1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các hình thức đối thoại xã hội tại doanh nghiệp liên hệ thực tế tại tổng công ty điện lực miền trung

30 125 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 558,95 KB

Nội dung

Các hình thức đối thoại xã hội tại doanh nghiệp. Liên hệ thực tế tại Tổng Công ty Điện lực miền Trung ..................................................................................................................................................................

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

- -QUAN HỆ LAO ĐỘNG

ĐỀ TÀI: Các hình thức đối thoại xã hội tại doanh nghiệp Liên hệ thực tế tại Tổng Công ty Điện lực miền Trung.

Hà Nội, 2021

Trang 2

Lời mở đầu

CNQP&KT - Bộ luật Lao động được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày18/6/2012 là một bước chuyển biến mới góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của người lao động và người sử dụng lao động, đồng thời giúp mối quan hệlao động phát triển hài hòa, ổn định Trong đó, hoạt động đối thoại xã hội trongcác doanh nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng, góp phần giúp các doanhnghiệp tạo bước phát triển bền vững trong nền kinh tế thị trường hiện nay

Đối thoại xã hội giúp khẳng định vị trí, vai trò của người lao động trongdoanh nghiệp thông qua việc người lao động nắm được thông tin về hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp; được trình bày ý kiến, quan điểm của bản thân về

kế hoạch cũng như chính sách của doanh nghiệp; người lao động được coi nhưđối tác bình đẳng, độc lập với người sử dụng lao động khi thương lượng về cácvấn đề quyền lợi cũng như điều kiện, thời gian làm việc và chế độ phúc lợi…Đối với doanh nghiệp, thông qua đối thoại xã hội, người chủ doanh nghiệp có cơhội xem xét lại các vấn đề về sản xuất - kinh doanh, chất lượng và sức cạnh tranhcủa sản phẩm; tăng cường chia sẻ lợi ích, thông tin với người lao động; tăngnăng suất lao động và hiệu quả sản xuất - kinh doanh… Trong quan hệ lao động,

để hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của các chủ thể trong quan hệ lao động cũng nhưnhững nhu cầu cần thiết phải được quan tâm thì việc đối thoại chính là cầu nối

để người sử dụng lao động và người lao động xích lại gần nhau hơn

Để hiểu hơn về vai trò của đối thoại xã hội trong việc lành mạnh hóa quan

hệ lao động và những giải pháp giúp nâng cao hiệu qủa đối thoại thì nhóm 3chúng em đã làm một bài thảo luận về đề tài “Các hình thức đối thoại xã hội tạidoanh nghiệp Liên hệ thực tế tại Việt Nam.” Cụ thể chúng em đã lựa chọn TổngCông ty Điện lực miền Trung làm đối tượng nghiên cứu

Trang 3

MỤC LỤC

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về các hình thức đối thoại xã hội tại doanh

nghiệp 1

1.1 Khái niệm và vai trò của đối thoại xã hội trong quan hệ lao động 1

1.1.1 Khái niệm và điều kiện đối thoại xã hội trong quan hệ lao động 1

1.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm 1

1.1.1.2 Các điều kiện đối thoại xã hội trong quan hệ lao động 2

1.1.1.3 Các nguyên tắc đối thoại xã hội trong quan hệ động 3

1.1.2 Vai trò của đối thoại xã hội trong quan hệ lao động 3

1.1.2.1 Vai trò của đối thoại xã hội đối với người lao động 3

1.1.2.2 Vai trò của đối thoại xã hội đối với người sử dụng lao động 4

1.1.2.3 Vai trò của đối thoại xã hội đối với quan hệ lao động 4

1.1.2.4 Vai trò của đối thoại xã hội đối với xã hội 5

1.1.3 Phân loại đối thoại xã hội trong quan hệ lao động 5

1.1.3.1 Phân loại theo cấp tiến hành 5

1.1.3.2 Phân loại theo cách thức tổ chức 7

1.2 Hình thức đối thoại xã hội trong quan hệ lao động 7

1.2.1 Trao đổi thông tin 7

1.2.2 Tư vấn, tham khảo 8

1.2.3 Thương lượng 8

Chương 2: Liên hệ thực tiễn về các hình thức đối thoại xã hội của Tổng Công ty Điện lực miền Trung 10

2.1 Tổng quan tình hình hoạt động của Tổng Công ty Điện lực miền Trung .10

2.1.1 Sự hình thành và phát triển 10

2.1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh 11

2.1.2.1 Tầm nhìn 11

2.1.2.2 Sứ mệnh 11

2.1.3 Sơ đồ tổ chức 11

Trang 4

2.1.4 Thành tựu 13

2.2 Điều kiện thực hiện các hình thức đối thoại trong Tổng Công ty Điện lực miền Trung 13

2.3 Thực trạng đối thoại xã hội tại Tổng Công ty Điện lực miền Trung 16

2.3.1 Trao đổi thông tin 16

2.3.2 Tư vấn, tham khảo 18

2.3.3 Thương lượng 20

2.4 Đánh giá 21

2.5 Giải pháp 23

Kết luận 25

Tài liệu tham khảo 26

Trang 5

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về các hình thức đối thoại xã hội tại doanh

nghiệp

1.1 Khái niệm và vai trò của đối thoại xã hội trong quan hệ lao động

1.1.1 Khái niệm và điều kiện đối thoại xã hội trong quan hệ lao động

1.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm

Theo tổ chức Lao động quốc tế ILO: “Đối thoại xã hội bao gồm tất cả cáchình thức thương lượng, tham khảo ý kiến hay đơn giản chỉ là sự trao đổi thôngtin giữa đại diện chính phủ, đại diện người sử dụng lao động và đại diện ngườilao động về những vấn đề cùng quan tâm liên quan tới chính sách kinh tế xãhội” Do đó đối thoại xã hội sẽ giữ vai trò chủ chốt trong việc thực hiện mục tiêucủa ILO về thúc đẩy các cơ hội cho người lao động có được làm việc trong điềukiện tự do, bình đẳng, an toàn và được tôn trọng nhân phẩm

Đối thoại xã hội có một số đặc điểm cơ bản sau:

Một là, đối thoại xã hội là quá trình hợp tác tự nguyện giữa các đối tác xãhội Sự hợp tác tự nguyện này thể hiện ở chỗ các đối tác tự quyết định hình thứcđối thoại, mức độ hợp tác với mỗi vấn đề mà các bên quan tâm

Hai là, đối thoại xã hội được hỗ trợ bởi một khung pháp lý tạo điều kiệnthuận lợi trong quá trình hoạt động hoặc đề ra các quyết định thực hiện Khungpháp lý này được tạo bởi các chính sách, quy định của Nhà nước; các quy định,chính sách của doanh nghiệp; hay cam kết giữa các bên tham gia

Ba là, đối thoại xã hội là quá trình ủng hộ lẫn nhau của các đối tác xã hội

Từ góc độ của Nhà nước, quá trình tham khảo ý kiến của các bên giúp xây dựng,hoàn chỉnh định hướng chính sách phù hợp với thực tế, tạo hành lang pháp lý đểvận hành quan hệ lao động Từ góc độ người sử dụng lao động, quá trình thamkhảo ý kiến, thương lượng giúp xây dựng, hoàn thiện chính sách nhân lực củadoanh nghiệp, giúp tạo điều kiện sự dụng có hiệu quả chi phí sử dụng nhân lực,giúp người lao động hài lòng, là điều kiện giúp quan hệ lao động phát triển lành

Trang 6

mạnh Thông qua đối thoại, người sử dụng lao động và người lao động có thểbiết và cùng nhau giải quyết các mâu thuẫn, bàn bạc, thảo luận trên tinh thần hợptác.

Bốn là, đối thoại xã hội nhằm đưa ra giải phát phù hợp mà cả hai bên đềuchấp nhận, thể hiện thông qua kết quả của quá trình thông báo thông tin, tư vấn,tham khảo, thương lượng về các vấn đề mà các đối tác cùng quan điểm

1.1.1.2 Các điều kiện đối thoại xã hội trong quan hệ lao động

Một số điều kiện thiết yếu để thực hiện đối thoại xã hội trong quan hệ laođộng bao gồm:

Một là, các đối tác xã hội cần có ý thức tham gia đối thoại Bởi khi các đốitác xã hội nhận thức rõ được vai trò của đối thoại xã hội đối với quá trình tạodựng và duy trì quan hệ lao động lành mạnh tại doanh nghiệp thì mỗi bên sẽ tíchcực trong việc cung cấp thông tin, tham khảo ý kiến, thương lượng về các vấn đềcùng quan tâm Nhận thức đúng về lợi ích mang lại của đối thoại xã hội sẽ giúpcác đối tác xã hội có hành động tích cực, sẵn sàng tìm các biện pháp để giảiquyết vấn đề Ngược lại, nhận thức không đúng, hành động sẽ mang tính tiêu cựclàm giảm hiệu quả của đối thoại xã hội

Hai là, các đối tác xã hội cần có năng lực đối thoại Năng lực của mỗi bênđối tác sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả của đối thoại Năng lực đối thoại được thểhiện ở khả năng phát hiện ra vấn đề đối thoại; khả năng diễn đạt, trình bày ý kiếnquan điểm về vấn đề đối thoại; khả năng lắng nghe; khả năng phân tích tổnghợp; khả năng thương lượng,…Do vậy để đối thoại hiệu quả đòi hỏi các bên đốitác phải tự trau dồi cho mình những kiến thức, rèn luyện những kỹ năng để thựchiện đối thoại, bao gồm các kiến thức cơ bản, kiến thức về tâm lý, kiến thức vềluật pháp và các kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giảiquyết xung đột, kỹ năng làm việc nhóm,…

Trang 7

Ba là, cần có môi trường đối thoại thuận lợi, trong đó môi trường đối thoạiđược tạo bởi các cơ chế, hành lang pháp lý thông qua các quy định pháp luật liênqua tới đối thoại để điều chỉnh hành vi của các đối tác tham gia, bên cạnh đóphải tích cực thực hiện cơ chế dân chủ trong quan hệ lao động từ cấp trung ương,đến địa phương và doanh nghiệp, bởi khi cơ chế dân chủ tồn tại và phát huy vaitrò của mình ở các cấp thì các đối tác xã hội mới được tạo điều kiện để nói lênsuy nghĩ, ý kiến quan điểm, nguyện vọng của mình về những vấn đề các bêncùng quan tâm.

1.1.1.3 Các nguyên tắc đối thoại xã hội trong quan hệ động

Các nguyên tắc cơ bản trong đối thoại xã hội mà các đối tác tham gia phảituân thủ đó là:

Nguyên tắc 1: Đối thoại phải được tiến hành phù hợp với luật pháp quốcgia, thông lệ quốc tế Trong đó, nội dung và hình thức đối thoại phải trong khuônkhổ của pháp luật, đối thoại về quyền và lợi ích của các bên phải trên tinh thầntôn trọng pháp luật, thông lệ quốc tế

Nguyên tắc 2: Đối thoại phải được tiến hành phù hợp với văn hóa, cách ứng

xử của từng vùng, địa phương, quốc gia

Nguyên tắc 3: Đối thoại phải được tiến hành phù hợp với nhận thức, nănglực của các bên tham gia, để từ đó chọn mô hình, cách thức, nội dung đối thoạicho phù hợp, sao cho các bên diễn đạt được điều mình muốn đối thoại để bên kia

có thể nghe, hiểu và thực hiện được

1.1.2 Vai trò của đối thoại xã hội trong quan hệ lao động

1.1.2.1 Vai trò của đối thoại xã hội đối với người lao động

Đối thoại xã hội giúp khẳng định định vị trí, vai trò của người lao độngtrong doanh nghiệp thông qua việc người lao động nắm được thông tin về hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp; được trình bày ý kiến, quan điểm về các kếhoạch, chính sách của doanh nghiệp nói chung và chính sách nhân lực nói riêng;

Trang 8

được là một bên đối tác bình đẳng, độc lập với người sử dụng lao động khithương các vấn đề về lương, điều kiện làm việc, thời gian làm việc, chế độ phúclợi,…

Đối thoại xã hội là cơ hội để người lao động trình bày quan điểm, ý kiến,thắc mắc, nguyện vọng của họ đối với các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích,

là một trong những cách để người lao động bảo vệ được quyền lợi của mình

1.1.2.2 Vai trò của đối thoại xã hội đối với người sử dụng lao động

Đối thoại xã hội tốt là cơ sở để doanh nghiệp ổn định, phát triển sản xuất,góp phần làm giảm các mâu thuẫn xung đột lao động gây lãng phí

Đối thoại xã hội giúp phát huy trí tuệ tập thể, tạo động lực, khuyến khíchngười lao động đem kiến thức của mình đóng góp cho nhà sản xuất, do đó làmtăng năng suất lao động và đem lại hiệu quả cao trong sản xuất, giúp người laođộng yên tâm làm việc và gắn bó với doanh nghiệp hơn, bởi một khi người laođộng cảm thấy được tôn trọng và họ biết rằng doanh nghiệp luôn quan tâm đếnđời sống của họ thì họ sẽ có động lực để làm việc và làm việc với năng suất caohơn Như vậy, đối thoại xã hội giúp tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp thông qua việc tăng năng suất lao động

Đối thoại xã hội còn là tiền đề, là cơ sở để xây dựng quan hệ lao động hàihòa, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp, bởi đối thoại xã hội góp phần tạo môitrường làm việc thân thiện, thoải mái, khích lệ tinh thần làm việc của người laođộng, góp phần phòng ngừa các trạnh chấp, thắc mắc, khiếu nại của người laođộng, từ đó giúp giảm tỉ lệ thay thế lao động tăng sự gắn bó của người lao độngvới người sử dụng lao động Trên thực tế, doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luậtlao động chưa hẳn hạn chế tranh chấp, ở nhiều quốc gia tranh chấp về lợi ích lạichiếm đa số, trong khi biện pháp quan trọng phòng ngừa tranh chấp này phải dựatrên đối thoại, nếu doanh nghiệp và người lao động đối thoại tốt về những vấn đềbức xúc thì ít xảy ra tranh chấp

Trang 9

1.1.2.3 Vai trò của đối thoại xã hội đối với quan hệ lao động

Đối thoại xã hội với tư cách là quá trình ủng hộ lẫn nhau, hợp tác, tựnguyện mà cả hai bên người lao động và người sử dụng lao động lựa chọn đểcùng làm việc với nhau nhằm đưa ra một phương pháp tiếp cận chung được cácbên chấp nhận để cùng giải quyết vấn đề mà các bên cùng quan tâm…

Đối thoại xã hội là cơ sở để thiết lập quan hệ lao động lành mạnh, đối thoại

xã hội giúp hai bên có thể đưa ra các quan điểm cá nhân về các chính sách, quyđịnh trong tiền lương, phụ cấp, trợ cấp, bảo hiểm, điều kiện lao động; tiến hànhthương lượng và đi tới thống nhất các ý kiến nhằm đảm bảo cân bằng quyền vàlợi ích của cả hai bên thông qua việc thương lượng đi đến ký kết hợp đồng laođộng, thỏa ước lao động tập thể

Đối thoại xã hội có tác động ngăn ngừa tranh chấp lao động, thúc đẩy sự ổnđịnh và phát triển quan hệ lao động

Đối thoại xã hội giúp chấm dứt quan hệ lao động một cách ấn tượng, trongquá trình duy trì quan hệ lao động nếu vì một lý do nào đó hai bên không thốngnhất và hợp tác được với nhau thì có thể thông qua đối thoại xã hội để chấm dứtquan hệ lao động

1.1.2.4 Vai trò của đối thoại xã hội đối với xã hội

Đối thoại xã hội có vai trò quan trọng trong việc xây dựng, điều chỉnh cóhiệu quả hệ thống luật pháp, chính sách của quốc gia nói chung và quan hệ laođộng nói riêng

Đối thoại xã hội là một trong những công cụ hữu hiệu góp phần điều chỉnhchính sách nhằm tiến tới công bằng xã hội và tăng hiệu quả kinh tế

Bên cạnh đó, đối thoại xã hội cũng giúp giảm thiểu các xung đột lợi ích,giúp tăng tính ổn định của xã hội thông qua việc ngăn ngừa và giải quyết mâuthuẫn tranh chấp phát sinh giữa người lao động và người sử dụng lao động

Trang 10

1.1.3 Phân loại đối thoại xã hội trong quan hệ lao động

1.1.3.1 Phân loại theo cấp tiến hành

Đối thoại xã hội cấp doanh nghiệp: Đối thoại xã hội cấp doanh nghiệp đượctiến hành theo cơ chế hai bên, giữa người lao động hoặc tổ chức đại diện chongười lao động và người sử dụng lao động nhằm trao đổi thông tin, thông báo kếhoạch, kết quả sản xuất kinh doanh, nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của người laođộng, tuyên truyền luật pháp, chế độ chính sách,…

Đối thoại xã hội cáp địa phương: Đối thoại xã hội cấp địa phương đượcthực hiện bởi đại diện các doanh nghiệp, đại diện người lao động với chínhquyền đại phương về các vấn đề liên quan đến các bên tham gia Đối thoại cấpnày chủ yếu liên quan tới các vấn đề môi trường, chính sách địa phương, cơ sở

hạ tầng kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực,…

Đối thoại xã hội cấp ngành: Đối thoại xã hội cấp ngành được thực hiện với

sự tham gia của các đối tác xã hội cấp ngành và được thực hiện theo cơ chế haibên hoặc cơ chế ba bên Các cuộc đối thoại này thường tập trung vào vấn đề xuấtnhập khẩu, phân bố nguồn lực, sử dụng lao động,… liên quan trực tiếp đếnngành đó

Đối thoại xã hội cấp quốc gia: Đối thoại xã hội cấp quốc gia thường thựchiện theo cơ chế ba bên Các đối tác xã hội tham gia đối thoại xã hội cấp quốcgia là đại diện người sử dụng lao động, đại diện người lao động và đại diện củanhà nước Đối thoại xã hội cấp quốc gia thường giải quyết các vấn đề mang tính

vĩ mô, các vấn đề liên quan đến định hướng chính sách

Đối thoại xã hội cấp quốc tế: Đối thoại xã hội cấp quốc tế được thực hiệngiữa các đối tác xã hội của các quốc gia Hai hay nhiều quốc gia đối thoại vớinhau về các vấn đề liên quan nhằm tạo ra một sự thống nhất chung, giảm thiểu

sự khác biệt giữa các quốc gia Các vấn đề đối thoại ở đây thường xoay quanh

Trang 11

vấn đề di chuyển lao động, đào tạo phát triển lao động, chính sách lao động, mởcửa thị trường lao động,…

1.1.3.2 Phân loại theo cách thức tổ chức

Đối thoại xã hội trực tiếp: Là cách thức đối thoại mà các đối tác gặp mặttrực tiếp để trao đổi thông tin, tham khảo hoặc thương lương về các vấn đề cùngquan tâm

Đối thoại xã hội gián tiếp: Là cách thực mà các đối tác trao đổi thông tin,tham khảo, thương lượng thông qua các văn bản, giấy tờ hoặc phương tiện khácnhư hệ thống loa, đài, bảng thông báo, hòm thư góp ý, bản tin,… mà không có sựgặp gỡ, tiếp xúc trực tiếp

1.2 Hình thức đối thoại xã hội trong quan hệ lao động

1.2.1 Trao đổi thông tin

Trao đổi thông tin là hình thức đối thoại xã hội được thực hiện khi một bênđối tác công bố, thông báo, đưa ra những thông tin mới có liên quan, tác độngđến các bên đối tác khác, trong đó các đối tác nhận tin có nhiệm vụ thực hiện,phối hợp thực hiện Như vậy, trao đổi thông tin là hình thức đối thoại giúp cácbên đối tác biết được chủ trương, chính sách của đối tác đưa ra thông tin, từ đógiúp quá trình phối hợp thực hiện thông tin được tốt hơn Đây là hình thức đốithoại đơn giản nhưng là nền tảng cho một cuộc đối thoại hiệu quả

Quy trình trao đổi thông tin có thể thực hiện thông qua các bước sau:

Bước 1 – Xác định thông tin cần trao đổi: Các thông tin được lựa chọnthường là các thông tin mới có liên quan, tác động đến các bên đối tác khác.Bước 2 – Xác định đối tượng trao đổi thông tin: Đối tượng trao đổi thôngtin chính là các đối tác xã hội trong quan hệ lao động bao gồm người lao động,người sử dụng lao động, Nhà nước (hoặc các tổ chức đại diện);

Bước 3 – Triển khai trao đổi thông tin: Hình như tổ chức trao đổi thông tinbao gồm: Triển khai trao đổi thông tin trực tiếp thông qua hội nghị, họp định kỳ,

Trang 12

…; Triển khai trao đổi thông tin gián tiếp thông qua công văn, thông báo, bảntin, loa phát thanh,…; Nhận thông tin phản hồi.

Bước 4 – Sử dụng thông tin: Đưa thông tin vừa được trao đổi vào sử dụngtrong thực tế quan hệ lao động

1.2.2 Tư vấn, tham khảo

Là việc một bên đối tác tư vấn, tham khảo ý kiến của các bên đối tác kháctrước khi đưa ra một quyết định có liên quan đến họ nhằm mục đích nâng caochất lượng và hiệu quả thực thi quyết định

Hoạt động tư vấn tham khảo có thể diễn ra dưới hình thức: mời các bên đốitác tham gia vào các cuộc họp, cuộc hội thảo, hoặc thông qua các thông văntham khảo… Ở đây người cần tư vấn tham khảo vẫn là người đưa ra quyết địnhnhưng có sự xem xét, cân nhắc đến ý kiến của các bên liên quan, do đó đối thoạimang tính chiều sâu

Quy trình tư vấn/ tham khảo có thể được thực hiện thông qua các bước sau:Bước 1: Xây dựng kế hoạch tư vấn/tham khảo;

Để xây dựng được kế hoạch tư vấn/tham khảo cần thực hiện các công việcchi tiết như:

- Xác định vấn đề cần tư vấn/tham khảo;

- Xác định đối tượng cần tư vấn/tham khảo;

- Lựa chọn hình thức tư vấn/tham khảo: Trực tiếp (hội nghị, họp định kỳ,gặp gỡ trực tiếp…); Gián tiếp (phiếu điều tra, hòm thư góp ý, thư điện tử,…)

- Dự trù ngân sách triển khai kế hoạch tư vấn/tham khảo;

Bước 2: Triển khai thực hiện tư vấn/tham khảo;

Bước 3: Sử dụng thông tin trong tư vấn/tham khảo;

Bước 4: Đánh giá kết quả tư vấn/tham khảo;

Trang 13

1.2.3 Thương lượng

- Là hình thức đối thoại thực hiện mà các bên đối tác cũng tham gia thảoluận thống nhất về các vấn đề có liên quan trực tiếp đến họ, đề ra các biện phápthực hiện các vấn đề đó và đạt được thảo luận dẫn đến cam kết của các bên cóliên quan Đây là một biện pháp quan trọng để phòng ngừa và hạn chế việc xảy

ra các tranh chấp lao động và đình công

- Quy trình:

Giai đoạn 1: Chuẩn bị thương lượng được thực hiện với mục đích chuẩn bịcác điều kiện cần thiết cho quá trình thương lượng cũng như xác đinh rõ nhữnghậu quả trong trường hợp thương lượng không thành công

Giai đoạn 2: Tiến hành thương lượng, giai đoạn này được thực hiện nhằmgiúp các bên đưa ra đề xuất, nhượng bộ lẫn nhau về vấn đề thương lượng trên cơ

sở hiểu rõ quan điểm lập trường của nhau

Giai đoạn 3: Kết thúc thương lượng, giai đoạn này được thực hiện nhằmthống nhất lại những thỏa thuận đã đạt được cũng như văn bản hóa các kết quảđạt được

Trang 14

Chương 2: Liên hệ thực tiễn về các hình thức đối thoại xã hội của Tổng Công ty Điện lực miền Trung

2.1 Tổng quan tình hình hoạt động của Tổng Công ty Điện lực miền Trung

2.1.1 Sự hình thành và phát triển

Tổng Công ty Điện lực miền Trung (tên viết tắt là EVNCPC), trước đây làCông ty Điện lực 3, được thành lập vào ngày 07/10/1975, là doanh nghiệp thànhviên thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), hoạt động đa ngành nghề trong

đó ngành nghề chính là sản xuất và kinh doanh điện trên địa bàn 13 tỉnh, thànhphố miền Trung - Tây Nguyên

Bốn mươi năm qua, EVNCPC không ngừng phát triển lớn mạnh Ban đầu,tài sản chỉ là những tổ máy phát điện diesel cũ kỹ và nhỏ lẻ, lưới điện manh mún,điện năng cung cấp trong toàn khu vực chưa đầy 100 triệu kWh Đến nay, trênđịa bàn quản lý và kinh doanh điện năng, EVNCPC đã đưa điện lưới quốc giađến 100% số huyện, 99,8% số xã và số hộ nông thôn có điện đạt 98,52%; sảnlượng điện thương phẩm thực hiện trong năm 2015 đạt hơn 13,5 tỷ kWh

Trong những năm qua, EVNCPC đã chỉ đạo nghiên cứu, sản xuất thànhcông công tơ điện tử và phát triển các công nghệ đo đếm hiện đại Trong đó, nổibật là hệ thống MDMS phục vụ đọc, quản lý số liệu đo đếm công tơ đối với cáckhách hàng trọng điểm, các điểm đo đầu nguồn, ranh giới và các trạm 110kV,220kV, 500kV; hệ thống RF - MESH giúp thu thập chỉ số công tơ từ xa hoàntoàn tự động bằng công nghệ không dây theo kiểu mắt lưới (tên thương mại là

RF - SPIDER), hiện đã ứng dụng tại Điện lực Bắc Sông Hương (PC Thừa ThiênHuế), Điện lực Lý Sơn (PC Quảng Ngãi) và một số khu vực tại Khánh Hòa Hệthống có khả năng thu thập dữ liệu hoàn toàn tự động, không cần phải đầu tư bất

Trang 15

kỳ đường truyền nào khác, nhân viên ghi chỉ số không cần phải đến từng hộkhách hàng để ghi thủ công như trước đây, giúp nâng cao năng suất lao động vàcải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng.

EVNCPC hiện đang có một đội ngũ quản lý giỏi, lực lượng kỹ sư, côngnhân lành nghề, có trách nhiệm và tận tuỵ với công việc với tổng số hơn 12.000CBCNV EVNCPC có 17 đơn vị trực thuộc, 05 Công ty con và 09 Công ty liênkết, quản lý cung ứng điện trên địa bàn 13 tỉnh, thành phố - từ Quảng Bình đếnKhánh Hòa và 04 tỉnh Tây Nguyên (Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Đăk Nông)

2.1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh

2.1.2.1 Tầm nhìn

Tổng Công ty Điện lực miền Trung là một trong những Đơn vị hàng đầutrong lĩnh vực năng lượng, đầu tư phát triển nguồn điện tại Việt Nam và khuvực

2.1.2.2 Sứ mệnh

Đảm bảo sản xuất điện an toàn, liên tục, kinh tế; đầu tư nguồn điện hiệu quả

- góp phần giữ vững an ninh năng lượng của Hệ thống điện Quốc gia

2.1.3 Sơ đồ tổ chức

Ngày đăng: 03/09/2021, 23:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w