Sáng kiến kinh nghiệm Sinh học 9 Dạy học tích hợp là định hướng dạy học trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, đời sống; thông qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống. Tùy thuộc phạm vi tri thức được vận dụng, để giải quyết vấn đề trong các tình huống khác nhau mà có các dạng dạy học tích hợp sau:•Tích hợp các nội dung trong một môn học, khi đó, vừa gắn kết đảm bảo tính đồng bộ giữa các nội dung có liên quan trong một môn học, vừa đặt ra những tình huống đòi hỏi học sinh vận dụng các kiến thức kỹ năng môn học để giải quyết hoặc lồng ghép các nội dung giáo dục cần thiết nhưng không thành một môn học (như các nội dung về môi trường, năng lượng, biến đổi khí hậu, kĩ năng sống, dân số, sức khỏe sinh sản...) vào nội dung của mỗi môn học tùy theo đặc trưng của từng môn.•Mức độ tích hợp theo các chủ đề, ở đó chứa đựng các nội dung gần nhau của các môn học, gọi là tích hợp liên môn.•Tích hợp liên môn là tích hợp bằng cách thiết kế các môn học tích hợp nhiều lĩnh vực khoa học, ví dụ: Lý, Hóa, Sinh thành môn Khoa học tự nhiên và các kiến thức về khoa học xã hội như Sử, Địa, Đạo đức, Giáo dục công dân thành thành môn Tìm hiểu xã hội hoặc Khoa học xã hội.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc DẠY HỌC TÍCH HỢP CÁC MÔN SINH HỌC, ĐỊA LÝ, GIÁO DỤC CÔNG DÂN, GIÁO DỤC GIỚI TÍNH THÔNG QUA CHỦ ĐỀ: “DÂN SỐ VÀ GIỚI TÍNH” CHO HỌC SINH LỚP 9 TRƯỜNG THCS 1 2 3 4 Họ và tên: Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Lý do chọn đề tài: Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp” Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học Dạy học tích hợp là định hướng dạy học trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, đời sống; thông qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống Tùy thuộc phạm vi tri thức được vận dụng, để giải quyết vấn đề trong các tình huống khác nhau mà có các dạng dạy học tích hợp sau: • Tích hợp các nội dung trong một môn học, khi đó, vừa gắn kết đảm bảo tính đồng bộ giữa các nội dung có liên quan trong một môn học, vừa đặt ra những tình huống đòi hỏi học sinh vận dụng các kiến thức kỹ năng môn học để giải quyết hoặc lồng ghép các nội dung giáo dục cần thiết nhưng 1 không thành một môn học (như các nội dung về môi trường, năng lượng, biến đổi khí hậu, kĩ năng sống, dân số, sức khỏe sinh sản ) vào nội dung của mỗi môn học tùy theo đặc trưng của từng môn • Mức độ tích hợp theo các chủ đề, ở đó chứa đựng các nội dung gần nhau của các môn học, gọi là tích hợp liên môn • Tích hợp liên môn là tích hợp bằng cách thiết kế các môn học tích hợp nhiều lĩnh vực khoa học, ví dụ: Lý, Hóa, Sinh thành môn Khoa học tự nhiên và các kiến thức về khoa học xã hội như Sử, Địa, Đạo đức, Giáo dục công dân thành thành môn Tìm hiểu xã hội hoặc Khoa học xã hội Các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức máy móc Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn giúp học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở nhiều môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn Qua giảng dạy bộ môn Sinh học nhiều năm, tôi nhận thấy bộ môn Sinh học và các bộ môn khác như: Địa lý, Giáo dục công dân, Hóa học, Công nghệ, Vật lý,… có nhiều kiến thức liên quan đến nhau để giải quyết các vấn đề thực tiễn như: Tích hợp giáo dục học sinh bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giáo dục giới tính, giáo dục học sinh thực hiện pháp lệnh dân số và kế hoạch hóa gia đình,… Nhằm đáp ứng yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh là yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn Điều đó đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học Vì vậy tôi đưa ra giải pháp: “ Dạy học tích hợp các môn Sinh học, Địa lý, Giáo dục công dân, Giáo dục giới tính thông qua chủ đề: “ Dân số và giới tính” cho học sinh lớp 9 trường THCS” nhằm giúp học sinh phát triển tư duy 2 tổng hợp kiến thức ở các bộ môn Địa lý, Sinh học, Giáo dục công dân vào chủ đề bài học Từ đó các em biết cách vận dụng kiến thức các môn đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn trong đời sống 5 Nội dung giải pháp hữu ích 5.1 Khó khăn, thuận lợi và sự cần thiết của giải pháp hữu ích a) Khó khăn: Khi làm giải pháp này về phía giáo viên, bản thân tôi gặp những khó khăn sau: Thứ nhất, Từ lâu chúng ta đã quen dạy học bám theo SGK của Bộ và phân phối chương trình cấp trên chỉ đạo cho nên mặc dù bản thân tôi đã được tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm tích hợp nhưng do chương trình quá mới mẻ cho nên bản thân tôi cảm thấy rất lúng túng khi thiết kế dạy học theo chủ đề tích hợp Thứ hai, để thiết kế bài dạy theo chủ đề tích hợp, liên môn thì giáo viên cần phải đầu tư nhiều thời gian Tuy nhiên hiện nay giáo viên chúng ta phải làm rất nhiều việc như soạn giáo án, làm hồ sơ sổ sách, kiêm nhiệm thêm công tác chủ nhiệm hay việc gia đình,… Vì vậy đã hạn chế phần nào việc đầu tư thiết kế bài dạy theo chủ đề tích hợp Thứ ba, từ trước đến nay tôi chỉ tập trung nghiên cứu và nâng cao trình độ chuyên môn của bộ môn mình dạy mà chưa tìm hiểu kĩ về kiến thức các bộ môn khác có liên quan cho nên tôi gặp nhiều khó khăn trong viêc lựa chọn chủ đề dạy học Về phía học sinh, tôi nhận thấy các em gặp những khó khăn sau: Để đưa kiến thức liên môn vào hoạt động dạy học dễ dẫn tới quá tải trong giờ học, điều đó đi ngược lại với chủ trương dạy học giảm tải, tinh giản nội dung Mặt khác, dạy học tích hợp thường gặp khó khăn chung như việc đổi mới tổ chức dạy học, đổi mới kỹ thuật dạy học, đổi mới phương pháp dạy học đó là nhiều học sinh chưa có thói quen về tư duy phản biện nên khi được chuyển giao nhiệm vụ học 3 tập thường làm việc hình thức, không phát huy được khả năng hợp tác trong nhóm Thuận lợi b) Bên cạnh những khó khăn thì tôi cũng có những thuận lợi sau để làm giải pháp này là: Thứ nhất, Từ nhiều năm nay Bộ giáo dục và đào tạo đã chỉ đạo tích hợp nhiều nội dung vào bài dạy như giáo dục đạo đức, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên, giáo dục giới tính,… Vì vậy bản thân tôi đã có nhiều kiến thức lẫn phương pháp dạy học tích hợp Thứ hai, với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động của học sinh Vì vậy giữa các giáo viên bộ môn có liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau c) Sự cần thiết của giải pháp hữu ích Giải pháp hữu ích: “Dạy học tích hợp các môn Sinh học, Địa lý, Giáo dục công dân, Giáo dục giới tính thông qua chủ đề:“Dân số và giới tính” cho học sinh lớp 9 trường THCS ” là cần thiết vì với việc dạy học theo chủ đề tích hợp: “ Dân số và giới tính” dành cho học sinh lớp 9 thì: • Mục tiêu của bài học được các em xác định một cách rõ ràng ngay tại thời điểm học đó là : - Thông qua môn Địa lý các em biết được tình hình dân số và sự gia tăng dân số Việt Nam hiện nay là như thế nào? - Thông qua môn Sinh học các em biết được cơ chế nhiễm sắc thể xác định giới tính ở người - Thông qua kiến thức thực tế các em biết được thực trạng mất cân bằng giới tính hiện nay, nguyên nhân và giải pháp giảm thiểu sự mất cân bằng giới tính ở Việt Nam - Thông qua các hoạt động của bài học, các em biết vận dụng kiến thức vào giải quyết tình huống gặp trong thực tiễn cuộc sống đó là tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại trong một bộ phận nhỏ 4 người dân Việt Nam Từ đó dẫn đến việc tăng dân số, tỉ lệ nam nữ thiếu cân bằng,… Thông qua chủ đề: Dân số và giới tính, giáo viên đã rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng thuyết trình trước đám đông, kĩ năng giải quyết tình huống thực tiễn Từ đó các em có những định hướng cho tương lai về việc thực hiện nghiêm túc chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, giảm 5.2 thiểu thực trạng mất cân bằng giới tính Phạm vi áp dụng của giải pháp hữu ích Học sinh lớp 9 trường THCS 5.3 Thời gian áp dụng Tùy tình hình thực tế của nhà trường, giáo viên có thể tổ chức trong các tiết hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp cho các em học sinh 5.4 Giải pháp thực tiễn 5.4.1 Tính mới của giải pháp hữu ích: Tính mới của giải pháp này là bài dạy được thiết kế theo chủ đề tích hợp các môn Sinh học, Địa lý, Giáo dục công dân, Giáo dục giới tính thông qua chủ đề: “ Dân số và giới tính” Thông qua chủ đề này, các em học sinh xác định được ngay mục tiêu dạy học tại thời điểm học Giáo viên chỉ là người tổ chức, hướng dẫn học sinh các nhóm thực hiện các hoạt động Còn học sinh là chủ thể của các hoạt động học tập Bên cạnh đó, giáo viên kết hợp cả tình huống thực tiễn và cho học sinh giải quyết tình huống bằng cách sắm vai Thông qua chủ đề này, các em phát triển được kĩ năng hợp tác nhóm, thuyết trình và giải quyết tình huống trong đời sống Về nội dung dạy học: Với chủ đề này thì các em học sinh tránh những kiến thức, kỹ năng bị trùng lặp; phân biệt được nội dung trọng tâm và nội dung ít quan trọng; Các kiến thức gắn liền với kinh nghiệm sống của học sinh 5 Về phương pháp dạy học: Dạy sử dụng kiến thức từ tình huống học sinh đưa ra; Thiết lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học ở các môn Đối với người học: cảm thấy quá trình học tập có ý nghĩa vì nó giải quyết được một tình huống, một vấn đề trong thực tiễn cuộc sống từ đó có điều kiện phát triển kỹ năng chuyên môn Bài dạy cụ thể như sau: CHỦ ĐỀ: DÂN SỐ VÀ GIỚI TÍNH A Mục tiêu 1 Kiến thức: qua bài học, học sinh biết được: - Tình hình dân số và sự gia tăng dân số Việt Nam hiện nay - Cơ chế nhiễm sắc thể xác định giới tính ở người - Nguyên nhân , hậu quả của sự mất cân bằng giới tính ở Việt Nam và những biện pháp giảm thiểu sự mất cân bằng giới tính ở Việt Nam 2 Kĩ năng - Phát triển kĩ năng tư duy: tổng hợp, so sánh, phân tích, tổng hợp kiến thức từ sách giáo khoa, sách báo, mạng internet,… - Tích hợp kiến thức liên môn các môn Địa lý, Sinh học, Giáo dục công dân - Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống gặp trong thực tế đời sống 3 Thái độ: Yêu thích các môn học B Chuẩn bị 1 Giáo viên: - Giáo án power point 6 Slide a - Máy chiếu - Máy vi tính 2 Học sinh: Thiết kế các slide power point ( Chuẩn bị theo nhóm: ) + Tổ 1: Tìm hiểu tình hình dân số và sự gia tăng dân số ở Việt Nam Slide 1 7 Slide 2 Slide 3 + Tổ 2: Tìm hiểu thực trạng mất cân bằng giới tính hiện nay ở Việt Nam Slide 4 8 Slide 5 9 Slide 6 Slide 7 10 + Tổ 3: Tìm hiểu tình hình mất cân bằng giới tính ở Việt Nam: Nguyên nhân, hậu quả, biện pháp giảm thiểu mất cân bằng giới tính Slide 8 Slide 9 + Tổ 4: Đưa ra tình huống về vấn đề trọng nam khinh nữ ở Việt Nam và hướng giải quyết C Tiến trình dạy học 1 Ổn định lớp 11 2 Hoạt động dạy học a Đặt vấn đề: GV yêu cầu tổ 4 lên đưa ra tình huống về tư tưởng trọng nam khinh nữ mà các em đã chuẩn bị trước như sau: “ Ông A và Bà B kết hôn với nhau được năm 5 năm Ông A là con trưởng của dòng họ Nguyễn Họ đã có với nhau 2 đứa con gái Hiện giờ bà B đang mang thai đứa con thứ 3 Tại phòng siêu âm tư: Bà B đi ra với vẻ mặt buồn bã Ông A hớt hải hỏi: Sao? Sao rồi? Bác sĩ siêu âm chưa? con trai hay gái hả? Bà B buồn rầu nói: Lại gái rồi Ông B vẻ mặt giận dữ: Trời ơi! Lại con gái! Bà đúng là không biết đẻ mà ! thế thì đẻ xong con hĩm này bà phải đẻ tiếp cho tôi… Bà B khóc lóc: Thôi ông ơi! Nhà nước đã có pháp lệnh dân số là mỗi gia đình chỉ nên đẻ từ 1 đến 2 con thôi mà ông! Nhà mình đã đẻ 3 đứa rồi, tiền đâu mà nuôi nổi chúng hả ông? Ông A quát lên: Tôi không biết tôi là con trưởng của cái dòng họ này Tôi phải có con trai để nối dõi tông đường! Bà muốn tôi phải ngồi mâm dưới à? Bà phải đẻ tiếp cho tôi! Nói xong ông A bỏ đi về luôn Còn mình bà B ngồi khóc lóc kêu lên: Giời ơi là giời! chỉ vì cái tư tưởng trọng nam khinh nữ mà tôi khổ thế này đây!” GV hỏi: Từ tình huống trong clip trên, em liên tưởng đến những vấn đề gì trong xã hội hiện nay? Nhất là ở vùng nông thôn? ( GV hướng học sinh đến vấn đề dân số và giới tính) GV trình chiếu các hình ảnh về dân số Việt Nam, tình trạng mất cân bằng giới tính ở Việt Nam (Slide a) GV vào bài: Việt Nam là nước có dân số đông so với thế giới và khu vực Hiện nay dân số Việt Nam đang chuyển sang giai đoạn có tỉ suất sinh tương đối 12 thấp Điều đó khẳng định những thành tựu to lớn của công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình ở nước ta Tuy vậy mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm khoảng 1 triệu người Bên cạnh đó, một thực trạng đáng lo ngại đó là hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh ở nước ta Vậy thì, việc dân số đông sẽ gây ra hậu quả gì và thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ để lại những hậu quả gì cho tương lai sau này? Mời các em cùng đến với chủ đề: “Dân số và giới tính” được dạy học tích hợp các bộ môn Địa lý, Sinh học, Giáo dục công dân hôm nay b Hoạt động dạy học Hoạt động 1: Tìm hiều dân số và sự gia tăng dân số ở Việt Nam Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - GV: Để tìm hiều tình hình dân số và sự - Tổ 1 lên trình chiếu các slide gia tăng dân số ở Việt Nam, mời cả lớp 1,2 và 3 kết hợp thuyết trình đến với phần trình bày của tổ 1 về tình hình dân số và sự gia - Gv : Gv chốt kiến thức bằng câu hỏi: tăng dân số Việt Nam hiện + Em biết được kiến thức gì qua phần trình nay bày của tổ 1 - Các tổ khác quan sát, nhận xét-> rút ra được kết luận về tình hình dân số và sự gia tăng dân số Việt Nam hiện nay Tiểu kết 1: Việt Nam là một quốc gia đông dân Nhờ thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số có xu hướng giảm Hoạt động 2: Thực trạng mất cân bằng giới tính ở Việt Nam - GV: Tuy sự gia tăng dân số tự nhiên nước ta có xu hướng giảm nhưng một thực trạng đáng lo ngại đó là hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam Nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng này, hậu quả và biện pháp giảm 13 thiểu thực trạng này là gì? Sau đây xin - Tổ 2 lên trình chiếu các slide mời tổ 2 lên trình bày về vấn đề này 4,5,6,7 và thuyết trình về thực - GV nhấn mạnh: nguyên nhân chủ yếu trạng mất cân bằng giới tính ở dẫn đến thực trạng mất cân bằng giới tính Việt Nam hiện nay: hậu quả, là do lạm dụng khoa học y học phát triển nguyên nhân và giải pháp -> lựa chọn giới tính thai nhi - Các tổ khác quan sát, nhận xét => giáo viên giáo dục học sinh thực hiện → rút ra được kết luận nghiêm túc pháp lệnh dân số Việt Nam: Mỗi gia đình chỉ sinh từ 1 đến 2 con, dù gái hay trai Tiểu kết 2: - Tỷ số giới tính khi sinh được tính bằng số trẻ em sinh là trai/100 bé gái - Tỷ số giới tính khi sinh đang chênh lệch đáng báo động ở mức 112,2 bé trai/100 bé gái a Nguyên nhân: - Tư tưởng trọng nam khinh nữ - Do áp lực sinh con - Do tính chất công việc đòi hỏi cơ bắp con trai - Do chế độ an sinh chưa đảm bảo - Nguyên nhân trực tiếp là lạm dụng khoa học Y học phát triển -> lựa chọn giới tính thai nhi b Hậu quả : Tình trạng thừa nam thiếu nữ -> một tỷ lệ nam giới ít có cơ hội được lấy vợ; Gia tăng tội phạm liên quan đến buôn bán phụ nữ, … c Biện pháp giảm thiểu sự gia tăng dân số - Tăng cường công tác tuyên truyền , nâng cao nhận thức của người dân về giới, về bình đẳng giới ,… - Tuyên truyền người dân tự giác chấp nhận quy mô gia đình nhỏ: Dù gái hay trai chỉ hai là đủ Hoạt động 3: Cơ chế nhiễm sắc thể xác định giới tính ở người - GV: Từ tình huống tổ 4 đưa ra, chúng ta thấy có một quan niệm cho rằng việc sinh con trai hay con gái là do người mẹ Vậy thì - Tổ 3 lên trình chiếu các quan niệm này là đúng hay sai? Sau đây xin slide 8,9 và trình bày về cơ 14 mời tổ 3 lên trình bày về cơ chế nhiễm sắc chế nhiễm sắc thể xác định thể xác định giới tính ở người giới tính ở người - GV nhấn mạnh: Việc sinh con trai hay con - Các tổ khác quan sát, nhận gái không phải do người mẹ quyết định=> xét-> rút ra được kết luận: giáo dục học sinh ý thức bình đẳng giới Việc sinh con trai hay con gái không phải do người mẹ quyết định mà do người bố Tiểu kết 3: - Ở tế bào lưỡng bội ở người có 22 cặp NST và 1 cặp NST giới tính XX ở nữ hoặc XY ở nam - Cơ chế NST xác định giới tính ở người: : P: Mẹ (44A + XX) x Bố(44A + XY) G: 22A + X 22A + X; 22A + Y F: 44 A + XX : 44 A + XY Việc sinh con trai hay con gái do người bố quyết định Hoạt động 4: Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tiễn GV cho các tổ lên giải quyết tình huống của - HS đóng vai cán bộ dân số tổ 4, áp dụng hình thức sắm vai: Em hãy để xử lí tình huống đóng vai một cán bộ dân số để đến tuyên truyền và vận động gia đình ông A và bà B thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình - GV định hướng cho học sinh: * Ông A vẫn còn tư tưởng trọng nam khinh nữ và chưa nắm được cơ chế sinh con trai, con gái * Nếu là cán bộ kế hoạch hóa gia đình thì em phải phân tích cho ông A hiểu là việc đẻ nhiều con sẽ làm gia tăng dân số=> nhiều hậu quả về kinh tế, môi trường,…việc sinh con trai hay con gái không phải do người 15 mẹ Hiện nay thực trạng bé trai> bé gái sẽ để lại nhiều hậu quả về tương lai sau này 3 Kết thúc vấn đề: GV tóm lại nội dung chủ đề bằng sơ đồ GV chốt lại bài bằng câu hỏi: Qua chủ đề này em biết thêm những kiến thức gì? Bản thân em cần làm gì để thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình? 5.4.2 Khả năng áp dụng Có thể áp dụng cho học sinh lớp 8 và lớp 9 5.4.3 Kết quả thực hiện Học sinh cảm thấy rất hứng thú với bài dạy theo chủ đề vì các em được chủ động tìm hiểu kiến thức cũng như được đặt ra tình huống và vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tiễn đó Thông qua chủ đề: “ Dân số và giới tính” các em đã có những hiểu biết nhất định về tình hình dân số Việt Nam hiện nay Từ đó các em có ý thức thực hiện tốt chính sách pháp lệnh dân số của Việt Nam để đảm bảo an sinh xã hội Từ thực trạng mất cân bằng giới tính ở Việt Nam hiện nay, học sinh có ý thức bình đẳng giới, không còn tư tưởng trọng nam khinh nữ Bên cạnh đó, nếu nắm chắc kiến thức đã học qua chủ đề này, học sinh có thể trở thành những nhà tuyên truyền về công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình 6 Bài học kinh nghiệm 16 Qua giải pháp hữu ích: “ Dạy học tích hợp các môn Sinh học, Địa lý, Giáo dục công dân, Giáo dục giới tính thông qua chủ đề: “ Dân số và giới tính” cho học sinh lớp 9 trường THCS” Bản thân tôi đã rút ra được những kinh nghiệm sau: • Bản thân mỗi giáo viên chúng ta cần tìm hiểu chuyên sâu nhiều hơn nữa kiến thức các môn học có liên quan đến môn Sinh học như Địa lý, Hóa học, Vật lý, Giáo dục công dân,… Để thiết kế nhiều chủ đề dạy học phù hợp với các em học sinh THCS • Cần thường xuyên học hỏi kinh nghiệm những đồng nghiệp có trình độ chuyên môn vững vàng cũng như học hỏi trên các phương tiện thông tin đại chúng như mạng internet, sách, báo,… Trên đây là giải pháp hữu ích: “ Dạy học tích hợp các môn Sinh học, Địa lý, Giáo dục công dân, Giáo dục giới tính thông qua chủ đề: “ Dân số và giới tính” cho học sinh lớp 9 trường THCS” Chắc chắn còn rất nhiều thiếu sót Rất mong sự đóng góp của quý thầy cô để giải pháp của tôi được hoàn thiện hơn! Xin chân thành cảm ơn! Duyệt chuyên môn , ngày tháng năm 20 Người thực hiện 17 TỔ TƯ VẤN XÉT DUYỆT ĐỀ TÀI, SKKN - GPHI Tổng điểm : ………………………… Kết quả : ………………… HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SKKN-GPHI CẤP TRÊN 18 19 ... ? ?Dạy học tích hợp mơn Sinh học, Địa lý, Giáo dục cơng dân, Giáo dục giới tính thơng qua chủ đề: “Dân số giới tính? ?? cho học sinh lớp trường THCS ” cần thiết với việc dạy học theo chủ đề tích hợp: ... học tích hợp môn Sinh học, Địa lý, Giáo dục công dân, Giáo dục giới tính thơng qua chủ đề: “ Dân số giới tính? ?? cho học sinh lớp trường THCS? ?? nhằm giúp học sinh phát triển tư tổng hợp kiến thức môn. .. dân số kế hoạch hóa gia đình Bài học kinh nghiệm 16 Qua giải pháp hữu ích: “ Dạy học tích hợp môn Sinh học, Địa lý, Giáo dục công dân, Giáo dục giới tính thơng qua chủ đề: “ Dân số giới tính? ?? cho