vực không được thông nhau, không được mở ra cùng lúc. Bảng 2.1.2. Quy trình vệ sinh cá nhân khi ra vào xưởng sản xuất Hình 2.1.2.5. Nhân viên mặc trang phục bảo hộ đang làm viện trong nhà máy Quy định khi ra ngoài phân xưởng Nhân viên tuyệt đối không được mang trang phục bảo hộ ra khỏi phân xưởng sản xuất. Trang phục bảo hộ sẽ được bảo quản và xử lý tại xưởng. Nhân viên làm việc ở khu vực sạch cấp độ D, không được phép mang trang phục lao động ở khu vực cấp độ D ra khỏi khu vực sạch cấp độ D để đi sang các khu vực có độ sạch khác. Quy trình vệ sinh cá nhân trước khi ra khỏi phân xưởng thực hiện như quy định trong bảng 2.1.2. SOP: Hướng dẫn rửa tay Mục đích Hướng dẫn một quy trình rửa tay thống nhất trước khi đi vào khu vực sản xuất. Phạm vi áp dụng Áp dụng cho nội bộ trong nhà máy. Trách nhiệm: Tất cả cán bộ, nhân viên đi vào khu vực sản xuất, qua khu vực thay đồ cá nhân phải thực hiện quy trình rửa tay này. 4. Tài liệu tham chiếu 5. Định nghĩa và viết tắt 6. Nội dung Rửa tay bằng dung dịch xà phòng. Rửa thật sạch bằng nước cho đến khi không còn cặn bẩn của xà phòng. Tráng tay bằng cồn 70% (khi vào khu vực cấp D). Làm khô tay bằng máy sấy khô. Sau khi làm khô tay không được chạm vào bất cứ gì có thể làm nhiễm bẩn lại. Nếu không tránh được, lặp lại quy trình thao tác rửa tay. 7. Phụ lục đính kèm 2.1.3. Quy định chung về an toàn lao động trong phân xưởng Cấm hút thuốc, ăn uống tại nơi làm việc. Phải sử dụng các trang thiết bị bảo hộ lao động khi làm việc. Vận hành, bảo trì và vệ sinh máy, thiết bị theo các quy trình thao tác chuẩn chính thức. Không được sử dụng, sửa chửa các máy, thiết bị khi chưa được huấn luyện về các quy tắc an toàn và quy trình vận hành các máy, thiết bị đó. Công nhân viên phải thực hiện sự chỉ dẫn của các bảng cấm, bảng hướng dẫn, chỉ dẫn treo tại nơi sản xuất hoặc gắn tại máy, thiết bị. Trước khi sử dụng thiết bị phải kiểm tra độ an toàn của thiết bị, nguồn điện , và thường xuyên kiểm tra về độ cách điện của thiết bị. Các thiết bị công suất lớn phải dùng cầu dao điện riêng. Công nhân viên phải được tập huấn và sử dụng thành thạo các thiết bị phòng cháy chữa cháy (bình xịt, chăn mềm chống lửa,…). Công nhân viên không được tự do đi lại các khu vực không thuộc phận sự. Nơi làm việc phải gọn gàng, ngăn nắp, không được để các dụng cụ, phương tiện gây cản trở sự hoạt động và đi lại. 2.2. Công đoạn sản xuất sản phẩm của công ty 2.2.1. Nuôi trồng dược liệu Tổng quan Uơm cây trong bầu đất là quá trình gieo hạt vào bầu ươm cho hạt phát triển thành cây con, chăm sóc cây con khỏe mạnh đủ để chống chọi với các ngoại cảnh khi trồng thực địa. Ưu điểm của ươm cây trong bầu đất: Tiết kiệm được diện tích. Dễ vận chuyển Tạo môi trường thuận lợi cho hạt nảy mầm, cây non phát triển, có tỷ lệ sống cao. Giúp cây trồng có sức đề kháng khi trồng thực địa, cây phát triển đồng đều, năng suất cao, cho chất sản phẩm tốt. Các bước cần tiến hành khi ươm cây trong bầu đất Chuẩn bị môi trường, hạt giống: Hạt giống: Đúng loài, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng tốt, sạch bệnh và không bị lẫn giống tạp. Xử lý hạt trước khi ươm tùy giống cây. Đất: tùy giống cây mà lựa chọn loại đất thích hợp. Địa điểm ươm cây: Có điều kiện thích hợp với yêu cầu sinh thái của cây: thổ nhưỡng, khí hậu,… Đủ diện tích. Có các biện pháp, trang thiết bị bảo vệ cây ươm. Phải có nguồn nước sạch. Túi ươm với kích thước thích hợp. Tạo bầu đất. Gieo hạt, tưới nước. Thường xuyên theo dõi và chăm sóc cây ươm. Thực tế Thực tập ươm cây Bụp giấm: mỗi sinh viên ươm 2 bầu. Chuẩn bị môi trường, hạt giống Hạt giống: Bụp giấm. Chuẩn bị đất: 2 bao tro trấu + 1 bao xơ dừa được ủ hoại mục. Hỗn hợp trên vừa làm môi trường cho hạt nảy mầm, vừa làm phân bón cung cấp dinh dưỡng giúp hạt, cây phát triển. Trấu và xơ dừa có độ tơi xốp, thoáng khí cao, duy trì độ ẩm tốt giúp tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của rễ cây Túi ươm được đục lỗ để thoát nước giúp duy trì độ ẩm cần thiết nhưng không làm cây bị úng nước. Nước tưới: nước sạch. Tiến hành ươm cây Tạo bầu ươm: nén chẹt hỗn hợp trấu dừa vào đầy túi ươm để bầu đạt độ cứng cần thiết, tránh bị vỡ khi di chuyển. Gieo hạt: dùng đũa tạo một lỗ nhỏ, sau đó gieo hạt vào và lấp đất lại, khoảng 3 hạt bầu, không được nén hạt xuống quá sâu. Tưới nước: nước được phun sương vừa đủ ẩm vào các bầu ươm. Quá nhiều nước: đất bị úng nước, hạt cây không hô hấp được, điều kiện thuận lợi cho sâu, mọt phát triển. Quá ít nước: đất bị khô, không đủ ẩm để hạt nảy mầm. Thường xuyên theo dõi, chăm sóc cây ươm. Hình 2.2.1.1. Quy trình ươm cây Bụp giấm Hình 2.2.1.2. Một số cây ươm Tham quan vườn Sao Mai – khu nuôi trồng dược liệu Hình 2.2.1.3. Bụp giấm Hình 2.2.1.4. Chanh dây Hình 2.2.1.5. Hoa Mua Hình 2.2.1.6. Tràm trà Hình 2.2.1.7. Sả Hình 2.2.1.8. Bòng bong (Hải kim sa) 2.2.2. Thu hái, xử lý dược liệu và chiết xuất Thu hái và xử lý dược liệu Tổng quan Thu hái dược liệu: Phải thu hái đúng loại dược liệu, đúng bộ phận cần sử dụng và đúng độ tuổi để thu hoạch. Đúng thời gian, thời điểm. Ví dụ vào mùa khô Tràm gió sẽ cho nhiều tinh dầu hơn mùa mưa. Thu hái cẩn thận tránh làm dập nát dược liệu. Xử lý dược liệu: dược liệu sau thu hái cần phải loại tạp (đất, đá, các cây khác lẫn vào, …), rửa sạch, một số dược liệu cần phơi khô, ổn định dược liệu, phân chia nhỏ hoặc loại bỏ một số bộ phận để thuận tiện hơn cho quá trình bảo quản và chiết xuất. Thực tế tại công ty Thu hái dược liệu: Thu hái đúng loại Tràm hoa trắng chứa nhiều tinh dầu, phân biệt với Tràm hoa vàng ít tinh dầu không dùng để chiết xuất. Thu hái Tràm gió vào buổi sáng, trời khô ráo sẽ cho nhiều tinh dầu và thuận tiện cho quá trình thu hái, vận chuyển dược liệu về xưởng. Thu hái các cây cao bằng đầu người, không thu hái cây quá non vì chứa ít tinh dầu. Khi thu hái cắt gần sát gốc vì càng gần gốc lá càng chứa nhiều tinh dầu. Thu hái được 200 kg Tràm gió. Xử lý dược liệu: Dược liệu Tràm gió sau thu hái cần không loại tạp và rửa sạch, vì: Tinh dầu chiết được chỉ dùng để sản xuất các sản phẩm dùng ngoài. Khi rửa, nước sẽ làm giảm hiệu suất chiết. Các cây tạp không có hoặc có rất ít tinh dầu nên không làm ảnh hưởng đến quá trình chiết Chiết tinh dầu Bưởi: vỏ được xay thô để phá vỡ túi tiết tinh dầu trước khi chiết. Dược liệu dùng cho bào chế các sản phẩm uống được loại tạp và rửa với bể rửa ngược dòng. Chiết xuất Tổng quan về các phương pháp chiết xuất Chưng cất lôi cuốn theo hơi nước Ở nhiệt độ cao tinh dầu tạo với nước một hỗn hợp đẳng phí có nhiệt độ sôi nhất định với thành phần pha hơi không đổi. Khi ngưng tụ tinh dầu và nước tách nhau ra do sự khác biệt về tỉ trọng của hai pha. Đây là phương pháp thông dụng nhất do thiết bị đơn giản, dễ thực hiện, ít tốn kém. Phương pháp ướp Dùng paraffin, mỡ hoặc các chất hấp phụ để chiết hoặc hấp phụ tinh dầu. Ứng dụng: chiết tinh dầu từ các dược liệu mỏng mạnh: hoa,… Không sử dụng nhiệt. Phương pháp ép Dùng lực cơ học để ép lấy tinh dầu, sau đó tách tinh dầu ra khỏi phần dịch nước. Ứng dụng: dược liệu có túi tiết tinh dầu ngoài bề mặt. Ưu điểm: không sử dụng nhiệt, tinh dầu ít bị biến chất. Nhược điểm: tinh dầu có thể hòa tan các chất khác tan trong dầu => lẫn nhiều tạp => hạn chế sử dụng. Phương pháp chiết bằng dung môi hữu cơ Dùng dung môi hữu cơ (npentan, nhexan, ethanol, CO2 lỏng tới hạn,…) để chiết tinh dầu, sau đó loại dung môi. Ưu điểm: chiết kiệt tinh dầu. Nhược điểm: cần quan tâm đến vấn đề xử lý dung môi hữu cơ, các chất không bay hơi được chiết cùng tinh dầu. Thực tế tại công ty Thực tập chiết tinh dầu Tràm gió Phương pháp chiết tinh dầu Tràm gió, tinh dầu Bưởi: cất kéo theo hơi nước. Hiệu suất chiết tinh dầu Tràm gió thực tế khi thực tập tại công ty Thu hái được 200 kg Tràm gió. Chiết được 700 ml tinh dầu Tràm gió (d = 0.9 gml). Lượng tinh dầu chiết được là: 700 x 0.9 = 630 (g) = 0.63 (kg). Lượng tinh dầu tối đa có thể chiết được là: 200 x 0.4% = 0.8 (kg). (0.4% là hàm lượng tối đa tinh dầu có thể chiết được trong 1kg dược liệu). Hiệu suất chiết là: H%=0.630.8 x 100=78.75% Quy trình chiết tinh dầu Tràm gió Hình ảnh tham quan khu cô – chiết xuất dược liệu Hình 2.2.2.3. Quy trình thu hái và chiết xuất tinh dầu Tràm gió thực tế Lưu ý: Xếp dược liệu nằm ngang vào nồi để tận dụng tối đa diện tích nồi chiết. Nhiệt độ trong quá trình chiết: 95 – 100oC. Tinh dầu chiết được phải được làm tinh khiết để thu được tinh dầu tràm chứa 99% eucalyptol. Muốn hiệu suất chiết cao nên tiến hành chiết phân đoạn. Bã dược liệu được phơi khô làm chất đốt hoặc làm phân xanh. Một số thiết bị dùng trong chiết tinh dầu Nồi chiết: Nồi 1 vỏ: Ống cung cấp hơi nước được đặt ở chính giữa nồi và xông hơi từ dưới lên vào trong lòng khối dược liệu. Chỉ dùng để chiết tinh dầu. Nồi 2 vỏ: Hơi nước được bơm vào khoảng giữa 2 lớp vỏ. Lớp vỏ ngoài cùng có tác dụng bảo ôn. Chiết tinh dầu và cao dược liệu. Nồi 3 vỏ: Tương tự như nồi 2 vỏ nhưng có thêm lớp ngoài cùng để cách nhiệt, 2 lớp trong cùng thì để giữ nhiệt. Ống sinh hàn: nhiệt độ ống sinh hàn luôn luôn nhỏ hơn 50oC. Tham quan khu chiết xuất – cô cao dược liệu và quan sát công nhân chiết tinh dầu Bưởi. Thiết bị cô tuần hoàn: Gồm 2 tháp cô (tháp lớn và tháp nhỏ). Áp dụng: cô dịch chiết dược liệu không tạo bọt. Chỉ cô dịch chiết thành cao lỏng. Thiết bị cô hở: Áp dụng: dược liệu tạo bọt (saponin, …). Có cánh khuấy, khuấy liên tục để tránh bị khét. 2.2.3. Quy trình sản xuất viên nang Tổng quan Thực tế Công ty chỉ sản xuất viên nang cứng và trong quy trình sản xuất không có giai đoạn trộn ướt và giai đoạn sấy. Hình 2.2.3.1. Nhân viên đang làm việc trong phòng đóng gói cấp 2 Các thông số cần kiểm soát trong quy trình sản xuất: Thời gian trộn đồng nhất Nhiệt độ khi sấy dược liệu Góc nghỉ của hạt. Tỉ trọng biểu kiến, tỉ trọng gõ. Độ ẩm Độ đồng đều khối lượng của viên nang. Độ rã, độ hòa tan. … Một số thiết bị dùng trong quy trình sản xuất viên nang cứng: Tất cả các máy được lắp đặt theo quy định của GMP và tất cả các bề mặt tiếp xúc với thuốc đều được làm bằng thép không rỉ. Mỗi thiết bị đều được vận hành theo quy trình thao tác chuẩn. Chú ý: phải bơm mỡ sau mỗi 200 giờ hoạt động cho máy ép vỉ Máy ép vỉ PVC Alu (polyvinyl pyrrolidon – nhôm). Có 2 loại PVC: PVC trong và PVC đục (cho sản phẩm không bền với ánh sáng) SOP: Vận hành máy ép vỉ Mục đích Đảm bảo các thao tác vận hành được thực hiện đồng bộ, thống nhất, ổn định giữa các thao tác khác nhau và các nhân viên vận hành khác nhau để đạt được sự ổn định về mặt chất lượng sản phẩm, vận hành an toàn và hiệu quả đối với thiết bị. Phạm vi áp dụng Được áp dụng trên máy Ép vỉ mã số TB07. Nơi đặt: phòng Ép vỉ Dây chuyền dược phẩm. Trách nhiệm Tất cả các công nhân được phân công vận hành thiết bị kể trên phải được huấn luyện và kiểm tra theo quy trình thao tác chuẩn này trước khi tiến hành thao tác. Phụ trách sản xuất, phụ trách cơ điện chịu trách nhiệm huấn luyện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện của người vận hành. Quy trình vận hành Chuẩn bị vận hành Vệ sinh máy bằng ethanol 70%. Vận hành Mở nguồn điện, bật khóa công tắc. Chờ máy khởi động xong, nhấn nút “START” sẽ xuất hiện trang chủ giới thiệu. Cài đặt nhiệt độ thích hợp cho: tạo hình trên, dưới, ép dán, cắt hở, sau đó nhấn “ENTER”. Sau khi đã đủ nhiệt, nhấn nút “TAY” cho máy chạy để máy tự điều chỉnh bước kéo và định vị cho đồng bộ các trạm. Nhấn nút “TỰ ĐỘNG” để máy vận hành. Cho viên nang lên bàn xoa và xoa cho viên vào các lỗ màng PVC đã định hình. Xử lý sự cố Trong quá trình vận hành, nếu có sự cố xảy ra, nhấn nút “DỪNG KHẨN” (Màu đỏ) và báo cho bộ phận kỹ thuật. Vệ sinh Sau khi kết thúc ca (ngày) làm việc, nhấn nút “DỪNG MÁY”, sau đó cúp CB. Vệ sinh máy, phòng sạch sẽ. Phụ lục kèm theo SOP: Vệ sinh máy ép vỉ Mục đích Thiết lập bằng văn bản quy trình vệ sinh máy ép vỉ . Đảm bảo các thao tác vệ sinh được thực hiện đồng bộ, thống nhất, ổn định giữa các thao tác khác nhau và các nhân viện vệ sinh khác nhau. Phạm vi áp dụng Được áp dụng trên máy Ép vỉ mã số TB07. Nơi đặt: phòng Ép vỉ Dây chuyền dược phẩm. Trách nhiệm Tất cả công nhận được phân công vệ sinh thiết bị kể trên phải được huấn luyện và kiểm tra theo quy trình thao tác chuẩn này trước khi tiến hành thao tác. Phụ trách sản xuất, phụ trách cơ điện chịu trách nhiệm huấn luyện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện của người được phân công vệ sinh. Quy trình vệ sinh Những qui định chung Phải ngắt nguồn điện nối với thiết bị. Phải vệ sinh ngay sau khi sử dụng để tránh lo nên những vết cắn khó rửa sạch. Phải chú ý chờ các bộ phận ép thật nguội. Tên sổ về sinh lý Hàng ngày: sau khi sử dụng. Trong ngày: khi đổi sang mặt hàng khác. Nguyên liệu sử dụng: nước sinh hoạt, nước mềm, ethanol 70%. Thiết bị sử dụng: máy hút bụi, bàn chải chuyên dụng, thau inox, khăn lau (làm bằng vật liệu không sinh sợi bông). Các bước tiến hành Ngắt nguồn điện nối với thiết bị. Vệ sinh trục xà mang PVC, bàn xoa viên, các con lăn xà mang nhôm, PVC dùng khăn tẩm nước RO lau trước, sau dùng khăn tẩm ethanol 70% lau lại cho sạch sau mỗi ngày làm việc. Vệ sinh bản ép dán: tháo ra, để nguội hẳn, dùng bàn chải chuyên dụng chà sạch khuôn ép dán dưới vòi nước, để khô và lặp lại Vệ sinh vỏ máy: dùng khăn làm ẩm bằng nước RO lau lần 1, sau dùng khăn tẩm ethanol 70% lau lại. Để khô tự nhiên. Ghi sổ vệ sinh thiết bị Dán nhãn “THIẾT BỊ SẠCH”. Phu lục kèm theo 2.2.4. Quy trình sản xuất một dạng thuốc nước của công ty Trong giấy chứng nhận GMP – WHO, Công ty chỉ được sản xuất các thuốc dùng ngoài dạng lỏng liên quan đến tinh dầu. Một số thiết bị dùng trong quy trình sản xuất: Cân, ống đong. Lọc. Máy khuấy trộn. Thiết bị đóng chai, đóng gói,…. 2.3. Kho GSP 2.3.1. Tham quan thực địa kho GSP (nguyên liệu, thành phẩm) Không tham quan thực địa 2.3.2. Mục đích của việc triển khai kho đạt GSP Bảo đảm và duy trì một cách tốt nhất sự an toàn và chất lượng của thuốc, nguyên liệu làm thuốc thông qua việc kiểm soát đầy đủ trong suốt quá trình bảo quản. 2.3.3. Các nguyên tắc chung về phân loại và sắp xếp trong kho GSP Phải sắp xếp ngăn nắp, sạch sẽ, thông thoáng. Có kệ giá, tủ đựng, trang bị dụng cụ theo dõi nhiệt độ, độ ẩm và thực hiện việc kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm theo đúng quy định. Những loại thuốc đặc biệt phải bảo quản trong kho mát, kho chứa các chất bay hơi, kho độc. Thuốc được sắp xếp theo thứ tự để dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra. Sắp xếp đúng khu vực quy định theo tình trạng chất lượng, khu biệt trữ, khu bảo quản chờ cấp phát, khu cách ly. Thuốc được sắp xếp theo lô, thuận tiện cho cấp phát theo nguyên tắc FIFO, FEFO. FIFO First InFirst Out: nhập trước xuất trước. FEFO First ExpiredFirst Out: hết hạn dùng trước xuất trước Mỗi lô thuốc được sắp xếp trên kệ, thành khối tách biệt, có biển báo nhận diện dễ dàng. Thuốc chỉ được xuất nhập khi có đủ chứng từ quy định, sau khi xuất nhập phải vào sổ ngay và phải lưu chứng từ theo quy định. Thường xuyên kiểm tra, kiếm soát chất lượng thuốc tồn trữ trong kho. 2.3.4. Giới thiệu các hoạt động thực tế của kho GSP Không tham quan thực địa 2.3.5. Giới thiệu các biện pháp vệ sinh, an toán cháy nổ kiểm soát mối mọt, côn trùng trong kho Kho phải được bố trí ở nơi cáo ráo để thuận tiện cho việc xuất nhập kho, chống ẩm ướt; phải đặt cách xa những nơi dễ bị ô nhiễm. Có các trang thiết bị duy trì và theo dõi điều kiện bảo quản (nhiệt độ, độ ẩm,…) và phải định kỳ kiểm tra, hiệu chuẩn. Phải có các phương tiện phát hiện và cảnh báo (chuông, đèn, đồng hồ, …) kịp thởi các sự cố, các sai lệch về điều kiện bảo quản. Vật liệu xây dựng kho phải đảm bảo sự thông thoáng, dễ vệ sinh. Cửa kho phải làm bằng vật liệu chắc chắc có khóa an toàn. Nhân viên làm việc trong kho phải được đào tạo về GSP, các kỹ năng chuyên môn, các quy trình thao tác và an toàn. Có nội quy quy định việc ra vào kho, phải có các biện pháp ngăn chặn việc ra vào của người không được phép. Kho được trang bị dụng cụ phòng cháy chữa cháy. Có biện pháp ngăn chặn, kiểm soát sự xâm nhập, phát triển của côn trùng, sâu bọ, loài gặm nhắm,…. Định kỳ 6 tháng lần chống mối mọt, kiến, gián. Không được hút thuốc, ăn uống, nấu nướng hoặc mang thuốc cá nhân vào kho. Phải có quy trình, chế độ vệ sinh định kỳ. Các sản phẩm bị đổ, vỡ trên sàn phải xử lý ngay. Có quy trình về xử lý chất thải để tránh xảy ra sự nhiễm và nhiễm chéo. Các thuốc bị ẩm mốc, sâu mọt phải được cách ly và xử lý theo đúng quy định SOP: Tiếp nhận hàng hóa nhập kho Mục đích Quy trình này hướng dẫn thực hành tốt kiểm soát việc tiếp nhận nguyên liệu ban đầu và vật liệu đóng gói Phạm vi áp dụng Áp dụng trong nội bộ Công ty. 3. Trách nhiệm thực hiện Nhân viên thủ kho nguyên liệu vật tư đóng gói có trách nhiệm tiếp nhận nguyên liệu và bao bì đóng gói. Nhân viên kiểm soát quá trình có trách nhiên lấy mẫu kiểm tra chất lượng khí hàng nhập kho. 4. Tài liệu tham chiếu Thực hành tốt bảo quản thuốc GSP 5. Định nghĩa và viết tắt 6. Nội dung Kiểm tra đối chiếu giữa chứng tư của nhà cung cấp và thực tế hàng hóa: Tên hàng hóa Nhà sản xuất nhà phân phối Nhãn trên thùng hàng hóa Phân loại hàng hóa theo số lô Hạn dùng của hàng hóa (nếu có) Tinh nguyên vẹn của bao bì dấu niêm phong Quy cách đóng gói Số lượng Số phiếu kiểm nghiệm Tình trạng chất lượng (nhận xét bằng cảm) Lập phiếu tiếp nhận hàng hóa nhập kho và gửi bản sao đến phòng QC, bộ phận mua hàng, bộ phận sản xuất và bộ phận kế toán. Xếp hàng hóa ở khu vực biệt trữ. Trường hợp bao bị kiện hàng bị hư hỏng , các thành phần nguyên liệu được chuyển vào bao bì mới , thì bao bì mới phải được dán nhãn sao lại nội dung chính của nhãn bao bì gốc, hoặc tối thiểu phải có các thông tin sau: Tin hoặc mã số của thành phần, nguyên liệu Mã số số lô tiếp nhận kiểm soát Khối lượng trong bao bì mới Những kiện hàng này phải ghi vào dòng riêng trong phiếu tiếp nhận lô hàng và báo cho nhân viên IPC biết khi lấy mẫu. Dán nhãn biệt trữ lên mỗi kiện hàng hay ít nhất là dán trên thùng hay gói ở vị trí thấp nhất trên pallet đối với các nguyên liệu ban đầu khác. Nhân viên kiểm soát quá trình của phòng QC sẽ kiểm tra tình trạng chất lượng hàng hóa: Hàng hóa có phiếu kiểm nghiệm gốc đi kèm đạt tiêu chuẩn chất lượng sẽ được nhập kho và chuyển vào khu vực bảo quản chờ cấp phát. Hàng hóa không có phiếu kiểm nghiệm đi kèm , nhân viên IPC tiến hành lấy mẫu theo SOP để kiểm tra và kiểm nghiệm. Sau khi có kết quả kiểm soát , kiểm nghiệm hàng hóa đạt tiêu chuẩn . Hàng hóa được dán nhãn tình trạng “ ĐẠT TIÊU CHUẨN và chuyển vào khu vực bảo quản. Những nguyên liệu được phòng QC kết luận “không đạt tiêu chuẩn”, phải có nhãn “Cách ly” và được lưu trữ ở khu vực cách ly chờ trả lại cho nhà cung cấp hoặc hủy bỏ Tiến hành nhập thẻ kho hàng hóa Phụ lục kèm theo: Biểu mẫu: Phiếu kiểm nhận hàng hóa nhập kho BMGSP01a. SOP: Bảo quản hàng hóa trong kho Mục đích Quy định việc bố trí các khu vực bảo quản hàng hoá trong kho, các yêu cầu về quản lý, sắp xếp, bảo quản . Đảm bảo hàng hoá không bị ảnh hưởng đến chất lượng, không xảy ra nhầm lẫn , mất mát trong suốt thời gian được tồn trữ và bảo quản trong kho. Phạm vi áp dụng Quy trình này chỉ áp dụng cho Công ty. Tài liệu tham chiếu Nguyên tắc “Thực hành tốt phân phối thuốc ” . Nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”. Định nghĩa và viết tắt Nguyên tắc “Thực hành tốt phân phối thuốc ” viết tắt của từ tiếng Anh : Good Distribution Practices: GDP Nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc ” viết tắt của từ tiếng Anh Good Storage Practices: GSP Nhập trước, xuất trước viết tắt của từ tiếng Anh First In First Out: FIFO Hết hạn dùng trước, xuất trước viết tắt của từ tiếng Anh First Expired First Out: FEFO. Bảo quản thuốc : là việc cất giữ an toàn các thuốc, nguyên liệu, bao gồm cả việc đưa vào sử dụng và duy trì đầy đủ các hệ thống hồ sơ tài liệu phù hợp, kể cả các giấy biên nhận và phiếu xuất. Nội dung 5.1 . Bố trí khu vực chức năng trong kho Toàn bộ kho được phân thành các khu vực chức năng sau: Khu tiếp nhận và giao hàng hoá. Khu biệt trữ chờ kiểm tra, dán nhãn. Khu bảo quản hàng hoá trong điều kiện thường. Khu cách ly: bảo quản những hàng trả về, hàng quá hạn dùng, hàng hư hỏng, hàng là thuốc giả hoặc bị nghi là thuốc giả , ... khu vực này cần được cách ly, nhận diện chặt chẽ, hạn chế người không phận sự đi vào để đảm bảo an toàn cho hàng hoá đang bảo quản trong đó. Giữa các khu vực kho có chức năng khác nhau được cách ly với nhau bằng biện pháp ngăn cách vật lý hoặc bằng biện pháp hành chính bảng tên chức năng khu vực. Bố trí kho phải có biện pháp phòng tránh người không được phép, không có phận sự đi vào khu vực bảo quản thuốc. Mỗi khu vực phải có diện tích thích hợp cho yêu cầu sắp xếp, bảo quản hàng hoá quay vòng và lưu kho. Các khu vực của kho, kể cả khu vực giao nhận phải được bố trí , thiết kế, lắp đặt tránh được tác động trực tiếp bất lợi lên thuốc và duy trì được điều kiện bảo quản quy định. Mỗi khu vực chức năng phải treo biển hiệu thích hợp, giúp nhận diện rõ ràng chức năng tồn trữ và bảo quản hàng hóa trong đó. . Sắp xếp hàng hoá trong kho Hàng hoá trong kho phải được sắp xếp lên giá, kệ hoặc pallet, tuyệt đối không được đặt thùng hàng hoá trực tiếp xuống nền kho. Khoảng cách giữa các giá, kệ phải đủ rộng đảm bảo cho việc vệ sinh, kiểm tra, đối chiếu, cấp phát, xếp dỡ hàng hóa. Khoảng cách giữa nền kho và giá để thuốc phải đủ lớn để dễ dàng vệ sinh và kiểm tra thuốc. Hàng hoá được sắp xếp cách tường kho khoảng 200 mm, đảm bảo sự thông thoáng và lưu thông phân bố nhiệt độ, độ ẩm trong kho một cách đồng đều. Việc sắp xếp giữa các thùng thuốc trên cùng một giá kệ hoặc pallet phải có khe hở để đảm bảo không khí lưu thông một cách thông thoáng, không làm tăng nhiệt độ trong thùng thuốc. Các mặt hàng dễ vỡ: chai, lọ,… không xếp chồng lên nhau, chống đổ vỡ hàng. Việc sắp xếp các loại hàng hóa lên các giá kệ có thể sắp xếp theo công dụng, dạng bào chế, tác dụng dược lý, nhóm hàng,… tùy theo kinh nghiệm thủ kho, nhưng phải đảm bảo yêu cầu dễ thấy, dễ lấy, dễ tìm, dễ kiểm tra: Gọn gàng, ngay ngắn, có thẩm mỹ, không xếp lẫn lộn các mặt hàng. Nhãn hàng (chữ số, hình ảnh,…) trên các bao bì: quay ra ngoài, thuận chiều nhìn của thủ kho. Hạn chế việc mở nhiều thùng của một loại thuốc cùng một lúc để xuất lẻ. Thuốc có yêu cầu bảo quản đặc biệt: dễ bay hơi, có mùi, dễ phân huỷ bởi ánh sáng, … cần có biện pháp bảo quản riêng, cách ly, tránh nhiễm sang thuốc khác. Trang thiết bị trong kho Kho phải có các phương tiện thiết bị phù hợp: Quạt thông gió, máy điều hoà không khí, phương tiện nâng, xếp hàng, nhiệt kế, ẩm kế,… để đảm bảo các điều kiện bảo quản. Có đủ ánh sáng bảo đảm các hoạt động trong kho được chính xác, an toàn. Có đủ trang thiết bị , các bản hướng dẫn cần thiết cho công tác phòng chống cháy nổ như: hệ thống báo cháy, bình chữa cháy,… . Các điều kiện bảo quản hàng hoá trong kho Về nguyên tắc : điều kiện bảo quản của thuốc là điều kiện ghi trên nhãn thuốc . Nhiệt độ : Thuốc không ghi điều kiện bảo quản trên nhãn , được bảo quản ở điều kiện bình thường . Nhiệt độ từ 15 25°C, đôi khi có thể lên tới 30°C. Thuốc yêu cầu bảo quản ở điều kiện “Mát – cool” – Bảo quản ở nhiệt độ 8 15°C. Nhiệt độ trong tủ lạnh trong khoảng 2 8°C Độ ẩm : Thuốc yêu cầu bảo quản “Khô Dry” được hiểu là độ ẩm tương đối không quá 70 % . Ánh sáng: Thuốc có yêu cầu bảo quản tránh ánh sáng chiếu trực tiếp, không xếp gần cửa sổ hoặc cửa đi có khả năng bị ánh sáng mặt trời chiếu vào tác động lên thuốc. Theo dõi điều kiện bảo quản Chỉ được cấp phát các nguyên liệu, vật liệu đóng gói, thuốc thành phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng, còn trong hạn sử dụng. Không được cấp phát, phân phối các thuốc không còn nguyên vẹn bao bì, hoặc có nghi ngờ về chất lượng. Phải có và lưu các bản ghi chép (phiếu theo dõi xuất – nhập thuốc, phiếu theo dõi chất lượng thuốc,…) thể hiện tất cả các lần nhập kho, xuất kho của thuốc, phù hợp với số lô sản xuất. Việc cấp pháp cần phải tuân theo nguyên tắc FIFO FEFO và đảm bảo chất lượng: FIFO: hàng nhập trước xuất trước. FEFO: hàng cùng loại có hạn dùng ngắn, xuất trước. Các thùng, bao thuốc đã được cấp phát một phần, cần phải được đóng kín lại một cách an toàn để tránh việc rơi vãi hoặc tạp nhiễm, nhiễm chéo trong thời gian bảo quản. Các thùng, bao thuốc bị hư hỏng, không còn nguyên niêm phong, mất nhãn hoặc nhãn bị rách, không rõ ràng thì không được bán, cấp phát và phải thông báo ngay với bộ phận kiểm tra chất lượng. Thuốc loại bỏ, phải đi nhãn rõ ràng, bảo quản biệt trữ trong khu cách ly cho đến có quyết định xử lý. Định kỳ phải tiến hành kiểm kê, đối chiếu thuốc tồn kho so với sổ sách. Tất cả các sai lệch đáng kể thuốc bảo quản tại kho phải được điều tra để đảm bảo rằng không xảy ra sự lẫn lộn không đáng có. 6. Phụ lục kèm theo 2.4. Phòng kiểm tra chất lượng (QC) 2.4.1. Tham quan thực địa Tham quan phòng QC. Thực hiện một số thao tác kiểm nghiệm. Kiểm nghiệm độ đồng đều khối lượng. Mẫu thử: Viên nang cứng Mộc Vân Chi 500mg của Công ty TNHH Dược phẩm dược liệu Mộc Hoa Tràm. Số liệu thực tế khi kiểm nghiệm: STT Khối lượng viên nang (g) Khối lượng vỏ nang (g) Khối lượng bột thuốc trong nang (g) 1 0.5963 0.0950 0.5013 2 0.6098 0.0981 0.5117 3 0.5994 0.0970 0.5024 4 0.6080 0.0973 0.5107 5 0.6167 0.0979 0.5188 6 0.6119 0.0978 0.5141 7 0.5970 0.0900 0.5070 8 0.6171 0.0961 0.5210 9 0.6125 0.0957 0.5168 10 0.6087 0.0944 0.5143 11 0.5868 0.0904 0.4964 12 0.5889 0.0905 0.4934 13 0.6012 0.0980 0.5032 14 0.6005 0.0959 0.5046 15 0.6091 0.0905 0.5136 16 0.6020 0.0945 0.5075 17 0.6129 0.0921 0.5208 18 0.6099 0.0961 0.5138 19 0.6120 0.0949 0.5171 20 0.6077 0.0903 0.5174 Khối lượng trung bình của bột thuốc trong nang M (g) 0.5108 Yêu cầu: 0.4725 (g) ≤ M ≤ 0.5491 (g) Kết luận: Mẫu thử viên nang cứng Mộc Vân Chi 500mg của Công ty TNHH Dược phẩm dược liệu Mộc Hoa Tràm, số lô 170502, hạn sử dụng 30052020 đạt yêu cầu kiểm tra chất lượng về chỉ tiêu độ đồng đều khối lượng theo tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam V. Kiểm nghiệm độ ẩm của bột thuốc trong nang. Mẫu thử: Viên nang cứng Mộc Vân Chi 500mg của Công ty TNHH Dược phẩm dược liệu Mộc Hoa Tràm. Số liệu thực tế khi kiểm nghiệm: Mẫu 1 Mẫu 2 Khối lượng bì + bột thuốc trước sấy (g) Khối lượng bì (g) 39.2345 40.8243 Khối lượng bột (g) 1.0223 1.0206 Khối lượng bì + bột thuốc sau sấy 4 giờ (g) 40.2423 41.8309 Độ ẩm (%) 1.4 1.4 Yêu cầu: độ ẩm không được vượt quá 9.0% Kết luận: Mẫu thử viên nang Mộc Vân Chi 500mg của Công ty TNHH Dược phẩm dược liệu Mộc Hoa Tràm, số lô 170502, hạn sử dụng 30052020 đạt yêu cầu kiểm tra chất lượng về chỉ tiêu độ ẩm theo tiêu chuẩn cơ sở. Soi bột Diệp hạ châu tìm các cấu tử. 2.4.2. Chức năng, nhiệm vụ Quản lý, duy trì phòng kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc (GLP – Good Laboratory Practice). Lấy mẫu, quản lý mẫu, phân tích mẫu, phát hành kết quả kiểm tra chất lượng đối với dược liệu, nguyên liệu ban đầu, bao bì, sản phẩm trung gian, bán thành phẩm và thành phẩm. Lưu mẫu kiểm nghiệm. Theo dõi độ ổn định của sản phẩm. 2.4.3. Mối quan hệ với các bộ phận khác Mối quan hệ giữa bộ phận QA và QC: Phòng QC có nhiệm vụ quản lý các kiểm tra chất lượng của các nguyên liệu, bao bì, bán thành phẩm và thành phẩm. Phòng QA sẽ giải phóng hoặc từ chối tất cả các lô nguyên liệu, bao bì, thành phẩm. Phối hợp tìm hiểu nguyên nhân và giải quyết kịp thời các sự cố bất thường trong quá trình sản xuất liên quan đến chất lượng sản phẩm và các phương pháp kiểm nghiệm. Phối hợp theo dõi kiểm tra thực hiện các quy trình sản xuất. 2.4.4. Các biện pháp đảm bảo chất lượng sản phẩm trong sản xuất Thực hiện tất cả các bước kiểm tra cần thiết đối với nguyên liệu, bao bì, sản phẩm trung gian, thành phẩm, các bước kiểm tra trong quá trình sản xuất và thẩm định. Phối hợp với phòng QA để tìm ra nguyên nhân và các biện pháp khắc phục các sự cố bất thường liên quan đến chất lượng sản phẩm. Các thiết bị kiểm nghiệm phải được thẩm định trước khi đưa vào sử dụng và định kỳ hiệu chỉnh theo quy định. Công nhân viên trong bộ phận QC phải đáp ứng trình độ chuyên môn và được đào tạo về GLP. Đủ nhân sự về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm cần thiết. Đối với phòng kiểm nghiệm vi sinh phải được bảo đảm về độ sạch cần thiết. 2.5. Phòng đảm bảo chất lượng ( QA) 2.5.1. Tham quan thực địa Không tham quan thực địa. 2.5.2. Chức năng nhiệm vụ Quản lý, duy trì hệ thống chất lượng của cở sở sản xuất thuốc nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm. Kiểm soát trong quá trình sản xuất (IPC). Xem xét, phê duyệt cho phép xuất xưởng thành phẩm. Chỉ đạo và phối hợp với các bộ phận khác thực hiện công tác đào tạo, thẩm định, tự thanh tra. Xác định và đề nghị Ban Giám đốc những kế hoạch cải tiến chất lượng bao gồm nội dung và các biện pháp khắc phục, phòng ngừa. Phòng QA soạn thảo và phê duyệt các quy trình liên quan đến chất lượng sản phẩm và sự hoat động tốt của hệ thống chất lượng trên các nguyên tắc GMP. 2.5.3. Các biện pháp đảm bảo chất lượng Các thao tác sản xuất và kiểm tra chất lượng phải được trình bày rõ bằng văn bản và các yêu cầu GMP được chấp nhận. Phải có bản mô tả công việc trong đó quy định cụ thể trách nhiệm, công việc của từng nhân viên. Sản phẩm không được bán hay cung cấp trước khi người được uỷ quyền chứng nhận mỗi lô sản phẩm đã được sản xuất và kiểm nghiệm theo đúng các quy định nêu trong giấy phép lưu hành. Có các biện pháp để đảm bảo tới mức tối đa là sản phẩm được bảo quản, phấn phối sao cho duy trì được chất lượng trong suốt tuổi thọ của sản phẩm Có một quy trình tự thanh tra, kiểm tra về chất lượng để thưởng xuyên đánh giá hiệu quả và tính phù hợp của hệ thống đảm bảo chất lượng. 2.6. Các hoạt động khác 2.6.1. Công tác phòng chống cháy nổ Các khu vực trong nhà máy được trang bị bình khí chữa cháy nổ. Các thiết bị, dụng cụ được thiết kế để sử dụng với các chất dễ cháy nổ hoặc đặt trong khu vực có các chất dễ cháy nổ phải được trang bị thêm các bộ phận chống cháy nổ, các thiết bị phải có tiếp đất đúng quy cách. Các bình khí nén, hệ thống chiết xuất và cô cao tuần hoàn phải tiến hành kiểm định hằng năm. Các hóa chất, thuốc thử dễ cháy nổ phải được bảo quản ở khu vực riêng đúng quy định. Công nhân làm việc ở khu vực dễ xảy ra cháy nổ phải được tập huấn và kiểm tra định kỳ hằng năm về công tác phòng chống cháy nổ. 2.6.2. Hệ thống xử lý và kiểm soát không khí Hệ thống HVAC gồm thiết bị trao đổi nhiệt (AHU – Air Handling Unit) và đường ống gió cấp để điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm không khí nhằm cung cấp không khí sạch đạt yêu cầu tới từng phòng trong khu vực sản xuất. Hình 2.6.2.1. Sơ đồ tổng quát xử lý không khí Các thông số của không khí trong các phòng sản xuất: Nhiệt độ: 23 ± 2oC. Độ ẩm tương đối: 60 ± 5%. Số lần thay đổi không khí: ≥ 20 lần giờ, đảm bảo cung cấp đủ O2 cho công nhân làm việc trong xưởng. Độ chênh áp giữa các phòng: 10 – 15 Pa, áp suất ở hành lang lớn hơn áp suất ở các phòng để bụi từ hành lang vào phòng nhằm hạn chế sự bay bụi, nhiễm và nhiễm chéo trong sản xuất. Độ sạch của phòng theo phân loại: D, vì nhà máy chỉ sản xuất thuốc dạng viên nang cứng để uống. Hình 2.6.2.2. Cửa cấp khí sạch cho khu vực sản xuất được lắp trên trần nhà Hình 2.6.2.3. Đường gió hồi được lắp ở cửa hoặc trên trần nhà Hệ thống khí nén: gồm các giai đoạn chính sau đây Nén không khí sạch trong bình chứa khí nén. Sấy khí nén. Lọc khí nén (lọc bụi, sương mù, lọc mùi, …). Khí nén sạch theo đường ống dẫn đến các khu vực sản xuất cần khí nén (máy đóng nang, máy ép vỉ,…). Hình 2.6.2.4. Hệ thống sản xuất và phân phối khí nén 2.6.3. Hệ thống xử lý nước RO Hệ thống được lắp đặt và vận hành theo chuẩn GMP – WHO, cung cấp nước tinh khiết đạt yêu cầu của DĐVN V với công suất 500 lít giờ. Hình 2.6.3.2. Hệ thống xử lý nước RO tại công ty 2.6.4. Hệ thống xử lý nước thải Nước thải được đưa vào bể lọc, bãi lọc ngầm trồng cây, hố ga, hồ sinh học có men vi sinh để làm sạch nước thải trước khi đưa ra môi trường.   3. SẢN PHẨM ĐƯỢC SẢN XUẤT TẠI XÍ NGHIỆP 3.1. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dr. Hoang Spirulina Hình 3.1. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dr. Hoang Spirulina Dạng bào chế: viên nang cứng. Quy cách đóng gói: chai 100 viên nang cứng. Thành phần dược chất và tá dược: mỗi viên 500 mg chứa Tảo Spirulina 150 mg Dâu tằm 100 mg Chùm ngây 100 mg Trà xanh 70 mg Rau má 30 mg Ngày sản xuất: 20012020 Hạn dùng: 19012023 Số lô: 200101 Công dụng: hỗ trợ bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, kích thích tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh Cách dùng: Người lớn: mỗi lần 01 – 02 viên sau bữa ăn, mỗi ngày 02 – 03 lần. Trẻ em trên 3 tuổi: theo hướng dẫn của thầy thuốc. 3.2. Gel rửa tay khô Melavie Hình 3.2. Gel rửa tay khô Melavie Dạng bào chế: gel Quy cách đóng gói: đóng chai 100ml 3.3 fl.oz. Thành phần dược chất và tá dược: Biothenol, Tea tree essential oil, Cajeputi essential oil, Sacha Inchi oil, Carbomer, PEG 40, Hydrogenated Castor oil. Ngày sản xuất: 26022020 Hạn dùng: 25022022 Số lô: 200202 Công dụng: Làm sạch da tay. Khử mùi. Kháng khuẩn. Cách dùng: nhỏ một lượng nhỏ lên tay rồi xoa đều, không cần rửa lại bằng nước. 3.3. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Morura Hình 3.3. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Morura Dạng bào chế: viên nang cứng. Quy cách đóng gói: chai 120 viên nang cứng. Thành phần dược chất và tá dược: mỗi viên 500 mg chứa Cao khô nghệ vàng 125 mg Cao khô trái nhàu 125 mg Tinh dầu nghệ 0.2 mg Lactose vừa đủ viên Ngày sản xuất: 19122019 Hạn dùng: 18122022 Số lô: 191204 Công dụng: Hỗ trợ giảm acid uric máu. Giảm biểu hiện của viêm khơp do gout. Cách dùng: mỗi lần uống 02 – 04 viên, ngày 02 – 03 lần.   3.4. Thực phẩm chức năng Catak Hình 3.4. Thực phẩm chức năng Catak Dạng bào chế: viên nang cứng. Quy cách đóng gói: hộpchai 60 viên nang cứng. Thành phần dược chất và tá dược: Cao Đinh lăng, Ngân hạnh, Rau má, Thiên ma. Lactose vừa đủ viên. Ngày sản xuất: 15052020 Hạn sử dụng: 14052020 Số lô: 170501 Công dụng: Giúp tăng tuần hoàn máu não, hỗ trợ trong điều trị suy giảm trí nhớ, đau nhức đầu, mất ngủ. Cách dùng: Người lớn uống ngày 02 lần, mỗi lần 02 03 viên. Hoặc theo hướng dẫn của thầy thuốc. 3.5. Thực phẩm chức năng Hồng Hoa Nghệ Hình 3.5. Thực phẩm chức năng Hồng Hoa Nghệ Dạng bào chế: viên nang cứng Quy cách đóng gói: hộpchai 60 viên nang cứng Thành phần dược chất và tá dược: Cao nghệ Tinh dầu Nghệ Hồng hoa Lactose vừa đủ viên Ngày sản xuất:01092015 Hạn dùng: 31082018 Số lô: 150801 Công dụng: Giúp kích thích tiêu hóa, hoạt huyết. Tăng bài tiết mật của tế bào gan, giải độc gan, viêm gan. Giảm cholesterol trong máu. Cách dùng: Người lớn uống ngày 02 lần, mỗi lần 02 viên. Hoặc theo hướng dẫn sử dụng của thầy thuốc. 3.6. Thực phẩm chức năng Kiquana Hình 3.6. Thực phẩm chức năng Kiquana Dạng bào chế: viên nang cứng. Quy cách đóng gói: chai hộp 120 viên nang cứng. Thành phần: Thanh nhiệt, nhuận tràng, hỗ trợ tình trạng khó tiêu. Ngày sản xuất: 12122019 Hạn sử dụng: 11122022 Số lô: 191202 Công dụng: Cao khô lá vối (250mg), Tinh dầu vối (0.2mg), Lactose. Cách dùng Từ 6 17 tuổi: mỗi lần uống 01 02 viên, ngày uống 02 03 lần. Từ 18 tuổi trở lên: mỗi lần uống 02 04 viên, ngày uống 02 03 lần. 4. KIẾN NGHỊ Thực tập tại công ty đã giúp em nắm vững vốn kiến thức đã có đồng thời tích lũy thêm các kinh nghiệm thực tế như được tự tay ươm cây dược liệu, thu hái và chiết xuất tinh dầu, được tham quan nhà máy đạt chuẩn GMP – WHO,… Tuy nhiên, thời gian thực tập khá ngắn để em có thể hiểu rõ về thực tế nghề nghiệp trong nhà máy sản xuất dược phẩm, nên em mong khoa Dược có thể tổ chức các đợt thực tập dài hơn để em có nhiều trải nghiệm thực tế hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy cô và quý công ty đã giúp đỡ em hoàn thành tốt đợt thực tập này.  TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Y tế (2019), Thông tư 182019 và Phụ lục, Hướng dẫn thực hành tốt sản xuất thuốc. Bộ Y tế (2018), Thông tư 362018 và Phụ lục, Quy định về thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc. Bộ Y tế (2019), Thông tư 192019 và Phụ lục, Quy định thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu và các nguyên tắc, tiêu chuẩn khai thác dược liệu tự nhiên. PGS. TS Hoàng Minh Châu, (2007), Công nghệ bào chế dược phẩm, Nhà xuất bản Giáo dục. PGS. TS Đặng Văn Hòa, (2011), Kiểm nghiệm thuốc, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. DS Nguyễn Huy Công, (2005), Dược liệu, Nhà xuất bản Y học. https:mephydica.vn https:vndoc.comnoiquyantoanlaodongvesinhlaodongdownload

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA DƯỢC BÁO CÁO TẬP SỰ NGHỀ NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN NGHIÊN CỨU BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN DƯỢC LIỆU ĐỒNG THÁP MƯỜI (MEPHYDICA) CBHD : DS Thái Thanh Thảo GVGS : ThS Nguyễn Đăng Khoa SVTH : MSSV : LỚP : THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – THÁNG 08/2020 LỜI CẢM ƠN Qua gần tuần thực tập Công ty cổ phần Nghiên cứu bảo tồn phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười, em hiểu rõ kiến thức học đồng thời có thêm nhiều kinh nghiệm thực tế Để đạt điều em xin gửi lời cảm ơn đến thầy cô khoa Dược tận tâm giảng dạy, truyền đạt cho em vốn tri thức quý báu đồng thời tạo hội để em thực tập mơi trường làm việc tốt Ngồi ra, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến công ty tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ em suốt q trình thực tập, đặc biệt Thái Thanh Thảo – người tận tình hướng dẫn, dạy để em hồn thành tốt đợt thực tập Do số hạn chế thời gian thực tập, trình độ chun mơn thân nên báo cáo em không tránh khỏi sai sót Em mong nhận góp ý thầy để em hồn thiện, nâng cao kiến thức kỹ Em xin chân thành cảm ơn! TP HCM, ngày 09 tháng năm 2020 Sinh viên, _ i MỤC LỤC GIỚI THIỆU CƠ CẤU TỔ CHỨC XÍ NGHIỆP DƯỢC PHẨM 1.1 Tên địa đơn vị thực tập 1.2 Quá trình hình thành phát triển 1.3 Cơ cấu tổ chức công ty .6 1.3.1 Sơ đồ tổ chức công ty 1.3.2 Vai trò phận công ty HOẠT ĐỘNG CỦA XÍ NGHIỆP .8 2.1 Các khu vực nhà máy GMP 2.1.1 Giới thiệu khu vực 2.1.2 Quy định chung vào phân xưởng sản xuất 10 2.1.3 Quy định chung an toàn lao động phân xưởng 14 2.2 Công đoạn sản xuất sản phẩm công ty 15 2.2.1 Nuôi trồng dược liệu .15 2.2.2 Thu hái, xử lý dược liệu chiết xuất 21 2.2.3 Quy trình sản xuất viên nang 28 2.2.4 Quy trình sản xuất dạng thuốc nước cơng ty 35 2.3 Kho GSP 35 2.3.1 Tham quan thực địa kho GSP (nguyên liệu, thành phẩm) 35 2.3.2 Mục đích việc triển khai kho đạt GSP 36 2.3.3 Các nguyên tắc chung phân loại xếp kho GSP 36 2.3.4 Giới thiệu hoạt động thực tế kho GSP .36 2.3.5 Giới thiệu biện pháp vệ sinh, an toán cháy nổ kiểm soát mối mọt, côn trùng kho 36 2.4 Phòng kiểm tra chất lượng (QC) 43 2.4.1 Tham quan thực địa 43 2.4.2 Chức năng, nhiệm vụ 48 2.4.3 Mối quan hệ với phận khác 49 2.4.4 Các biện pháp đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất 49 2.5 Phòng đảm bảo chất lượng ( QA) 49 2.5.1 Tham quan thực địa 49 ii 2.5.2 Chức nhiệm vụ: 49 2.5.3 Các biện pháp đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất 50 2.6 Các hoạt động khác 50 2.6.1 Công tác phòng chống cháy nổ .50 2.6.2 Hệ thống xử lý kiểm sốt khơng khí: 51 2.6.3 Hệ thống xử lý nước RO 53 SẢN PHẨM ĐƯỢC SẢN XUẤT TẠI XÍ NGHIỆP 55 3.1 Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dr Hoang Spirulina .55 3.2 Gel rửa tay khô Melavie 56 3.3 Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Morura 57 3.4 Thực phẩm chức Catak 58 3.5 Thực phẩm chức Hồng Hoa Nghệ 59 3.6 Thực phẩm chức Kiquana 60 KIẾN NGHỊ 61 iii GIỚI THIỆU CƠ CẤU TỔ CHỨC XÍ NGHIỆP DƯỢC PHẨM 1.1 Tên địa đơn vị thực tập  Tên đơn vị thực tập: Công Ty Cổ Phần Nghiên Cứu Bảo Tồn Phát Triển Dược Liệu Đồng Tháp Mười (MEPHYDICA)  Địa chỉ: Ấp 3, xã Bình Phong Thạnh, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An 1.2 Quá trình hình thành phát triển  Lịch sử hình thành phát triển: Cơng ty thành lập Dược sĩ Nguyễn Văn Bé, trải qua giai đoạn hình thành phát triển cơng ty từ doanh nghiệp Nhà nước chuyển đổi thành doanh nghiệp cổ phần:  1983 – 1997: Xí Nghiệp Dầu Tràm Mộc Hóa trực thuộc Cơng ty dược liệu Trung Ương II Bộ Y Tế  1997 – 2009: Trung Tâm Nghiên Cứu Bảo Tồn Phát Triển Dược Liệu Đồng Tháp Mười thuộc Bộ Y Tế  2009 đến nay: Công ty Cổ Phần Nghiên Cứu Bảo Tồn Phát Triển Dược Liệu Đồng Tháp Mười  Sứ mệnh công ty  Mục tiêu: Bảo tồn vĩnh viễn khu rừng tràm gió  Phương châm: Bảo tồn phát triển  Khẩu hiệu: "Cùng đem giá trị thiên nhiên vào sống"  Một số thành tựu trình hình thành phát triển  Thành tựu kinh tế - xã hội: + Năm 2000: giao 800 đất cho địa phương, cấp cho 246 hộ dân để ổn định sống + Xây dựng mơ hình vùng đệm kinh tế với tổng diện tích khoảng 036 + Xây dựng nhà máy Mộc Hoa Tràm đạt chuẩn GMP – WHO + Sản xuất thuốc Đông dược, mỹ phẩm, sản phẩm y tế từ dược liệu đạt chuẩn GMP có giá trị kinh tế cao + Phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng y tế: khu du lịch Cánh Đồng Bất Tận thành lập năm 2016, …  Thành tựu nghiên cứu khoa học: + 64C 02.5: Nghiên cứu bảo tồn phát triển Tràm gió + KC DA09: Nghiên cứu di thực chế biến tinh dầu Tràm trà + Nghiên cứu bảo tồn gene dược liệu đặc hữu vùng Đồng Tháp Mười  Khu bảo tồn dược liệu cứu hộ động vật hoang dã: + Bảo tồn 83 loại gene dược liệu + Dược liệu trồng đạt tiêu chuẩn ORGANIC hay GACP (Good Agricultural and Collection Practices: Thực hành tốt trồng trọt thu hái dược liệu) + Cứu hộ bảo vệ Rùa Núi Vàng Hình 1.2.1 Bản đồ khu bảo tồn – Cánh đồng bất tận  Hợp tác đào tạo: Xây dựng mơ hình chuẩn để sinh viên, nghiên cứu sinh đến thực tập, nghiên cứu  Đền thờ nhà truyền thống: Đền thờ Thiền sư Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãng Ông Lê Hữu Trác Dược sĩ Nguyễn Văn Bé Tổ chức giỗ Tổ vào ngày 15 tháng Giêng, Âm lịch năm Hình 1.2.2 Sinh viên tham quan thắp nhang đền thờ 1.3 Cơ cấu tổ chức công ty 1.3.1 Sơ đồ tổ chức công ty Giám đốc Công ty (Kiêm Giám đốc nhà máy) Hành nhân Kế hoạch cung ứng Kinh doanh tiếp thị Đảm bảo chất lượng (QA) Nuôi trồng dược liệu Giám đốc chất lượng Phân xưởng sản xuất Kỹ thuật điện Nghiên cứu phát triển (R&D) Kiểm tra chất lượng (QC) Hình 1.3.1 Sơ đồ tổ chức cơng ty 1.3.2 Vai trị phận cơng ty  Hành nhân sự: tổ chức nhân sự, tuyển nhân viên, tiền lương,…  Kế hoạch cung ứng: cung cấp nguyên liệu, bao bì, máy móc trang thiết bị  Kinh doanh tiếp thị:  Bán hàng, quản lý danh mục sản phẩm  Nghiên cứu thị trường, tiếp thị sản phẩm  Phối hợp với phòng QA đánh giá nhà cung cấp  Kỹ thuật điện: bảo trì máy móc, hệ thống điều hịa khơng khí (HVAC Heating, Ventilating and Air Conditioning), nước cấp, khí nén, nước thải  Nuôi trồng dược liệu: nuôi, trồng dược liệu theo tiêu chuẩn ORGANIC GACP  Phòng sản xuất: sản xuất sản phẩm công ty  Sản phẩm dân dụng: xà phòng, chất tẩy rửa gia dụng, xịt phịng,… có nguồn gốc từ dược liệu  Thực phẩm chức  Dược phẩm: viên nang, bột, cao khô,…  Thuốc dùng ngoài, kem, mỹ phẩm  Chiết xuất dược liệu, tinh dầu  Đảm bảo chất lượng (QA – Quality Assurance):  Quản lý, trì hệ thống chất lượng cở sở sản xuất thuốc  Chỉ đạo phối hợp với phận thực công tác đào tạo (đào tạo GMP, GSP,…), thẩm định, tự tra  Soạn thảo phê duyệt quy trình liên quan đến chất lượng sản phẩm hoat động tốt hệ thống chất lượng (thiết lập quy trình thao tác chuẩn SOP – Standard Operating Procedures)  Theo dõi trình sản xuất (IPC – Inter Process Control)  Xem xét, phê duyệt giải phóng hay từ chối tất lô nguyên liệu, bao bì, thành phẩm  Lưu trữ hồ sơ tài liệu  Kiểm tra chất lượng (QC – Quality Control):  Kiểm tra nguyên liệu đầu vào, bao bì, bán thành phẩm thành phẩm  Lưu quản lý mẫu kiểm nghiệm  Theo dõi độ ổn định thành phẩm  Nghiên cứu phát triển (R&D – Research and Development):  Nghiên cứu phát triển sản phẩm  Đăng ký thuốc HOẠT ĐỘNG CỦA XÍ NGHIỆP 2.1 Các khu vực nhà máy GMP 2.1.1 Giới thiệu khu vực Nhà máy Mộc Hoa Tràm có tổng diện tích 52 x 40 m2, đạt GMP – WHO vào năm 2007, gồm khu vực sau đây:  Nhà xưởng chính:  Gồm dây chuyền sản xuất thuốc + Dây chuyền bào chế dược phẩm: sản xuất thuốc Đông dược dạng viên nang cứng, thuốc bột đóng gói + Dây chuyền sản xuất thực phẩm chức có nguồn gốc từ dược liệu + Dây chuyền sản xuất mỹ phẩm có nguồn gốc dược liệu + Dây chuyền sản xuất thuốc lỏng dùng ngồi có nguồn gốc dược liệu Hình 2.1.1.1 Một số dây chuyền sản xuất  Vật liệu xây dựng nhà xưởng: vật liệu đặc biệt, trơn láng, bám bụi, dễ lau chùi vệ sinh dung môi tẩy rửa hay dùng ngành Dược + Sàn nhà: nhựa vinyl dày mm, góc sàn bo trịn để tránh bám bụi dễ vệ sinh + Tường: lắp kính cường lực dày 10 mm + Trần: lắp panel dày 50 mm Hình 2.1.1.2 Nhà xưởng  Khu sản xuất sản phẩm gia dụng có nguồn gốc từ dược liệu  Khu chiết xuất – cô đặc cao dược liệu Hình 2.1.1.3 Khu chiết xuất – cao  Khu đảm bảo chất lượng (QA) khu kiểm tra chất lượng (QC)  Kho dược liệu – khu xử lý dược liệu  Khu kỹ thuật phụ trợ:  Hệ thống điều hịa khơng khí HVAC  Hệ thống nước cấp  Hệ thống nước thải  Hệ thống khí nén + u cầu: độ ẩm khơng vượt 9.0% + Kết luận: Mẫu thử viên nang Mộc Vân Chi 500mg Công ty TNHH Dược phẩm dược liệu Mộc Hoa Tràm, số lô 170502, hạn sử dụng 30/05/2020 đạt yêu cầu kiểm tra chất lượng tiêu độ ẩm theo tiêu chuẩn sở  Soi bột Diệp hạ châu tìm cấu tử Chú thích: Biểu bì có lỗ khí kiểu hỗn bào Mạch vạch Bó sợi Mạch xoắn Hình 2.4.1.10 Các thành phần bột Diệp hạ châu đắng 2.4.2 Chức năng, nhiệm vụ  Quản lý, trì phịng kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc (GLP – Good Laboratory Practice)  Lấy mẫu, quản lý mẫu, phân tích mẫu, phát hành kết kiểm tra chất lượng dược liệu, nguyên liệu ban đầu, bao bì, sản phẩm trung gian, bán thành phẩm thành phẩm  Lưu mẫu kiểm nghiệm  Theo dõi độ ổn định sản phẩm 48 2.4.3 Mối quan hệ với phận khác Mối quan hệ phận QA QC:  Phịng QC có nhiệm vụ quản lý kiểm tra chất lượng nguyên liệu, bao bì, bán thành phẩm thành phẩm  Phòng QA giải phóng từ chối tất lơ ngun liệu, bao bì, thành phẩm  Phối hợp tìm hiểu nguyên nhân giải kịp thời cố bất thường trình sản xuất liên quan đến chất lượng sản phẩm phương pháp kiểm nghiệm  Phối hợp theo dõi kiểm tra thực quy trình sản xuất 2.4.4 Các biện pháp đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất  Thực tất bước kiểm tra cần thiết nguyên liệu, bao bì, sản phẩm trung gian, thành phẩm, bước kiểm tra trình sản xuất thẩm định  Phối hợp với phịng QA để tìm nguyên nhân biện pháp khắc phục cố bất thường liên quan đến chất lượng sản phẩm  Các thiết bị kiểm nghiệm phải thẩm định trước đưa vào sử dụng định kỳ hiệu chỉnh theo quy định  Công nhân viên phận QC phải đáp ứng trình độ chun mơn đào tạo GLP  Đủ nhân trình độ chun mơn kinh nghiệm cần thiết  Đối với phòng kiểm nghiệm vi sinh phải bảo đảm độ cần thiết 2.5 Phòng đảm bảo chất lượng ( QA) 2.5.1 Tham quan thực địa  Không tham quan thực địa 2.5.2 Chức nhiệm vụ  Quản lý, trì hệ thống chất lượng cở sở sản xuất thuốc nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm  Kiểm sốt q trình sản xuất (IPC)  Xem xét, phê duyệt cho phép xuất xưởng thành phẩm 49  Chỉ đạo phối hợp với phận khác thực công tác đào tạo, thẩm định, tự tra  Xác định đề nghị Ban Giám đốc kế hoạch cải tiến chất lượng bao gồm nội dung biện pháp khắc phục, phòng ngừa  Phòng QA soạn thảo phê duyệt quy trình liên quan đến chất lượng sản phẩm hoat động tốt hệ thống chất lượng nguyên tắc GMP 2.5.3 Các biện pháp đảm bảo chất lượng  Các thao tác sản xuất kiểm tra chất lượng phải trình bày rõ văn yêu cầu GMP chấp nhận  Phải có mơ tả cơng việc quy định cụ thể trách nhiệm, cơng việc nhân viên  Sản phẩm không bán hay cung cấp trước người uỷ quyền chứng nhận lô sản phẩm sản xuất kiểm nghiệm theo quy định nêu giấy phép lưu hành  Có biện pháp để đảm bảo tới mức tối đa sản phẩm bảo quản, phấn phối cho trì chất lượng suốt tuổi thọ sản phẩm  Có quy trình tự tra, kiểm tra chất lượng để thưởng xuyên đánh giá hiệu tính phù hợp hệ thống đảm bảo chất lượng 2.6 Các hoạt động khác 2.6.1 Cơng tác phịng chống cháy nổ  Các khu vực nhà máy trang bị bình khí chữa cháy nổ  Các thiết bị, dụng cụ thiết kế để sử dụng với chất dễ cháy nổ đặt khu vực có chất dễ cháy nổ phải trang bị thêm phận chống cháy nổ, thiết bị phải có tiếp đất quy cách  Các bình khí nén, hệ thống chiết xuất cao tuần hồn phải tiến hành kiểm định năm  Các hóa chất, thuốc thử dễ cháy nổ phải bảo quản khu vực riêng quy định  Công nhân làm việc khu vực dễ xảy cháy nổ phải tập huấn kiểm tra định kỳ năm cơng tác phịng chống cháy nổ 50 2.6.2 Hệ thống xử lý kiểm sốt khơng khí  Hệ thống HVAC gồm thiết bị trao đổi nhiệt (AHU – Air Handling Unit) đường ống gió cấp để điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm khơng khí nhằm cung cấp khơng khí đạt u cầu tới phịng khu vực sản xuất Khơng khí tươi Lọc G4 (lọc thơ) trời AHU làm lạnh Hỗn hợp Lọc F8 khơng khí Lọc HEPA H13 Khơng khí Lọc tinh đến phịng Khơng khí hồi Hình 2.6.2.1 Sơ đồ tổng qt xử lý khơng khí  Các thơng số khơng khí phịng sản xuất:  Nhiệt độ: 23 ± 2oC  Độ ẩm tương đối: 60 ± 5%  Số lần thay đổi khơng khí: ≥ 20 lần/ giờ, đảm bảo cung cấp đủ O2 cho công nhân làm việc xưởng  Độ chênh áp phòng: 10 – 15 Pa, áp suất hành lang lớn áp suất phòng để bụi từ hành lang vào phòng nhằm hạn chế bay bụi, nhiễm nhiễm chéo sản xuất  Độ phịng theo phân loại: D, nhà máy sản xuất thuốc dạng viên nang cứng để uống Hình 2.6.2.2 Cửa cấp khí cho khu vực sản xuất lắp trần nhà 51 Hình 2.6.2.3 Đường gió hồi lắp cửa trần nhà  Hệ thống khí nén: gồm giai đoạn sau  Nén khơng khí bình chứa khí nén  Sấy khí nén  Lọc khí nén (lọc bụi, sương mù, lọc mùi, …)  Khí nén theo đường ống dẫn đến khu vực sản xuất cần khí nén (máy đóng nang, máy ép vỉ,…) Hình 2.6.2.4 Hệ thống sản xuất phân phối khí nén 52 2.6.3 Hệ thống xử lý nước RO Lọc thơ (có thể lọc cát) Lọc than hoạt tính (hấp phụ màu, làm nước Nước mềm Lọc làm mềm nước (loại ion Ca2+, Mg2+) Lọc cartridge Lọc RO (reverse osmosis – thẩm thấu ngược) Nước RO Lọc cation Lọc anion Lọc cation Đèn UV Bồn chứa inox có cầu phun + đèn UV để tiệt trùng Lọc 0.2 µm Một phần nước hồi lưu Nước tinh khiết tới phịng sản xuất Hình 2.6.3.1 Sơ đồ hệ thống cấp nước tinh khiết  Hệ thống lắp đặt vận hành theo chuẩn GMP – WHO, cung cấp nước tinh khiết đạt yêu cầu DĐVN V với cơng suất 500 lít/ 53 Hình 2.6.3.2 Hệ thống xử lý nước RO công ty 2.6.4 Hệ thống xử lý nước thải  Nước thải đưa vào bể lọc, bãi lọc ngầm trồng cây, hố ga, hồ sinh học có men vi sinh để làm nước thải trước đưa môi trường 54 SẢN PHẨM ĐƯỢC SẢN XUẤT TẠI XÍ NGHIỆP 3.1 Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dr Hoang Spirulina Hình 3.1 Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dr Hoang Spirulina  Dạng bào chế: viên nang cứng  Quy cách đóng gói: chai 100 viên nang cứng  Thành phần dược chất tá dược: viên 500 mg chứa  Tảo Spirulina 150 mg  Dâu tằm 100 mg  Chùm ngây 100 mg  Trà xanh 70 mg  Rau má 30 mg  Ngày sản xuất: 20/01/2020  Hạn dùng: 19/01/2023  Số lô: 200101  Công dụng: hỗ trợ bổ sung dưỡng chất cho thể, kích thích tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng, giúp thể khỏe mạnh  Cách dùng:  Người lớn: lần 01 – 02 viên sau bữa ăn, ngày 02 – 03 lần  Trẻ em tuổi: theo hướng dẫn thầy thuốc 55 3.2 Gel rửa tay khơ Melavie Hình 3.2 Gel rửa tay khô Melavie  Dạng bào chế: gel  Quy cách đóng gói: đóng chai 100ml/ 3.3 fl.oz  Thành phần dược chất tá dược: Biothenol, Tea tree essential oil, Cajeputi essential oil, Sacha Inchi oil, Carbomer, PEG 40, Hydrogenated Castor oil  Ngày sản xuất: 26/02/2020  Hạn dùng: 25/02/2022  Số lô: 200202  Công dụng:  Làm da tay  Khử mùi  Kháng khuẩn  Cách dùng: nhỏ lượng nhỏ lên tay xoa đều, không cần rửa lại nước 56 3.3 Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Morura Hình 3.3 Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Morura  Dạng bào chế: viên nang cứng  Quy cách đóng gói: chai 120 viên nang cứng  Thành phần dược chất tá dược: viên 500 mg chứa  Cao khô nghệ vàng 125 mg  Cao khô trái nhàu 125 mg  Tinh dầu nghệ 0.2 mg  Lactose vừa đủ viên  Ngày sản xuất: 19/12/2019  Hạn dùng: 18/12/2022  Số lô: 191204  Công dụng:  Hỗ trợ giảm acid uric máu  Giảm biểu viêm khơp gout  Cách dùng: lần uống 02 – 04 viên, ngày 02 – 03 lần 57 3.4 Thực phẩm chức Catak Hình 3.4 Thực phẩm chức Catak  Dạng bào chế: viên nang cứng  Quy cách đóng gói: hộp/chai 60 viên nang cứng  Thành phần dược chất tá dược: Cao Đinh lăng, Ngân hạnh, Rau má, Thiên ma Lactose vừa đủ viên  Ngày sản xuất: 15/05/2020  Hạn sử dụng: 14/05/2020  Số lô: 170501  Công dụng: Giúp tăng tuần hoàn máu não, hỗ trợ điều trị suy giảm trí nhớ, đau nhức đầu, ngủ  Cách dùng: Người lớn uống ngày 02 lần, lần 02 - 03 viên Hoặc theo hướng dẫn thầy thuốc 58 3.5 Thực phẩm chức Hồng Hoa Nghệ Hình 3.5 Thực phẩm chức Hồng Hoa Nghệ  Dạng bào chế: viên nang cứng  Quy cách đóng gói: hộp/chai 60 viên nang cứng  Thành phần dược chất tá dược:  Cao nghệ  Tinh dầu Nghệ  Hồng hoa  Lactose vừa đủ viên  Ngày sản xuất:01/09/2015  Hạn dùng: 31/08/2018  Số lô: 150801  Cơng dụng:  Giúp kích thích tiêu hóa, hoạt huyết  Tăng tiết mật tế bào gan, giải độc gan, viêm gan  Giảm cholesterol máu  Cách dùng: Người lớn uống ngày 02 lần, lần 02 viên Hoặc theo hướng dẫn sử dụng thầy thuốc 59 3.6 Thực phẩm chức Kiquana Hình 3.6 Thực phẩm chức Kiquana  Dạng bào chế: viên nang cứng  Quy cách đóng gói: chai/ hộp 120 viên nang cứng  Thành phần: Thanh nhiệt, nhuận tràng, hỗ trợ tình trạng khó tiêu  Ngày sản xuất: 12/12/2019  Hạn sử dụng: 11/12/2022  Số lô: 191202  Công dụng: Cao khô vối (250mg), Tinh dầu vối (0.2mg), Lactose  Cách dùng  Từ - 17 tuổi: lần uống 01 - 02 viên, ngày uống 02 - 03 lần  Từ 18 tuổi trở lên: lần uống 02 - 04 viên, ngày uống 02 - 03 lần 60 KIẾN NGHỊ Thực tập công ty giúp em nắm vững vốn kiến thức có đồng thời tích lũy thêm kinh nghiệm thực tế tự tay ươm dược liệu, thu hái chiết xuất tinh dầu, tham quan nhà máy đạt chuẩn GMP – WHO,… Tuy nhiên, thời gian thực tập ngắn để em hiểu rõ thực tế nghề nghiệp nhà máy sản xuất dược phẩm, nên em mong khoa Dược tổ chức đợt thực tập dài để em có nhiều trải nghiệm thực tế Một lần em xin chân thành cảm ơn thầy cô q cơng ty giúp đỡ em hồn thành tốt đợt thực tập 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Y tế (2019), Thông tư 18/2019 Phụ lục, Hướng dẫn thực hành tốt sản xuất thuốc Bộ Y tế (2018), Thông tư 36/2018 Phụ lục, Quy định thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc Bộ Y tế (2019), Thông tư 19/2019 Phụ lục, Quy định thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu nguyên tắc, tiêu chuẩn khai thác dược liệu tự nhiên PGS TS Hồng Minh Châu, (2007), Cơng nghệ bào chế dược phẩm, Nhà xuất Giáo dục PGS TS Đặng Văn Hòa, (2011), Kiểm nghiệm thuốc, Nhà xuất Giáo dục Việt Nam DS Nguyễn Huy Công, (2005), Dược liệu, Nhà xuất Y học https://mephydica.vn/ https://vndoc.com/noi-quy-an-toan-lao-dong-ve-sinh-lao-dong/download 62 ... CẤU TỔ CHỨC XÍ NGHIỆP DƯỢC PHẨM 1.1 Tên địa đơn vị thực tập 1.2 Quá trình hình thành phát triển 1.3 Cơ cấu tổ chức công ty .6 1.3.1 Sơ đồ tổ chức công ty ... GIỚI THIỆU CƠ CẤU TỔ CHỨC XÍ NGHIỆP DƯỢC PHẨM 1.1 Tên địa đơn vị thực tập  Tên đơn vị thực tập: Công Ty Cổ Phần Nghiên Cứu Bảo Tồn Phát Triển Dược Liệu Đồng Tháp Mười (MEPHYDICA)  Địa chỉ: Ấp 3,... Hình 1.2.2 Sinh viên tham quan thắp nhang đền thờ 1.3 Cơ cấu tổ chức công ty 1.3.1 Sơ đồ tổ chức công ty Giám đốc Công ty (Kiêm Giám đốc nhà máy) Hành nhân Kế hoạch cung ứng Kinh doanh tiếp

Ngày đăng: 07/09/2021, 19:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w