1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

VẤN đề BIỆN CHỨNG GIỮA cái RIÊNG và cái CHUNG TRONG TRIẾT học MAC LENIN và ý NGHĨA của nó đối với CUỘC SỐNG và VIỆC học tập của SINH VIÊN HIỆN NAY

14 334 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 194,94 KB

Nội dung

Cái chung tồn tại trong nhiều cái riêng, khi một cái riêng nào đó mất đi thì những cái chung tồn tại trong cái riêng đó sẽ không mất đi, mà nó vẫn tồn tại ở nhiều cái riêng khác.” Để tìm

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP HỒ CHÍ MINH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

VẤN ĐỀ BIỆN CHỨNG GIỮA CÁI RIÊNG VÀ CÁI CHUNG TRONG TRIẾT HỌC MAC- LENIN VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG VÀ VIỆC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HIỆN

NAY

Lê Thị Như Quỳnh - 2054020188 - 010100510515 Giảng viên hướng dẫn: ThS Trần Thị Phương

Thành phố HồChí Minh - 2021

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu 2

3 Phương pháp nghiên cứu 2

4 Kết cấu của tiểu luận 3

NỘI DUNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA BIỆN CHỨNG GIỮA CÁI RIÊNG VÀ CÁI CHUNG .4

1.1 Phạm trù cái riêng và cái chung……… 4

1.2Quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung 4

1.2.1 Quan điểm về cái riêng và cái chung trước triết học Mác 4

1.2.2 Quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung 5

1.3 Ý nghĩa phương pháp luận 6

2.Ý NGHĨA CỦA BIỆN CHỨNG GIỮA CÁI RIÊNG VÀ CÁI CHUNG TRONG TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG VÀ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY 7

2.1 Ý nghĩa của biện chứng giữa cái riêng và cái chung trong triết học Mác – Lênin đối với cuộc sống của sinh viên hiện nay 8

2.2 Ý nghĩa của biện chứng giữa cái riêng và cái chung trong triết học Mác – Lênin đối với việc học tập của sinh viên hiện nay 9

KẾT LUẬN 10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Bước vào thế kỉ XIX, trong xu thế toàn cấu hóa, cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển mạnh dẫn đến chúng ta buộc phải đang sống trong một kỷ nguyên của tri thức, đòi hỏi mỗi người phải được đào tạo trình độ học vấn, năng lực và tu dưỡng đạo đức , ý thức lao động, ý thức cộng đồng, bảo vệ tài nguyên, môi trường… để đáp ứng yêu cầu của sự biến đổi khoa học công nghệ cũng như

sự biến đổi ngày càng nhanh của xã hội trong sự nghiệp đổi mới đất nước, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội với mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Hiện nay, con người và nguồn nhân lực được coi là yếu

tố quan trọng hàng đầu, quyết định sự phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững của đất nước Chúng ta phải khẳng định rằng con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của phát triển kinh tế xã hội Đồng thời những con người ấy phải có tri thức

và đạo đức Khi đặt mỗi cá nhân vào mối quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội

ta lại càng thấy tầm quan trọng giữa mỗi liên hệ chung- riêng Theo quan điểm triết học Mac- Lenin: “ Cái riêng xuất hiện chỉ tồn tại được trong một khoảng thời gian nhất định và khi nó mất đi sẽ không bao giờ xuất hiện lại, cái riêng là cái không lặp lại Cái chung tồn tại trong nhiều cái riêng, khi một cái riêng nào

đó mất đi thì những cái chung tồn tại trong cái riêng đó sẽ không mất đi, mà nó vẫn tồn tại ở nhiều cái riêng khác.”

Để tìm hiểu một cách rõ ràng hơn về mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng, cái chung và cái đơn giản nhất cũng như áp dụng chúng vào cuộc sống em chọn đề tài: “ Vấn đề biện chứng giữa cái riêng và cái chung trong triết học

Trang 4

Mác-Lenin và ý nghĩa của nó đối với cuộc sống và việc học tập của sinh viên hiện nay.”

2 Mục tiêu

Tiểu luận được chọn để thực hiện nhằm 3 mục tiêu gồm:

Phân tích và tìm hiểu quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung trong triết học Mác - Lênin

Liên hệ được cơ sở lý thuyết với các vấn đề ý nghĩa thực tiễn của nó đối với cuộc sống và học tập của sinh viên hiện nay và tìm ra các giải pháp giải quyết những vấn đề đó

Từ tiểu luận giúp mọi người hiểu được nội dung và ý nghĩa to lớn của quan

hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung trong triết học Mác – Lênin một cách

dễ hiểu nhất để áp dụng vào cuộc sống và học tập

3 Phương pháp nghiên cứu

Tiểu luận được tiến hành bởi các phương pháp sau:

Phương pháp được sử dụng ở 1 là phương pháp phân tích các khái niệm, các quan điểm quan hệ để làm rõ và phương pháp tổng hợp các cơ sở lý luận rút

ra ý nghĩa phương pháp luận

Phương pháp được sử dụng ở 2 là phương pháp liên hệ thực tiễn, phân tích vấn đề và đưa ra cách giải quyết theo quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung trong triết học Mác - Lênin

Trang 5

4 Kết cấu của tiểu luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận thì Tiểu luận được chia làm hainội dung chính như sau:

-Những vấn đề cơ bản của biện chứng giữa cái riêng và cái chung trong triết học Mác – Lênin

-Ý nghĩa của biện chứng giữa cái riêng cái chung trong triết học Mác – Lênin đối với cuộc sống và học tập của sinh viên hiện nay

Trang 6

1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA BIỆN CHỨNG GIỮA CÁI RIÊNG VÀ CÁI CHUNG TRONG TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

1.1 Phạm trù cái riêng cái chung:

- Cái riêng là phạm trù chỉ một sự vật hiện tượng nhất định.

- Cái chung là phạm trùm triết học dùng để chỉ những mặt, thuộc tính của sự vật, hiện tượng nào đó mà còn được lặp lại ở sự vật hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác

- Cái đơn nhất là phạm trù để chỉ những nét, những mặt, những thuộc tính chỉ có ở một sự vật, một kết cấu vật chất mà không lặp lại ở sự vật, hiện tượng, vật chất nào khác

1.2 Quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung:

1.2.1 Quan điểm về cái riêng và cái chung trước triết học Mac:

Trong lịch sử triết học có hai quan điểm trái ngược nhau về mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung

+ Phái duy thực cho rằng, cái riêng chỉ tồn tại tạm thời, thoáng qua, không phải tồn tại vĩnh viễn, chỉ có cái chung mới tồn tại vĩnh viễn, thật sự độc lập với ý thức con người Cái chung không phụ thuộc vào cái riêng mà còn sinh

ra cái riêng

+ Phái duy danh cho rằng, chỉ có cái riêng tồn tại thực sự, còn cái chung

là những tên gọi trống rỗng, do tư tưởng con người bịa đặt ra, không phản ánh cái gì trong hiện thực

Trang 7

 Cả hai quan điểm của phái duy danh và duy thực đều sai lầm ở chỗ họ

đã tách cái riêng ra khỏi cái chung, tuyệt đối hóa cái riêng, phủ nhận cái chung hoặc ngược lại Họ không thấy sự tồn tại khách quan và mối quan

hệ giữa cái riêng và cái chung

1.2.2 Quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung

Phép biện chứng duy vật khẳng định cái chung, cái riêng, thực sự tồn tại khách quan và tồn tại trong mối quan hệ biện chứng Cụ thể:

- Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng và thông qua cái riêng để biểu hiện

sự tồn tại của nó Vì thế, không thể có cái chung thuần túy tồn tại biệt lập ngoài cái riêng

VD: Cùi dày, nhiều múi, rất nhiều tép là cái chung giữa các quả bưởi Rõ ràng, cùi, múi, tép ở đây (cái chung) chỉ là phải tồn tại trong một quả bưởi nhất định (cái riêng)

- Cái riêng chỉ tồn tại chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung Bởi vậy, không có cái riêng tồn tại tuyệt đối với cái chung

VD: Nền kinh tế của mỗi quốc gia có những đặc điểm riêng phong phú là những cái riêng Nhưng bất cứ nền kinh tế nào cũng chịu những quy luật chung như quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ của lực lượng lao động,

- Cái chung là bộ phận của cái riêng nhưng lại sâu sắc hơn cái riêng vì cái chung phản ánh những thuộc tính, những mối liên hệ ổn định, tất nhiên, lặp lại ở những cái riêng cùng loại Còn cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung

vì bất cứ cái riêng nào bên cạnh những thuộc tính được lặp lại ở các sự vật khác mỗi cái riêng đều chứa đựng cái đơn nhất

Trang 8

VD: Người nông dân VN bên cạnh những cái chung của nông dân trên thế giới là sản xuất nông nghiệp, sống ở nông thôn,…còn có đặc điểm riêng là chịu ảnh hưởng bởi nền văn hóa làng xã, điều kiện tự nhiên nên rất cần cù lao động và chịu khó

- Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật trong những điều kiện nhất định.( Sự chuyển hóa từ cái đơn nhất thành cái chung là biểu hiện của quá trình cái mới ra đời thay thế cái cũ Ngược lại sự chuyển hóa cái chung thành cái đơn nhất là biểu hiện của quá trình cái cũ, cái lỗi thời bị phủ định)

VD: Qúa trình phát triển của một loài sinh vật có thể xuât hiện một số biến

dị ở một vài cá thể riêng biệt, sau đó biểu hiện thành đặc tính mà khi ngoại cảnh thay đổi nó trở nên phù hợp thì đặc tính đó dược bảo toàn và duy trì ở nhiều thế

hệ sau Ngược lại những đặc tính đó không phù hợp nó sẽ mất dần đi và trở thành cái đơn nhất

1.3 Ý nghĩa phương pháp luận

Từ việc phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung tá rút

ra ý nghĩa phương pháp luận trong nhận thức và thực tiễn như sau :

- Vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng nên chỉ có thể tìm cái chung trong cái riêng chứ không phải từ ý muốn chủ quan của con người hoặc bên ngoài cái riêng

- Cái chung là cái sâu sắc, cái bản chất nên nhận thức phải nhằm tìm ra cái chung, trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào cái chung để tìm ra cái riêng

- Phải thấy được mối quan hệ qua lại giữa cái chung và cái riêng để khi áp dụng cái chung vào những trường hợp riêng biệt không rơi vào tả khuynh, giáo điều bằng cách cá biệt hóa, không áp dụng rập khuôn, máy móc cái chung Để

Trang 9

khắc phục bệnh hữu khuynh xét lại thì phải tránh tuyệt đối cái đơn nhất, xem thường cái chung.Và để tránh khỏi tình trạng mò mẫm tùy tiện, kinh nghiệm chủ nghĩa thì khi giải quyết vấn đề riêng không thể không đặt trong mối quan hệ với những vấn đề chung liên quan đến vấn đề riêng đó

- Trong quá trình phát triển của sự vật, ở những điều kiện nhất định, cái đơn nhất có thể biến thành cái chung và ngược lại Vì vật trong hoạt động thực tiễn cần tạo điều kiện thuận lợi cho cái đơn nhất biến thành cái chung nếu cái đớn nhất đó có lợi cho con người và ngược lại, biến cái chung thành cái đơn nhất nếu cái chung đó là không cần thiết và bất lợi cho con người

2.

Ý NGHĨA CỦA BIỆN CHỨNG GIỮA CÁI RIÊNG VÀ CÁI CHUNG TRONG TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG VÀ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY

2.1Ý nghĩa của biện chứng giữa cái riêng và cái chung trong triết học Mác – Lênin đối với cuộc sống của sinh viên hiện nay

 Quan hệ giữa bản thân và gia đình

Trong bất kỳ một mối quan hệ nào cũng đều chứa đựng những nét chung và nét riêng biệt vậy nên trước tiên em đi xét về mối quan hệ giữa bản thân và gia đình:

- Gia đình là tổ ấm là nơi chở che là bến bờ vững chắc cho mỗi cá nhân, mỗi

con người Ngoài ra, nơi đây còn là một tổ hợp của các chỉnh thể có các mối liên

hệ với nhau như vợ-chồng, cha mẹ-con, cháu –ông,bà họ sống hạnh phúc, đầm

ấm và chan hòa Ở đó tình thương được tồn tại, được vun đắp và gieo trồng trong mỗi con người Còn bản thân là một cái riêng mang những đặc tính riêng biệt về

Trang 10

tính cách, học vấn, nhận thức, cách giao tiếp, cái riêng này tạo nên sự khác biệt

cho mỗi thành viên trong gia đình

Cụ thể hóa một chút ta thấy mỗi con người sinh ra đểu có họ tên, ngày tháng năm sinh, có các đặc điểm nhận dạng dấu vân tay,vân tai đặc điểm di truyền như ADN, tính cách: nhu mì, hiền lành tất cả những đăc điểm đó tạo nên

sự khác biệt giữa các thành viên với nhau cũng như giữa những con ngưới với conngười trong một xã hội Còn đối với gia đình, khi ta nhắc đến 2 từ đó thôi thì tacũng có thể hình dung ra được những đặc điểm chung nhất để tạo nên một giađình đó là mỗi thành viên trong gia đình đó có mối liên hệ với nhau về mặt huyếtthống hay có mối liên hệ vể mặt luật pháp: ông, bà, cha,me, con ,anh chị em Tấtcả họ cùng sống trong một mái nhà cùng lao động, cùng sinh hoạt, cùng xây đắpnên một gia đình hoàn chỉnh hơn Và gia đình là nơi dưỡng dục về thể chất, tinhthần, hình thành nhân cách cho mỗi con người trong xã hội

- Từ trường học đầu tiên này, mỗi cá nhân được những người thầy thân yêu là cha mẹ, ông bà giáo dục kiến thức, kỹ năng sống để có thể thích ứng, hòa nhập vàođời sống cộng đồng như cách ứng xử giữa các thành viên gia đình (cha mẹ thươngyêu chân thành, tôn trọng, giúp đỡ nhau; cha mẹ, ông bà vừa yêu quý, vừa nghiêmkhắc và bao dung với con cháu), giữa gia đình với họ hàng, với láng giềng, vớicộng đồng (trọng nhân nghĩa, làm điều thiện, sống chan hòa, ghét thói gian tham,điều giả dối), qua đó giúp con cháu tiếp thu một cách tự nhiên, nhẹ nhàng nhữngbài học cuộc đời nhưng lại tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành và pháttriển nhân cách

- Trong gia đình, người già được chăm sóc khỏe mạnh, vui vẻ lạc quan, truyền lại cho con cháu vốn sống, cách ứng xử đẹp Nơi đó, con cái biết yêu

Trang 11

kính, vâng lờicha mẹ, vợ chồng quan tâm chia sẻ vui buồn cực nhọc với nhau…

Ở đó, mỗi ngườicảm nhận được sự gần gũi, thân thương: từ khoảng sân, mái nhà, chiếc giường, …đến những quan hệ họ hàng thân thiết

->Từ đó khi đi phân tích mối quan hệ giữa bản thân với gia đình ta nên nghĩ ngay đến sự tác động qua lại giữa chúng Bản thân là một cái riêng, chứa nhữngcái riêng góp phần vào cái chung- “gia đình” để tạo nên cái riêng biệt cho cái chung đó Và cũng từ những cái chung căn bản đó chúng ta gần gũi, gắn kết, cótinh thần trách nhiệm hơn đối với gia đình tuy nhiên không hề đánh mất đi cáiriêng, sở trường của bản thân bởi chính mái ấm đó đã tạo điều kiện cho cái riêng phát triển mạnh mẽ hơn, do được đáp ứng đầy đủ về nhu cầu vật chất và tinh thần

2.2Ý nghĩa của biện chứng giữa cái riêng và cái chung trong triết học Mác – Lênin đối với việc học tập của sinh viên hiện nay

* Giúp sinh viên có cái nhìn tổng quan hơn về quá trình học tập

- Sinh viên là đối tượng ở độ tuối khó có cái nhìn đúng đắn về những hành động,

sự vật xung quanh vì thế dẫn đến những hành động nông nổi bồng bột Việc hiểu

rõ về cái riêng và cái chung giúp sinh viên có cái nhìn sâu sắc hơn tránh những hiểu biết nông cạn từ đó hiểu rõ tầm quan trọng của việc học

- Do “cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện

sự tồn tại của mình” nên sinh viên có thể có cái nhìn sâu sắc hơn về cái riêng Việc học tập không chỉ gói gọn trong việc để biết kiến thức mà còn vì những mục đích to lớn khác

- Cũng bởi hiểu rõ “cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung, cái chung là cái bộ phận, nhưng sâu sắc hơn cái riêng” nên sinh viên sẽ hiểu rõ tầm quan trọng của cái riêng và cái chung qua đó không dẫn đến những suy nghĩ bacs

bỏ hay phủ nhận sự hiện diện của các sự vật với nhau

Trang 12

* Giúp sinh viên định hướng được việc học tập

Việc tìm hiểu về cái chung và cái riêng cùng với mối quan hệ của nó giúp sinh viên biết được rằng cần nghiên cứu “cái chung” khi áp dụng “cái chung” vào từng trường hợp “cái riêng” và khi cần thiết, cần tạo điều kiện cho “cái đơn nhất” biến thành “cái chung” và ngược lại Như vậy trong quá trình học tập, sinh viên sẽ tránh tình trạng bảo thủ với cái mới, sẵn sang đưa cái phổ biến thành cái

cũ và tiếp nhận cái mới

->Khi đã là sinh viên Đại học mỗi chúng ta phải khác phải thay đổi, năng động hơn để thích nghi kịp với nhịp sống này Ở Đại học, các bạn không chỉ học theo một giáo trình thống nhất nữa mà bản thân mỗi sinh viên phải tự học, tự nghiên cứu để hiểu biết hơn, để tự trau dồi kinh nghiệm và kiến thức cho bản thân, để mỗi bài viết của minh sâu sắc hơn Và không phải sinh viên sẽ chỉ ngồi nghe cô giáo giảng bài nữa mà chính các bạn là những người chủ động là trung tâm của bài học, phải năng động, tích cực xây dựng bài, thể hiện bản thân, khẳng định minh Bên cạnh đó, cũng cần trau dồi các kỹ năng mềm bổ ích khác Tham gia các đội, nhóm, câu lạc bộ cùng nhau học tập, giải quyết các vấn đề

KẾT LUẬN

Giữa cái riêng và cái chung luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Cái

chung tồn tại bên trong cái riêng, thông qua cái riêng đê thể hiện sự tồn tại của mình, còn cái riêng tồn tại trong mối liên hệ dẫn đến cái chung

Nghiên cứu và học tập là cả một quá trình lâu dài đòi hỏi sự kiên nhẫn Việc nhận thức và vận dụng đưuọc ý nghĩa của phương pháp luận không chỉ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát hơn về việc học tập, mà còn giúp ta định hướng một cách toàn vẹn hơn về tương lai gian nan sau này

Ngày đăng: 31/08/2021, 14:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w