1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

VẤN đề BIỆN CHỨNG GIỮA lực LƯỢNG sản XUẤT và QUAN hệ sản XUẤT TRONG TRIẾT học mác LÊNIN và ý NGHĨA của nó đối với CUỘC SỐNG và VIỆC học tập của SINH VIÊN HIỆN NAY

15 81 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 145,67 KB

Nội dung

Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất...10 Chương 2: Ý nghĩa của vấn đề biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất đối với cuộc sống và việc học

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

VẤN ĐỀ BIỆN CHỨNG GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT TRONG TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG VÀ VIỆC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY

Giảng viên hướng dẫn:

Thành phố Hồ Chí Minh - 2021

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 3

Chương 1: Vấn đề biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong triết học Mác - Lênin 3

1 Phương thức sản xuất 3

1.1 Lực lượng sản xuất 3

1.2 Quan hệ sản xuất 5

2 Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất 8

2.1 Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đôi với quan hệ sản xuất 8

2.2 Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất 10

Chương 2: Ý nghĩa của vấn đề biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất đối với cuộc sống và việc học tập của sinh viên hiện nay 11

KẾT LUẬN 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Theo Chủ nghĩa Mác-Lênin thì loài người từ trước đến nay đã trải qua 5 hình thái kinh tế xã hội, đó là: Thời kỳ công xã nguyên thủy, thời kỳ chiếm hữu nô lệ, thời kỳ phong kiến, thời kỳ tư bản chủ nghĩa và thời kỳ chủ nghĩa

xã hội Trong mỗi hình thái kinh tế xã hội được quy định bởi một phương thức sản xuất nhất định Chính những phương thức sản xuất vật chất là yếu tố quyết định sự phát triển hình thái kinh tế xã hội Và qua nghiên cứu thì một phương thức sản xuất nào cũng đều phải có sự phù hợp giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất luôn song song tồn tại và tác động lẫn nhau để hình thành một phương thức sản xuất Đây là hai yếu tố quan trọng quyết định tính chất, kết cấu của xã hội

Trong bất kỳ một phương thức sản xuất nào quan hệ sản xuất cũng phải phù hợp với lực lượng sản xuất Sự tác động qua lại và mối quan hệ giữa chúng phải hài hòa và chặt chẽ Tuy nhiên trong hai yếu tố đó thì lực lượng sản xuất luôn quyết định quan hệ sản xuất Một hình thái kinh tế - xã hội có

ổn định và tồn tại vững chắc thì phải có một phượng thức sản xuất hợp lý Chính bởi lẽ đó mà lực lượng sản xuất phải tương xứng phù hợp với quan hệ sản xuất bởi vì xét đến cùng thì quan hệ sản xuất chính là hình thức của lực lượng sản xuất Vậy nên nếu lực lượng sản xuất phát triển trong khi đó quan

hệ sản xuất lạc hậu thì sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất Ngược lại quan hệ sản xuất tiến bộ hơn lực lượng sản xuất thì không phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất gây ra sự bất ổn cho xã hội

Do đó một phương thức sản xuất hiệu quả thì phải có một quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất

Sự phù hợp giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là vấn đề cần được quan tâm, để tìm ra những biện pháp thích hợp Chính vì vậy, nên em chọn đề tài 3 “Vấn đề biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

Trang 4

trong triết học Mác-Lênin và ý nghĩa của nó đối với cuộc sống và việc học tập của sinh viên hiện nay”

2 Mục tiêu

Giúp mọi người hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, ngoài ra nó còn có ý nghĩa đối với cuộc sống và học tập đặc biệt là sinh viên hiện nay

3 Phương pháp nghiên cứu

Bài tiểu luận được nghiên cứu dựa vào sách “Giáo trình triết học Mác-Lênin” của trường Đại học Giao Thông Vận Tải Thành Phố Hồ Chí Minh Dựa vào cơ sở lý luận của học thuyết Mác-Lênin, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh

Theo phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử để hiểu về vấn đề biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

Ngoài ra, bài tiểu luận được lấy thông tin từ những trang mạng đáng tin cậy của Nhà nước

4 Kết cấu của tiểu luận

Tiểu luận gồm: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận

Phần nội dung gồm 2 chương:

- Chương 1: Vấn đề biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong triết học Mác - Lênin

- Chương 2: Ý nghĩa của vấn đề biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất đối với cuộc sống và việc học tập của sinh viên hiện nay

Trang 5

NỘI DUNG Chương 1: Vấn đề biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản

xuất trong triết học Mác - Lênin

1 Phương thức sản xuất

Phương thức sản xuất chính là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng Phương thức sản xuất biểu thị cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người Dựa vào phương thức sản xuất đặc trưng ở mỗi thời đại, chúng ta có thể phân biệt sự khác nhau giữa các thời đại kinh tế khác nhau

Để hiểu rõ hơn về phương thức sản xuất, chúng ta sẽ tìm hiểu 2 yếu tố của nó là lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Hai yếu tố này chỉ ra hai mối quan hệ “song trùng” của nền sản xuất vật chất xã hội, đó là quan hệ giữa con người với tự nhiên và quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất vật chất

1.1 Lực lượng sản xuất

Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa người với giới tự nhiên Nghĩa là trong quá trình thực hiện sự sản xuất xã hội, con người chinh phục giới tự nhiên bằng tổng hợp các sức mạnh hiện thực của mình, sức mạnh đó được chủ nghĩa duy vật lịch sử khái quát trong khái niệm lực lượng sản xuất Lực lượng sản xuất nói lên năng lực thực thực tế của con người trong quá trình sản xuất tạo ra của cải xã hội Lực lượng sản xuất bao gồm người lao động với kinh nghiệm sản xuất, kỹ năng lao động, biết sử dụng tư liệu sản xuất để tạo ra của cải vật chất Trong quá trình sản xuất, lao động của con người và tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động kết hợp với nhau tạo thành lực lượng sản xuất Trong đó, “lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động”

Trong nền sản xuất, con người có sức mạnh và kỹ năng lao động cả về chân tay lẫn trí óc Trong lao động sức mạnh và kỹ năng ấy đã được nhân lên

Trang 6

gấp nhiều lần Hơn nữa, lao động của con người ngày càng trở thành lao động

có trí tuệ và lao động trí tuệ Trong quá trình lịch sử lâu dài của xã hội loài người, trí tuệ hình thành phát triển cùng với lao động làm cho lao động ngày càng có hàm lượng trí tuệ cao hơn Do đó đã làm cho con người trở thành một nguồn lực cơ bản, vô tận và đặc biệt của sản xuất

Tư liệu sản xuất là điều kiện vật chất cần thiết để tổ chức sản xuất, bao gồm tư liệu lao động và đối tượng lao động Đối tượng lao động là những vật

mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó theo mục đích của mình Đối tượng lao động không phải là toàn bộ giới tự nhiên mà chỉ có một

bộ phận của giới tự nhiên được đưa vào sản xuất Con người không tìm trong giới tự nhiên những đối tượng lao động sẵn có, mà còn sáng tạo ra bản thân

đối tượng lao động Tư liệu lao động là hệ thống những vật làm nhiệm vụ

truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động theo mục đích của mình Tư liệu lao động bao gồm công

cụ lao động, hệ thống các yếu tố vật chất phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp quá trình sản xuất (nhà xưởng, đường sá, các phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc, ) Trong các yếu tố hợp thành tư liệu lao động thì công cụ lao động có ý nghĩa quyết định nhất, là một thành tố cơ bản của lực lượng sản

xuất Công cụ lao động là “khí quan của bộ óc con người”, là tri thức đã được

vật thể hóa có tác dụng “nối dài bàn tay” và nhân lên sức mạnh trí tuệ của con người Trong quá trình sản xuất, công cụ lao động luôn luôn được cải tiến, tinh xảo hơn để lao động bớt nặng nhọc và đạt hiệu quả cao hơn Nó là yếu tố động nhất và cách mạng nhất trong lực lượng sản xuất Cùng với sự biến đổi

và phát triển của công cụ lao động thì kinh nghiệm sản xuất, kỹ năng sản xuất, kiến thức khoa học của con người cũng tiến bộ, phong phú thêm Chính sự chuyển đổi, cải tiến và hoàn thiện không ngừng của nó đã gây ra những biến đổi sâu sắc trong toàn bộ tư liệu sản xuất Xét cho cùng chính đó là nguyên nhân sâu xa xa của mọi biến cải xã hội Trình độ phát triển của công cụ lao động là thước đo trình độ tác động, cải biến tự nhiên của con người, là tiêu

Trang 7

chuẩn để phân biệt sự khác nhau giữa các thời đại kinh tế Đối với mỗi thế hệ mới, những tư liệu lao động do thế hệ trước để lại trở thành điểm xuất phát của sự phát triển tương lai Vì vậy những tư liệu đó là cơ sở kế tục của lịch sử

Tư liệu lao động chỉ trở thành lực lượng tích cực cải biến đối tượng lao động, khi chúng kết hợp với lao động sống Chính con người với trí tuệ và kinh nghiệm của mình đã chế tạo ra tư liệu lao động Tư liệu lao động dù có ý nghĩa đến đâu, nhưng nếu tách khỏi người lao động thì cũng không thể phát huy được tác dụng, không thể trở thành lực lượng sản xuất của xã hội

Trong quá trình chinh phục tự nhiên, con người sáng tạo ra khoa học, đến lượt mình, khoa học lại đóng vai trò là công cụ lao động đắc lực của con người Ngày nay, khoa học đã phát triển trở thành nguyên nhân trực tiếp của nhiều biến đổi to lớn trong sản xuất và trong đời sống Cách thức mà khoa học thâm nhập và thể hiện trong hiện thực ngày càng phong phú, đa dạng theo cấp

số nhân Khoa học đã phát triển đến mức độ mà chỉ vài chục năm trước con người cũng khó tưởng tượng ra

1.2 Quan hệ sản xuất

Trong hệ thống các khái niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, khái niệm lực lượng sản xuất biểu thị mặt thứ nhất của mối quan hệ “song trùng” của bản thân sự sản xuất xã hội - quan hệ của con người với tự nhiên; còn khái niệm quan hệ sản xuất biểu thị mặt thứ hai của quan hệ đó - quan hệ của con người với con người trong sản xuất Sở dĩ quá trình sản xuất xã hội có thể diễn ra bình thường, chính là vì trong sự sản xuất đó, mối quan hệ giữa con người với con người tồn tại thống nhất với mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên Trong sản xuất, mối quan hệ giữa con người với tự nhiên thể hiện thành những trình độ khác nhau của lực lượng sản xuất Tuy nhiên, mối quan hệ đó được xây dựng và thông qua những quan hệ khác nhau giữa người với người, tức là những quan hệ sản xuất Trong tác phẩm Lao động làm thuê

và tư bản, C Mác viết: “Trong sản xuất, người ta không chỉ quan hệ với giới

tự nhiên Người ta không thể sản xuất được nếu không kết hợp với nhau theo

Trang 8

một cách nào đó để hoạt động chung và để trao đổi hoạt động với nhau Muốn sản xuất được người ta phải có những mối liên hệ và quan hệ nhất định với nhau; và quan hệ của họ với giới tự nhiên, tức là việc sản xuất”

Như vậy, trong sự sản xuất ra đời sống xã hội của mình, con người ta, dù muốn hay không cũng buộc phải duy trì và thực hiện những quan hệ nhất định với nhau Những quan hệ này mang tính tất yếu và không phụ thuộc vào ý muốn của ai cả Đó chính là những quan hệ sản xuất Tất nhiên, quan hệ sản xuất là do con người tạo ra, song nó tuân theo những quy luật tất yếu, khách quan sự vận động của đời sống xã hội

Ví dụ: Trong quá trình làm việc, nếu mỗi người chỉ làm việc một cách tách biệt, không có sự phối hợp với nhau, tức là không tồn tại mối quan hệ giữa những con người với nhau, thì tập thể đó không thể làm việc hiệu quả

Có thể khái quát lại như sau: Quan hệ sản xuất là khái niệm dùng để chỉ quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất và trao đổi vật chất, thể hiện tập trung ở quan hệ về sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong

tổ chức quản lý sản xuất, quan hệ trao đổi hoạt động với nhau và quan hệ trong phân phối sản phẩm lao động

Ba mặt quan hệ đó trong quá trình sản xuất xã hội luôn gắn bó với nhau, tạo thành một hệ thống mang tính ổn định tương đối so với sự vận động không ngừng của lực lượng sản xuất Mỗi mặt quan hệ của hệ thống quan hệ sản xuất có vai trò và ý nghĩa riêng biệt, xác định, khi nó tác động tới nền sản xuất xã hội nói riêng và tới toàn bộ tiến trình lịch sử nói chung Trong hệ thống các quan hệ sản xuất của mỗi nền kinh tế - xã hội xác định, quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất luôn luôn có vai trò quyết định đối với tất cả các quan

hệ xã hội khác Tính chất của quan hệ sản xuất trước hết được quy định bởi quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất Nó biểu hiện thành chế độ sở hữu -đặc trưng cơ bản của phương thức sản xuất Một cách chung chất, có thể hiểu quan hệ sở hữu là quan hệ giữa các tập đoàn người trong việc chiếm hữu các tư liệu sản xuất

Trang 9

Ví dụ: Quan hệ giữa địa chủ sở hữu đất với tá điền không sở hữu đất là quan hệ sở hữu

Chính các mối quan hệ sở hữu này đã quy định địa vị của từng tập đoàn người trong hệ thống sản xuất xã hội Đến lượt mình, địa vị của từng tập đoàn người trong hệ thống sản xuất lại quy định cách thức mà các tập đoàn trao đổi hoạt động cho nhau, cách thức mà các tập đoàn tổ chức quản lý trong quá trình sản xuất Cuối cùng, chính quan hệ sở hữu là cái quyết định phương thức phân phối sản phẩm cho các tập đoàn người theo địa vị của họ đối với hệ thống sản xuất xã hội

Trong các hình thái kinh tế - xã hội mà loài người đã từng trải qua, lịch

sử đã chứng kiến sự tồn tại của hai loại hình thức sở hữu cơ bản đối với tư liệu sản xuất: sở hữu tư nhân và sở hữu công cộng Sở hữu công cộng là loại hình mà trong đó tư liệu sản xuất thuộc về mọi thành viên của mỗi cộng đồng Nhờ cơ sở đó nên về mặt nguyên tắc, các thành viên của mỗi cộng đồng bình đẳng với nhau trong tổ chức lao động và trong phân phối sản phẩm Do tư liệu sản xuất là tài sản chung của cả cộng đống nên các quan hệ xã hội trong sản xuất vật chất và trong đời sống xã hội nói chung, trở thành quan hệ hợp tác, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau Ngược lại, trong các chế độ tư hữu, do tư liệu chỉ nằm trong tay một số ít người nên của cải xã hội không thuộc về số đông mà thuộc về số ít người đó Các quan hệ xã hội do vậy trở nên bất bình đẳng: quan hệ thống trị và bị trị Đối kháng xã hội có khả năng trở thành đối kháng gay gắt Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lê nin đã chỉ rõ trong các chế

độ sở hữu tư nhân của các xã hội điển hình trong lịch sử (chế độ chiếm hữu

nô lệ, chế độ phong kiến và chế độ tư bản chủ nghĩa) thì chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa là đỉnh cao của loại sở hữu này

C Mác và Ph Ăng-ghen đã chứng minh rằng chế độ tư bản chủ nghĩa không phải là hình thức sở hữu cuối cùng trong lịch sử xã hội loài người Chủ nghĩa xã hội dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, dù sớm hay muộn cũng sẽ đóng vai trò phủ định đối với chế độ tư hữu

Trang 10

Trong hệ thống các quan hệ sản xuất, các quan hệ về mặt tổ chức, quản

lý sản xuất là các quan hệ có vai trò quyết định một cách trực tiếp, quy mô, tốc độ, hiệu quả của nền sản xuất; có khả năng đẩy nhanh hoặc kìm hãm sự phát triển của nền sản xuất xã hội Các quan hệ về mặt tổ chức và quản lý sản xuất luôn có xu hướng thích ứng với kiểu quan hệ sở hữu thống trị của mỗi nền sản xuất cụ thể Do vậy, việc sử dụng hợp lý các loại quan hệ này sẽ cho phép toàn bộ hệ thống sản xuất vươn tới tối ưu Ngược lại, các quan hệ tổ chức và quản lý có thể làm biến dạng quan hệ sở hữu, ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội

Trong hệ thống các quan hệ sản xuất, các quan hệ về mặt phân phối sản phẩm lao động cũng là những nhân tố có ý nghĩa hết sức to lớn đối với sự vận động của toàn bộ nền kinh tế - xã hội Mặc dù phục thuộc vào các quan hệ sở hữu và vào trình độ tổ chức quản lý sản xuất, song do có khả năng kích thích trực tiếp vào lợi ích của con người, nên các quan hệ phân phối là chất xúc tác của các quá trình kinh tế - xã hội Quan hệ phân phối có thể thúc đẩy tốc độ

và nhịp điệu của sự sản xuất, làm năng động toàn bộ đời sống kinh tế xã hội Ngược lại, các quan hệ này có khả năng kìm hãm sản xuất, kìm hãm sự phát triển của xã hội

2 Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

2.1 Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đôi với quan hệ sản xuất

Lực lượng sản xuất là thành tố động nhất, cách mạng nhất, là nội dung của phương thức sản xuất Còn quan hệ sản xuất là thành tố tương đối

ổn định, là hình thức xã hội của phương thức sản xuất Trong mối quan hệ đó, nội dung quyết định hình thức, tức là lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất Khuynh hướng của sản xuất xã hội là không ngừng biến đổi và ngày càng tiến bộ hơn Xét đến cùng, sự biến đổi đó bao giờ cũng bắt đầu bằng sự biến đổi của lực lượng sản xuất, trước hết là công cụ lao động Do vậy, lực lượng sản xuất có vai trò quyết định đối với phương thức sản xuất, buộc quan

Ngày đăng: 14/09/2021, 19:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w