Theo cách tiếp cận của Hội đồngquản lý Logistic -The Council of Logistics Management hiện nay làTheCouncil of Supply Chain Management Professionals năm 1991, khái niệm này được hiểu như
Trang 1Đại học Quốc gia TP.HCM
Trường ĐH Kinh tế - Luật
Nhóm 3 Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Hoàng Dũng
Post : Personnel manager Telephone : 00-12345-6789 E-mail : 123456789@163.com
Trang 2MỤC LỤC
A TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS 7
I Khái quát về Logistics 7
1 Khái niệm Logistics 7
2 Chức năng của ngành Logistics 8
II Logistics trong thương mại điện tử (E-logistics) 11
1 Định nghĩa 11
2 Đặc điểm của logistics trong TMĐT 12
B PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA TẬP ĐOÀN ALIBABA .14
I Tổng quan về Alibaba 14
1 Về tập đoàn Alibaba 14
2 Về hoạt động Logistics 14
II Phân tích mô hình Logistics với China Smart Logistics Network (Cainiao Network) 15
1 Giới thiệu về China Smart Logistics Network ( Cainiao Smart Logistics Network Limited) 16
2 Cơ chế các dòng chảy trong hệ thống Logistics của Alibaba với Cainiao Network 17
3 Các hoạt động chính trong Logistics của Alibaba với Cainiao Network .18
4 Đánh giá và những kết quả đạt được của mô hình Cainiao Network.22 C KẾT LUẬN 23
I Bài học kinh nghiệm cho ngành logistics Việt Nam 23
II Kết luận: 25
Trang 3CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại hòa bình và hội nhập quốc tế, hầu hết các quốc gia trênthế giới đều coi trọng vấn đề phát triển kinh tế để nâng cao vị thế của nướcmình Chính vì vậy mà logistics, từ một ngành “khoa học của sự di chuyển,cung ứng và duy trì các lực lượng quân đội ở các chiến trường”, đã được nhậnđược nhiều sự chú ý hơn và được ứng dụng vào kinh tế để giải quyết các vấn
đề khó khăn liên quan đến cung ứng và quản lý hàng hóa Việc tìm hiểu,nghiên cứu và học hỏi về các hoạt động diễn ra trong logistics ngày càng đượccác trường đại học, cao đẳng chuyên giảng dạy về kinh tế chú trọng, đưa vàochương trình đào tạo cho sinh viên để trang bị thêm cho sinh viên kiến thức cầnthiết về kinh tế thời kỳ hội nhập
Đồng thời, ngành logistics đã chứng minh được tầm quan trọng củamình bằng cách góp phần đem lại thành công rực rỡ cho các công ty và tậpđoàn lớn trên toàn thế giới Điển hình là tập đoàn Alibaba, tập đoàn thương mạiđiện tử hàng đầu Trung Quốc, một trong những minh chứng rõ rệt nhất chothấy việc vận dụng logistics một cách sáng tạo và hiệu quả sẽ giúp cho hoạtđộng kinh doanh ngày một lớn mạnh Đó chính là lý do nhóm chọn tập đoànAlibaba làm mục tiêu phân tích và đánh giá, một phần để hiểu rõ hơn về hoạtđộng logistics, một phần để người đọc nắm được tầm quan trọng của logisticstrong nền kinh tế hội nhập hiện nay Nhóm hy vọng, thông qua bài báo cáo này,
có thể làm rõ được những khúc mắc trong quá trình học tập, nghiên cứu mônhọc Logistics và vận dụng những kiến thức mình đã học được vào thực tiễntrong tương lai
Nhóm 3
Trang 5A TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS
I Khái quát về Logistics
1 Khái niệm Logistics
Nếu hiểu từ Logistics như một thuật ngữ chuyên môn, thì cho đến nay
có những cách định nghĩa khác nhau Theo cách tiếp cận của Hội đồngquản lý Logistic -The Council of Logistics Management (hiện nay làTheCouncil of Supply Chain Management Professionals) năm 1991, khái
niệm này được hiểu như sau: Logistics là một bộ phận của dây chuyền cung ứng, tiến hành lập ra kế hoạch, thực hiện và kiểm soát công việc chu chuyển và lưu kho hàng hóa, cùng các dịch vụ và thông tin có liên quan từ địa điểm xuất phát đến nơi tiêu dùng một cách hiệu quả nhằm đáp ứng những yêu cầu của khách hàng 1 Cách định nghĩa khái niệm
“Logistics” này hiện nay được tiếp nhận một cách rộng rãi, bởi vì vớicách tiếp cận này đã liên kết chặt chẽ nhiều lĩnh vực của Logistics với thịtrường, mà điều quan trọng nhất là đã thừa nhận khách hàng là “thượngđế”
Trong thương mại điện tử, Logistics hiện nay được hiểu đơn giản làquy trình hoàn tất đơn hàng, bao gồm các khâu đóng gói, vận chuyển, thutiền và chăm sóc khách hàng sau bán hàng Như vậy, với hàng hóa là cácsản phẩm hữu hình, dù cho các khâu tìm kiếm sản phẩm, giao kết hợpđồng, thanh toán… có thể thực hiện trên môi trường trực tuyến nhữngcông đoạn giao hàng từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng cuối cùng vẫnphải gắn chặt với dịch vụ logistics và chuyển phát
Xét theo góc độ của pháp luật, Điều 233 Luật thương mại 2005 về dịch
vụ logistics định nghĩa logistics như sau: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi
ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc.” 2 Từ định nghĩa trên, cóthể hiểu logistics là quá trình hoạch định và quản lý một cách hiệu quảhoạt động vận chuyển và dự trữ hàng hóa từ điểm mua ban đầu (nhà sảnxuất) đến điểm tiêu thụ hàng hóa
1
https://cscmp.org/
2 Trích Luật Thương mại 2005
Trang 62 Chức năng của ngành Logistics
Nói về chức năng, Logistics không chỉ đơn giản là giao nhận, là vận tải
mà còn bao gồm rất nhiều hoạt động diễn ra từ điểm xuất phát của hàng hóađến nơi tiêu thụ hàng hóa như: dịch vụ khách hàng, dự đoán nhu cầu củakhách hàng, quản lý kho bãi, đóng gói và vận chuyển, kho bãi, bao bì,lưutrữ hàng hóa, đóng gói, luân chuyển hàng hóa, xử lý hàng hư hỏng… Nếudoanh nghiệp làm tốt về Logistics, sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí vậnchuyển, giảm giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh và tăng lợi nhuậncho công ty rất tốt
3
Như đã đề cập ở trên, logistics bao gồm rất nhiều hoạt động diễn ra từđiểm xuất phát của hàng hóa đến nơi tiêu thụ hàng hóa như: dịch vụ kháchhàng, dự đoán nhu cầu của khách hàng, quản lý kho bãi, đóng gói và vậnchuyển Vì trọng tâm của bài báo cáo là về mô hình logistics của tập đoànAlibaba nên ở phần này, nhóm sẽ chỉ tập trung giải thích ba hoạt động cơbản và chủ yếu nhất của logistics Đó là quản lý kho bãi, vận tải hàng hóa
và xử lý đơn hàng
a) Quản trị kho bãi (Warehouse Management hay Warehousing)
Quản trị kho là việc quản lý hàng hóa được đưa vào kho trong mộtkhoảng thời gian nhất định, trước khi hàng hóa đó được bán ra và tiêuthụ trên thị trường Cụ thể, kho là một phần trong hệ thống logistics củamột công ty, giúp lưu trữ hàng hóa tại hoặc giữa điểm xuất phát của hàng
3 Image By Carsten Dorn “Transport Management”
Trang 7hóa và nơi hàng hóa được tiêu thụ Quản trị kho gồm quản lý tồn kho vàđáp ứng đơn hàng.
- Chi phí vận tải và địa điểm cơ sở vật chất Có nhiều cơ sở vật chất,kho bãi sẽ giúp giảm chi phí vận tải bởi quãng đường di chuyển được rútngắn, nhưng sẽ gia tăng chi phí quản lý kho
- Yêu cầu tồn kho và phương thức vận chuyển Số lượng tồn kho ởcác kho sẽ quyết định việc phải lấy hàng ở kho nào và phương thức vậnchuyển ít tốn kém nhất để dịch chuyển hàng hóa từ kho đến điểm hànghóa cần đến
- Phương thức vận tải và đóng gói Việc lựa chọn phương thức vậntải sẽ quyết định cả cách đóng gói để hàng hóa ít bị hư hỏng và tiết kiệmkhông gian vận tải, giúp vận chuyển được nhiều hàng hóa hơn
- Loại hãng vận chuyển và thiết bị xử lý hàng hóa
- Lô ship và kích cỡ lô hàng
- Mục tiêu dịch vụ khách hàng và loại/chất lượng/dịch vụ hãng vậnchuyển
b) Vận tải hàng hóa (Transportation)
Vận tải hàng hóa là sự dịch chuyển về mặt vật lý của sản phẩm giữacác điểm trong dây chuyền cung ứng Quản trị vận tải chủ yếu tập trungvào những công việc như hoạch định và tối đa hóa việc sử dụng cácphương tiện di chuyển để dịch chuyển hàng hóa giữa kho, điểm bán lẻ vàđến tay người tiêu dùng
Nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ mà hiện nay có nhiềuphương thức vận tải khác nhau: đường hàng không, đường bộ, đườngthủy, v.v… Vận tải hàng hóa là một quá trình phức tạp đòi hỏi phảihoạch định và tối ưu hóa các tuyến đường di chuyển, khối lượng củahàng hóa cũng như phương thức thanh toán của khách hàng Dựa trênquy mô hàng hóa và khoảng cách cần vận chuyển mà nhà quản trị quyếtđịnh phương thức vận tải nào là thích hợp
Mối liên hệ giữa vận tải hàng hóa và logistics được thể hiện trênnhững yếu tố sau đây:
- Chi phí vận tải và địa điểm cơ sở vật chất Có nhiều cơ sở vật chất,kho bãi sẽ giúp giảm chi phí vận tải bởi quãng đường di chuyển đượcrút ngắn, nhưng sẽ gia tăng chi phí quản lý kho
Trang 8- Yêu cầu tồn kho và phương thức vận chuyển Số lượng tồn kho ởcác kho sẽ quyết định việc phải lấy hàng ở kho nào và phương thứcvận chuyển ít tốn kém nhất để dịch chuyển hàng hóa từ kho đến điểmhàng hóa cần đến
- Phương thức vận tải và đóng gói Việc lựa chọn phương thức vận tải
sẽ quyết định cả cách đóng gói để hàng hóa ít bị hư hỏng và tiết kiệmkhông gian vận tải, giúp vận chuyển được nhiều hàng hóa hơn
- Loại hãng vận chuyển và thiết bị xử lý hàng hóa
- Lô ship và kích cỡ lô hàng
- Mục tiêu dịch vụ khách hàng và loại/chất lượng/dịch vụ hãng vậnchuyển
c) Xử lý đơn hàng
Nói về chức năng, Logistics không chỉ đơn giản là giao nhận, là vậntải mà còn bao gồm rất nhiều hoạt động diễn ra từ điểm xuất phát củahàng hóa đến nơi tiêu thụ hàng hóa như: dịch vụ khách hàng, dự đoánnhu cầu của khách hàng, quản lý kho bãi, đóng gói và vận chuyển, khobãi, bao bì,lưu trữ hàng hóa, đóng gói, luân chuyển hàng hóa, xử lý hàng
hư hỏng… Nếu doanh nghiệp làm tốt về Logistics, sẽ tiết kiệm đượcnhiều chi phí vận chuyển, giảm giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh
và tăng lợi nhuận cho công ty rất tốt
3 Vị trí và vai trò của logistics
a) Đối với doanh nghiệp
Trước tiên, việc ứng dụng logistics hiệu quả giúp các doanh nghiệptìm ra lời giải tối ưu nhất cho câu đố làm thế nào để giải quyết đầu vào
và đầu ra, đồng thời tối ưu hóa vận tải hàng hóa, rút ngắn thời gian vàkhông gian một cách hiệu quả nhất
Bên cạnh đó, logistics giúp các doanh nghiệp tạo ra mối liên kết giữacác lĩnh vực trong kinh doanh, từ đó giảm được chi phí vận hành, vậnchuyển Ví dụ, bằng cách đưa sản phẩm đến đúng thời điểm mà kháchhàng đang có nhu cầu nhất, nâng cao thiện cảm của khách hàng đối vớisản phẩm và công ty, logistics đã góp phần thúc đẩy hoạt độngmarketing
Hội nhập quốc tế tức là rào cản thương mại giữa các quốc gia đangdần được xóa bỏ, dẫn đến sự khốc liệt trong cạnh tranh giữa các doanh
Trang 9nghiệp ngày càng gia tăng Vì vậy, chiến thắng trong cuộc đua này sẽkhông hề dễ dàng nếu như công ty không biết cách xây dựng một môhình logistics hiệu quả.
b) Đối với nền kinh tế
Logistics làm tăng độ cạnh tranh kinh doanh của các công ty, nênkhông thể không thừa nhận logistics góp phần tăng tính cạnh tranh củamột quốc gia và thúc đẩy nền kinh tế phát triển
Tương tự như với công ty, nhưng ở quy mô lớn hơn, logistics liên kếtcác hoạt động kinh tế trong một quốc gia thông qua việc cung cấpnguyên liệu, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường Do đó,một khi kết nối được với mạng lưới logistics trên thế giới, quốc gia sẽ có
cơ hội tiếp cận đến nhiều thị trường khắp toàn cầu với thị hiếu vô cùng
đa dạng, đưa hàng hóa của quốc gia đó ra ngoài thế giới, từ đó tăngmạnh cơ hội kinh doanh
Bởi logistics giúp quản lý tốt đầu vào và đầu ra cho doanh nghiệp, nênquốc gia sẽ làm chủ được năng lực cung ứng của mình và nâng cao hoạtđộng xuất khẩu Điều này góp phần khẳng định chất lượng sản phẩm củamột quốc gia, đồng thời mở rộng phạm vi kinh doanh lên toàn cầu
Vì lẽ đó, logistics đóng vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ đối vớicác doanh nghiệp, mà còn đối với nền kinh tế thế giới nói chung và nềnkinh tế quốc gia nói riêng
II Logistics trong thương mại điện tử (E-logistics)
1 Định nghĩa
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO): "Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, kể cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet"
Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu
Á - Thái Bình Dương (APEC): "Thương mại điện tử là công việc kinh doanh được tiến hành thông qua truyền thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số"
Trang 10TMĐT ngày càng được biết tới như một phương thức kinh doanhhiệu quả từ khi Internet hình thành và phát triển Chính vì vậy, nhiềungười hiểu TMĐT theo nghĩa cụ thể hơn là giao dịch thương mại, muasắm qua Internet và mạng (ví dụ mạng Intranet của doanh nghiệp).
Logistics trong TMĐT được hiểu là quá trình hoạch định chiến lược,thiết kế và thực thi tất cả các yếu tố cần thiết của hệ thống, quy trình, cơcấu tổ chức và tác nghiệp logistics để hiện thực hóa và vật chất hóa chohoạt động Thương mại Điện Tử Do đó, nó được coi là một phần củaThương Mại Điện Tử
Nếu tiếp cận theo góc độ lịch sử phát triển của logistics thì logistics thương mại điện tử (e-logistics) chính là giai đoạn phát triển tiếp theo của logistics truyền thống, với việc ứng dụng Internet và sử dụng các phương tiện điện tử vào các hoạt động của logistics 4.
2 Đặc điểm của logistics trong TMĐT
- Mức độ thông tin cao
Thời đại của thương mại điện tử, thông tin hóa logistics là yêu cầutất yếu của thương mại điện tử Thông tin về quy trình hậu cần bao gồmthương mại hóa thông tin hậu cần, cơ sở dữ liệu thu thập thông tin hậucần, xử lý thông tin hậu cần điện tử, chuyển giao thông tin và tiêu chuẩnhóa
Với hệ thống thông tin GPS và hệ thống cơ sở dữ liệu mạnh mẽ,doanh nghiệp có thể hiểu rõ ràng về hàng hóa quá cảnh (vị trí, chủngloại, số lượng, v.v.) và trạng thái hiện tại Quá trình hậu thông tinlogistics sẽ cải thiện đáng kể hiệu quả quản lý hậu cần, để duy trì hoạtđộng chi phí thấp của các doanh nghiệp logistics
- Mạng lưới
Mạng lưới logistics là xu hướng tất yếu của thông tin logistics Trongthế giới ngày nay, sự phổ biến của các tài nguyên mạng toàn cầu đượccung cấp bởi Internet và công nghệ mạng để cung cấp một môi trườngbên ngoài thuận lợi cho mạng lưới hậu cần Nếu một chủ thể rời khỏimạng lưới này thì việc chuyển và chia sẻ thông tin đã trở nên bất khả thi
và việc liên lạc giữa các liên kết khác nhau của chuỗi cung ứng cũng sẽgặp khó khăn vì thông tin logistics chỉ có thể lưu thông nội bộ
4 PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân: Quản trị Logistics, 2006
Trang 11- Tri thức hóa
Tri thức hóa là để thiết lập một mạng lưới thông tin logistics cấp caotrên ứng dụng Sự vận hành của quy trình logistics là một chuỗi các hoạtđộng và sự ra quyết định, chỉ với sự trợ giúp chính xác của máy tính và
sự sắp xếp thông minh thì có thể được giải quyết dễ dàng Nhờ tri thứchóa logistics mà có thể cải thiện hiệu quả của logistics, cải thiện toàn bộtính linh hoạt của chuỗi cung ứng để sắp xếp việc cung ứng và tiếp thị
dựa trên nhu cầu của khách hàng, từ đó làm giảm "hiệu ứng bullwhip"5,giúp lượng hàng tồn kho thấp và hiệu quả cao
3 So sánh logistics truyền thống và logistics trong TMĐT
Chỉ tiêu Logistics truyền
Loại hình vận
5 Hiệu ứng “Cái roi da” hay Bullwhip Effect được phát hiện năm 1961 bởi tiến sĩ Ray Forrester Biểu hiện cụ thể của hiệu ứng này là thông tin về nhu cầu của thị trường cho một sản phẩm/hàng hóa nào đó bị bóp méo, khuếch đại lên dẫn đến sự dư thừa tồn kho, gây ảnh hưởng tới các chính sách giá, đồng thời tạo ra những phản ánh sai lệch, không chính xác trong nhu cầu thị trường.
6 PGS.TS Lục Thị Thu Hường
Trang 12B PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA TẬP ĐOÀN ALIBABA
I Tổng quan về Alibaba
1 Về tập đoàn Alibaba
Tập đoàn Alibaba là một công ty công nghệ đa quốc gia của TrungQuốc chuyên về thương mại điện tử, bán lẻ, Internet và công nghệ Đượcthành lập vào ngày 4 tháng 4 năm 1999 bởi một giáo viên tiếng Anh tên
là Jack Ma, công ty cung cấp dịch vụ bán hàng từ người tiêu dùng đếnngười tiêu dùng (C2C), doanh nghiệp tới người tiêu dùng (B2C) và dịch
vụ bán hàng từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp (B2B) thông qua cổngweb, cũng như điện tử dịch vụ thanh toán, công cụ tìm kiếm mua sắm vàdịch vụ điện toán đám mây Nó sở hữu và điều hành một loạt các doanhnghiệp trên khắp thế giới trong nhiều lĩnh vực
Hơn thế, Alibaba là công ty bán lẻ và thương mại điện tử lớn nhấtthế giới, nằm trong danh sách các công ty Internet và công ty trí tuệnhân tạo lớn nhất, là một trong những công ty đầu tư mạo hiểm lớn nhất
và là một trong những tập đoàn đầu tư lớn nhất thế giới Doanh thu vàlợi nhuận trực tuyến của nó đã vượt qua tất cả các nhà bán lẻ ở Mỹ (baogồm Walmart, Amazon và eBay) cộng lại từ năm 2015 Nó đã được mởrộng sang ngành công nghiệp truyền thông, với doanh thu tăng gấp bađiểm phần trăm sau mỗi năm Nó cũng lập kỷ lục vào phiên bản 2018của Ngày độc thân của Trung Quốc, ngày mua sắm trực tuyến và ngoạituyến lớn nhất thế giới
Được thành lập vào năm 2013, Cainiao phục vụ như một nền tảnghợp tác hậu cần xã hội hóa dựa trên công nghệ Nó kết nối 3 triệu giaothông và kho hàng rộng 30 triệu mét vuông, giúp giảm thời gian vậnchuyển và giao hàng từ hơn bốn ngày xuống còn hai ngày rưỡi
2 Về hoạt động Logistics
Tập đoàn Alibaba cho biết họ cần chuẩn bị cho một tương lai nơi một
tỷ gói được xử lý mỗi ngày, điều đó có nghĩa là chi phí phải giảm vàhiệu quả phải tăng lên Mục tiêu của công ty là tạo ra khả năng giaohàng ở bất cứ đâu tại Trung Quốc trong vòng 24 giờ và bất cứ nơi nàotrên thế giới trong vòng 72 giờ Đó là lý do Alibaba điều hành hoạtđộng kinh doanh hậu logistics của riêng mình bằng Cainiao Network đểxây dựng một mạng lưới logistics của các công ty chuyển phát Cainiao
là doanh nghiệp đang phát triển nhanh chóng, là trung tâm của việc mởrộng Alibaba - cả ở Trung Quốc và nước ngoài Nó giám sát một phe