Trong quá trình hội nhập nền kinh tế ngày nay, giáo dục được coi là một lĩnh vực rất quan trọng và luôn đi trước một bước trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Vì vậy vấn đề chất lượng dạy học ngày càng trở thành mối quan tâm chung của các nhà sư phạm cũng như các nhà quản lý giáo dục và xã hội, nhất là trong giai đoạn hiện nay chúng ta đang chuẩn bị cho việc cải cách giáo dục và thực hiện thay sách giáo khoa mới. Đảng và nhà nước ta đã khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Điều đó đã được thể hiện trong các Nghị quyết của Trung ương. Phương pháp giảng dạy là một trong những yếu tố cơ bản và quan trọng nhằm truyền đạt hiệu quả kiến thức tới học sinh. Phương pháp giảng dạy phù hợp, khoa học sẽ là con đường giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả, phát huy trí lực của người học. Mỗi một cấp học có một phương pháp phù hợp và phải không ngừng đổi mới, hoàn thiện và đây cũng chính là một trong những yếu tố, động lực nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục. Ở cấp trung học cơ sở, thực hiện chủ trương của ngành giáo dục là phải chuyển từ phương pháp giảng dạy cũ, thụ động, thầy đọc , trò chép sang phương pháp giảng dạy tích cực, chủ động, sáng tạo, lấy học sinh làm trung tâm. Trong thời gian qua bằng sự đổi mới đồng bộ từ việc đổi mới phương pháp giảng dạy đến đổi mới chương trình sách giáo khoa, ở cấp trung học cơ sở đã có nhiều chuyển biến tích cực trong đổi mới phương pháp giảng dạy và một trong những phương pháp giảng dạy trong quá trình đổi mới thời gian qua mang tính ưu việt nhất, được giáo viên quan tâm nhất là phương pháp trực quan thông qua các phương tiện dạy học như bản đồ, lược đồ, biểu đồ, sơ đồ, bảng thống kê. Tính ưu việt được thể hiện rõ nét nhất của phương pháp này là giúp cho học sinh phát huy được tính chủ động thông qua kênh hình trong từng bài học để khai thác kiến thức.
Trang 12.1 Những nội dung lí luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu 5
Trang 21.1 Lí do chọn đề tài
1.1.1 Cơ sở lí luận
Trong quá trình hội nhập nền kinh tế ngày nay, giáo dục được coi là mộtlĩnh vực rất quan trọng và luôn đi trước một bước trong sự phát triển kinh tế củamỗi quốc gia Vì vậy vấn đề chất lượng dạy - học ngày càng trở thành mối quantâm chung của các nhà sư phạm cũng như các nhà quản lý giáo dục và xã hội, nhất
là trong giai đoạn hiện nay chúng ta đang chuẩn bị cho việc cải cách giáo dục vàthực hiện thay sách giáo khoa mới Đảng và nhà nước ta đã khẳng định: “Giáo dục
là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển” Điều đó đãđược thể hiện trong các Nghị quyết của Trung ương
Phương pháp giảng dạy là một trong những yếu tố cơ bản và quan trọng nhằmtruyền đạt hiệu quả kiến thức tới học sinh Phương pháp giảng dạy phù hợp, khoahọc sẽ là con đường giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả, phát huytrí lực của người học Mỗi một cấp học có một phương pháp phù hợp và phảikhông ngừng đổi mới, hoàn thiện và đây cũng chính là một trong những yếu tố,động lực nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục Ở cấp trung học cơ sở,thực hiện chủ trương của ngành giáo dục là phải chuyển từ phương pháp giảng dạy
cũ, thụ động, thầy đọc , trò chép sang phương pháp giảng dạy tích cực, chủ động,sáng tạo, lấy học sinh làm trung tâm Trong thời gian qua bằng sự đổi mới đồng bộ
từ việc đổi mới phương pháp giảng dạy đến đổi mới chương trình sách giáo khoa,
ở cấp trung học cơ sở đã có nhiều chuyển biến tích cực trong đổi mới phương phápgiảng dạy và một trong những phương pháp giảng dạy trong quá trình đổi mới thờigian qua mang tính ưu việt nhất, được giáo viên quan tâm nhất là phương pháptrực quan thông qua các phương tiện dạy học như bản đồ, lược đồ, biểu đồ, sơ đồ,bảng thống kê Tính ưu việt được thể hiện rõ nét nhất của phương pháp này là giúpcho học sinh phát huy được tính chủ động thông qua kênh hình trong từng bài học
để khai thác kiến thức
Trang 31.1.2 Cơ sở thực tiễn.
Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học, kĩ thuật và công nghệ, trithức của loài người đang gia tăng nhanh chóng Không những thông tin ngày càngnhiều mà với sự phát triển của các phương tiện công nghệ thông tin, ngày càng cónhiều cơ hội để mỗi người dễ dàng tiếp cận các thông tin mới nhất Tình hình nóitrên buộc phải xem lại chức năng truyền thống của người giáo viên là truyền đạtkiến thức, đặc biệt là những kiến thức của từng môn khoa học riêng rẽ Giáo viênphải biết dạy tích hợp các khoa học, dạy cho học sinh cách thu thập, chọn lọc, xử lícác thông tin, đặc biệt là biết vận dụng các kiến thức học được trong việc xử lý cáctình huống của đời sống thực tế
Theo hướng dạy học tích hợp, việc dạy học tích hợp ở môn Khoa học Xã hộicũng đóng góp hình thành năng lực tìm hiểu khoa học từ đó giúp học sinh vậndụng để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn, dạy học tích hợp chính là phươngthức phát triển năng lực của học sinh Kinh nghiệm cho thấy việc dạy học tích hợp
sẽ giúp cho học sinh hình thành các năng lực trong đó có năng lực vận dụng kiếnthức để giải quyết các vấn đề đặc biệt là vận dụng kiến thức vào thực tiễn vì nhữngvấn đề nảy sinh trong đời sống, sản xuất ít khi chỉ liên quan với một lĩnh vực trithức nào đó mà thường đòi hỏi vận dụng tổng hợp các tri thức thuộc một số mônhọc khác nhau Điều đó có nghĩa là giáo dục phải giúp học sinh có cái nhìn về thếgiới trong tính chỉnh thể vốn có của nó, không bị chia cắt, tách rời thành từng môn,từng lĩnh vực quá sớm Vì thế, nếu chúng ta tổ chức tốt dạy học tích hợp thì sẽhình thành và phát triển năng lực cao nhất của người học: năng lực vận dụng kiếnthức đặc biệt là vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống
Từ những lý do trên khiến tôi rất trăn trở với việc giảng dạy, do đó tôi lựa
chọn nghiên cứu đề tài “Vận dụng kiến thức nền tảng và kĩ năng cần thiết để giáo dục xuyên môn trong dạy học môn Khoa học Xã hội 8 ”
1.2 Xác định m ục đích nghiên cứu
Trang 4- Hướng dẫn học sinh có kiến thức, kỹ năng học tốt môn KHXH 8 ở trườngTHCS Nhơn Tân
- Vận dụng kết hợp giáo dục các vấn đề xuyên môn
- Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập bộ môn Địa lí ở TrườngTHCS Nhơn Tân theo mô hình trường học mới
1.3 Đối tượng nghiên cứu
-Nghiên cứu một số vấn đề về thực trạng dạy học môn môn Khoa học Xã hội 8THCS
-Nghiên cứu về nội dung chương trình môn môn Khoa học Xã hội 8 THCS -Nghiên cứu về đặc điểm nhận thức và vốn tích lũy kiến thức của học sinh lớp8
1.4 Đối tượng khảo sát, thực nghiệm
Học sinh lớp 8 trường THCS Nhơn Tân
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình giảng dạy của các năm học trước tôi đã ghi chép lại nhữngkhó khăn, bất cập trong phương pháp giảng dạy cũng như những băn khoăn về nộidung chương trình Đồng thời thống kê những lỗi về kiến thức mà học sinh thườngmắc phải khi làm bài kiểm tra Sau đó, nghiên cứu để tìm ra giải pháp khắc phục
Để nghiên cứu thực hiện đề tài này tôi sử dụng những phương pháp nghiêncứu khoa học như :
- Phương pháp thu thập và xử lý thông tin.
- Phương pháp trò chuyện
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
1.6 Phạm vi và thời gian nghiên cứu
Đề tài giới hạn trong phạm vi lớp 8 trường THCS Nhơn Tân
Trang 5Thời gian nghiên cứu: các năm học 2018-2019; 2019-2020; học kì I nămhọc 2020-2021.
2 NỘI DUNG
2.1 Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu
Dạy học tích hợp được hiểu là giáo viên tổ chức để học sinh huy động đồngthời kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm
vụ học tập, thông qua đó lại hình thành những kiến thức, kỹ năng mới, từ đó pháttriển những năng lực cần thiết
Như vậy, dạy học tích hợp có thể hiểu đó là một quan điểm dạy học nhằm hìnhthành và phát triển ở học sinh những năng lực cần thiết trong đó có năng lực vậndụng kiến thức để giải quyết có hiệu quả các tình huống thực tiễn Điều đó cũng cónghĩa là để đảm bảo cho mỗi học sinh biết vận dụng kiến thức được học trong nhàtrường vào các hoàn cảnh mới lạ, khó khăn, bất ngờ; qua đó trở thành một ngườicông dân có trách nhiệm, một người lao động có năng lực Dạy học tích hợp đòihỏi việc học tập ở nhà trường phổ thông phải được gắn với các tình huống củacuộc sống sau này mà học sinh có thể phải đối mặt và chính vì thế nó trở nên có ýnghĩa đối với học sinh Như vậy, dạy học tích hợp sẽ phát huy tối đa sự trưởngthành và phát triển cá nhân mỗi học sinh, giúp các em thành công trong vai tròngười chủ gia đình, người công dân, người lao động tương lai
Mục đích của dạy học tích hợp là để hình thành và phát triển năng lực
học sinh, giúp học sinh vận dụng để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn củacuộc sống Bản chất của năng lực là khả năng của chủ thể kết hợp một cách linhhoạt, có tổ chức hợp lý các kiến thức, kỹ năng với thái độ, giá trị, động cơ, nhằmđáp ứng những yêu cầu phức hợp của một hoạt động, bảo đảm cho hoạt động đóđạt kết quả tốt đẹp trong một bối cảnh (tình huống) nhất định; và phương pháp tạo
ra năng lực đó chính là dạy học tích hợp Dạy học tích hợp có những đặc điểm sauđây:
Trang 6- Thiết lập các mối quan hệ theo một logic nhất định những kiến thức, kỹ năngkhác nhau để thực hiện một hoạt động phức hợp.
- Lựa chọn những thông tin, kiến thức, kỹ năng cần cho học sinh thực hiện đượccác hoạt động thiết thực trong các tình huống học tập, đời sống hàng ngày, làm chohọc sinh hòa nhập vào thế giới cuộc sống
- Làm cho quá trình học tập mang tính mục đích rõ rệt
- Giáo viên không đặt ưu tiên truyền đạt kiến thức, thông tin đơn lẻ, mà phải hìnhthành ở học sinh năng lực tìm kiếm, quản lý, tổ chức sử dụng kiến thức để giảiquyết vấn đề trong tình huống có ý nghĩa
- Khắc phục được thói quen truyền đạt và tiếp thu kiến thức, kỹ năng rời rạc làmcho con người trở nên"mù chữ chức năng", nghĩa là có thể được nhồi nhét nhiềuthông tin, nhưng không dùng được Như vậy, dạy học tích hợp là cải cách giảm tảikiến thức không thực sự có giá trị sử dụng, để có điều kiện tăng tải kiến thức cóích Để lựa chọn nội dung kiến thức đưa vào chương trình các môn học trước hếtphải trả lời kiến thức nào cần và có thể làm cho học sinh biết huy động vào cáctình huống có ý nghĩa Biểu hiện của năng lực là biết sử dụng các nội dung và các
kỹ năng trong một tình huống có ý nghĩa, chứ không ở tiếp thụ lượng tri thức rờirạc
2.2.Thực trạng của vấn đề cần nghiên cứu
hội, rất nhiều sự kiện, thuật ngữ Khoa học Xã hội mới gây bỡ cho các em, nhưngmột bộ phận học sinh vẫn không nắm được kiến thức Khoa học Xã hội dù là rất cơbản, tâm lí nhiều phụ huynh cũng như học sinh thường cho rằng môn khoa học xãhội là môn phụ nên ít đầu tư, nhiều học sinh còn thụ động trong giờ học, chưa vậndụng được kiến thức và kĩ năng cần thiết đề học tập nên chất lượng môn học chưađược nâng cao vì vậy cần hiểu ý nghĩa, mục đích của dạy học tích hợp là để hình
Trang 7thành và phát triển năng lực học sinh, giúp học sinh vận dụng để giải quyết nhữngvấn đề trong thực tiễn của cuộc sống Bản chất của năng lực là khả năng của chủthể kết hợp một cách linh hoạt, có tổ chức hợp lý các kiến thức, kỹ năng với thái
độ, giá trị, động cơ, nhằm đáp ứng những yêu cầu phức hợp của một hoạt động,bảo đảm cho hoạt động đó đạt kết quả tốt đẹp trong một bối cảnh (tình huống) nhấtđịnh; và phương pháp tạo ra năng lực đó chính là dạy học tích hợp
Tính tích hợp được thể hiện ở nhiều mức độ và hình thức khác nhau: tích hợpgiữa các kiến thức địa lí tự nhiên, địa lí dân cư, xã hội và địa lí kinh tế trong mônhọc; lồng ghép các nội dung liên quan (giáo dục môi trường, biển đảo, phòngchống thiên tai, biến đổi khí hậu; giáo dục dân số, giới tính, di sản, an toàn giaothông, ) vào nội dung địa lí; vận dụng kiến thức các môn học khác (Vật lí, Hoáhọc, Sinh học, Lịch sử, ) trong việc làm sáng rõ các kiến thức địa lí; kết hợp kiếnthức nhiều lĩnh vực khác nhau để xây dựng thành các chủ đề có tính tích hợp cao
Chương trình xác định thực hành, luyện tập, vận dụng là nội dung quan trọng,đồng thời là công cụ thiết thực, hiệu quả để phát triển năng lực của học sinh Nộidung này chú trọng việc vận dụng kiến thức địa lí vào thực tiễn nhằm góp phầnphát triển các năng lực đặc thù của môn học
Thực tế trong những năm qua khi thực hiện chương trình theo “Mô hình trườnghọc mới” nói chung và qua việc giảng dạy bộ môn KHXH 8 ở trường THCS NhơnTân nói riêng bản thân đã thực hiện đổi mới theo phương pháp dạy học tích cực,dần dần đã thực hiện tích hợp trong giảng dạy trong đó tích hợp giáo dục xuyênmôn được quan tâm nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng bộ môn KHXH 8
Lần khảo sát ban đầu ( khi chưa thực hiện giải pháp )
Năm học Tổng
số học sinh
Sốlượng
Tỉ lệ(%)
Sốlượng
Tỉ lệ(%)
Sốlượng
Tỉ lệ(%)
Sốlượng
Tỉ lệ(%)
Trang 8độ Từ nhìn nhận này, Drake and Burns (2004), đề xuất các định nghĩa của mình
về các định hướng tích hợp mà theo họ, chúng tương thích với các định nghĩa đãđược các nhà giáo dục đề ra qua nhiều thập kỷ vừa rồi Ba loại này cung cấp điểmkhởi đầu cho việc hiểu các cách tiếp cận tích hợp khác nhau:
- Tích hợp đa môn (Multidisciplinary Integration)
- Tích hợp liên môn: Interdisciplinary Integration
- Tích hợp xuyên môn (Transdisciplinary Integration)
(1) Tích hợp đa môn (The Multidisciplinary Integration)
Các cách tiếp cận tích hợp đa môn tập trung trước hết vào các môn học Các mônliên quan với nhau có chung một định hướng về nội dung và PPDH nhưng mỗimôn lại có một chương trình riêng Tích hợp đa môn được thực hiện theo cách tổchức các Chuẩn từ các môn học xoay quanh một chủ đề, đề tài, dự án, tạo điều
Trang 9kiện cho người học vận dụng tổng hợp những kiến thức của các môn học có liênquan.
(2) Tích hợp liên môn (Interdisciplinary Integration)
Theo cách tiếp cận tích hợp liên môn, giáo viên tổ chức chương trình học tập xoayquanh các nội dung học tập chung: các chủ đề, các khái niệm, các khái niệm và kĩnăng liên ngành/môn Họ kết nối các nội dung học tập chung nằm trong các mônhọc để nhấn mạnh các khái niệm và kỹ năng liên môn Các môn học có thể nhậndiện được, nhưng họ cho rằng ít quan trọng hơn so với cách tiếp cận tích hợp đamôn
(3) Tích hợp xuyên môn (Transdisciplinary Integration)
Xu hướng này chủ yếu nhằm phát triển những kỹ năng mà HS
có thể sử dụng trong tất cả các môn học, các tình huống
2.3 Mô tả phân tích các giải pháp
2.3.1 Tại sao cần thực hiện giáo dục xuyên môn trong giảng dạy KHXH 8?
Trong cách tiếp cận tích hợp xuyên môn, giáo viên tổ chức chương trình họctập xoay quanh các vấn đề và quan tâm của người học Học sinh phát triển các kĩnăng sống khi áp dụng các kĩ năng môn học và liên môn vào ngữ cảnh thực tế củacuộc sống Hai con đường dẫn đến tích hợp xuyên môn: học tập theo dự án vàthương lượng chương trình học
* Học tập theo dự án: Trong học tập theo dự án, học sinh được cho cơ hội giảiquyết một vấn đề của địa phương, được tiến hành qua ba bước:
Bước 1: Giáo viên và học sinh chọn một đề tài nghiên cứu theo mối quan tâmcủa học sinh, chuẩn chương trình và nguồn tài nguyên của địa phương
Trang 10Bước 2: Giáo viên nhận diện ra những điều học sinh đã biết và giúp học sinh đưa
ra những câu hỏi để tìm kiếm, khám phá Giáo viên cũng cung cấp nguồn cho họcsinh và cho cơ hội làm việc trong lĩnh vực chuyên môn
Bước 3: Học sinh chia sẻ, trao đổi công việc với người khác thông qua một hoạtđộng có tính tích hợp cao nhất Học sinh trưng bày kết quả tìm thấy được, tổngquan và đánh giá dự án đã thực hiện
*Thương lượng chương trình học: Theo cách học tích hợp này, những vấn đề/câuhỏi của học sinh đặt ra sẽ hình thành nên cơ sở của chương trình học:
Ví dụ như: “Bạo lực trong nền Văn hóa của chúng ta”, “Các vấn đế y tế ảnhhưởng đến cuộc sống của chúng ta”; “Những môi trường ngoài hành tinh còn tồntại”
2.3.2 Vận dụng kiến thức nền tảng và kỹ năng cần thiết để giáo dục xuyênmôn trong bộ môn KHXH 8 như thế nào?
Việc vận dụng kiến thức và kỹ năng là yếu tố rất quan trọng trong giáo dụcxuyên môn, từ kiến thức và kỹ năng học sinh sẽ tích hợp giải quyết một hay một sốvấn đề cho những môn học khác có liên quan
Ví dụ 1: Xuất phát từ bối cảnh “Ô nhiễm môi trường và cần làm trong sạch môi
trường thành phố”, nhà trường đưa ra một chương trình tích hợp phong phú, họcsinh lựa chọn các vấn đề về môi trường và tiến hành thu thập thông tin, nghiên cứu
và đề xuất các biện pháp làm trong sạch môi trường
Ví dụ 2: Giáo viên giao cho một nhóm học sinh một vấn đề để tìm hiểu đó là: Tại
sao bảo vệ chủ quyền biển-đảo đang được xem là vấn đề cấp thiết trong giai đoạnhiện nay?
Học sinh cần phải dựa vào các kiến thức đã được học, kỹ năng quan sát lược đồ,bản đồ, tranh ảnh… trong bài liên môn biển và đảo Việt Nam để giải thích hai vấn
đề sau:
Trang 11Thứ nhất: Dựa vào kiến thức đã học và “Bản đồ Việt Nam” (Hình 1) nêu hiểu
biết của em về lãnh thổ nước ta? (Dựa vào kiến thức đã học ở phân môn địa lý)
* Lãnh thổ nước ta bao gồm: phần đất liền, vùng biển, vùng trời.
- Phần đất với diện tích đất liền và các hải đảo khoảng 331.212km2 Tiếp giáp vớiTrung Quốc, Lào, Cam-pu-chia với tổng 4600km đường biên giới, đường bờ biểnhình chữ S, dài 3260km, nước ta có hơn 4000 đảo, trong đó có 2 quần đảo lớn làquần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa
- Vùng biển: Diện tích khoảng 1 triệu km2, bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếpgiáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa